1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi đăm san (klei khan y đăm san)

72 2,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Từ ý nghĩa khoa học ấy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng trong một tác phẩm sử thi tiêu biểu của đồng bào Êđê khan - Đăm San Klei khan y Đăm San.. vậy, lựa chọ

Trang 1

trường đại học sư phạm hà nội 2

khoa ngữ văn

***************

Trần hữu nam

Hình tượng nhân vật anh hùng

trong sử thi đăm san

(klei khan y đăm san)

khóa luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

Th.s Nguyễn thị ngọc lan

hà nội - 2009

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả khoá luận xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của

Thạc sỹ Nguyễn Thị Ngọc Lan và các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam khoa Ngữ Văn trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ tác giả hoàn thành khoá luận này

Tác giả khoá luận Trần Hữu Nam

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài khoá luận Hình tượng nhân vật anh hùng

trong sử thi Đăm San (KLEI KHAN Y ĐĂM SAN) là công trình nghiên

cứu của riêng tôi

Các kết quả nghiên cứu, số liệu trong khoá luận là trung thực, không sao chép

Hà Nội, tháng 5 năm 2009

Tác giả khoá luận

Trần Hữu Nam

Trang 4

MỤC LỤC

Mở đầu………

1 Lí do chọn đề tài ………

2 Lịch sử vấn đề ………

3 Mục đích nghiên cứu………

4 Phạm vi nghiên cứu………

5 Phương pháp nghiên cứu………

6 Đóng góp của khoá luận………

7 Cấu trúc của khoá luận………

Nội dung ………

Chương 1 Khái quát về sử thi và sử thi khan - Đăm San……

1.1 Sử thi………

1.2 Sử thi khan- Đăm San………

Chương 2 Đăm San - Người anh hùng lí tưởng của cộng

đồng Êđê………

2.1 Đăm San - người anh hùng với “ý thức mãnh liệt đòi giải

phóng”………

2.2 Đăm San - người anh hùng với ý thức tự khẳng định mình trước thần linh ………

2.3 Đăm San - người anh hùng với kì tích lao động, chinh phục tự nhiên ……… 2.4 Đăm San - người anh hùng với kì tích chiến đấu, bảo vệ cộng

Trang

1

1

3

9

10

11

11

12

13

13

13

18

24

24

30

39

43

Trang 5

đồng………

Chương 3 Thi pháp xây dựng nhân vật anh hùng…………

3.1 Đăm San - người anh hùng với vẻ đẹp ngoại hình hoàn mỹ

3.2 Đăm San - người anh hùng với hành động phi thường………

3.3 Đăm San - người anh hùng với tính cách mạnh mẽ, ngang

Trang 6

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học sư phạm

GS-TSKH : Giáo sư – Tiến sĩ khoa học KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn Nxb : Nhà xuất bản

Nxb KHXH : Nhà xuất bản Khoa học xã hội PGS : Phó giáo sư

TSKH : Tiến sĩ khoa học VHDG : Văn hoá dân gian SGK : Sách giáo khoa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Sử thi là một hiện tượng đặc biệt trong kho tàng văn hoá dân gian

Những áng sử thi như Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ, Iliát - Ôđixê của

Hi Lạp, Kalêvala của Phần Lan , đã chiếm một vị trí trang trọng trong nền văn

hoá nhân loại Các dân tộc có sử thi coi đó là niềm tự hào của mình, là tượng đài lịch sử của dân tộc mình

Người Ấn Độ nói rằng: “Cái gì không có trong hai bộ sử thi Mahabharata

và Ramayana thì không thể tìm thấy bất kì ở đâu trên đất nước Ấn Độ”

Người Phần Lan đã viết: “Khi làm nên sử thi Kalêvala, nhân dân Phần Lan

đã làm cho mình một con đường xuyên qua núi đá cheo leo, không những chỉ tiến đến Châu Âu, mà đến cả thế giới văn minh, Kalêvala sáng chói như Bắc Đẩu trên trời cao, kể cho nhân loại nghe về bộ tộc Phần Lan (M.J.Eisen - 1909)

Ở Việt Nam, những bản sử thi Êđê: Đăm San, Xinh Nhã, Đăm Đi, sử thi Mường: Đẻ đất đẻ nước, sử thi Thái: Ẳm ệt luông cũng được đánh giá rất cao:

“Những tác phẩm đó không còn là của riêng một dân tộc mà là vốn quý của cả nước” (Tố Hữu - Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với dân tộc ta và thời đại ta - Nxb Văn học, Hà Nội -1973) Việc nghiên cứu những tác phẩm này

từ nhiều góc độ chắc chắn sẽ mang lại những thông tin có giá trị không những cho ngành văn hoá dân gian mà còn cho các ngành khoa học xã hội khác như: dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học

Trang 8

1.2 Một trong những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu của sử thi

chính là vấn đề nhân vật Đây được xem là yếu tố cơ bản, có vai trò tích cực

trong việc hình thành và phát triển cốt truyện, đặc biệt là những tác phẩm tự sự dài hơi như sử thi Trong hệ thống nhân vật đông đảo và đa dạng của sử thi, gắn liền với những đặc điểm thẩm mỹ, nổi bật nhất là hình tượng nhân vật anh hùng

Nói một cách chính xác: “Với tư cách là văn học nghệ thuật, sử thi phản ánh lịch

sử qua nghệ thuật tự sự về các nhân vật anh hùng” trong đó “lịch sử không được ghi lại dưới dạng các sự kiện cùng với trình tự thời gian mà là câu chuyện về các anh hùng với những chuỗi công tích của họ ”[9;11] Vì vậy người anh hùng

được coi là nhân vật trung tâm trong sử thi Tìm hiểu sử thi ở phương diện nhân vật chính là một cách nhận thức cặn kẽ và thấu đáo đặc trưng thi pháp của sử thi

Từ ý nghĩa khoa học ấy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng trong một tác phẩm sử thi tiêu biểu của đồng bào Êđê khan - Đăm San (Klei khan y Đăm San)

