Khí phách anh hùng

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam (Trang 64)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Khí phách anh hùng

Như đã nói, nhân vật anh hùng đều là những người có tài năng, khí phách hơn người. Trong tác phẩm Hội thề, Nguyễn Quang Thân đã xây dựng rất thành công thần thái và cái hồn của nhân vật Lê Lợi, làm toát lên khí phách hơn người của ông. Chúng ta nhận ra bên ngoài sự bỗ bã, bờm xơm như một nông phu, một ông lang thuốc bắc, một vị đầu mục xứ Thanh là cái uy vương giả lộ ra trong cái chau mày, cái vẻ mặt lạnh như tiền với cái nhìn quắc mắt, thể hiện sự thất thường, bất trắc và khó đoán định của người đứng đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Chỉ một vài nét chấm phá, chân dung của nhân vật hiện lên vô cùng sinh động và tinh tế. Cũng một gương mặt ấy, có khi “hiền lành như một ông tiên” với hai cái lúm đồng tiền nhỏ mỗi khi cười, nhưng lại có lúc lộ ra vẻ hoang dại và độc đoán của vị chúa động Lam Sơn mỗi khi ông nhăn mặt, lúm đồng tiền biến mất, đôi lông mày rậm xếch lên”. Và “ông có dáng đi của hổ, cả những cái hất tay mạnh và dứt khoát như hổ vờn mồi” [10,93]. Trong thần thái, trong giọng nói, tiếng cười của Lê Lợi, “cái uy vương giả tiềm ẩn như bộ vuốt con báo gấm vươn ra thu vào khó lường”. Nguyễn Trãi đã nhận xét về Lê Lợi như sau trong Hội thề: “Đó là một con người lỗi lạc, ít học nhưng biết trọng người có học, một thủ lĩnh từ tâm mà lại thích phô trương võ lực, một người phóng túng mà dễ dàng thù hận nhỏ nhen. Tóm lại một con người vĩ đại như núi Thái Sơn nhưng vẫn là ngọn núi Thái Sơn trong vóc dáng một con người” [10,155]

Ở Trần Thủ Độ, khí phách đó hiện ra trong điệu đi: “Ông bước đi hùng dũng, thanh trường kiếm đeo trễ một bên hông.”; lời nói: “Bệ hạ biết đấy. Vận nhà Lý hết rồi!”. (Nghe câu này) Huệ tôn giật bắn người, nhà vua tưởng như dứt lời nói ấy, Thủ Độ sẽ rút thanh trường kiếm, chém bổ lên đầu ngài. Nhưng không, ông vẫn thản nhiên đứng đó, tay khoanh trước ngực. Phút im lặng nặng nề đầy hăm dọa hơn cả quãng đời tai biến mà vua đã trải.”[10,41]. Đôi lúc, tác giả miêu tả khí phách đó bộc phát ra ngoài khiến Huệ tôn khiếp vía: “Hành động của Trần Thủ Độ (ngẩng đầu) khiến Huệ tôn khiếp vía”[10,43], khiến Trần Liễu run sợ xanh mặt khi nhìn ánh mắt đỏ đầy tức giận “Ta không phải chó săn cho các anh em nhà ngươi. Các ngươi dám cả gan khinh nhờn phép nước”.

Tuy vậy, khí phách của những bậc anh hùng không chỉ phát lộ qua lời nói, dáng điệu, cử chỉ mà chủ yếu qua chính những hành động hiệt kiệt của các anh hùng ấy. Đó chính là khí phách của Lê Lợi khi một mình một voi chỉ huy đoàn quân xông trận, khi Phạm Vấn ngã ngựa đã nhường voi cho Phạm Vấn. Khí phách còn hiện lên trong đôi mắt đỏ đầy đau xót khi phải hiến tế người vợ của mình nhằm khích động ba quân.

Đó là khí phách của Quang Trung Nguyễn Huệ người luôn đi đầu đội quân thần tốc bách chiến bách thắng Tây Sơn. Khí phách hiện lên trên những tấm áo choàng đỏ thắm lem bụi đường, rách tả tơi vì đạn giặc của những vị thủ lĩnh thiên tài Nguyễn Huệ. Là hình ảnh Nguyễn Huệ đăng ngôi trước ba quân trên núi Ba Vành. Hoặc ngay trong một hình ảnh bình thường khi gió cuốn xổ tung tóc Hưng Đạo Đại vương bay trong gió…, hình ảnh Đại Vương đứng nhìn giặc chìm dần dưới đáy sông Bạch Đằng…

Tất cả đều toát lên một uy vũ hơn người, mang đầy vẻ huyền hoặc và đậm

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam (Trang 64)