Tăng cường hiệu lực của hàng rào hải quan

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 66 - 71)

I. CÁC GIẢI PHÁP NỀN TẢNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỐNG BUÔN LẬU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

4.Tăng cường hiệu lực của hàng rào hải quan

a. Hình thành hàng rào hải quan

Mỗi quốc gia đều hình thành hàng rào hải quan của nước mình nhằm bảo vệ nền kinh tế đất nước và chống các âm mưu phá hoại của kẻ thù bên trong và bên ngoài. Hàng rào hải quan dùng để kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, bảo vệ cho hàng hoá trong nước cạnh tranh thắng lợi với hàng ngoại mà trước hết là ngay trên thị trường nội địa và hạn chế xuất khẩu những mặt hàng chiến lược để đảm bảo sự cân đối của của thị trường trong nước, cấm xuất những loại hàng chỉ được phép lưu hành trong thị trường nội địa, không cho nhập những loại hàng có hại về kinh tế, chính trị, môi trường sinh thái, văn hoá, xã hội.

Hàng rào hải quan nước ta không chỉ hiểu máy móc, đơn thuần là trách nhiệm riêng của ngành hải quan mà là hàng rào hải quan toàn diện, đầy đủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hàng rào hải quan nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan, quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu và chống buôn lậu qua biên giới; trong đó, chống buôn lậu là chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Hàng rào hải quan là một khái niệm rộng, bao gồm hàng rào hải quan vô hình (hay người ta thường gọi là hàng rào phi thuế quan thuế) và hàng rào hải quan hữu hình (còn được gọi là hàng rào quan thuế).

Bắt đầu từ hệ thống luật pháp, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đây là hệ thống mang tính chất sách lược và chiến lược trong việc bảo vệ nền kinh tế quốc gia, bảo vệ sản xuất và thị trường nội địa. Một trong những nguyên nhân quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc là Đảng đã đề ra được đường lối, chính sách đúng đắn và biết tổ chức nhân dân thực hiện từng bước vững chắc, chú trọng trước hết vào các nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Ngày nay, trong chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề chống buôn lậu, chúng ta cần đánh giá đúng thực trạng tình hình, nhận thức đúng về quy luật phát triển kinh tế xã hội, về vị trí của nước ta trong nền kinh tế thế giới (đặc biệt là trong khu vực) và trong các quan hệ quốc tế, vừa thống nhất thu cho ngân sách, bảo vệ được sản xuất trong nước, đủ sức thuyết phục, đủ sức xử lý có hiệu quả nhất là các biện pháp hành chính trong chính sách xuất nhập khẩu, các biện pháp kinh tế thông qua chính sách thuế xuất nhập khẩu, các chính sách về tỷ giá hối đoái, sự phân cấp ngân sách, chế độ khen thưởng... và cuối cùng, tất cả những chính sách ấy đều nhằm mục tiêu chống buôn lậu, bảo vệ sản xuất trong nước.

Tiếp theo là hàng rào hải quan được hình thành bằng biện pháp tổ chức, quản lý, kiểm tra, kiểm soát. Trước hết tại tất cả các cửa khẩu như sân bay, cảng biển, biên giới đất liền và bất cứ nơi nào có diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu đều phải thành lập các đơn vị hải quan đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ hàng rào quan thuế và các chức năng nhiệm vụ được giao. Trong sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và xã hội đất nước hiện nay, với nhiệm vụ chống buôn lậu, các đơn vị hải quna cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chống buôn lậu của biên phòng, công an, quản lý thị trường và được sự hỗ trợ của quân đội, nhất là lực lượng cảnh sát biển, bộ đội hải quân và quần chúng nhân dân thì mới hình thành hàng rào hải quan vững chắc với hai thứ quân chủ lực và lực lượng quần chúng nhân dân. Mối quan hệ này, trước đây chúng ta làm chưa tốt nên trên thực tế còn chồng chéo lên nhau, làm hạn chế kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu. Lực lượng chống buôn lậu cần phải được tăng cường phương tiện đầy đủ và hiện đại để đối phó với sự đa dạng, phức tạp và nguy hiểm của loại công tác đặc biệt này. Bên cạnh đó lực lượng còn phải kiện toàn tổ chức, hết sức chú ý đến nhân tố con người, giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người làm công tác chống buôn lậu, tăng cường trang thiết bị mới, hiện đại cho họ, để không những đấu tranh có hiệu quả đối với những đối tượng nhỏ và lẻ như hiện nay mà còn đủ sức đối phó với lực lượng buôn lậu mạnh hơn, có tổ chức và mức độ nguy hiểm hơn. Sự kiện quan trọng là... nhằm tăng cường việc bảo vệ và quản lý vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải của Tổ quốc.