1.3 Thực tế còn cho thấy sử thi là thể loại Văn học dân gian được đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo khối các trường KHXH&NV với khối lượng kiến thức tương đối lớn Chẳng hạn, ở ĐHSP Hà Nội 2, sử thi chiếm 7/60 tiết (hệ cử nhân sư phạm Ngữ văn) 8/90 tiết (hệ cử nhân Văn) Điều đó chứng

tỏ sự nhìn nhận thỏa đáng về vị trí của sử thi trong hệ thống thể loại văn học dân

gian của dân tộc Đặc biệt, SGK Ngữ văn 10, tập một còn giới thiệu một trong những đoạn trích hay nhất của sử thi Đăm San- Chiến thắng Mơtao Mơxây

Đoạn trích tập trung khắc họa hình tượng nhân vật anh hùng Đăm San trong cuộc đối đầu với tù trưởng thù địch- Mơtao Mơxây để cứu vợ và tịch thu của cải, đất đai của kẻ thù Hình tượng nhân vật mang tính chất lý tưởng ấy thực sự trở thành điểm nhấn quan trọng trong bức tranh hiện thực rộng lớn của sử thi Vì

Trang 9

vậy, lựa chọn và triển khai đề tài Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Đăm San (Klei khan y Đăm San) chúng tôi xuất phát từ sự yêu thích của bản

thân đối với một thể loại Văn học dân gian đặc sắc Đồng thời việc lựa chọn này

còn có ý nghĩa thực tiễn, giúp chúng tôi bước đầu làm quen với các thao tác

nghiên cứu khoa học, tích lũy những kiến thức cần thiết, phục vụ cho quá trình học tập trong trường Đại học và giảng dạy ở nhà trường phổ thông sau khi tốt

nghiệp

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Sử thi là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Ở đó chứa đựng những đặc điểm về sáng tác, lưu truyền, diễn xướng, tác giả, nghệ nhân, công chúng, cấu trúc tác phẩm, sự vận động của tác phẩm vv Vì vậy rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian nổi tiếng của thế giới, cuối cùng đều nghiên cứu sử thi như: Mêlêtinxky; Gir-munxki; Prôpp; G.Đumêzil

Ở Việt Nam, vấn đề mà chúng tôi tìm hiểu đã được đề cập rải rác trong một

số công trình nghiên cứu

2.1 Năm 1959, trong lời giới thiệu Bài ca chàng Đăm San, tác giả Đào Tử Chí viết: “Đăm San phản ánh nguyện vọng lịch sử đó dưới hình tượng hấp dẫn của một nhân vật anh hùng rực rỡ hào quang chiến thắng (…) Cuộc đời ngang tàng đầy chiến công oanh liệt của Đăm San phù hợp với tâm hồn và ước vọng của đồng bào Tây Nguyên và đem đến nhiều hứng khởi thẩm mỹ” YWang Mlô Dun Du đã nói rất hay về sự đồng cảm này của các dân tộc: “Người ta phục Đăm San có tài, đánh tù trưởng nào cũng thắng Người ta thích đi theo Đăm San lên nói chuyện với Trời, đi chơi trong rừng núi, đi bắt Nữ thần Mặt Trời để làm vợ

lẽ Người ta ước mơ sống một cuộc đời thật giàu sang như trong truyện: Khách khứa đầy nhà, ăn uống ninh đình, đánh nhạc inh rừng suốt ngày đêm… Suốt cả

Trang 10

cuốn truyện Đăm San tỏ ra một cuộc sống gần cuộc sống thật nhưng phong phú hơn, phóng khoáng hơn, cao xa hơn Đó là điểm chính làm cho người ta thích nghe truyện Đăm San nghe mãi không thôi nghe kể liền ba bốn lần không chán”[1]

Tác giả đã nêu ý nghĩa của tác phẩm trong lòng nhân dân Êđê nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung, bằng sự viện dẫn ý kiến của Y Wang Mlô Dun Du Chính tài năng, lòng dũng cảm của nhân vật Đăm San đã tạo nên giá trị nghệ thuật độc đáo của thiên sử thi này Nhưng tác giả chưa đề cập đến những mặt cá thể hoá (ngoại hình, tính cách) của nhân vật

2.2 Năm 1981, Trong Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Phan Đăng Nhật khẳng định:“ Sử thi không thuộc về văn học thành văn (litterature) (…) Trong môi trường văn hoá dân gian sử thi là một tác phẩm văn hoá nghệ thuật tổng hợp Nó thu hút hầu hết các giá trị văn hoá nghệ thuật vốn có của dân tộc như: thơ ca, thần thoại, truyền thuyết, âm nhạc, diễn xướng… để chuyển hoá thành một tác phẩm tự sự bằng văn vần dài hơi lấy các nhân vật anh hùng làm trung tâm nhằm diễn đạt đề tài, chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của cộng đồng (…) không riêng gì Đăm San mà các Khan khác của đồng bào Tây Nguyên đều chung một khát vọng: hoặc là chống lại bọn phản phúc, lật lọng, bội ước, bọn người chuyên “lật gan gà” như trong YPơrao Đăm Đi; hoặc là tiêu diệt bọn ghen ghét đố kỵ gây oán thù xương máu như trong Xinh Nhã, YBan; hoặc như Khinh Dú chiến đấu suốt ba thế hệ để diệt trừ bọn Đăm Phu và vua Mối chuyên

đi cướp vợ người Tất cả đều nhằm một lý tưởng là đem lại cho xã hội sự hoà hợp, giàu có hùng mạnh và yên vui”[11;114]

TSKH Phan Đăng Nhật đã nêu kiến giải khá rõ những đặc tính chung của sử thi Tây Nguyên, những giá trị nghệ thuật mà các sử thi Tây Nguyên đã đạt được

Trang 11

Tác giả chưa đi sâu vào phân tích các phương diện nội dung và hình thức của một tác phẩm sử thi cụ thể Vì vậy hình tượng nhân vật anh hùng cũng chưa được quan tâm khai thác triệt để

