21 CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT GIĂNG VANGIĂNG TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTO HUGO ..... NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT GIĂNG VANGIĂNG TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương - người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Đào tạo, Trung tâm thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận Đồng thời tôi gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K52 ĐHSP Văn - GDCD đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi để tôi hoàn thiện khóa luận của mình
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận thêm hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Phan Thị Thương
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Phương pháp nghiên cứu 6
4 Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ, nghiên cứu 7
5 Đóng góp mới của khoá luận 7
6 Cấu trúc của khoá luận 7
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8
1.1 Vài nét về tác giả, tác phẩm Những người khốn khổ 8
1.1.1 Tác giả Victo Hugo 8
1.1.2 Tác phẩm Những người khốn khổ 10
1.1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác 10
1.1.2.2 Giá trị nội dung và nghệ thuật 11
1.2 Một số vấn đề lí luận chung 14
1.2.1 Khái quát về chủ nghĩa lãng mạn 14
1.2.2 Hình tượng văn học 16
1.2.3 Nhân vật văn học 18
1.2.3.1 Khái niệm nhân vật văn học 18
1.2.3.2 Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn 19
Tiểu kết: 21
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT GIĂNG VANGIĂNG TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTO HUGO 22
2.1 Giăng Vangiăng - người lao động nghèo khó, hiền lành 22
2.2 Giăng Van giăng - tên tù khổ sai tha hoá biến chất 24
2.3 Giăng Vangiăng - vị thánh nhân từ độ lượng 33
Tiểu kết 41
Trang 3CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT GIĂNG VANGIĂNG TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI KHỐN
KHỔ CỦA VICTO HUGO 42
3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 42
3.2 Nghệ thuật miêu tả hành động, cử chỉ nhân vật 45
3.3 Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật 49
Tiểu kết 53
KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thế kỉ XIX với những biến cố lớn lao đã làm đảo lộn tình hình nước Pháp và thế giới Sự thắng lợi và lên ngôi của giai cấp tư sản đã đem đến những
sự thay đổi về nhiều mặt cho nước Pháp, nhất là trong văn học Victo Hugo xuất
hiện và trở thành “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, xứng đáng là “đứa con thiên tài của thời đại” Tác phẩm của ông phản ánh những tình cảm phổ biến nhất, những khát vọng bình dị và sâu xa nhất của con người và được coi là “nhà tiên tri của hòa bình trên toàn thế giới [8; 473]
Victo Hugo xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời của thế kỉ Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy ngay từ đầu đã khẳng định
mình như “chủ soái của trường phái lãng mạn” Trong suốt sự nghiệp sáng tác
của mình, Victo Hugo đặt dấu mốc quan trọng đối với cả ba loại thể loại thơ, kịch và tiểu thuyết góp phần đưa chủ nghĩa lãng mạn lên đến đỉnh cao chưa từng
có Vai trò của ông như một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong tiến trình văn học lãng mạn Pháp và thế giới Bước vào văn đàn lúc 17 tuổi, với cuộc đời kéo dài trong hơn 80 năm đầy ắp những biến cố sôi động, Victo Hugo đã có mãnh lực thu hút áp đảo độc giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau của văn chương nghệ thuật với một cường độ sáng tạo hiếm hoi trong lịch sử văn học xưa nay Thành công của ông đã đem đến nhựa sống tươi tốt, ươm mầm cho tâm hồn bao thế hệ Các tác phẩm đã thể hiện tinh thần nhân đạo, tình yêu thương thiết tha của ông đối với cuộc sống Chính điều đó khiến cho tư tưởng và nghệ thuật của
V Hugo trở thành những hạt ngọc sáng cho văn học dân tộc Pháp và có những giá trị phổ biến cho văn chương nhân loại
1.2 Những người khốn khổ là bộ tiểu thuyết lớn nhất và cũng là tác phẩm
lớn nhất sự nghiệp văn chương của Victo Hugo Tác phẩm này là kết quả của gần 30 năm suy ngẫm của một thiên tài nghệ thuật, được khởi thảo từ khi Victo Hugo còn là một chàng trai và kết thúc khi ông đã về già Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề lớn lao của xã hội đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo cao cả của
Trang 5Victo Hugo Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong
khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ XIX kể từ thời điểm Napoleon lên ngôi và vài thập niên sau đó Tác phẩm không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu của luật pháp, mà đó còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế
kỷ XIX Chính nhà văn Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình" [6, 57] Và sau khi hoàn thành bộ tiểu thuyết này Hugo đã nói: "Quyển truyện này là một trái núi" Quả thế, "một trái núi", không những vì số trang của nó, vì những vấn đề to lớn nó
bàn tới, mà chính là vì nó thấm nhuần những tư tưởng nhân đạo, vì nó ca ngợi đạo đức cao cả của nhân dân lao động, ca ngợi tự do, dân chủ, chống lại cường quyền áp bức, bóc lột Đó là lòng thương cảm sâu xa đối với những con người bị
xã hội chà đạp, lòng tin vào tâm hồn cao thượng của họ Giăng Vangiăng bị xã hội tư sản bóp nghẹt, chăng lưới bao vây, lùng bắt cho đến chết, vẫn sống một cuộc sống hy sinh cao quý vì những kẻ bị xã hội ruồng bỏ Phăngtin bị xã hội đạp xuống, vẫn là một tâm hồn thanh cao, là một tấm gương sáng của tình mẹ con Gavơrôt là một đứa trẻ bị vứt bên lề đường Paris, vẫn là một tâm hồn thơ
ngây, yêu đời, dũng cảm, nghĩa hiệp Những người khốn khổ còn là một bài ca
phản kháng đối với cái trật tự của xã hội tư sản, nó đè bẹp những người nghèo
khổ như là một thứ "định mệnh nhân tạo" và biến những người vì miếng cơm
manh áo làm tên lính bảo vệ nó, thành những cái máy mù quáng, tàn nhẫn Đại diện tiêu biểu cho điều đó chính là Găng Vangiăng
Chính vì những giá trị lớn lao đó, Những người khốn khổ của Giăng
Vangiăng đã trở nên thân thiết với các thế hệ bạn đọc trên thế giới Hơn nữa tác phẩm còn được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường phổ thông, cao đẳng, đại học nhằm giúp cho những thế hệ học trò biết yêu thương, trân trọng cuộc
sống hơn Bởi vậy, việc nghiên cứu nhân vật Giăng Vangiăng trong Những người khốn khổ là một hướng đi tích cực góp phần vào việc khám phá những giá
trị của tác phẩm
Trang 6Với niềm ham thích văn chương, đặc biệt là bộ môn văn học phương Tây cùng với lòng ngưỡng mộ, yêu mến dành cho đại danh hào Victo Hugo, chúng
tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu về “Hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victo Hugo”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ nhiều năm qua Những người khốn khổ đã dành được sự quan tâm chú ý
của nhiều tác giả trong nước và quốc tế Ở Việt Nam, từ những năm 60 trở lại đây, những công trình nghiên cứu, các bài viết, các chuyên luận về Victo Hugo lần lượt
ra đời Qua quá trình đọc và khảo sát, tôi nhận thấy có khá nhiều ý kiến đánh giá về
