Bút pháp giả định

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam (Trang 82)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Bút pháp giả định

Đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử, thế giới nhân vật anh hùng được xây dựng vừa là những con người thật đã được ghi trong sử sách vừa là những con người được nhà văn hư cấu, tưởng tượng. Chính vì vậy, bút pháp giả định, hư cấu là một phương tiện nghệ thuật cần thiết để tạo dựng hình tượng nhân vật anh hùng. Nhà tiểu thuyết hơn ai hết phải là nhà biên kịch, nhà đạo diễn giả định ra một “sân khấu” để hình tượng người anh hùng được soi chiếu, sáng rõ.

Trước tiên, nhà văn phải tạo được một bối cảnh hư cấu mang tính lịch sử. Nhà văn phải giả định rằng bối cảnh đó có thật và có tồn tại. Bối cảnh trong Hội thề có sự mâu thuẫn gay gắt của trí thức và võ biền là một bối cảnh giả định nhằm giúp phát hiện bản chất gian hùng, tài năng dùng người, phẩm chất và khí phách của Lê Lợi. Ngay trước khi tổ chức hội thề, Nguyễn Quang Thân đã mô tả Lê Lợi chỉ là một thủ lĩnh mà đối với những anh học trò Thăng Long, ông chỉ lợi dụng họ mà không dám trọng dụng họ, bởi theo như Nguyễn Quang Thân thì Lê Lợi là con người nhìn nhận học trò, giới trí thức:”Mấy ông nhà nho kia chữ nghĩa

đầy bụng nhưng liệu họ có chịu khấu đầu giúp dập ta đến lúc nào ? Có lẽ nghiệp lớn rồi phải trông cậy vào bọn ít học, thô lậu nhưng trung trinh mới nên chăng ?”

“ Lê Lợi nhìn bà đại học sĩ giống như khi ông muốn xé một con gà luộc bốc hơi nghi ngút vừa mới được mụ Lý quẳng vào trong rá . Mụ Lý là người nấu bếp theo ông từ thời Lam Sơn tụ nghĩa. Nghe nói mụ sinh cùng tháng cùng năm với ông, cùng là bạn “lưng trâu” với ông, cùng chơi trò vợ chồng với ông, nhưng gia cảnh mỗi người mỗi khác. Khi nghĩa quân lập trại, dựng cờ mụ đi theo liền. Ông biết mụ không muốn xa ông, thích ông dù mụ biết không thể lấy được ông. Được cái mụ nấu ăn ngon, chỉ mụ mới biết ông thích món gì, mặn nhạt ra sao.Chỉ mụ mới biết cách luộc một con gà sao cho căng da, thịt mềm nhưng không bấy. Có một lần trong cái bếp dã chiến, mụ giả vờ đổ vật vào ông khi ông đói cồn cào, chạy vô bếp kiếm miếng cơm cháy. Trong một khắc ông không là minh chủ, mụ quýnh lên còn ông làm vội làm vàng, sợ mấy thắng thị vệ nhìn thấy, nhanh như con gà trống. Mãi đến bây giờ ông vẫn không hiểu sao mình lại làm chuyện đó, vì ông cảm động với cái tài làm bếp và luộc gà củ mụ, hay đơn giản chỉ là một cơn ngẫu hứng của đàn ông”. Nguyễn Quang Thân đã viết về cách ứng xử của Lê Lợi đối với các phe phái trong nghĩa quân:” Ông không biết là các đầu mục Lam Sơn bằng mặt mà không bằng lòng, vẫn hậm hực với bốn “ anh học trò “ Thăng Long, cái lũ trâu chậm uống nước trong “, khéo uốn ba tấc lưỡi…” Những giả định trên đây của Nguyễn Quang Thân có phần mạnh tay nhất là những giả định đời thường. Điều đó khiến hình tượng Lê Lợi xa với bạn đọc. Tuy nhiên giả định vẫn là giả định và luôn là một dụng ý nghệ thuật sâu sắc của tác giả.

Bối cảnh giả định trong Sông Côn mùa lũ là làng An Thái với luồng nhân vật hư cấu ông giáo Hiến, Lãng, An; là những cuộc tranh luận giữa giáo Hiến và Huệ; là mối xung đột gay gắt giữa Nhạc và Huệ… đã có tác dụng to lớn trong việc bổ sung và hoàn thiện hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ với những phẩm chất đẹp và bị kịch cá nhân, bi kịch lịch sử đau đớn.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)