2.3 Năm 1987, Tạp chí văn hoá dân gian số 2, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật trong bài Đặc điểm của văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc Êđê và vấn đề khai thác phát huy trong việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa đã viết: “Tinh thần cộng đồng ghi lại đậm nét trong nội dung hệ thống các Khan ( ) ở đây người anh hùng không phải anh hùng cá nhân mà là người của toàn thể cộng đồng, mối thù niềm vui của anh ta, mục đích cuộc đời của anh ta là của mọi người và vì mọi người Thậm chí sức khoẻ, sắc đẹp, tài khiên đao của anh hùng cũng không phải của riêng mà là niềm tự hào của cả cộng đồng Tất cả mọi điều này xét cho cùng đều tập trung vào lý tưởng cao cả nhất, ước nguyện to lớn nhất của cộng đồng Êđê trong “thời đại anh hùng” là chiến đấu và phấn đấu cho những liên minh làng buôn giàu mạnh, tràn đầy chiêng ché nhi nhúc trâu bò như kiến, cho quê hương muôn đời bình yên trong tiếng chiêng trống, tiếng ca hát triền miên, muôn đời không có chiến tranh chết chóc và không có thù Đông, giặc Tây”[8;5]

Ở đây, tác giả đề cập đến vai trò của người anh hùng trong cộng đồng, người anh hùng là đại diện cho sức mạnh và trí tuệ, là niềm tự hào của cộng đồng người Tây Nguyên Trong cách lý giải này, tác giả mới chỉ tập trung khắc hoạ người anh hùng trong quan hệ với cộng đồng bộ tộc của anh ta chứ chưa tập trung khai thác nhân vật ở phương diện ngoại hình, hành động, tính cách

2.4 Năm 1991, khi tham gia biên soạn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, tác giả Đỗ Bình Trị nhận định: “Nhân vật trung tâm trong các bản anh hùng ca này, hoặc là anh hùng văn hoá, hoặc là anh hùng chiến trận, hoặc

Trang 12

vừa là anh hùng văn hoá, hoặc vừa là anh hùng chiến trận (như Đăm San) Và cũng như mọi anh hùng sử thi, phẩm chất cao quý nhất của nó là sức mạnh thế lực, vẻ đẹp thể chất và lòng dũng cảm so với Gióng, người anh hùng chiến trận trong sử thi Tây Nguyên rõ ràng gần hơn với anh hùng sử thi đích thực, tức là loại sử thi trong hình thức cổ điển của nó Người anh hùng trong các bản

“Trường ca Tây Nguyên” như Đăm San, Xinh Nhã, Đăm Đi, Khinh Dú, Đăm Đơ Roan, YPrao là hiện thân của ý chí và khát vọng của cộng đồng, của lý tưởng

xã hội, của cộng đồng: chinh phục thiên nhiên, đánh đuổi kẻ thù bên ngoài, bảo

vệ buôn làng, xây dựng cuộc sống đông vui, yên ấm no đủ, giàu mạnh, không có thù đông, giặc tây”[22;195]

Trong ý kiến của mình, Đỗ Bình Trị đã khái quát các đặc điểm chung nhất về người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là những gợi mở ban đầu, vấn đề này cần phải được đi sâu hơn nữa

2.5 Năm 1997, Vũ Anh Tuấn trong Giảng văn văn học Việt Nam khi bàn

về giá trị tác phẩm Đăm San đã nhấn mạnh: “Đăm San vừa là người anh hùng văn hoá vừa là người anh hùng trận mạc Đăm San phi thường quả cảm, và luôn luôn chiến thắng ở cõi người với lí do hiển nhiên Đăm San tài giỏi và nhạy cảm trước số phận cả bộ tộc trong lao động rừng núi Đăm San vừa chấp nhận cuộc hôn nhân và bảo vệ Hơ Nhị, Hơ Bhị như là một hành động củng cố cộng đồng, vừa luôn không bằng lòng với thực tại cuộc sống như là ý thức mãnh liệt đòi giải phóng Nếu cho rằng Đăm San liên tục chống phong tục nối dây hoặc hoàn toàn phục tùng đều có phần không thoả đáng Trên thực tế, hành động phi thường và

ý muốn lớn của Đăm San có thể giãn nở tự nhiên nhưng tất cả đều thống nhất theo một mục đích và lợi ích của bộ tộc chúng ta Đăm San là một kết tinh toàn vẹn tính cách anh hùng sử thi Ê đê” [12;27]

Trang 13

Mặc dù rất khái quát nhưng những đánh giá sơ lược này lại có ý nghĩa khoa học rất lớn, là những gợi ý quan trọng giúp ích cho chúng tôi trong quá trình lý giải những biểu hiện về tư tưởng, hành động của người anh hùng Đăm San

2.6 Năm 1998, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tái bản lần thứ 3 (Đinh Gia Khánh chủ biên) cũng chỉ ra: “ các tác phẩm sử thi ( ) là những câu chuyện ca ngợi các nhân vật anh hùng, là những nhân vật tù tộc trưởng nổi tiếng

ở các buôn làng Những nhân vật ấy đã có công hướng dẫn nhân dân trong cộng đồng làm ăn (làm nương rẫy, đi săn, đi bắt cá…) để đạt được cuộc sống ấm no, hoặc là những người cầm đầu nhân dân lập được những chiến công vang dội, đánh thắng giặc cướp ở bên ngoài tới bảo đảm cuộc sống yên vui của cộng đồng, hoặc đứng lên đấu tranh quyết liệt chống lại những tập tục nỗi thời ràng buộc bước tiến của xã hội Các nội dung đó tràn đầy chất hiện thực, phản ánh xã hội lịch sử “thời đại anh hùng”- tức thời kỳ dân chủ quân sự, vào lúc chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã để chuyển sang xã hội có giai cấp (khái niệm của Ph.Ăng ghen trong Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước)”[5;752]

Nhận xét trên cho thấy những nét đặc trưng nhất về hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi nói chung Điều này gợi ý cho chúng tôi hướng khám phá hình tượng nhân vật Đăm San từ góc độ nào để có thể thấy hết vẻ đẹp toàn diện

của một người anh hùng “hùng cường từ trong bụng mẹ”