Những người khốn khổ chúng tôi chỉ chọn lọc ra một số tài liệu sau đây:
2.1 Cuốn Văn học phương Tây của Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương
Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng
Văn Tửu đánh giá: “với tư cách là một tác phẩm lãng mạn, bộ tiểu thuyết không thiếu những phần phủ nhận xã hội, song phần chủ yếu vẫn là khẳng định thế giới lí tưởng của nhà văn” [8, 498] Cuốn sách là một tấn bi kịch mà hiện thân
là Giăng Vangiăng đã nêu lên một triết lí nhân sinh sâu sắc cho con người và
“nhân vật lý tưởng của tập tiểu thuyết, không còn là một thứ ánh sáng phân đôi,
mà trở thành đan chéo, hòa quyện, và thành sự giằng xé trong lòng một nhân vật - nhân vật trung tâm thể hiện những ảo tưởng lãng mạn biến cải thế giới bằng tình thương” [8, 500]
2.2 Cuốn Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX của Lê
Hồng Sâm và Đặng Thị Hạnh đã phân tích giá trị cao quý của tác phẩm và
khẳng định Giăng Vangiăng chính là linh hồn của tác phẩm, là một “người thợ không ai biết tới, một người vô danh, một kẻ bị quên lãng, một người qua đường anh hùng, một kẻ vô danh vĩ đại luôn hòa vào những cuộc khủng hoảng của loài người và những cơn thai nghén của xã hội họ vào phú giây nhất định…” [15,
76] như Hugo đã khẳng định trong lời tựa tập sách của mình
2.3 Giáo trình văn học phương Tây của tác giả Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi đã viết: “Ở giai đoạn bột phát, Jean là một người nông dân, còn khởi đầu cho sự nghiệp xây dựng, Jean là thị trưởng Đây là sự tương
Trang 7phản hợp lí và độc đáo của Hugo (…) Từ một người nông dân Jean trở thành thị trưởng và đám cháy ở tòa thị chính mang tính chất biểu trưng của sự thành lọc, thiêu rụi quá khứ Jean, giúp Jean đổi lốt thành một con người mới” [4, 140]
2.4 Trong cuốn Văn học phương Tây của tác giả Phùng Hoài Ngọc, phần
Victo Hugo đã có những đánh giá sâu sắc về giá trị các sáng tác của Huygo và
khẳng định tài năng văn chương của ông Đối với tiểu thuyết Những người khốn khổ, tác giả cho rằng Hugo đã làm cái việc “hoà lẫn mọi thứ anh hùng ca thành một thứ anh hùng ca ưu việt” [22, 29] Và nhân vật trung tâm của Những người khốn khổ của Hugo “chưa thể gọi là những “điển hình” (tức là mang tính cá biệt), song vẫn có một ý nghĩa xã hội, họ là những “siêu mẫu” của tiểu thuyết hiện đại, gần gũi với điển hình A.Q của Lỗ Tấn, Chí Phèo của Nam Cao hoặc với những nhân vật đánh mất tên tuổi trong tiểu thuyết Kafka thế kỉ 20 sau này”
2.6 Tác giả Đặng Anh Đào trong bài Victo Hugo - bóng tối và ánh sáng
đã có những đánh giá về Victo Hugo như sau: “Victo Hugo là cây đại thụ của chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã tỏa bóng gần khắp các thế kỉ trước” [22, 493] Đó
là lời khẳng định vị trí của thiên tài văn học thế giới Victo Hugo
2.7 Cuốn Tiểu thuyết V Hugo của Đặng Thị Hạnh đã khẳng định tài năng của Hugo thông qua các tác phẩm của ông Và khi đánh giá về Những người khốn khổ tác giả viết: “Giống như mọi nhân vật trung tâm cuả tiểu thuyết Hugo, Giăng Vangiăng là người ở ngoài rìa cuộc đời: “Tôi không có gia đình nào Tôi không thuộc gia đình ông Tôi không ở trong gia đình loài người nhưng đồng thời đó cũng là con người bi hùng vĩ đại” [13, 54]
Trang 82.8 Trong cuốn Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XIX của tác giả Lê Nguyên
Cẩn có nhắc đến Victo Hugo và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học
nhân loại “Đây là bản anh hùng ca hòa trộn các biến cố lịch sử với hành trình hướng thiện của nhân vật… Nhân vật trung tâm Giăng Vangiăng là một kiểu hình tượng kép: vừa là tù khổ sai vừa là vị thánh” [6, 83]
2.9 Khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Những người khốn khổ của Victor Hugo của Đoàn Thị Loan - trường Đại học Tây Bắc
Tác giả chỉ ra những nét tiêu biểu trong việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật
để khắc họa hình tượng nhân vật trong tác phẩm Trong đó “Giăng Vangiăng được xây dựng bằng cảm quan nhân đạo lãng mạn tức là một kiểu sáng tạo khác
mà ở đó phẩm chất tưởng tượng lấn át phẩm chất hiện thực” [18, 48]
2.10 Tác giả Hoàng Nhân trong bài viết Victo Huygô, nhà văn lớn của những người khốn khổ, Tạp chí văn học số 10/1962 đã nhận xét: “Sáng tác của
V Huygô đồ sộ thấm nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa và đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng từ bóng tối ra ánh sáng của một nhà văn đầy nhiệt tình chiến đấu, ông sống lâu, viết nhiều và bút pháp của ông chuyển biến khá phức tạp ” [26,14]
2.11 Tác giả Hoàng Nhân trong bài Victo Huygô - người giao hoà tình thương và gieo mầm cách mạng - Tạp chí văn học số 3/1982 lại tiếp tục khẳng định: “V Hugo dành nhiều yêu thương trọn vẹn cho các hạng người đau khổ, bất hạnh trong xã hội tối tăm từ buổi thiếu thời cho đến lúc về già, yêu thương như những giọt mật dịu ngọt của một bọng ong đầy, như những làn hương thoảng bay của một vườn hoa mới, như những mùi thơm dày của trái cây chín mọng qua từng trang viết của ông” [24, 142]
Không chỉ được nghiên cứu trong các giáo trình mà vai trò, vị trí của Victo Hugo còn được thể hiện qua các công trình mang tính chất chuyên luận
như: Victo Hugo của Đặng Thị Hạnh ( 1971, 1975, 1978); Victo Hugo của Phùng Văn Tửu (1978); Victo Hugo ở Việt Nam công trình tập thể do Viện văn
học chủ trì (1985)…
Trang 9Qua việc khảo sát, tìm hiểu các công trình nghiên cứu về Những người khốn khổ, chúng tôi thấy rằng hầu hết các tác giả đều khẳng định sức sống
trường tồn của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này Chưa có công trình nào tìm hiểu sâu
về hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng, kế thừa các công trình nghiên cứu trên
và gợi mở cho chúng tôi hướng nghiên cứu mới, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn
đề tài nghiên cứu: “Hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victo Huygo” Chúng tôi mong rằng, khóa luận sẽ góp phần khẳng định vị trí của Những người khốn khổ đối với sự nghiệp của một
thiên tài văn học thế kỷ XIX
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó chú trọng đến các phương pháp sau đây:
3.1 Phương pháp thống kê:
Đây là phương pháp quan trọng, dựa vào những khảo sát cụ thể để chứng minh cho những nhận định đánh giá
3.2 Phương pháp so sánh đối chiếu:
Sử dụng kết hợp cả so sánh đồng đại và so sánh lịch đại để làm nổi bật hình tượng nhân vật So sánh đối chiếu nhân vật Giăng Vangiăng của tác giả V Hugo với các nhân vật khác trong tác phẩm của ông, đồng thời so sánh với các nhân vật của các nhà văn khác Qua đó chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa Giăng Vangiăng với các nhân vật khác để làm nổi bật hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm
Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu tác phẩm văn học để làm sáng tỏ những nhận định, những đánh giá xoay quanh nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong
Những người khốn khổ
Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở thống kê, phân tích nhằm khái quát tổng hợp thành những nhận định, kết luận tổng quát về việc xây dựng hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng của Victo Hugo
Trang 104 Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ, nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victo Hugo
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Những người khốn khổ của Victo
Huygo - NXB Văn học, 2014 của nhóm dịch giả Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê trí Viễn, Đỗ Đức Hiếu
4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu: Khoá luận có nhiệm vụ làm sáng tỏ hình tượng
nhân vật Giăng Vangiăng trong Những người khốn khổ trên hai phương diện:
đặc trưng hình tượng và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
5 Đóng góp mới của khoá luận
Trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và qua khảo sát đánh giá của bản thân, khoá luận sẽ tập trung khám phá hình tượng
nhân vật Giăng Vangiăng trong tiểu thuyết Những người khốn khổ Từ đó, rút ra
những nét đặc sắc trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng
trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victo Hugo
6 Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
Chương 2: Hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victo Hugo
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng trong
tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victo Hugo
Trang 11CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Vài nét về tác giả, tác phẩm Những người khốn khổ
1.1.1 Tác giả Victo Hugo
Victo Hugo (1802 - 1885) hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn, được mệnh
danh là “thần đồng thi ca”, là nhà văn lãng mạn số một của dân tộc Pháp Victo
Hugo xuất thân từ một gia đình bình dân, ông nội làm nghề thợ mộc, cha ông là một quân nhân dưới thời Napoleon đệ nhất, thường đi chinh chiến hết Ý đến Tây Ban Nha Cậu bé Hugo sống êm đềm trong sự chăm sóc của mẹ, một người phụ
nữ theo quan điểm bảo hoàng và rất mộ đạo, luôn quan tâm đến việc phát triển tài năng của con
Nhờ vậy, tài năng thi ca của Hugo phát triển rất sớm, đã trở thành “cậu
bé trác việt”, 15 tuổi tham gia cuộc thi thơ của Viện hàn lâm Pháp 17 tuổi đoạt giải Bông huệ vàng, 20 tuổi, tập “Tụng ca” của ông được giải thưởng của nhà vua, 22 tuổi viết “Đoản thi mới”, 24 tuổi lại cho ra đời “Đoản thi và Balát”…
Từ năm 1927, xã hội biến động, khuynh hướng sáng tác của V Hugo cũng
dần thay đổi Kịch “Cromwell” (1829) ra đời và một loạt tác phẩm khác của ông như tập thơ “Về phương đông”, kịch “Hecnani” (1830), tiểu thuyết “Nhà thờ đức bà Paris” (1831) bộc lộ những tư tưởng tự do dân chủ và đã đưa tên
tuổi ông đứng đầu trường phái lãng mạn Pháp
Năm 1851, ông bị truy nã vì chống việc phục hồi Đế chế của Napoleon đệ tam, phải lưu vong sang Bỉ, rồi ra đảo Jersey, đảo Guernesay Tại đây, cuộc đời lưu vong xa đất nước ở lứa tuổi 50 chín muồi tài năng, ngày đêm đối diện với
biển cả bao la, V Hugo miệt mài viết “Trừng phạt” (1853), rồi ba năm sau là
“Chiêm ngưỡng” (1856), thơ anh hùng ca các thời đại lần lượt ra đời
Năm 1870, ông trở về Paris sau khi chế độ Luis Napoleon sụp đổ, chứng kiến khí thế “xông lên đoạt trời” của công xã Paris Đây cũng là thời gian ông
mất gần hết những người thân: vợ, con trai, con gái Ông viết “Năm khủng khiếp” (1872) để khắc sâu khúc ca công xã đầy bi tráng, tiểu thuyết “Năm 93”
Trang 12(1874) để nhớ lại cách mạng tư sản, “Nghệ thuật làm ông” (1877) dành cho hai
cháu trai và gái của mình Giai cấp tư sản từ sau 1871 đã biết vỗ về dân chúng bằng cách tôn vinh Victo Hugo: tên ông được đặt cho đường phố ông đang sống, 600.000 người Paris diễu hành trên đường phố mừng năm ông bước vào tuổi tám mươi Hugo trở thành âm vang của thời đại bằng sự đồng vọng nhân đạo lớn lao
Ngày 22.5.1885, trái tim vĩ đại của những kiếp người khốn khổ đã ngừng
đập và ông đi vào cõi vĩnh hằng trong “chiếc quan tài của kẻ khó” Ông khước
từ lễ cầu hồn của nhà thờ, chỉ “cầu xin ở mỗi tâm hồn một lời cầu nguyện” và viết trong di chúc: “Tôi để 50 vạn quan cho người nghèo” Gần hai triệu người
đưa ông về an nghỉ tại điện Pantheon - nơi an táng các vĩ nhân của nước Pháp
V Hugo đã khẳng định vị trí của mình trên văn đàn thế giới với những
danh hiệu không ai lặp lại được “Hugo khổng lồ”, “Hugo trái núi”, “Cây sồi già xanh ngắt”, “Con chim đại bàng”[8, 475] Trong sự nghiệp sáng tác gần 80
năm của mình, Victo Hugo đã để lại cho di sản văn học nhân loại một khối lượng đồ sộ các tác phẩm văn học ở nhiều thể loại: Tiểu thuyết, kịch, thơ ca Ở tất cả các lĩnh vực mà Victo Hugo đặt chân đến, ông đều để lại dấu ấn của một thiên tài, nhưng độc giả khắp nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam lại yêu thích và biết nhiều đến ông qua những trang tiểu thuyết lãng mạn, đầy nhân ái với các nhân vật nổi tiếng như: Giăng Vangiăng, Giave, Côdet, Phăngtin, Quasimono Những di sản nghệ thuật đồ sộ của ông là bằng chứng của một tài năng vô tận, một sức sáng tạo đa dạng, diệu kì Victo Hugo đã phá vỡ những quy tắc thông thường của chủ nghĩa cổ điển; về nghệ thuật, Hugo đã từng nhấn mạnh những tác phẩm vĩ đại đều có một tiêu chuẩn chung là tính tuyệt đối Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật Bởi vậy, những nhân vật trong các tác phẩm của ông thường là những nhân vật phi thường, mang tính lý tưởng hóa như Giăng Vangiăng, Quasimono Ông thường hòa trộn những cái bi với cái hài, cái cao quý, đẹp đẽ với cái tầm thường, thô kệch Ông khắc họa những cái xấu đến độ kệch cỡm của hình dáng bên ngoài nhưng bên trong có một vẻ đẹp tâm hồn đến mức cao cả
Trang 13Về nội dung, tác phẩm của Victo Hugo phản ánh đầy đủ những hoài vọng, những ảo tưởng, những lầm lạc, những tiên báo, những yêu thương và thù hận, những lo sợ và hi vọng Và hơn cả, ông vượt lên trên thực tại xã hội để mơ ước, khát vọng về một thế giới mới Một thế giới tốt đẹp cho con người mà chủ nghĩa
cổ điển và chủ nghĩa hiện thực chưa làm được Có thể nói Hugo là ngọn gió của chủ nghĩa lãng mạn và ngọn gió ấy đã lan tỏa đi khắp chân trời của thế giới
Đúng như Pautôpxki từng nói về Hugo : “Ông xông vào thế kỉ cổ điển như một ngọn gió cuồng phong, một cơn gió lốc Nó mang lại những dòng mưa ào ạt, những lá, những đám mây đen, những cành hoa, khói thuốc súng và những huy hiệu gài trên mũ bị gạt xuống Ngọn gió đó tên là lãng mạn Nó luồn vào trong bầu không khí tù hãm của Châu Âu và lấy hơi thở của niềm mơ ước bất kham
mà nó mang trong mình, làm tràn ngập bầu không khí đó” [17, 276]
Với tầm vóc là vị chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn Pháp, Hugo đã dám đương đầu đấu tranh với những quy phạm ngặt nghèo của chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa hiện thực Ông là trợ lực hùng mạnh của những nhà văn lãng mạn ở Đức, Nga, Anh, và cả Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho khuynh hướng sáng tác của mình
