Quan điểm xử lý buôn lậu phải xử lý từ gốc

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 60 - 64)

I. CÁC GIẢI PHÁP NỀN TẢNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỐNG BUÔN LẬU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

2.Quan điểm xử lý buôn lậu phải xử lý từ gốc

Chống buôn lậu muốn có kết quả phải xử lý từ gốc tức là bắt đầu từ công tác phòng ngừa. Chống buôn lậu, một mặt phải có lực lượng đủ mạnh và có chính sách thích hợp để khuyến khích. Mặt khác, muốn chống buôn lậu hiệu quả và căn bản, về lâu dài vẫn phải bằng chính sách và hệ thống luật pháp. Có một lực lượng đủ mạnh để chống buôn lậu là rất cần thiết, để lực lượng này thay mặt Nhà nước, đại diện pháp luật buộc mọi người phải tuân thủ, thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những lực lượng này với những kết quả thực thi chỉ là một biện pháp tích cực để đấu tranh chống buôn lậu có kết quả. Muốn có kết quả tận gốc thì phải có những biện pháp phòng ngừa rộng lớn và sâu xa. Quan điểm đó chính là “vì nhân dân, do nhân dân”.

a. Xử lý những bất hợp lý về chính sách luật pháp

Trước hết là vấn đề lập pháp, hệ thống các văn bản pháp quy cần được xây dựng hoàn thiện, được sửa đổi bổ sung để luôn đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp thực tế. Theo các cơ quan chức năng, hiện việc triển khai các biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn rất khó khăn bởi hiện hệ thống pháp luật của nước ta chưa đồng bộ, còn chồng chéo, pháp luật vừa thiếu, nhiều điều luật lại chưa phù hợp, ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm không rõ ràng dẫn đến việc áp dụng khó khăn, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý XNK và chống buôn lậi còn chung chung, thiếu những chế tài cụ thể và nghiêm minh, không đồng bộ hoặc sơ hở để tội phạm lợi dụng buôn lậu, gian lận

thương mại, buôn bán hàng cấm, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

Đơn cử, theo Điều 153 Bộ luật Hình sự thì tội buôn lậu được định nghĩa là buôn bán trái phép qua biên giới, tuy nhiên khái niệm “biên giới” hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Nhiều khi công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, kho ngoại quan nằm sâu trong nội địa rất đa dạng. Do vậy, xác định khái niệm “biên giới mở” hiện nay ra sao là điều cần xem xét, nghiên cứu và điều chỉnh. Để đấu tranh có hiệu quả hơn loại tội phạm này, Quốc hội cần sớm sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (cụ thể là Điều 153-155). Bên cạnh đó, các ngành nội chính cần sớm ban hành các văn bản liên ngành đảm bảo các chế tài chặt chẽ hơn, có định tính, định lượng cụ thể để xử lý chặt chẽ các tội buôn lậu, buôn bán hàng cấm, trốn thuế.

Ban chỉ đạo 127 T.Ư cũng cho biết tới đây sẽ đề nghị các Bộ, ngành rà soát lại các quy định đang có “kẽ hở” để tội phạm chính sách lợid dụng, ví dụ như chính sách trao đổi cư dân biên giới theo QĐ 254, rà soát lại thông tư 201 của Bộ GTVT nhằm quản lý chặt chẽ đối với xe ô tô tạm nhập, tái xuất. Về lâu dài, Ban chỉ đạo 127 đang kiến nghị Thủ tướng cho phép xây dựng chương trình quốc gia “chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại”

Chính sách quản lý xuất nhập khẩu cần có tính hệ thống, nhất quán để thực hiện đúng chủ trương, đường lối, phát huy năng lực quản lý Nhà nước và hiệu quả thực thi của các ngành chức năng, nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển theo định hướng mà Đảng, Nhà nước đề ra, để sớm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên thực tế, hệ thống văn bản dưới luật của ta lại thường xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định tương đối về mặt nội dung, nên việc quán triệt và thực hiện đối với ngành chức năng gặp khó khăn, chưa nói đến quần chúng nhân dân còn hạn chế về nhận thức pháp luật. Để có điều kiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nhân dân ta cần được giáo dục, tuyên truyền tốt hơn nữa. Chúng ta đã có Công báo đăng các văn bản pháp lý của nhà nước và có hệ thống phát hành xuống cơ sở, vấn đề là cơ sở phải tổ chức giải thích, hướng dẫn cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu thấu đáo, để thực hiện tốt trong đời sống. Trên Đài truyền hình Trung ương và địa phương, trong thời gian gần đây đã có chuyên đề chống buôn lậu nhưng cần phát tin thường xuyên hơn nữa. Vấn đề phòng chống buôn lậu trên các chương trình truyền thanh, truyền hình, báo chí cần được quy định chặt chẽ, có kế hoạch, có đôn đốc, có tổng kết và gắn với thực tiễn.