2.7 Năm 2001, Đỗ Hồng Kì trong Phương thức tự sự chủ yếu của sử thi Đăm San (Tạp chí văn hoá dân gian số 5) cho rằng: “Về phương diện nội dung, quả là tác phẩm Đăm San đã đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất của thời đại anh hùng Đó là những biểu hiện của đời sống tinh thần, các quan hệ gia

Trang 14

đình, sự đoàn kết của một cộng đồng trong sản xuất, hoà bình và tranh đấu Có thể coi đây là thời đại anh hùng đặc thù của Tây Nguyên”[6;9]

Tác giả bài viết mới chú ý khai thác Khan Đăm San ở phương diện nội dung,

phương diện nghệ thuật của Khan, nhất là nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng chưa được đề cập đến ở đây

2.8 Năm 2007, Phạm Đặng Xuân Hương trong bài Sự ra đời thần kỳ của người anh hùng trong sử thi - Khan Êđê (Tạp chí Văn hoá dân gian số 2)có viết: “ Tất cả vĩ nhân đều là một đứa trẻ nhưng là đứa trẻ phi thường, dự báo khả năng vĩ nhân của nó Đối với những anh hùng của sử thi - Khan Êđê, quá trình ra đời cùng với một tuổi thơ gắn liền với những mối liên hệ thần thánh luôn

là sự khởi đầu của một cuộc đời oai hùng với những chiến công kỳ tích”[4;39]

Với mục đích khảo sát sự ra đời thần kỳ của người anh hùng trong sử thi, người viết muốn chứng minh hành trạng phi thường trong cuộc đời của người anh hùng có mối liên hệ với nguồn gốc thần kỳ của họ, mà Đăm San là một ví

dụ

Trên đây chúng tôi đã trích dẫn một số ý kiến của các nhà nghiên cứu về sử thi Xét về nội dung và hình thức diễn xướng, các nhà nghiên cứu đã tường giải khá chi tiết các đặc điểm nổi bật của sử thi nói chung và sử thi anh hùng nói riêng Cố nhiên, mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận nhân vật anh hùng và những đặc trưng của sử thi ở một phương diện khác nhau, nhưng có điểm chung

dễ nhận thấy là các nhà nghiên cứu đều dựa trên sự phân tích những chiến công hiển hách của nhân vật anh hùng để khắc hoạ chân dung của họ Nói như nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Phan Đăng Nhật khi so sánh sử thi - Khan Êđê ngang tầm với anh hùng ca Hy Lạp Ông đã mượn lời của Các Mác trong cuốn

Góp phần phê phán chính trị kinh tế học,( In lần thứ hai, Nxb Sự thật, tập 1

Trang 15

trang 313, 314): “Nghệ thuật Hy Lạp, thể anh hùng ca, vẫn còn cho ta sự thoả mãn về thẩm mỹ và về một số phương diện nào đó, chúng còn được dùng làm tiêu chuẩn làm cái mẫu mực mà chúng ta chưa đạt tới”

Có thể nói, trong sử thi Đăm San, nhân vật anh hùng Đăm San thực sự là

hình tượng trung tâm nổi bật và hấp dẫn, cần được khai thác một cách kỹ lưỡng

và toàn diện hơn nữa Nhận thức được điều này, trên cơ sở tiếp thu những gợi ý quý báu của những người đi trước, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng Đăm San, với mong muốn góp thêm một cái nhìn mới về một vấn đề, từ lâu đã được quan tâm

- Thấy được vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ có tính chất lý tưởng của hình tượng nhân vật anh hùng - đại diện ưu tú nhất cho danh dự, sức mạnh và sự thịnh vượng của toàn thể cộng đồng

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Tư liệu nghiên cứu

Có khá nhiều văn bản tư liệu sử thi - Khan Đăm San, xuất hiện lần đầu tiên

là bản của Sabachie, một bản dịch tiếng Pháp (La chan son de Dam San) vào năm 1929 Năm 1957, Đào Tử Chí giới thiệu Đăm San bằng tiếng Việt trên tạp chí Văn nghệ sau đó được Nxb Văn hóa Hà Nội ấn hành vào năm 1959 Từ đó đến nay đã có hàng chục văn bản được công bố Tuy nhiên trong phạm vi tư liệu

Trang 16

nghiên cứu, chúng tôi chọn lựa văn bản của Đào Tử Chí mà hiện nay SGK đang

dùng có tên là Bài ca chàng Đăm San, Nxb Văn hoá Hà Nội, 1959

4.2 Nội dung nghiên cứu

Chúng tôi triển khai đề tài trên ở hai nội dung chính:

Một là, người anh hùng Đăm San với những biểu hiện rõ nét về tư tưởng phóng khoáng (khát vọng tự do hôn nhân, khát vọng chống thần quyền) và hành động tài trí, quả cảm (trong lao động, chiến đấu)

Hai là, thi pháp xây dựng nhân vật anh hùng ở các phương diện: ngoại hình, hành động, tính cách

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:

- Phương pháp khảo sát thống kê

- Phương pháp so sánh đối chiếu

- Phương pháp phân tích tổng hợp

6 ĐÓNG GÓP CỦA KHOÁ LUẬN

- Về mặt lý luận: Từ việc thu thập tổng kết, kế thừa kiến giải của những nhà nghiên cứu đi trước Chúng tôi tổng hợp, phân tích đưa ra hướng tiếp cận tác

phẩm sử thi - Khan Đăm San ở phương diện nhân vật - anh hùng Đăm San

-Về thực tiễn: Trên cơ sở lý luận, chúng tôi mong muốn đưa ra những kiến giải mới, những hướng tiếp cận mới ở phương diện nội dung và nghệ thuật của

sử thi Đăm San (qua hình tượng nhân vật anh hùng) Từ đó vận dụng kết quả

nghiên cứu vào việc dạy và học các đoạn trích của sử thi trong SGK Ngữ văn ở trường phổ thông

Trang 17

7 CẤU TRÚC CỦA KHOÁ LUẬN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, khóa luận được triển khai thành ba chương:

Chương 1: Khái quát về sử thi và sử thi - Khan Đăm San

Chương 2: Đăm San - Người anh hùng lí tưởng của cộng đồng Êđê

Chương 3: Thi pháp xây dựng nhân vật anh hùng

Trang 18

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ SỬ THI VÀ SỬ THI - KHAN ĐĂM SAN

1.1 SỬ THI

1.1.1 Khái niệm

Ở nước ta từ những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ trước trở lại đây, thuật ngữ sử thi mới được một số nhà nghiên cứu sử dụng để chỉ các tác phẩm

như: Đẻ đất đẻ nước, Đăm San, Xinh Nhã… trước đó phần lớn các nhà nghiên

cứu, giảng dạy đều gọi các tác phẩm này và các tác phẩm cùng loại là trường ca, anh hùng ca…

PGS Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam cho rằng “ Trường ca

là danh từ chung để gọi bất cứ tác phẩm thơ ca nào mang ý nghĩa ngợi ca và có

độ dài nào đó, chứ không phải là thuật ngữ chỉ một thể loại riêng biệt trong văn học dân gian Nó dễ gây ra tình trạng mơ hồ, lẫn lộn giữa các tác phẩm văn học dân gian với các tác phẩm hiện đại”[5; 751,752]

Hiện nay, các nhà khoa học đều thống nhất dùng thuật ngữ sử thi để chỉ các tác phẩm văn học dân gian có quy mô phản ánh hiện thực rộng lớn, có nghệ thuật

“không thể nào bắt chước được” Các tác phẩm đó “sản sinh ra trong những điều kiện xã hội không bao giờ trở lại được nữa” (Các Mác)

PGS Lê Trường Phát cho rằng: “Sử thi là những sáng tác tự sự có dung lượng lớn, đề tài của chúng là những sự hiện diện lớn lao có tầm quan trọng đối với lịch sử của cả cộng đồng Sử thi được kể bằng hình thức văn vần hoặc văn xuôi xen lẫn văn vần” [22;228]

Theo Từ điển thuật ngữ Văn học thì “Sử thi (Tiếng Pháp: Epopée) còn gọi là anh hùng ca là tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong

Trang 19

lịch sử văn học các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân

và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử(…)”[15;285]

Hiện nay, khái niệm sử thi đã được rất nhiều nhà nghiên cứu dân gian hàng đầu của Việt Nam quan tâm Mỗi người đều đưa ra những khái niệm chỉ ra tính chất đặc trưng của sử thi Từ sự trích dẫn ý kiến của những nhà nghiên cứu hàng đầu về văn học dân gian Chúng tôi xin viện dẫn khái niệm chung về sử thi:

“Sử thi là một hiện tượng đặc biệt trong kho tàng Folklore Nó là bức tranh rộng lớn về con người, xã hội thiên nhiên, nó phản ánh những vận động chuyển biến lớn của lịch sử Sử thi không phải là thơ chép sử, sử thi là thể loại nghệ thuật tổng hợp, trong đó các yếu tố văn học(lời ca); âm nhạc(làn điệu); diễn xướng … để chuyển hoá thành một tác phẩm tự sự bằng văn vần dài hơi lấy các nhân vật anh hùng làm trung tâm nhằm diễn đạt đề tài, chủ đề của tác phẩm và

tư tưởng của cộng đồng” (Trích trong cuốn Sử thi thần thoại M'nông, Nxb

KHXH, 1996)

1.1.2 Nguồn gốc sử thi

Về vấn đề này đã có không ít lời bàn của các nhà nghiên cứu trong và

ngoài nước Tiêu biểu nhất phải kể tới công trình nghiên cứu Lý luận văn học

(1964) của Giáo sư E.M.Mê-lê-tin-xki- một chuyên gia hàng đầu nghiên cứu văn

học dân gian Tạp chí văn học số 1-1974 đã đăng lại toàn bộ chương V và VI với tiêu đề Về nguồn gốc sử thi anh hùng Theo ông: “sử thi anh hùng không thể xuất hiện trong thời kỳ phồn vinh của chế độ công xã nguyên thủy” mà “xuất hiện vào thời kỳ tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy, sử thi anh hùng dân gian tất nhiên đã dựa vào truyền thống của văn học dân gian tự sự ở xã hội tiền giai cấp”[7;123]

Trang 20

Ông trình bày một cách thuyết phục: “những thiên anh hùng ca ở giai đoạn đầu đã xuất hiện trên cơ sở của sự tác động qua lại giữa truyện cổ tích dũng sỹ với truyền thống của sử thi thần thoại nguyên thủy về những ông tổ- những nhân vật văn hóa Khi kinh nghiệm của sự liên hiệp nhà nước giáng một đòn quyết liệt vào sự thần thoại hóa quá khứ lịch sử, thì có thể nói rằng những truyền thuyết lịch sử về các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc, về những cuộc di dân, về những thủ lĩnh quân sự xuất sắc v.v…đã trở thành cội nguồn chủ yếu của sự hình thành

sử thi anh hùng”[7;123]

Ở Việt Nam, nhóm biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán cũng cho rằng: “Sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp sau thần thoại, tức là từ thế giới của các vị thần bắt đầu chuyển sang thế giới của con người”[15;286]

Tương tự, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật có ý kiến: “ Sử thi ra đời vào thời kì cuối của xã hội tiền giai cấp Sau thời kì đó, trong những điều kiện nhất định, sử thi vẫn còn có thể ra đời, nhưng không còn những sử thi cổ điển lẫy lừng (Mác) nữa”[9;10]

Như vậy, trong lịch sử văn học, sử thi là thể loại ra đời nối tiếp sau thần

thoại, là sản phẩm của “thời kỳ lịch sử đang trở dạ”- xã hội công xã nguyên thủy

đang trên đà suy vong nhường chỗ cho xã hội chiếm hữu nô lệ Đây là thời kỳ

mà con người đang tách mình ra khỏi thế giới tự nhiên, dần khẳng định vai trò,

vị trí chủ nhân của mình Vì thế, xuất hiện trong sử thi, con người trở thành nhân vật trung tâm