Victo Hugo chính là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, đại biểu xuất sắc nhất của thế kỷ đã đem lại cho nước Pháp những vòng nguyệt quế vinh quang Lòng yêu thương con người không bờ bến của ông chính là lương tâm loài người Nói đến Hugo là nói đến chủ nghĩa nhân đạo, tấm lòng yêu thương của ông đối với những người lao động bị áp bức, nghèo đói Dù nhân loại có tiến bộ đến chừng nào đi chăng nữa thì chủ nghĩa nhân đạo của ông vẫn rất cần thiết cho mọi thời đại Nó làm cho người ta xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn trong sự hòa nhập nền văn hóa toàn cầu
Trang 14Ngay từ năm 1829, Hugo đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai Sau 1830, Ông đặc biệt chú ý đến những vấn đề xã hội, nhận xét những bất công trong xã hội Ông nhận thấy những kẻ tội phạm, những con người tư bản tàn
ác và ông tin tưởng rằng những con người ấy có thể cải tạo được bằng đường lối giáo dục nhân đạo Ông nhận thức được rõ ràng nhiệm vụ cao quý của nhà văn là phải góp phần cải tạo xã hội, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của loài người
Cũng vào những năm 1830, Victo Hugo bắt tay vào công việc sưu tầm tài
liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này, thoạt đầu gọi là Những cảnh cùng khổ, vào năm 1840 Năm 1854, Những cảnh cùng khổ đổi thành Những người khốn khổ Sau một thời gian gián đoạn, Hugo hoàn thành bộ truyện năm 1861 Đến
năm 1862 thì bộ truyện xuất bản đồng thời ở Brussel (Bỉ) và ở Paris Trong bốn tiếng đồng hồ đầu tiên ngày phát hành tập I, đã bán tới 3.500 cuốn
Những người khốn khổ là tác phẩm xuất sắc nhất của Victo Hugo Nhà
văn hoàn thành bộ tiểu thuyết ấy ở đảo Ghe Tacnơđây Trong thời gian sống lưu
vọng Tuy nhiên tác phẩm này đã được ấp ủ từ lâu Chính vì vậy mà: “Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX” [3, 86] Những người khốn khổ ghi lại dấu mốc đáng kể trên
con đường phát triển mạnh mẽ của loại tiểu thuyết xã hội Pháp Đây được coi là tác phẩm đậm chất lãng mạn Tác phẩm này là đỉnh cao nghệ thuật văn xuôi, tác
phẩm đã kết tinh nhất thiên tài của văn chương thế giới
1.1.2.2 Giá trị nội dung và nghệ thuật
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng
hơn 20 năm đầu thế kỷ XIX kể từ thời điểm Napoleon lên ngôi và vài thập niên sau đó Nhân vật chính của tiểu thuyết là Giăng Vangiăng, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX Chính nhà văn Victo
Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một
Trang 15trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình" [2, 76]
Những người khốn khổ vừa là một tiểu thuyết hiện thực, vừa là một tiểu
thuyết sử thi, tiểu thuyết xã hội và cũng là một bài ca về tình yêu
Trên khía cạnh hiện thực, tiểu thuyết Những người khốn khổ đã miêu tả cả
một thế giới của những con người nghèo khổ, đó là bức tranh cực kỳ chân thực
về cuộc sống ở nước Pháp nói chung và ở Paris nghèo khổ nói riêng vào nửa đầu thế kỷ XIX
Trên khía cạnh là một tiểu thuyết sử thi, tác phẩm đã miêu tả ít nhất ba bức tranh chân thực của lịch sử nước Pháp, đó là trận Waterlô, cuộc nổi dậy của những người cộng hòa ở Paris năm 1832 và cuộc chạy trốn trong cống ngầm của Giăng Vangiăng Tính sử thi của tiểu thuyết cũng thể hiện qua việc miêu tả những xung đột bên trong tâm hồn con người, đó là sự xung đột giữa cái thiện
và cái ác bên trong Giăng Vangiăng, đó cũng là sự xung đột trong suy nghĩ của Giave trước sự tôn trọng luật pháp và sự tôn trọng đạo lý con người
Những người khốn khổ cũng là tác phẩm ca ngợi tình yêu: Tình yêu đối
với các con chiên của linh mục Mirie, tình yêu tuyệt vọng của Phăngtin, tình phụ
tử của Giăng Vangiăng với Côdét Bên cạnh đó, Những người khốn khổ cũng là
một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Pháp khi thể hiện tình yêu Tổ quốc Tư tưởng của tác phẩm có thể tóm tắt bằng lời tựa của Victo Hugo trong
Những người khốn khổ: "Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đoạ của đàn bà vì miếng cơm manh
áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích" [20, I, 16]
Về phương diện nghệ thuật thì đây là một tác phẩm mang phong cách lãng mạn Từ nhân vật, tác giả đặt ra những vấn đề của xã hội và lên án cái xã
Trang 16hội đã tác động đến số phận nhân vật một cách tàn nhẫn và bất công Xen vào những trang văn miêu tả, tự sự, tường thuật sinh động; Victo Hugo không ngần
ngại có những đoạn văn bình luận gắt gao, sắc sảo: "Xã hội có nhiệm vụ phải thấy rõ những điều mà chính xã hội đã gây ra Một người lao động như anh
mà phải thất nghiệp, một người siêng năng như anh mà phải đói khát thì có phải
đó là một hiện tượng nghiêm trọng không? Xử phạt nặng như thế có phải là để
kẻ phạm tội chuộc tội không? Hay là lại đưa đến kết quả đảo ngược là biến cái sai lầm của kẻ phạm tội ra cái sai lầm của người đàn áp, biến thủ phạm thành nạn nhân, biến con nợ thành chủ nợ và cuối cùng đem công lí đặt về bên kẻ đã xâm phạm vào công lí? " [20, I, 144]
Những người khốn khổ đã mang trong nó nhiều loại hình nghệ thuật của
văn chương như: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa xen kẽ với những đoạn, chương bình luận ngoại đề Với một kết cấu đồ sộ, nó đã chuyển tải nội dung vô cùng lớn: cả phong tục, tôn giáo, lịch sử, chính trị… đều có trong bộ tiểu thuyết
từng được ví như là “một trái núi” này Do vậy, số lượng nhân vật cũng tương
đối lớn với những chi tiết hết sức rậm rạp Đọc vào, người đọc có cảm giác đó là những câu chuyện rời rạc nhưng với thiên tài văn học Hugo thì nó được liên kết một cách chặt chẽ Ở phần I và phần II có chung cấu trúc và Giăng Vangiang là nhân vật chi phối, gắn kết các nhân vật: Mirien, Phăng tin, Côdét, Giave… Còn
ở phần III, phần IV, Mariuytx nổi bật lên là nhân vật trung tâm nối kết với Côdét Nổi bật là câu chuyện tình Mariuytx – Côdét và cuộc khởi nghĩa ở chiến lũy Saint Denis Ở phần này, tác giả huy động gần như hầu hết các nhân vật trong tác phẩm Phần V, Giăng Vangiăng xuất hiện với sự hi sinh cao thượng lần cuối để kết thúc câu chuyện Và sự xuất hiện trở lại của Tenacđiê trong cống ngầm Paris vô tình đã giúp Giăng Vangiăng giải oan mối nghi ngờ trong lòng Mariuytx Sự trở về của Côdét làm cho câu chuyện kết thúc có hậu hơn Kết cấu tác phẩm như thế, đã phần nào làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng của tác giả: đề cao nhân đạo với tấm lòng thương cảm, yêu mến nhân dân sâu sắc
Những người khốn khổ là đỉnh cao nghệ thuật văn xuôi của Victo Hugo
Tác phẩm là bức tranh rộng lớn về cuộc sống của những người lao động nghèo
Trang 17khổ ở Pháp trong thế kỉ XIX Qua bản “anh hùng ca của những con người lao động bình thường này, nhà văn biểu lộ tấm lòng yêu thương vô hạn đối với những nạn nhân đau khổ của xã hội tư sản” [15, 59]
1.2 Một số vấn đề lí luận chung
1.2.1 Khái quát về chủ nghĩa lãng mạn
Trên nền tảng một xã hội đầy rẫy những bất bình của xã hội Pháp thế kỉ XIX, các mâu thuẫn lớn bộc lộ và tác động vào văn đàn, được giới văn nhân tiếp nhận với một thái độ bất mãn, với những phản ứng khác nhau Và chủ nghĩa lãng mạn trở thành sự phản ứng đầu tiên của tầng lớp trí thức đương thời khi nhìn nhận và đánh giá trật tự xã hội tư sản mới được thiết lập Ở Pháp, chủ nghĩa lãng mạn đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử văn học
