Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ trung đại

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam (Trang 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ trung đại

Thời kỳ trung đại, giới quan lại không mấy hứng thú với đề tài lịch sử nước nhà. Nhân dân cũng chưa có điều kiện đón đọc những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử dài. Có lẽ do những yếu tố đó, tiểu thuyết lịch sử ít được phát triển. Những cuốn sách vừa mang tính bút ký, truyền kỳ, sử ký và văn học ra đời còn tồn tại

đến ngày nay là khá ít so với một nền lịch sử nhiều biến động như nước ta. Tác phẩm được cho rằng là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên là Hoan Châu Ký.

Trước Hoan Châu ký lịch sử tiểu thuyết cổ Việt Nam chứng sự thành công trên từng mức độ khác nhau của các tác phẩm Việt điện u minh tập, Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, Truyền kỳ mạn lục...

Hoan Châu Ký có tên gọi đầy đủ là "Thiên Nam Liệt Truyện Nguyễn Cảnh Thị Hoan Châu ký", là một cuốn gia phả chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn học viết dưới dạng tiểu thuyết, chương hồi.Cuốn sách được một vị tổ của dòng họ Nguyễn Cảnh tại Nghệ An viết vào những năm cuối thế kỷ 17. Tác phẩm khá thành công trong việc sử dụng tiếng Hán cổ, dùng khá đắt các điển tích Việt Nam, Trung Quốc, xây dựng được các cuộc đối thoại sinh động, hấp dẫn như cuộc đối thoại giữa Nguyễn Cảnh Hoan và Nguyễn Quyện...

Một số ý kiến lại cho rằng: Với văn học Việt Nam, trước cả tiểu thuyết “Hoàng lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái gần trăm năm, tiểu thuyết “Nam triều công nghiệp diễn chí” hay là Việt Nam khai quốc chí truyện của Bảng trung Nguyễn Khoa Chiêm đáng được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đầu tiên đồ sộ và bao chứa nhiều sự kiện, nhiều chân dung nhân vật lịch sử trong khoảng thế kỷ XVI, XVII. Với hơn 600 trang, chia thành các chương hồi, cuốn tiểu thuyết đã tái hiện lại cuộc đi mở cõi phương Nam của chúa Tiên Nguyễn Hoàng và vùng đất quyết chiến chiến lược, cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh.

Ở Việt Nam, ngoài hai tác phẩm trên còn có các tác phẩm viết về lịch sử nhưng đậm chất văn học như Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên), Đại Nam quốc sử diễn ca (Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái). Có thể gọi những tác phẩm này được tác giả viết sử bằng văn, nâng đỡ sự thật lịch sử bằng đôi cánh văn học.

Đặc điểm chung của những tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này là: viết theo kiểu chương hồi, đề cao sự thật lịch sử, khả năng phản ánh thực tiễn chưa rộng, yếu tố cá nhân, đời tư con người ít được chú trọng.

Tuy nhiên, tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này đã đặt nền móng cho sự phát triển của thể loại này sau đó. Những tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này đã cung cấp một nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu lịch sử và giới nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)