1.1.3 Vấn đề phân loại sử thi

Thực tế cho thấy có rất nhiều cách phân loại khác nhau về sử thi

Trang 21

PGS Lê Trường Phát phân loại sử thi dân gian của các dân tộc thiểu số thành

hai nhóm (tiểu loại): Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng[14;228,229]

Sử thi thần thoại tiêu biểu nhất là Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường Ngoài ra còn có Toi ẳm oọc nặm đin, Ẩm ệt luông của dân tộc Thái Gần đây ta

mới phát hiện thêm một số sử thi thần thoại Mnông mà tiếng dân tộc gọi là

Ót-nơ-rông, ví dụ sử thi Cây nêu thần Sử thi thần thoại là tập hợp có hệ thống các

thần thoại vốn rời rạc, lẻ tẻ để dựng lên một bức tranh toàn cảnh rộng lớn, bao quát hàng loạt sự kiện xảy ra trên một không gian và trong một thời gian tầm cỡ

vĩ mô, kể từ lúc khai sinh trời, đất, nước, đồi, sông suối, mặt trời, mặt trăng cho tới khi sinh ra loài người cùng muôn loài

Sử thi anh hùng xuất hiện chủ yếu ở các vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên Mỗi dân tộc lại gọi các sử thi anh hùng của họ bằng “thuật ngữ dân gian” riêng:

Khan (Êđê); Hơri (Giarai); Hơmon (BaNa) và như vậy, chúng ta có sử thi Khan, sử thi Hơri, sử thi Hơmon Nội dung chủ yếu của các sử thi anh hùng này

ca ngợi những nhân vật tù trưởng (hoặc tộc trưởng) anh hùng đã có công trong việc lãnh đạo cộng đồng thị tộc làm ăn sản xuất và chiến đấu chống giặc cướp bên ngoài tới để đảm bảo cuộc sống ấm no, yên vui cho cộng đồng Tên các bản

sử thi thường là các nhân vật chính: Đăm San, Xinh Nhã, Đăm Noi, Khinh Dú Các sử thi anh hùng được trình diễn bằng một hình thức nghệ thuật mang tính nguyên hợp

Theo phân loại của nhà Folklore học người Nga- Mêlêtinxki, sử thi có hai

loại là sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại [7;122]

Sử thi cổ sơ phản ánh sự vận động xã hội các dân tộc từ nguyên thuỷ sang xã

hội có giai cấp

Trang 22

Sử thi cổ đại phản ánh sự vận động xã hội của các dân tộc đang hình thành nhà nước đầu tiên, mà Iliat và Ôđixê của Hi Lạp là tiêu biểu

Còn Phan Đăng Nhật lại có quan điểm : Xét về phương diện tồn tại và lưu

truyền, người ta chia sử thi làm hai loại: Sử thi viết và sử thi sống (còn gọi là sử

thi truyền miệng) Trong thực tế lịch sử, ban đầu vốn tất cả đều là sử thi sống Trong một hoàn cảnh và điều kiện nhất định, người ta ghi lên giấy, lúc bấy giờ

sử thi đồng thời vẫn tồn tại trong đời sống nhân dân “Sự khám phá truyền thống sử thi sống đã làm thay đổi nội dung khái niệm sử thi và lịch sử sử thi cũ, vốn được hình thành hàng trăm năm trên những tư liệu thời cổ đại và trung thế kỷ”[11;147]

Trên đây là những cách phân chia sử thi của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian trong và ngoài nước Các nhà nghiên cứu đã dựa vào đặc trưng để phân loại

sử thi Cách phân loại nào cũng có những kiến giải hợp lý thuyết phục Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu đề tài, chúng tôi thiên về cách phân loại của tác

giả Lê Trường Phát và như vậy Đăm San thuộc tiểu loại thứ hai- sử thi anh hùng

hay còn gọi là sử thi- khan

1.2 SỬ THI- KHAN ĐĂM SAN

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm Khan

1.2.1.1 Khái niệm Khan

Khan là “thuật ngữ dân gian” của người Êđê dùng để chỉ những sử thi anh

hùng của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Đây là loại hình ngôn ngữ văn xuôi

có vần có điệu, là loại trung gian giữa lời nói thường và thơ ca, có đối đáp như kịch Người kể có lúc hát lúc nói kết hợp với điệu bộ, động tác

Khan được kể vào những buổi tối rỗi rãi sau mùa gặt hái Người kể Khan là người già trong làng, có hiểu biết sâu rộng về lịch sử dân tộc mình, có giọng hát

Trang 23

truyền cảm Người kể Khan theo từng đoạn mà đổi nét mặt lúc buồn, lúc vui, đổi giọng lúc cao, lúc thấp

Khan là kết quả của sự tích tụ và nâng cao toàn bộ vốn thơ có truyện kể của người Êđê thuộc các vùng, các địa bàn nhờ đó một mặt tạo nên tính thần kỳ hoành tráng, mặt khác làm nên sự cô đúc chau chuốt của ngôn ngữ Khan

1.2.1.2 Đặc điểm của Khan

Khan là một loại hình tự sự trường thiên của người Êđê có nội dung chủ yếu

đề cập đến các cuộc chiến tranh tiền giai cấp nhằm mục đích phá vỡ sự khép kín của làng buôn, mở rộng đất đai, tạo nên những liên minh rộng lớn, giàu mạnh tiến đến hình thành dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Khan phản ánh vấn đề lớn của lịch sử loài người, một vấn đề quan hệ đến số phận của toàn thể xã hội

Khan thường có chủ đề ca ngợi người anh hùng- người tù trưởng lãnh đạo buôn làng Mối quan hệ giữa cá nhân người anh hùng và cộng đồng buôn làng có

sự thống nhất, hòa hợp tuyệt đối Sức mạnh, tài năng, phẩm chất của người anh hùng là sự kết tinh sức mạnh, tài năng, phẩm chất của toàn thể cộng đồng Vì lẽ

đó hình tượng người anh hùng mà sử thi mô tả bao giờ cũng mang tính chất lý tưởng

