Thiên tài quân sự

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam (Trang 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thiên tài quân sự

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của người anh hùng lịch sử đó chính là tài quân sự. Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Ngô Văn Sở… đều là những bậc kỳ tài quân sự. Lịch sử đã trao cho họ khát vọng nhưng nếu không có khả năng quân sự, chính trị thiên bẩm, họ khó có thể dẫn dắt lịch sử được.

Khởi nghiệp của vương triều Trần là cuộc chuyển giao quyền lực có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Đến bây giờ, các học giả, nhân sĩ trí thức vẫn còn nhiều tranh cãi. Dù thế nào thì khởi nghiệp nhà Trần vẫn là một khởi nghiệp đúng đắn. Nó đúng đắn ở chỗ tất yếu của lịch sử. Nó đúng đắn ở chỗ vương triều Lý lúc đó đã mục ruỗng rất cần một thể chế khác thay thế. Nó là cái cũ kỹ đổ ngã để cái mới mẻ nảy mầm. Nó là cái cây đã chết khô cần một cái mầm khoẻ khoắn đội hất tung đi. Lịch sử có tính đúng đắn là ở đây. Cài tài của Trần Thủ Độ là biết nhận ra sự mục ruỗng vào thời điểm tất yếu nhất, không quá sớm (khi vua đang khỏe) và không quá muộn (khi quyền lực đã tập trung vào tay đại thần phò Lý) để thay đổi vận mệnh lịch sử. Cái tài của ông còn ở chỗ, dù ép vua nhường ngôi nhưng khiến cả vua, cả quan đều không dám mở miệng làm gì. Trần Thủ Độ

đã nhốt vua vào lãnh cung, để vua nếm cuộc sống khổ cực và tự giác phải lo sợ mà nhường ngôi và xuất gia đi tu. Nhưng cái tài quân sự của Trần Thủ Độ bộc lộ rõ trong cách xử trí với hai tên loạn đảng. Với Nguyễn Nộn, Trần Thủ Độ sai quan thừa chỉ của nhà Lý cũ đi gặp mang theo lời khuyến dụ và chiếu lập vương: “Nguyễn Nộn được phong làm Hoài đạo vương, lại được triều đình cắt đất cho huyện Đông ngàn và các vùng Bắc Giang thượng hạ. Nộn thích lắm, sai may sắm áo, mũ, tàn lọng, xe kiệu.”[5,140]. Sau khi phong vương cho Trần Nộn, Trần Thủ Độ cho mật thư sai Trần Nộn đánh Đoàn Thượng đồng thời tung tin mình có hàng vạn quân lính thiện nghệ dấu trong kinh thành, cho quân canh phòng cẩn mật để quân Nguyễn Nộn không vào thành mà dò la tin tức. Điều đó đã làm Nguyễn Nộn dao động và buộc phải quay sang đánh Đoàn Thượng vì quân của Thượng tuy đông nhưng bố phòng lỏng lẻo. Và nhờ có Ma Lôi giúp kế, Nguyễn Nộn đã giết được Đoàn Thượng. Trần Thủ Độ đã mượn được tay Nguyễn Nộn – kẻ loạn để dẹp trừ kẻ loạn phá vỡ thế chân vạc tồn tại bấy lâu, uy hiếp sự an nguy của nước nhà. Sau khi Nộn thắng, để nuôi dưỡng lòng tự kiêu sinh ra trễ nải việc quân và cũng để nhún Nộn khi lực lượng còn non nớt, Trần Thủ Độ đã gả công chúa Ngoạn Thiềm cho Nộn, ban cho nộn chức tước Hoài đạo hiếu vũ vương. Hành động này của Trần Thủ Độ nhằm vừa cầu thân vừa dò la và khiến Nộn ham chơi, trác táng để người tài bỏ Nộn. Ít lâu sau Nộn ốm chết, quân của Nộn đã về với triều đình vì trên danh nghĩa, nó là quân triều đình. Như vậy, bằng mưu kế, Trần Thủ Độ không những thu phục được nhà Lý, dẹp tan loạn đảng để giữ yên dân chúng mà còn tăng được lực lượng quân đội cho mình.

Tài quân sự và mưu kế sâu hiểm của Trần Thủ Độ còn được Hoàng Quốc Hải miêu tả trong trận dẹp loạn Trần Liễu. Biết được Trần Liễu có ý làm loạn sau khi bị cướp vợ, Trần Thủ Độ lập kế ra khỏi kinh thành đón vua Trần Thái tôn nhưng đã để Lê Tần, một tướng tài ở lại. Nhờ vậy, Trần Liễu không có cơ hội làm loạn, thoan tính ngôi vua, đồng thời cũng dạy được Liễu bài học quý báu về việc phân minh việc nhà và việc nước. Sau đó, Trần Thủ Độ đã cho đón con của

Trần Liễu vào cung nuôi dạy thành bậc kỳ tài Trần Hưng Đạo, xóa bỏ những hiềm khích khi xưa.