Đối với lớp người thuộc ý thức hệ quý tộc, họ cảm thấy bất mãn với trật tự
xã hội mới, các đặc quyền, đặc lợi của họ trước đây hoàn toàn mất sau cuộc cách mạng này, lo sợ trước các phong trào quần chúng, hoang mang vì tương lai mờ mịt, đồng thời luyến tiếc thời oanh liệt không còn nữa Một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản bị phá sản khi cách mạng nổ ra nên họ có tâm trạng bi đát Đối với lớp người ủng hộ và đặt hy vọng vào cuộc cách mạng thì họ cảm thấy thất vọng trước thời cuộc, cái họ chống đối không phải là lý tưởng cách mạng mà là thành quả thực tế của cuộc cách mạng không như họ mong muốn Chính những phản ứng đối với xã hội thực tại của họ đã sản sinh ra chủ nghĩa lãng mạn Cơ sở ý thức của chủ nghĩa lãng mạn là nền triết học và mỹ học duy tâm cổ điển Đức, bên cạnh đó còn có sự tác động của chủ nghĩa xã hội không tưởng và chia làm hai khuynh hướng:
Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực: Là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách mạng tư sản tước đoạt quyền lợi và đẩy ra khỏi đời sống chính trị Những nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý tộc thường tìm tới thời Trung cổ, thời hoàng kim của chế độ phong kiến, hướng tới lý tưởng về cuộc sống đẹp đẽ êm đềm của thời xưa cũ Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực này mơ ước khôi phục lại chế độ cũ
và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết Thần bí về thế giới
Trang 18Chủ nghĩa lãng mạn tích cực: Chủ nghĩa lãng mạn tích cực gắn liền với tâm trạng quần chúng nhân dân đang bất mãn trước những hệ quả của cuộc Cách mạng tư sản Pháp Nhưng họ cũng mơ ước một tương lai tốt đẹp hơn thực tại mà
họ đang sống, nơi đó con người được giải phóng khỏi mọi áp bức bất công Chủ nghĩa lãng mạn tích cực chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa xã hội không
tưởng, họ "nhìn vào chiều hướng của sự phát triển thực tại" [17, 101], nhưng
thực tế họ đã đi trước sự phát triển của thực tại Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn chính là sự phản ánh những khuynh hướng mâu thuẫn của xã hội và những khuynh hướng tiến bộ của thời đại Chủ nghĩa lãng mạn đề cao thế giới nội tâm của con người, trước hết là thể hiện những khuynh hướng tự do cá nhân Các chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những lý tưởng không đạt, được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn Họ làm phong phú cho nghệ thuật bằng những hình tượng, những chủ đề mới và xác nhận nhân vật mới không phải
là cá nhân hài hòa với tập thể như con người trong thời đại ánh sáng Song, người nghệ sĩ lãng mạn không phải là người chỉ biết có ước mơ, mà thực tế xã hội đã thức tỉnh người nghệ sĩ tình cảm yêu nước, yêu người tha thiết và sự phản đối với mọi bất công Trong tác phẩm họ đã đề cập đến các chủ đề có liên quan đến cuộc đấu tranh của nhân dân, đến quá khứ anh hùng, đến các sự kiện và những chiến công anh dũng của nhân dân Nói chung, chủ nghĩa lãng mạn là dòng nghệ thuật tiến bộ, khai sinh ra những đặc trưng thi pháp mới, đặc sắc
Nghệ thuật chủ nghĩa lãng mạn thiên về tình yêu thiên nhiên như một phương thức giải thoát, thư giãn, phản ứng với hiện thực xã hội ngột ngạt bon chen Văn học lãng mạn vẫn có chú ý ít nhiều đến hiện thực đau khổ của người lao động Nghệ thuật xây dựng nhân vật chưa chú ý xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nó là cá nhân dị biệt, ngẫu nhiên, bất chấp sự vận động của hoàn cảnh khách quan Đặc biệt, tính nhân đạo tràn ngập các tác phẩm lãng mạn Nhìn một cách tổng quát, đặc trưng thi pháp chủ nghĩa lãng mạn được thể hiện rõ nét qua các phương diện sau:
Về đề tài: Chủ nghĩa lãng mạn tích cực chủ trương mở rộng đề tài Không phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn Chủ nghĩa lãng mạn mọi vấn đề của cuộc
Trang 19sống, mọi tầng lớp trong xã hội đều ngang nhau trở thành đề tài cho văn học
nghệ thuật Chủ nghĩa lãng mạn thể hiện tính dân tộc qua việc chủ trương khai
thác đề tài lịch sử của dân tộc mình (Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo,
Aivanho của Walter Scott…) Ngoài ra, chủ nghĩa lãng mạn còn rất đề cao tính
trữ tình trong sáng cũng như rất coi trọng thiên nhiên, coi trọng văn học dân
gian Nói chung, mọi sự quy định, ràng buộc của chủ nghĩa cổ điển đến chủ
nghĩa lãng mạn đều bị phá vỡ
Về nhân vật: Mọi người dù ở bất kỳ tầng lớp xã hội nào cũng đều được
phản ánh qua các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, không phân biệt giai cấp,
mọi người đều có quyền bước chân vào văn học Văn học lãng mạn đã thành
công khi thể hiện hình ảnh "đám đông" quần chúng với những kiếp người đau
khổ Ví dụ như hình ảnh đám đông trong Nhà thờ đức bà Paris của Victo Hugo
Về thể loại: Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học không có sự phân biệt
thiếu dân chủ như trong chủ nghĩa cổ điển, không phân chia thể loại cao cả và
thấp hèn, nhưng thể loại thích hợp và được sử dụng nhiều hơn cả là thơ trữ tình
và tiểu thuyết
Về ngôn ngữ: Chủ nghĩa lãng mạn ra sức mở rộng phương tiện diễn đạt,
phát triển ngôn ngữ đến chỗ rất mực phong phú, câu văn phóng túng nhưng
cũng rất uyển chuyển, giàu chất nhạc họa Các thủ pháp nghệ thuật được sử
dụng nhiều hơn và linh hoạt hơn Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn thật sự đã làm
một cuộc cách mạng về ngôn ngữ
1.2.2 Hình tượng văn học
Trong văn học người nghệ sĩ dùng hình tượng để nhận thức và cắt nghĩa
đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, nhờ những hình tượng đó mà
sự vật hiện tượng được tái hiện một cách sinh động nhưng đồng thời cũng nhờ
nó mà cái tâm, cái tài người nghệ sĩ được thể hiện một cách tròn đầy và vẹn
nguyên nhất
Hình tượng là “bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm
những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận,
về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể” [11, 147]
Trang 20Nếu như khoa học sử dụng những sự vật, hiện tượng cụ thể chỉ để làm ví
dụ minh họa cho các thuộc tính, quy luật được khái quát được rõ ràng và dễ hiểu hơn thì văn học dùng những hình tượng cụ thể, cá biệt mang tính điển hình để làm đại diện cho cái lớn lao, cái toàn thể Giá trị độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng văn học Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho ta có thể ngắm nghía,
thưởng ngoạn, tưởng tượng phong phú tùy theo cảm nhận Khi đọc Chí Phèo
của Nam Cao - một tác phẩm điển hình với hai hình tượng nhân vật tiêu biểu là Chí Phèo và Bá Kiến Nam Cao sử dụng ngôn từ để vẽ lên chân dung Chí - một anh nông dân lành như cục đất, thế nhưng bức tường lao lí đã khiến Chí đã trở thành một “con quỷ” của làng Vũ Đại Chí mang những nét tính cách riêng, cá biệt mà chẳng ai có được: hắn mãi chìm sâu trong cơn say Cứ mỗi lần say là hắn chửi, tiếng chửi của hắn trở thành nỗi ám ảnh trong lòng người đọc Chí là một chân dung điển hình cho những người nông dân bế tắc lâm vào bước đường cùng để rồi mất dần đi cả nhân hình, nhân phẩm, họ phản kháng lại xã hội, phản kháng lại bất công của cuộc đời bằng con đường lưu manh hóa Bên cạnh đó là