Quân đội là lực lượng chính quy và hùng mạnh, nơi hội tụ cao trí tuệ, tuổi trẻ, khoa học kỹ thuật và kỷ luật thép. Từ nhận thức chống buôn lậu là một cuộc cách mạng lớn thì quân đội, với chức năng bảo vệ Tổ quốc, cần phải có vai trò tích cực, chủ động trong sự nghiệp đấu tranh chống buôn

lậu, bảo vệ tổ quốc về chính trị, văn hoá. Nhiệm vụ chống buôn lậu đối với ngành Hải quan và các lực lượng khác như: biên phòng, công an, quản lý thị trường đã được quy định rõ, nhưng trong giai đoạn mới, Nhà nước nên nghiên cứu, có thể giao thêm những nhiệm vụ cụ thể phù hợp cho một bộ phận quân đội để đáp ứng tình hình hiện nay (Tại một số nước, có bộ phận quân đội được cử đi làm đường sá nơi địa hình phức tạp hoặc đi trấn giữ biên giới kết hợp với sản xuất ở nơi nạn buôn lậu hoành hành...). Biện pháp có tính chiến thuật này cũng phù hợp với tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ của quân đội và sự tin cậy của nhân dân. Đất nước ta có đường biên giới dài, trên bộ địa hình phức tạp, trên biển thì thiếu phương tiện, tình hình đó đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và hợp đồng tác chiến của quân đội, để lực lượng chống buôn lậu thực sự trở thành một đội quân tổng lực, chuyên nghiệp và có vũ trang.

b. Nhân dân là động lực chính

Hiện nay tại một số khu vực nơi bọn buôn lậu hoành hành thì cư dân biên giới không phải là “tai mắt” của Đảng và Nhà nước, mà lại là “tai mắt” của bọn buôn lậu. Để có thể chấm dứt hiện tượng này không phải là điều dễ dàng.

Chúng ta đang tiến hành những chiến dịch chống buôn lậu mà trong đó nhân dân là động lực chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong” - câu thơ giản dị hàm chứa một tư tưởng lớn đã được lịch sử bao đời chiêm nghiệm qua triết lý “sâu rễ bền gốc” của Trần Hưng Đạo, qua lý tưởng “nhân nghĩa” nổi tiếng của Nguyễn Trãi và qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vừa qua của dân tộc. Công tác chống buôn lậu cần có được chỗ dựa vững chắc trong dân, càn có sự đồng tình giúp đỡ của nhân dân, biết nghe và nhìn bằng tai mắt của nhân dân, bởi chỉ có nhân dân mới là lực lượng thường trực tại

chỗ, dàn ra một thế trận mà không đối tượng buôn lậu nào qua mắt được. Tăng cường công tác vận động tuyên truyền và giáo dục nhân dân về bản chất chính nghĩa, cấp bách của sự nghiệp chống buôn lậu, để nhân dân đứng hẳn về phía Nhà nước, cách ly bọn buôn lậu là điều tối cần thiết.

Thực tiễn cho hay, sự hưởng ứng và tham gia giúp đỡ của nhân dân là một đảm bảo chắc chắn cho thắng lợi của công tác chống buôn lậu. Do đó, chống buôn lậu không chỉ là nhiệm vụ của các ngành chức năng, mà còn là trách nhiệm của nhân dân. Đó là trách nhiệm của người công dân yêu nước trước tình thế Tổ quốc đang phải gồng mình lên chống buôn lậu.

Tư tưởng, chiến lược quyết định những biện pháp chiến thuật. Vấn đề lớn cần phải được quán triệt thống nhất là chống buôn lậu phải được tiến hành như một cuộc cách mạng của lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Do đó, chống buôn lậu phải mang tính đồng bộ trên toàn quốc, phương châm chiến lược là tấn công tiêu diệt chứ không phải tấn công xua đuổi. Có làm được như vậy thì bọn buôn lậu mới không có thời gian để phòng thủ, không có địa bàn để nương náu.

Hơn nửa thế kỷ của cách mạng Việt Nam để lại cho chúng ta những bài học và kinh nghiệm phong phú: đánh tổng lực bằng chủ lực và lực lượng nhân dân, đánh từ nông thôn đến thành thị, bằng nhiều mũi giáp công, đánh trên mọi phương diện, phát huy cao độ thế mạnh của cuộc chiến tranh toàn dân.Chống buôn lậu phải chống mạnh tay, phải đều đặn và toàn diện để tránh trường hợp bỏ sót các đối tượng tinh vi. Qua mỗi chiến dịch cũng cần có tổng kết, học tập, rút kinh nghiệm, thảo luận và thống nhất biện pháp nhằm phát huy thành quả, khắc phục những mặt chưa làm tốt, đối mặt với tình hình mới nảy sinh.

Đấu tranh ngăn chặn những hành vi phi pháp của các đối tượng kinh tế và chống buôn lậu là những công việc phức tạp, nguy hiểm. Nhiều cán

bộ chiến sĩ phải đổ máu, gia đình chịu nhiều đau thương mất mát, các cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết, xử lý đe doạ qua thư điện thoại và bằng nhiều phương cách khác...Trước thực tế đó, sức mạnh của lực lượng

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 66 - 71)