Không chỉ trong thời loạn người anh hùng mới có dịp bộc lộc khả năng nhìn xa trông rộng – một đặc điểm của khả năng quân sự - mà ngay cả trong thời bình, Trần Thủ Độ cũng luôn tỏ rõ khả năng thiên bẩm ấy: Thái sư cho lập chế độ quân điền, ngụ binh ư nông để tăng sức quân, phát triển đất nước; luôn bố phòng và đề cao cảnh giác với giặc phương Bắc “Sớm muộn gì họ cũng chinh phục xong Trung Nguyên. Sau Trung nguyên họ chẳng để ta yên. Cho nên phải lo giữ nước từ khi chưa có mầm họa loạn. Và phải có kế sách làm cho dân giàu nước mạnh cấp kỳ nếu không thì trở tay không kịp, hối không kịp”.[5,322]; phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng người tài trong đó có Trần Quốc Tuấn.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một bậc anh tài hiệt kiệt, bậc anh hùng quân sự kiệt xuất của thời nhà Trần nói riêng và của đất nước ta nói chung. Tài năng quân sự ấy của Trần Hưng Đạo được thể hiện trong Huyết chiến Bạch Đằng dẫu chưa thể coi là trọn vẹn (vì đây là một tác phẩm văn học chứ không phải nghiên cứu thuật quân sự) nhưng phần nào cũng phản ánh được những nét chính trong thuật cầm quân của ông.

Thứ nhất là luôn giữ thế chủ động, chuẩn bị thật kỹ tinh thần và lực lượng. Điều này được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba. Chủ động xây dựng lực lượng chờ đón địch, chủ động tìm hiểu thế trận và điểm mạnh yếu của địch, chủ động trên chiến trường đánh địch… đã mang lại cho quân đội nhà Trần sức mạnh, niềm tin làm nên những chiến công vang dội.

Thứ hai là luôn biết cách lợi dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa để đánh địch. Vì lực lượng địch đông đảo, lực lượng ta ít hơn nên phải biết phối hợp các yếu tố trên để đánh địch. Điều này đã được các tướng lĩnh của Trần Hưng Đạo lĩnh hội sâu sắc trong những trận đánh chặn mũi tiến quân của địch tại biên giới cũng như trên biển. Và nó cũng được thể hiện trong cách Trần Hưng Đạo lựa chọn các vị trí quây đánh giặc trong đó có cửa biển Bạch Đằng.

Thứ ba là luôn biết người, biết ta, phân tích và nhận định tình hình đúng đắn, lấy ý kiến nhiều người để đưa ra một kế sách hoàn chỉnh. Trần Hưng Đạo luôn lắng nghe kế sách của các tướng tài: “Ta muốn nghe nhiều kế khác nữa, xin các tướng cứ thực lòng bày tỏ. Vả lại đây mới là dự nghĩ, dự bàn, các vị đừng có câu nệ đúng sai, cao thấp và chớ có cầu toàn.” Nhờ luôn biết trọng ý kiến, phân tích đúng đắn tình hình ta, địch mà quân đội của Trần Hưng Đạo đã đánh thắng đội quân Nguyên Mông đông gấp nhiều lần mình với chiến thắng ooanh liệt nhất.

Thứ tư là biết dùng mưu cao, chước sâu, đề cao yếu tố bất ngờ để đánh giặc. Nhờ có mưu kế như dụ giặc vào khe núi hẹp, dùng đá lăn xuống, dùng tên độc mà bắn xuống là giặc kinh hoàng. Đưa dân ra khỏi kinh thành tạo thế “thanh dã” để khích động lòng tự kiêu của giặc, làm suy yếu lực lượng địch. Dùng phao để đánh đắm thuyền giặc… Và thần kỳ nhất là lợi dụng triều cường lên xuống mà lập kế đánh tan đoàn thuyền rút quân của giặc khiến chúng một đi không dám quay đầu lại, bảo vệ an bình cho xã tắc ngàn thu… Nhờ có mưu cao, kế hiểm mà lực lượng nhà Trần tránh được thiệt hại, lực lượng ô hợp của địch không tránh khỏi tan rã. Có thể nói từ đầu đến cuối Huyết chiến Bạch Đằng toàn là đánh giặc bằng mưu kế và lợi dụng yếu tố bất ngờ để đánh giặc khiến giặc thất điên bát đảo, kinh sợ ngàn năm.