c. Giáo dục, tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân về ý thức chống buôn lậu

Hiện nay, chống buôn lậu chưa được nhân dân coi trọng. Người dân thường cho rằng đó là việc của cơ quan chức năng, chứ không mấy để tâm đến hoạt động buôn lậu. Họ chỉ thực sự để tâm khi công tác buôn lậu hay công tác điều tra chống buôn lậu ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của họ. Chuyện kể tại một vùng cư dân gần địa phận Quảng Ninh rằng ở đó có rất nhiều tàu trọng tải khoảng 800 - 1200 tấn được sử dụng để vận tải than đi Trung Quốc. Khi tiếp xúc với các chủ tàu (một bộ phận là chủ các DNTN, công ty TNHH, CTCP) ở đây thì được biết là đa phần họ không phải là chủ than xuất lậu, mà chỉ là đối tượng vận chuyển. Trước tháng 3/2008, họ không hề có một ý thức nào về việc hành động của mình gây tổn hại đến nền kinh tế quốc dân. Đơn thuần, họ vận chuyển hàng hoá cho các Doanh nghiệp khác (thực chất là các công ty xuất lậu than), và chi tiền “làm luật”

khoảng 25 triệu cho một chuyến hàng, với họ đó là việc bình thường, quy luật bình thường của người làm kinh doanh. Đến khi tàu của họ bị giữ hàng loạt tại Vạn Gia thì họ cũng chỉ quan tâm tới thiệt hại vật chất do sự việc gây ra. Đây chỉ là một ví dụ về ý thức chống buôn lậu của các công dân Việt Nam, nhưng đó thể hiện là thực trạng chung trên cả nước. Đây là vấn đề thực sự đáng lo ngại cho công tác điều tra chống buôn lậu. Chính vì vậy mà công tác giáo dục, tuyên truyền cần phải thực sự được chú trọng.

Đối với thế hệ công dân tương lai của đất nước, ngoài những vấn đề được giáo dục chu đáo và có kế hoạch về những vấn đề sinh tử của dân tộc, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, luật giao thông, bảo vệ môi trường, đạo đức công dân, hiểm hoạ AIDS... đã được nói đến trong nhà trường. Tuy nhiên ý thức về buôn lậu như một thứ giặc “nội xâm” - cần cảnh báo, thì vẫn còn xa lạ với các học sinh, sinh viên. Chúng ta đã có mô hình ”dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhưng chưa chủ động vận dụng trong công tác chống buôn lậu.

Chống buôn lậu còn là trách nhiệm của các đoàn thể quần chúng, nơi tập hợp, tổ chức đông đảo các tầng lớp nhân dân. Cần tăng cường công tác phổ biến thông tin thời sự, pháp luật giúp nâng cao nhận thức về tình hình và hậu quả của buôn lậu hiện nay đối với đất nước, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm cho mỗi công dân không tham gia buôn lậu, không ủng hộ buôn lậu, tự giác tích cực tham gia chống buôn lậu, phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong sản xuất và tiêu dùng: “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”, “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, “dùng hàng nội là yêu nước”...Thường xuyên bảo vệ và bồi dưỡng những chuẩn mực đạo đức, lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, phát huy sức mạnh cảu công luận trong việc giải quyết các vấn đề ích nước,

lợi dân; tôn vinh doanh nghiệp chân chính, có tài; đề cao lối sống tín nghĩa, cao thượng, tẩy chay bọn cơ hội, chạy theo tiền tài, thiếu nhân cách...

Hiện nay, vai trò của ngành Hải quan trong việc tham gia xây dựng chính sách vẫn chưa phù hợp. Nhiều chính sách mở của một số Bộ, ngành, địa phương, tạo thông thoáng cho DN nhưng lại không tính đến yếu tố có thể bị lợi dụng để buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép mà không có sự tham gia của hải quan. Ðiều này dẫn đến tình trạng hoạt động chống buôn lậu của các lực lượng chống lậu nói chung và lực lượng hải quan nói riêng không thể kiểm soát xuể. Chính vì vậy, ngay trong những chính sách mang tính xuất phát (liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu) như vậy cần có sự phối hợp. Cụ thể là cần có sự tham gia của ngành Hải quan, hoặc có xem xét đến những yếu tố có thể làm phát sinh buôn lậu để có thể cho ra đời những cơ chế, chính sách hài hoà và mang tính phối hợp, tránh tình trạng “ việc ai người nấy làm “ sẽ không mang lại hiệu quả cho ai cả

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 60 - 64)