Bá Kiến - tên Lý trưởng hách dịch Nam Cao đã dựng lên chân dung tên địa chủ với những nét vẽ sinh động, đầy ấn tượng và mang tính điển hình cao: giọng
quát “rất sang”, “cái cười Tào Tháo”, giọng nói “ngọt nhạt”, những thủ đoạn thống trị khôn ngoan “mềm nắn rắn buông”, “bám thằng có tóc không ai bám thằng trọc đầu”, bóp người ta thì “chỉ bóp đến nửa chừng”, “hãy ngầm ngầm đẩy người ta xuống sông rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn” Tất cả những chi tiết
trên đã đủ để Bá Kiến trở thành hình tượng điển hình cho bọn địa chủ, cường hào phong kiến của xã hội cũ với bản chất gian hùng, nham hiểm, độc ác và cáo già Từ chính đặc điểm này mà hình tượng văn học có khả năng tái hiện lại cuộc sống một cách hoàn chỉnh và toàn vẹn Vậy nên, khi tiếp xúc với những tác phẩm văn học, ta như được tận mắt chứng kiến, được tham gia vào câu chuyện đời thực mà tác giả đề cập Người ta không chỉ được sống dậy cảm giác mà còn thức dậy tất cả các giác quan, văn học kéo người ta về quá khứ rồi lại đẩy người
ta tiến đến tương lai Khả năng tác động vào cảm giác con người của văn học có thể nói là vô biên bởi có không có rào cản của không gian, thời gian, hoàn cảnh
Trang 21Bằng những hình tượng cụ thể, sinh động mang tính điển hình, văn học đã truyền đến con người không chỉ những thông tin, những kiến thức mới mẻ về cuộc sống mà còn đem đến cho họ những xúc cảm mới lạ, gọi dậy những tình cảm thiêng liêng khiến con người ta nghĩ tốt và sống đẹp hơn, có ích hơn Như vậy, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ đặt tình cảm chủ quan của bản thân vào trong chính hình tượng mình xây dựng Hình tượng văn học do
đó không chỉ phản ánh hiện thực mà còn biểu hiện thái độ chủ quan của tác giả đối với hiện thực ấy
Hình tượng văn học là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan, giữa lí trí và tình cảm, giữa cái cá biệt và cái khái quát, giữa hiện thực và lí
tưởng… Cho nên hình tượng là “một quan hệ xã hội - thẩm mĩ vô cùng phức tạp” [11, 148]
Tóm lại, hình tượng văn học rất đa dạng được hiểu theo cách cảm, cách nghĩ, cách suy luận của mỗi người Thông qua hình tượng nhân vật, nhà văn phản ánh hiện thực, sinh động, cụ thể nhất Không những thế, hình tượng nhân vật còn chứa đựng tư tưởng tình cảm của người viết đồng thời thể hiện tài năng độc đáo của nhà văn
1.2.3 Nhân vật văn học
1.2.3.1 Khái niệm nhân vật văn học
Nói đến nhân vật văn học là nói đến “con người được miêu tả trong tác phẩm văn học bằng các phương tiện văn học” [19, 277] Nhân vật văn học là
khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng Bản chất văn học là mối quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định đóng vai trò như những thực tại Những AQ, những Chí Phèo, những anh Hai, chị Sáu là hiện thân tiêu biểu cho xã hội đương thời mà các tác giả muốn đề cập đến
Trang 22Nhân vật là những con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật có thể có tên riêng như Lão Hạc, A Phủ, Tnú… hoặc không có tên riêng như anh chàng mồ côi, cô bé xấu xí, cậu bé thông minh…, có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm như AQ Nhân vật là phương tiện khái quát tính cách số phận con người (tính cách nhân vật là một hiện tượng xã hội lịch sử xuất hiện trong một hiện thực khách quan) Qua đó nhân vật dẫn dắt ta đến với đời sống xã hội
1.2.3.2 Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn
Cá nhân nổi lên chống lại xã hội nhưng bất lực, do đó, tâm trạng tuyệt vọng là phổ biến Đây chính là điểm xuất phát của sự tạo dựng hình tượng nhân vật trung tâm trong văn học lãng mạn Nhân vật trung tâm xuất hiện với
tư cách là con người nổi loạn, là cá nhân nổi loạn chống lại xã hội tư bản Đặc trưng cơ bản là bao giờ những con người này cũng đơn độc, cô độc cảm giác tuyệt vọng gia tăng Các nhân vật này mang vẻ đẹp buồn bã, kiêu kì của những con người tài hoa bị bạc đãi và họ cũng tỏ ra khinh bạc với đời, đau khổ vì đã đầu thai nhầm thế kỉ và từ chối không hòa nhập với cuộc đời
“Các nhà văn lãng mạn chủ trương xây dựng nhân vật trung tâm thành các tính cách phi thường và đặt chúng vào các hoàn cảnh phi thường Điều này hoàn toàn phù hợp vì các nhân vật trung tâm thường là các cá nhân đơn lẻ chống lại xã hội tư sản Hình tượng nhân vật lãng mạn thường hiện ra với vẻ oai phong, rực rỡ, vẻ kiêu bạc nhưng không phải để chiến thắng mà để sẵn sàng đón nhận thất bại” [6, 11] Để xây dựng các nhân vật như vậy, các nhà
lãng mạn đã trở về thế giới tình cảm, đi sâu vào mọi ngóc ngách của tâm hồn
Họ phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng trong việc khám phá cái tôi
cá nhân Có thể nói rằng một trong những công lao của chủ nghĩa lãng mạn là khám phá sâu sắc đời sống nội tâm con người Cái tôi và thế giới nội tâm của
nó trở thành chủ thể và đối tượng văn học Sức mạnh lãng mạn thực sự bùng lên từ thế giới thơ trữ tình
Trang 23Trong bài “Tôi học viết như thế nào?”, M Gorki cho rằng: “Chủ nghĩa lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén, áp bức” [29, 156]
Nói chung, nhân vật trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tích cực là những con người phản kháng, những chiến sĩ đấu tranh đòi giải phóng nhân loại bị áp bức, hướng về một tương lai tốt đẹp nhưng còn mơ hồ, theo đuổi một lí tưởng
tích cực mặc dù rất không tưởng Giăng Vangiăng trong Những người khốn khổ
của Hugo với tất cả những nét riêng của nó có tính chất tiêu biểu cho những
nhân vật lãng mạn tích cực, tượng trưng cho lí tưởng “lấy điều thiện để chống lại điều ác” Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, qua nhân vật
Giăng Vangiăng, Hugo muốn nêu lên rằng việc tu dưỡng đạo đức lòng thương yêu con người có thể cải tạo được xã hội Victo Hugo muốn thuyết phục giai cấp thống trị bóc lột bằng tình thương điều hòa giai cấp Tính chất không tưởng của nhân vật Giăng Vangiăng là ở đó
Đặc trưng của nhân vật lãng mạn trong tiểu thuyết Hugo là họ đều là những con người cô độc, họ cũng là nạn nhân của xã hội chỉ sản sinh ra những nạn nhân ấy Nhưng, họ biết san sẻ mình cho lí tưởng, cho lòng nhân từ mà các tác giả đã nhận được trong cuộc đời Họ là những người làm nhiệm vụ của đạo
đức, là người phát ngôn cho lí tưởng “sống là yêu thương” mà Victo Hugo suốt
đời theo đuổi
Trang 24
Tiểu kết:
Chủ nghĩa lãng mạn là trào lưu văn học mang một nội dung lịch sử xã
hội-cụ thể, được hình thành ở Tây Âu sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Chủ nghĩa lãng mạn chia làm hai khuynh hướng: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực, nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ qua lại khá phức tạp Sự phát triển rực
rỡ của chủ nghĩa lãng mạn trong thời kì này hiển nhiên là do điều kiện chính trị
xã hội lúc đó quyết định Victo Hugo nổi lên xứng đáng với danh hiệu “chủ soái của trường phái lãng mạn” Đối với Hugo nghệ thuật là sự sáng tạo vươn tới lí