Thứ năm là biết dựa vào dân đánh giặc, đề cao vai trò của nhân dân, biết tổ chức thế trận toàn dân, khích động lòng dân khi cần thiết. “Tình đoàn kết, gắn bó từ nhà đến nước, từ triều đình đến dân chúng nơi thôn ấp sẽ là một sức mạnh to lớn khiến cha con Hốt tất liệt khó lường” [4,129]

Thứ sáu là biết sử dụng người tài. Trần Hưng Đạo là vị tướng biết sử dụng người tài, thu phục được nhân tâm. Vì vậy mà dưới trướng ông, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão hay các quan triều đình như Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái… cũng hết lòng đem sức mạnh, trí tuệ, lòng gan dạ ra giúp dân, giúp nước. Và ngay cả Trần Quang Khải vốn có mâu thuẫn, tị hiềm bởi tấm lòng Trần Hưng Đạo cũng đã thay đổi, góp sức mình đại phá quân Nguyên Mông. Có thể nói, vị tướng tài là vị tướng khi đứng trước toàn quân phải dũng mạnh, kiêu

hùng, hiệt kiệt nhưng cũng rất gần gũi như cha với con, như anh với em. Trần Hưng Đạo là một vị tướng như vậy.

Sáu điểm trên đã hội tụ lại và làm nên bậc thiên tài quân sự trong con người Trần Hưng Đạo. Ở Lê Lợi trong Hội thề, sáu yếu tố trên chưa thực sự rõ ràng như của Trần Hưng Đạo mặc dù cả hai đều đấu tranh chống ngoại xâm. Trong Hội thề, tài năng quân sự của Lê Lợi được thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, biết cách chỉ huy, xây dựng lực lượng từ chỗ ô hợp đến chỗ thống nhất về mặt tư tưởng để tập trung khai thác sức mạnh tối đa của lực lượng. Để chỉ huy một đạo quân trước hết để chỉ huy những người đứng đầu luôn kình chống nhau, Lê Lợi tốn không ít nhiều tâm lực, trí lực: “Có ai thấu được khổ tâm của nhà vua khi ông muốn kết hợp mấy cái bụng chữ nghĩa, mấy cái đầu mưu lược Bắc Hà với tay kiếm cung của các võ tướng ít học nhưng thừa gan dạ, trung thành và cũng không ít mưu trí đã cùng ông chia ngọt sẻ bùi từ ngày dấy nghĩa”. Ông vừa phải tỉnh táo để nhận rõ đúng sai. Vừa phải là người uy hùng để dẹp tan những suy nghĩ tiêu cực đi ngược lại với mục đích của nghĩa quân. Vừa phải gần gũi, bờm xơm, chia sẻ thậm chí nhịn nhục để lấy lòng những kẻ vô học nhưng lại có dũng, có sức mạnh. Vừa phải thấu hiểu, tỏ rõ mình là minh chủ của bậc kẻ sĩ: Ông biết mình không làm mấy kẻ sĩ Bắc Hà thán phục, liên tài về thi thư, chữ nghĩa. Nhưng ông đủ bản lĩnh để họ chẳng những không dám coi thường ông mà còn coi ông như minh chủ huyền thoại đáp ứng được niềm tin mà họ đã đánh mất trong những cuộc nổi dậy chống giặc Minh thời hậu Trần” [10,133].

Thứ hai, biết lựa chọn đúng thời cơ để tiến công nhằm bảo toàn lực lượng và đạt được kết quả tốt nhất. “Đánh! Quân ta như thế Ngưu Đẩu, nuốt được cả đất trời, ai chẳng muốn đánh. Nhưng các người quen nhìn trước mặt mà không thấy sau lưng. Tâm trí ta vẫn lo ngay ngáy bọn Mộc Thạnh trên ải Lê Hoa. Các ngươi có nóng ruột mấy cũng phải cùng ta chờ bọn Trãi và Thái Phúc về đã”.[10,17]

Thứ ba, Lê Lợi là người biết trọng và nghe người tài. Biết Phạm Vấn, Lê Sát khinh ghét Nguyễn Trãi, Lê Lợi vẫn bênh vực ông: “Ta cũng muốn cho tướng quân Lam Sơn biết rằng từ mệnh ta trong quân thứ chính là ông Trãi. Những lá

thư gửi tướng giặc ấy có sức mạnh đuổi giặc công thành không thua kém đạo quân nào”[28] hay “ Ông (Phạm Vấn) không biết ta có các ông ấy (Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn) cũng như Hán Vương thỉnh được Tử Phòng”[103]. Tuy không được học nhiều và cũng không nhiều sức khỏe, mưu trí như bọn ít học, nhưng Lê Lợi hơn hẳn họ ở chỗ: “thấu hiểu và biết dùng giá trị và cả cái vô giá trị của kẻ thất học”[10,115]. Đó cũng là điều làm nên bậc thiên tài quân sự Lê Lợi mà đâu chỉ có biết đánh nhau, biết dùng mưu chước. Tài năng quân sự đôi khi còn ở chỗ biết dùng người. Bởi biết dùng người là biết biến yếu thành mạnh, biến không thể thành có thể để đánh giặc.

Trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, nhà văn ít đi vào miêu tả tài năng Lê Lợi thông qua các trận đánh như việc dùng binh, dùng mưu, lợi dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa, lợi dụng yếu tố bất ngờ để đánh giặc mà chỉ chú trọng đến việc dùng người của Lê Lợi qua đó phản ánh sự xung đột trong mối quan hệ giữa trí thức và kẻ vô học nhằm lí giải cho thảm họa chu di sau này. Chính vậy mà con người thiên tài quân sự Lê Lợi hiện lên chưa được rõ nét lắm.

Đến Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ cũng vậy. Tài năng quân sự của Nguyễn Huệ mà theo nhận định tổng quát của Trường Chinh là “Ưu điểm trội nhất của cuộc kháng chiến đời Nguyễn Quang Trung là tiến công nhanh chóng và mãnh liệt” chưa thực sự được làm nổi bật. Tuy nhiên, Nguyễn Mộng Giác phần nào đã vẽ được con người lịch sử của Nguyễn Huệ với những đặc điểm cơ bản nhất trong tư tưởng chỉ đạo tác chiến, trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ là: tiến quân nhanh và mãnh liệt, tạo thế bất ngờ khiến địch không thể trở tay.

Mục đích chính trị của chiến tranh mà Nguyễn Huệ và quân đội Tây Sơn tiến hành là đánh đổ bọn phong kiến phản động trong nước và bọn phong kiến nước ngoài đến xâm lược, thực hiện thống nhất, giữ vững độc lập. Mục đích đó được thực hiện về mặt quân sự bằng cách dùng lực lượng vũ trang để thực hiện thống nhất, bảo vệ Tổ quốc, đánh tan các quân đội phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, Xiêm và Thanh. Để đạt được mục đích đó, trong mọi hành động của quân đội Tây Sơn, Nguyễn Huệ luôn luôn nắm vững các nguyên tắc cơ bản là ra sức tiêu

diệt địch và hết sức bảo tồn mình. Nguyên tắc cơ bản đó là căn cứ của tất cả các nguyên tắc khác chỉ đạo toàn bộ hành động quân sự, từ chiến lược đến chiến thuật.

Trong cuộc những cuộc chiến tranh do Nguyễn Huệ tiến hành được Nguyễn Mộng Giác miêu tả trong Sông Côn mùa lũ thì chiến thuật chiến đấu ở đây là tiến công là chủ yếu, là quyết định. Từ trận hạ thành Qui Nhơn năm 1773, hạ thành Phú Yên năm 1775, đến cuộc truy kích quân Thanh đến biên giới năm 1789 là cả một loạt cuộc chiến đấu và chiến dịch tiến công liên tục để tiêu diệt địch, bảo tồn mình. Khác với các anh hùng Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ ít phòng thủ. Tiến công, đó là ưu điểm trội nhất của nghệ thuật quân sự Nguyễn Huệ. Nhất là khi không có ưu thế so với địch, thì tiến công lại càng nhanh chóng, bằng cách vận động nhanh chóng từ xa đến, cơ động nhanh chóng và táo bạo thọc sâu vào lòng địch, vu hồi vào sườn, hoặc sau lưng địch, nhanh chóng bao vây, chia cắt địch, đánh nhanh, giải quyết nhanh như trong trận chiến Ngọc Hồi, Đống Đa hay trong lần đánh vào Gia Định. Những cuộc hành quân thần tốc và bí mật, những cuộc đột kích chớp nhoáng, những cuộc cơ động của nhiều đạo quân lớn nhanh chóng thọc vào sau lưng địch, mà Nguyễn Huệ thực hành trong các trận chiến đấu và chiến dịch tiến công, đã thể hiện nghệ thuật cao của vị tướng thiên tài, là nhanh chóng tiêu diệt lực lượng phân tán của địch, khiến cho địch bị bất ngờ, chưa kịp đối phó đã bị tiêu diệt như trong lần vượt Lũy Thầy hay trong trận chiến chiếm thành Phú Xuân.

Song nhanh chóng không thể tách rời với mãnh liệt, muốn nhanh chóng mà không mãnh liệt thì rốt cuộc không đạt được nhanh chóng. Tiến công nhanh chóng và mãnh liệt là một thể thống nhất, một trong những nguyên tắc chủ yếu nhất của nghệ thuật quân sự, cũng là một ưu điểm trội nhất trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ, khiến cho quân đội của Nguyễn Huệ không ngừng phát triển, đã bảo tồn được mình và tiêu diệt được mấy chục vạn quân Trịnh, Lê,

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam (Trang 48)