Những đặc điểm này của Khan cũng chính là đặc điểm của anh hùng ca nói chung

Rõ ràng sử thi Khan của Việt Nam là anh hùng ca, Khan xứng đáng được xếp vào kho tàng anh hùng ca của các dân tộc trên thế giới

Trang 24

1.2.2 Những yếu tố thi pháp nổi bật của Khan Đăm San

1.2.2.1 Vấn đề tên gọi

Đăm San là một trong những tác phẩm sử thi nổi bật nhất của dân tộc Êđê Tây Nguyên Người Tây Nguyên gọi tên tác phẩm là Klei Khan Y Đăm San

Đăm là chàng, Đăm San có nghĩa là chàng San

Bản dịch của Đào Tử Chí mà hiện nay SGK đang dùng có tên là Bài ca chàng Đăm San, thực ra có thể viết gọn hơn là Bài ca Đăm San

Các bản dịch sau đó như bản của Nguyễn Hữu Thấu (năm 1988), lời giới

thiệu của Phan Đăng Nhật (năm 1999) đều chỉ dùng tên tác phẩm là Đăm San

âm nào thì nên dùng thống nhất” [2;218]

Xuất phát từ thực tế phiên âm của tác phẩm từ tiếng Êđê, chúng tôi lựa chọn

dùng tên Đăm San trong đề tài của mình để chỉ tên tác phẩm và tên nhân vật anh

hùng - nhân vật trung tâm của tác phẩm

1.2.2.2 Cốt truyện của Khan Đăm San

Cốt truyện sử thi Đăm San được mở rộng cấu trúc theo chiều hướng gia tăng

phẩm chất anh hùng của nhân vật trung tâm Mỗi sự kiện quan trọng, mỗi chuỗi hành động được thể hiện khá hoàn chỉnh trong một phần nào đó của cốt truyện Nhân vật trung tâm được đặt vào những hoàn cảnh, những mâu thuẫn ngày càng cao hơn theo đó là những hành động tương ứng của nhân vật, khiến các biến cố diễn ra và dẫn đến kết thúc cốt truyện

Trang 25

Sau khi chấp thuận lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm San đã liên tục tiến hành các cuộc chinh phạt các tù trưởng tham lam, gian hùng để giành lại vợ

bị cướp ( nàng Hơ Nhị), chàng chặt cây thần và đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời Các

sự kiện mang phẩm chất sử thi xuất hiện liên tiếp, những hành động kỳ vĩ mà mĩ lệ diễn ra sôi nổi, hào hùng đã lôi cuốn hấp dẫn người nghe như là có ma lực

Theo TS Đỗ Hồng Kì: “Sử thi Đăm San có kết cấu đầu cuối tương ứng, mang tính chất một chu kỳ khép kín Mở đầu tác phẩm là việc hai chị em Hơ Nhị

và Hơ Bhị đi hỏi Đăm San và kết thúc bằng việc gia đình Hơ Nhị đi hỏi Đăm San cháu (linh hồn Đăm San đầu thai làm con của chị mình)” [14;174]

Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến, trong bài Những nét loại hình của “Bài

ca chàng Đăm San” như là một tác phẩm anh hùng ca, cho rằng “bố cục này đồng thời khẳng định tính chất vĩnh cửu của tập tục nối dây Tuy nhiên là sự vĩnh cửu hạn chế” [14;198]

Nói cho đúng và rõ hơn là kết cấu đầu cuối tương ứng đó chịu sự chi phối của tâm lý tiếp tục chuê nuê (nối dây) và khát vọng muốn có vị tù trưởng tài giỏi

để dẫn dắt cộng đồng ngày càng giàu mạnh

Những người tạo nên cốt truyện Đăm San đã biết chọn những gì là cần thiết,

bỏ đi những gì không cần thiết, điều này khiến cho tác phẩm có cái dáng dấp của

sử thi cổ điển (các tác phẩm sử thi được coi là mẫu mực của sử thi anh hùng là

Iliát và Ôđixê của Hômerơ)

Cốt truyện sử thi Đăm San được triển khai theo nhiều bình diện: Phong tục,

sản suất, chiến tranh, thâm nhập tự nhiên (chặt cây Smuk và chinh phục Nữ thần Mặt Trời) Một tác phẩm không dài lại phản ánhđược những vấn đề lớn của thời đại, chứa đựng dung lượng lớn cuộc sống lớn của thời đại, chứa đựng dung

Trang 26

lượng cuộc sống lớn như vậy quả thật là hiếm trong kho tàng sử thi nước ta và có thể là của thế giới

Nhận xét của M.Bakhtin “Một sử thi không thể bao quát toàn thể quá khứ tuyệt đối với trường hợp của sử thi Đăm San”

1.2.2.3 Nhân vật trong Khan Đăm San

Nhân vật là một trong những nét nổi bật khi tìm hiểu yếu tố thi pháp của

Khan Đăm San

Nhân vật trung tâm của anh hùng ca bao giờ cũng là một con người “hoàn tất” (với ý nghĩa: ở các mặt đều có phẩm chất cao nhất tuyệt đối) và “toàn vẹn”, với ý nghĩa như đã được nhà bác học Liên Xô M.Bakhtin nêu: “Giữa bản chất của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không mảy may sự khác biệt” “Quan điểm của nó về bản thân nó trùng hợp hoàn toàn với quan điểm của những người khác về nó ” Đăm San là nhân vật trung tâm trong khan Đăm San

Thế giới nhân vật trong Khan Đăm San được khắc hoạ đa dạng xoay quanh các mối quan hệ với nhân vật trung tâm sử thi Đăm San Mỗi nhân vật được khai

thác ở một khía cạnh chức năng riêng Tất cả nhằm điểm tô cho vẻ đẹp hào hùng của nhân vật trung tâm

Một là, những nhân vật đại diện cho cảm hứng phục tùng và phù trợ tập tục

“nối dây”: Nhân vật phù trợ ở đây là “ông Gỗn” (Trời) và nhân vật đại diện cho

cảm hứng phục tùng là Hơ Nhị

Hai là, những nhân vật xuất hiện nhằm tôn thêm vẻ đẹp trong nhân cách của Đăm San, đó là những tù trưởng thù địch với Đăm San như Mơtao Mơxây; Mơtao Grư