tưởng cao đẹp, cuộc sống cao đẹp cho con người Mà nhân vật văn học là sự thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn về con người, là yếu tố hàng đầu của một tác phẩm văn học Do đó, bằng nhiều hình thức thể hiện, V Hugo đã khắc họa nhân vật một cách sống động, chân thực, mang đầy đủ hình ảnh của một con người trong đời sống hàng ngày, góp phần thể hiện rõ tư tưởng nghệ thuật của mình Hình tượng con người trong sáng tác của Hugo là những nhân vật có số phận bất hạnh nhưng luôn khát khao vươn tới vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và là đại diện truyền tải triết lí tình thương mà ông muốn nhắn gửi tới bạn đọc Mặc
dù còn tồn tại một số hạn chế trong tư tưởng của tác giả xong các sáng tác của Hugo vẫn mang đậm sắc thái lãng mạn, thấm nhuần một tinh thần nhân đạo cao
cả tiến bộ rõ rệt và có giá trị lâu dài Đó chính là nền tảng làm nên tên tuổi của Hugo trong lòng bạn đọc
Trang 25CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT GIĂNG VANGIĂNG TRONG
TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTO HUGO
Những người khốn khổ là một bức tranh rộng lớn về cuộc sống của những
người lao động nghèo khổ được Victo Hugo phản ánh sinh động qua thế giới nhân vật của tác phẩm Họ gồm những con người nghèo khổ với đủ các tầng lớp
xã hội, đủ mọi lứa tuổi già, trẻ, gái, trai tạo thành bề rộng và sự đồ sộ của tác phẩm Mỗi nhân vật với một số phận riêng nhưng lại cùng gặp nhau ở một điểm tương đồng duy nhất là cuộc đời nghèo khổ và mang đặc điểm chung của mẫu nhân vật trung tâm: Giăng Vangiăng người thợ xén cây, người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình
2.1 Người lao động nghèo khó, hiền lành
Trong rất nhiều nhân vật, Giăng Vangiăng hiện lên là một chàng thanh niên tốt bụng, hiền lành và chăm chỉ, lương thiện như bao con người khác Qua lời giới thiệu của tác giả, Giăng Vangiăng có một bản lai lịch chẳng đẹp đẽ gì
Anh “sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo xứ Bri Lúc nhỏ, anh chẳng được học hành gì Lớn lên làm nghề xén cây ở Phavơrôn.” [20, I, 130] Hơn thế nữa, anh còn phải gánh chịu số phận bi đát, đau thương khi “Cha mẹ anh mất từ hồi anh còn nhỏ dại Mẹ anh chết vì một cơn sốt xuống sữa mà không biết cách thuốc thang Cha anh trước cũng làm nghề xén cây, sẩy chân nên thiệt mạng Vangiăng chỉ còn lại một người chị góa chồng, trên tay bảy đứa con dại, vừa trai vừa gái” [20, I, 130] Cuộc đời có lẽ đã quá ác nghiệt với anh Thế nhưng,
trong hoàn cảnh ấy, Giăng Vangiăng đã sống hết mình, anh vật lộn với dòng đời
để tìm cho mình một chỗ đứng vững vàng mà nuôi đàn cháu nhỏ dại, nuôi chính tấm thân còm cõi của anh Đối với anh, việc nuôi bảy đứa cháu như một nghĩa
vụ mà anh tự đảm nhận Bởi “Bà chị ấy đã nuôi Giăng và lúc sinh thời anh rể, Giăng vẫn ăn ở trong nhà chị Lúc anh chết, lũ con, đứa lớn nhất mới lên tám, đứa út mới đầy năm Giăng năm ấy vừa đúng hai mươi lăm tuổi Thế là Giăng thay anh rể đi làm giúp chị nuôi các cháu” [20, I, 131] Và rất là giản dị: anh coi
Trang 26đó là một bổn phận phải làm Quả thật, Giăng đã rất thành thật và mạnh mẽ khi
tự nhận một trách nhiệm lớn lao như thế Hành động ấy của Giăng cũng đã chứng tỏ anh là một người sống có trách nhiệm và chan chứa một tình yêu thương vô bờ bến
Hàng ngày anh cần mẫn như con ong kiếm mật đến tối thì mệt nhoài, về
nhà anh chỉ “lẳng lặng ngồi ăn xúp”, có khi “tóc xõa cả ra quanh đĩa, che kín
cả mặt” anh cũng “cứ cắm đầu vào ăn” Ngay cả khi “Bà chị thỉnh thoảng lại chọn những miếng ngon trong đĩa anh ( ) đút cho con ăn” [20, I, 131] anh cũng
chẳng đếm xỉa gì Cứ lầm lũi, âm thầm như cái bóng nhưng trong thâm tâm, anh hết mực yêu thương những đứa cháu đói rách, đáng thương kia Lũ trẻ ấy ngày nào cũng ăn đói cho nên, hàng ngày chúng dối mẹ chạy sang cửa hàng sữa gần
nhà “vay” sữa mà tranh nhau “húp vội húp vàng làm sữa đổ cả ra quần áo”
[20, I, 131] Giăng biết rõ điều này Và vì thương chúng mà anh lại giấu chị đến trả tiền sữa cho người ta để các cháu khỏi bị đòn Giăng Vangiăng là hiện thân cho bao lớp người lao động nghèo khó trong xã hội Pháp lúc bấy giờ Không chỉ
có mình Giăng là nghèo đói, là vất vả mà bao con người trong chế độ ấy đều phải gánh chịu hậu quả nặng nề của một chế độ tư sản điêu tàn, bạc bẽo Xây dựng hình tượng Giăng Vangiăng Hugo như muốn phơi bày sự thật về chế độ tư sản Pháp lúc bấy giờ, lên án xã hội bất công đã dồn đẩy con người vào ngõ tối của cuộc sống Và Giăng là đại diện tiêu biểu nhất, là hiện thân đầy đủ nhất cho điều đó
Nói đến hoàn cảnh bất hạnh ấy, chúng ta càng thấy thấm thía hơn khi những số phận con người Việt Nam trong những tháng ngày đen tối dưới ách áp bức thực dân đế quốc Đó là A Phủ - chàng trai vùng núi Tây Bắc của nhà văn
Tô Hoài đã không cam chịu số phận dân đen mà dám đứng lên chống lại cường quyền Và hậu quả của thái độ sống ấy là anh đã phải trải qua những tháng ngày
đi ở trừ nợ cho nhà giàu Đó là chí Phèo - kẻ tha hóa cả nhân tính lẫn nhân hình
Do đâu mà anh Chí hiền lành, lương thiện lại thay tính đổi nết như vậy? Qua những trang văn của Nam Cao ta thấu hiểu phần nào nỗi đau mà những anh Chí dưới xã hội thực dân nửa phong kiến phải hứng chịu Phải chăng chế độ nhà tù,
Trang 27chế độ cai trị thực dân đã đẩy Chí vào hoàn cảnh đáng thương ấy? Và đó còn là Tnú – đứa con lọt lòng từ mảnh đất Tây Nguyên anh hùng Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành, Tnú vốn mang bản chất người con núi rừng Anh hiền lành, chăm chỉ, trung thành với lý tưởng cách mạng Đảng Tất cả, họ đều mang trong mình bản chất lương thiện, đều là những con người sống bằng năng lực của chính mình Nhưng nào xã hội có để họ yên, có dành cho họ con đường sống đúng nghĩa Xã hội nào cũng muốn chèn ép, muốn lợi dụng họ làm công cụ thống trị, làm bàn đạp cho những trò bỉ ổi của chúng Vậy còn Giăng Vangiăng, liệu chàng trai ấy có vượt qua được những thử thách của cuộc đời, có giữ vững được bản lĩnh hay không?
Miêu tả Giăng Vangiăng bằng ngòi bút nhân đạo, Huygo đã xây dựng hình tượng nhân vật mẫu mực Vốn xuất thân trong hoàn cảnh éo le, Giăng Vangiăng sớm ý thức được mình và xác định cho mình con đường sống độc lập bằng tất cả sức lực và ý chí của mình Giăng Vangiăng mang bản chất hiền lành, chịu thương chịu khó của một người lao động chân chất Phải chăng, con người
ấy được lý tưởng hóa nhờ bút pháp của chủ nghĩa lãng mạn tích cực lúc bấy giờ Nhưng, đáng thương thay, con người ấy càng cố gắng gồng mình thì xã hội lại càng vùi dập họ xuống tận cùng đáy giai cấp
2.2 Tên tù khổ sai tha hoá biến chất
Vốn là con người giàu tình thương, Giăng Vangiăng đã cố gắng làm tất cả hằng mong đàn cháu đói khát kia có miếng ăn no Nhưng sức người có hạn, sự cố gắng ấy dù có đến mức nào cũng không đủ để nuôi đàn cháu kia Và túng quá làm
càn, Giăng Vangiăng - trong một tối chủ nhật, nhác thấy “nhà lão Môbe Ydabô chủ hàng bánh mì trước nhà thờ Phavơrôn đã dọn dẹp sắp đi ngủ” [20, I, 132]
anh đã hành động Giăng Vangiăng đập vỡ cửa kính, thò cánh tay hòng lấy trộm mấy mẩu bánh mì cho các cháu Không may cho anh, lão chủ quán đã nghe
