Tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ 1945 đến 1985

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam (Trang 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ 1945 đến 1985

So với sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử những năm 1925-1935, tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ 1945 đến 1986 dường như có chững lại. Thay vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết sử thi. Điều này cũng dễ lí giải, trong thực tế cuộc đấu tranh chống ngoại xâm diễn ra vô cùng ác liệt, thời giờ là vô cùng quý báu. Viết tiểu thuyết lịch sử khiến nhà văn tổn hao nhiều thì giờ và năng lượng. Thêm vào đó, quần chúng mong chờ những tác phẩm có đề tài, nội dung gần gũi với đời sống đấu tranh thực tiễn hơn. Những tấm gương anh hùng ngày đó cũng được đưa vào tiểu thuyết như Núp trong Rừng xà nu của Nguyên Ngọc, chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức, chị Út Tịch trong Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi, Nguyễn Văn Trỗi trong Sống như anh của Trần Đình Vân….mang lại cho người đọc cảm hứng sử thi rõ nét, khích lệ tinh thần hăng say chiến đấu của nhân dân.

Tuy không đạt được nhiều thành tựu rực rỡ như tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này vẫn được công chúng yêu mến với những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, Thái Vũ với Cờ nghĩa Ba Đình, Chu Thiên với Lê Thái Tổ,

Bóng nước hồ Gươm… Với Đêm hội Long Trì, An Tư công chúa, Sống mãi với Thủ đô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Nguyễn Huy Tưởng đã được giới nghiên cứu, phê bình tôn vinh là “nhà chép sử bằng văn chương” xuất sắc trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

Đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này là: ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc, nhân vật quần chúng được nhà văn khắc họa thành biểu tượng cho nhân dân của một thời đại anh hùng. Tư duy tự sự của tiểu thuyết cũng được hiện đại hóa, thoát khỏi lối viết chương hồi, không còn câu văn biền ngẫu như trước đó. Tiểu thuyết lịch sử đã đáp ứng được nhu cầu thể loại, vận dụng sử liệu một cách chủ động, kết hợp với hư cấu trong một trường hợp nhất định để tạo nên hiện tượng lịch sử sinh động. Nó cũng khắc họa được những sự kiện trọng đại nhằm lí giải những dấu mốc bi tráng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân

tộc. Tuy nhiên, tiểu thuyết thời kỳ này vẫn còn nhược điểm giống thời kỳ trước là lối viết dài. Điều này có thể không phù hợp với tình hình chiến tranh ngày đó.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)