tiếng động bất thường ấy, lão chạy ra và tóm ngay được ngay tên ăn trộm “cánh tay có máu me đầm đìa” Sự việc ấy xảy ra năm 1795 Điều đáng nói ở đây là anh bị đưa ra truy tố trước tòa về tội “ăn trộm ban đêm có phá cửa trong một nhà có người ở” và cộng thêm là “Anh lại có một khẩu súng săn và bắn rất giỏi,
Trang 28thỉnh thoảng vẫn đi bắn trộm chim chóc ở rừng” [20, I, 132] Nếu như chỉ là ăn
trộm một mẩu bánh mì thì có lẽ anh đã không bị truy tố đến mức như vậy Đằng này, còn thêm lý do nặng nề hơn nữa để gắn chặt cuộc đời anh vào ngục tối khi người ta biết anh là một thợ săn rất giỏi vì thỉnh thoảng anh vẫn đi bắn trộm
chim chóc trong rừng Đối với xã hội Pháp lúc bấy giờ “kẻ đi săn trộm chim muông, người ta vẫn có thành kiến và thành kiến là đúng, vì kẻ đi săn trộm cũng như người buôn lậu thì không xa bọn kẻ cướp là mấy”[20, I, 123] Quan niệm ấy
là liều thuốc độc đẩy Giăng vào con đường u tối Xã hội tư sản Pháp lại đánh
đồng tất cả “kẻ đi săn trộm”, “bọn buôn lậu” và “kẻ cướp” là những kẻ ghê tởm, phải bỏ tù, phải cách ly Và lẽ đương nhiên “Tòa tuyên bố Giăng Vangiăng
có tội” bởi vì “Luật lệ đã rành rành ra đấy, không có cách gì khác” [20, I,132]
Thế là từ một anh thợ xén cây, bắt đầu từ giây phút đó, Giăng Vangiăng trở
thành kẻ tù tội với bản án “năm năm khổ sai”- giây phút thật đáng sợ khi luật
pháp tuyên án đẩy người ta vào một cuộc trầm luân Đau xót chừng nào, thê thảm gì bằng cái phút giây mà xã hội lánh xa và dứt khoát vứt bỏ một con người biết suy nghĩ Từ những cử chỉ, những hành động nhỏ nhất tác giả đã vẽ nên những đường nét đậm màu để cho độc giả thấm đẫm nỗi xót xa cực độ của một
kẻ lương thiện bị bỏ tù như thế nào Đúng vào ngày 22 tháng 4 năm 1976 trong khi người ta đang hân hoan trong niềm vui chiến thắng của quân đội Pari thì ở nhà ngục Bixêt người ta đã xích Giăng Vangiăng vào dây xích tù thật lớn ở góc phía bắc sân nhà ngục Đối với Giăng, giây phút ấy kinh khủng quá, anh không hiểu
chuyện gì đang xảy ra nữa, có lẽ anh “chỉ mang máng thấy rằng trong việc đó có cái gì quá đáng” Và anh đã khóc lên, nghẹn ngào không nói nên lời, chốc chốc mới thốt lên được một câu: “Tôi làm nghề xén cây ở Phavơrôn” [20, I, 133] Như
để giải thích cho quý tòa rằng mình làm nghề lương thiện, mình không phải là
kẻ có tội nhưng sẽ là vô ích bởi lời nói ấy được thốt ra từ miệng của một kẻ ăn cắp vừa bị bắt sống thì có ích gì chăng? Quan tòa nào có muốn nghe mọi lời thanh minh nhảm nhí ấy? Nhận thấy lời nói của mình là thừa, anh nức nở và giơ tay lên hạ xuống đến bảy lần mỗi lần thấp hơn một chút Có thể với những người không hiểu được hoàn cảnh của Giăng lúc ấy sẽ cho rằng anh hành động thừa
Trang 29thãi và thật dở hơi khiến họ chẳng hiểu gì Nhưng bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, bằng sự đồng cảm, thấu hiểu của ngòi bút trữ tình hiện thực Victo Hugo đã trông thấy hành động sờ đầu bảy đứa trẻ thơ của anh Hugo nhận ra rằng, chẳng phải vô lý mà Giăng giơ tay lên hạ xuống nhiều lần như vậy Trong thẳm sâu tâm can con người ấy, dường như anh có ân hận vì hành động của mình nhưng trên hết là tình yêu thương dành cho đàn cháu đói khát, đáng thương kia Giăng như muốn giải thích với mọi người xung quanh, nhất là với quý tòa về hành
động bột phát của mình âu cũng là “miếng cơm manh áo của bảy đứa bé con”
Vô ích Lời nói ấy ai nghe, ai thấu cho anh đây? Bản thân anh thì không sao, anh chịu đựng được nhưng bảy đứa trẻ dại kia rồi đây nương tựa vào ai? Chúng sẽ sống ra sao? Bà chị anh rồi sẽ ra sao? Ai sẽ là người chăm lo cho cái gia đình
nhỏ bé ấy? “Cái cây non đã cưa mất gốc, nắm lá sẽ như thế nào?”… [20, I,
133] Bao nhiêu câu hỏi cứ xoáy lại trong tâm can Giăng lúc này Nhưng chẳng
ai thấu, không ai hay vì tất cả đang mải miết theo đuổi dòng suy nghĩ của mình rằng kẻ ăn trộm là kẻ mang tội lại có súng nữa thì không thể xem nhẹ được Và thế là con số 24.601 được gắn chặt vào con người khốn khổ ấy để định danh cho một tội lỗi, ấn định cho một số kiếp khốn khổ trong xã hội tư sản tàn lụi
Cuộc đời Giăng sang trang từ đây Và giờ anh không còn là anh thợ xén cây hiền lành, chăm chỉ nữa; không còn là một người chú cưng chiều bảy đứa trẻ dại nữa mà anh trở thành người tù khổ sai tội lỗi Anh bị giải đi ròng rã bảy ngày đến Tulông và thay áo tù khổ sai Cả quãng đời của anh trước đây đều bị xóa
mờ, đến cả tên tuổi vì anh không còn mang tên Giăng Vangiăng nữa mà thay vào đó là con số 24.601 Con số định mệnh thay đổi cuộc đời Giăng, đẩy anh vào ngõ tối u sầu giữa chế độ xã hội đầy rẫy mâu thuẫn kia Có lẽ vậy mà càng ngày Giăng càng thay đổi, dần dà anh lột xác trở thành con người khác hẳn Bước vào cuộc sống ngục tù được một thời gian thì Giăng có nghe tin tức
về người chị và những đứa cháu kia Vì không nơi nương tựa, không người dìu dắt, không chỗ trú chân nên họ lang thang trôi giạt mỗi người một ngả và rồi mất bóng Tất cả chỉ có vậy thôi và đó cũng là lần duy nhất Giăng được nghe tin tức
về gia đình Từ đó về sau, anh không hề biết thêm chút thông tin nào nữa Tất cả
Trang 30cái gốc gác quê hương, bờ ruộng, gác chuông… đều lùi cả vào dĩ vãng Anh sống lặng lẽ, không hồn, cô độc, lầm lũi như cái bóng Sau bốn lần vượt ngục không thành, Giăng quay trở lại tù với cả thảy mười chín năm ngục tù chỉ vì anh đập một miếng kính và lấy một cái bánh mì Lí do đơn giản quá mà cái giá phải trả cho lỗi lầm ấy là quá lớn Anh tự biết rằng anh không phải là kẻ vô tội, cái án
của anh không phải là oan uổng nhưng “rõ ràng là bất công” Victo Hugo đã
nhận định rằng, với trường hợp như Giăng Vangiăng thì xử phạt như thế sẽ đảo
ngược vai trò “biến cái sai lầm của kẻ phạm tội ra cái sai lầm của con người trấn áp” [20, I, 145] Vốn có sức khỏe, trong ngục tù, anh làm việc không biết
mệt mỏi và hơn hẳn những người khác Và cũng chính vì lí do đó mà anh thường xuyên nghĩ đến chuyện vượt ngục Nhưng điều đó không giúp gì anh trong việc thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại mà nó đã làm khó anh hơn, khiến anh càng bị giam chặt hơn trong ngục tù
Giăng cảm thấy căm phẫn cái xã hội vô lý, tàn ác này và xã hội trở thành mối căm thù của anh Anh đã lên án ông trời vì trời đã sinh ra cái xã hội kia Chán ghét tất cả, anh càng ngày càng trở nên lầm lì, ít nói, ít cười hơn Tâm hồn anh đã trở nên chai sạn, khô héo Khi vào tù Giăng run sợ, khóc lóc nhưng đến khi ra tù anh thành người thản nhiên, trơ như đá, vô hồn, không cảm xúc trước cuộc sống Tâm hồn bị vấn đục ấy sẽ như thế nào đây nếu không có một động lực nào đó soi sáng? Vào tù là cái cớ để Giăng Vangiăng sau này thể hiện được vai trò truyền tải triết lí tình thương của Hugo đến bạn đọc Tư tưởng lãng mạn
đã khiến Giăng ở trong hoàn không thể đáng thương hơn, không thể khó khăn hơn được nữa Và trong hoàn cảnh ấy Hugo đã để cho nhân vật một mình vật lộn giữa những éo le, thử thách để xây dựng nên hình mẫu tiêu biểu cho chủ nghĩa lãng mạn không tưởng
Cuối cùng may mắn cũng kịp đến với Giăng Vangiăng khi anh đang đứng giữa ngã tư đường Ấy là giữa cái xã hội tư sản đang lên đầy rẫy những cái xấu
xa thì vẫn còn Nhà thờ - nơi chứa đựng những tấm lòng vàng Khi gặp Đức Giám mục Miriel Giăng đã được cải tạo, tâm hồn trở nên trong sáng, thánh thiện