Ba là, những nhân vật xuất hiện để thể hiện cảm hứng hoạt động của cá tính

tự do, ước vọng chinh phục thiên nhiên của con người như: Nữ thần Mặt Trời

Trang 27

1.2.2.4 Ngôn ngữ Khan Đăm San

Ngôn ngữ trong Khan Đăm San cũng là khía cạnh thể hiện tính đa dạng,

ngôn ngữ chau chuốt, tinh tế, thể hiện các sắc độ tình cảm, tính cách, hành động của các nhân vật

Ngôn ngữ Khan Đăm San trùng điệp cũng là một phong cách hành văn, kiểu

cách phổ biến của người Tây Nguyên trong các bản anh hùng ca của họ Với người xưa cách miêu tả phải trùng điệp, phải nhìn lật đi lật lại một đối tượng miểu tả thì mới hay Vì nó cho người nghe như được xem đủ mọi chiều, mọi tư thế của vật được miêu tả

Tiểu kết: Sử thi Tây Nguyên mãi mãi là một vẻ đẹp đầy quyến rũ và “Không thể bắt chước được” (như cách nói của Mác về anh hùng ca cổ đại Hi Lạp) Sử

thi anh hùng là tập đại thành của văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Gần một thế kỉ đã trôi qua từ khi Bài ca Đăm San được sưu tập lần đầu

tiên, tác phẩm đã có giá trị như một phát hiện nghệ thuật lí thú Người ta đã hết sức ngạc nhiên trước vẻ đẹp của nó và coi tác phẩm này là một sử thi sánh ngang

với sử thi Iliát trong di sản văn hoá nhân loại

Trang 28

CHƯƠNG 2 ĐĂM SAN – NGƯỜI ANH HÙNG LÝ TƯỞNG

CỦA CỘNG ĐỒNG Ê ĐÊ Các nhà nghiên cứu, trên cơ sở tìm hiểu sử thi các dân tộc Việt Nam, đặc

biệt là sử thi anh hùng đã chỉ ra hệ thống đề tài nổi bật, đó là: “Ba nhiệm vụ của người anh hùng: lấy vợ, làm lụng và đánh giặc, trong đó đánh giặc là nhiệm vụ trung tâm” ( Phan Đăng Nhật) Lý thuyết về ba nhiệm vụ anh hùng này xuyên

suốt toàn bộ sử thi Đăm San Nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh người anh hùng Đăm San- con người của sự hoàn thiện, hoàn mỹ Phẩm giá của Đăm San ở tất cả các mặt – sức mạnh, tài năng, đạo đức cũng như ngoại hình - đều tương xứng với địa vị hiển quý của người anh hùng – một tù trưởng hùng mạnh Có thể thấy, hình tượng người anh hùng được mô tả với vẻ đẹp lý tưởng nhất, trở thành đại diện mẫu mực nhất cho cộng đồng dân tộc Êđê

2.1 ĐĂM SAN-NGƯỜI ANH HÙNG VỚI “Ý THỨC MÃNH LIỆT ĐÒI GIẢI PHÓNG”

Trong sử thi, “lấy vợ là việc mà hầu như tất cả anh hùng sử thi đều phải trải qua Lấy vợ ở đây có đặc điểm riêng Người ta gọi đó là cuộc “cầu hôn anh hùng”, hoặc là “hôn nhân du kí”, hoặc là “hôn nhân mang tính anh hùng ca”, coi đây là một đề tài đặc trưng cho sử thi nguyên sơ Cuộc hôn nhân mang tính anh hùng ca, nhìn chung là đề tài đặc trưng cho sử thi nguyên sơ” [9;10] Chính trong việc làm này, người anh hùng Đăm San đã bộc lộ rõ ràng “ý thức mãnh liệt đòi giải phóng”(chữ dùng của Vũ Anh Tuấn) khỏi sự ràng buộc của luật tục

đồng thời khẳng định sức mạnh và vị thế của bản thân

Sử thi Tây nguyên nói chung, Đăm San nói riêng đã phản ánh một cách sinh

động đặc điểm xã hội Tây nguyên trong thời kỳ mẫu hệ Đây là thời kỳ mà người phụ nữ đóng vai trò trụ cột trong gia đình Người phụ nữ thâu tóm mọi quyền

Trang 29

lực, từ quản lý kinh tế đến quản lý đời sống tinh thần của gia đình Con cái sinh

ra phải theo họ mẹ, chồng ở nhà vợ, phục dịch hết mình cho lợi ích nhà vợ Sự lệ

thuộc ấy có thể thấy rất rõ trong Đăm San Khi vợ chết, tỏ ý thương tiếc vợ Đăm San đã khóc lên một câu lột tả chính xác quan hệ vợ- chồng trong xã hội mẫu quyền Êđê: “Tiếc thay người mà thần linh đã cho tôi lấy để cho tôi được trở thành tù trưởng giàu mạnh…Tôi là lá đa tôi quyến luyến với gốc đa” Người đàn

ông trong gia đình mẫu hệ phải có nghĩa vụ phục tùng sự sắp đặt của vợ, có bổn phận chăm lo cho vợ Không phải ngẫu nhiên, lúc đưa em trai đi làm chồng của

Hơ Nhị và Hơ Bhị, chị gái của Đăm San đã nhắc nhở em trai về trách nhiệm cụ

thể của người chồng: “em gắng chăm sóc vợ em cho được sung sướng Đừng lêu lổng, đừng chơi bời Buổi sáng em đi làm nương rẫy Buổi chiều em căng bẫy bắt chim, bắt thú cho vợ em có thức ăn ngon lành”

Trong xã hội Êđê, người ta quan niệm rất rõ ràng về việc kết hôn: lấy vợ lấy chồng không phải vì thương yêu nhau mà phải gắn với mục đích, nhiệm vụ bảo vệ gia đình, duy trì sự thịnh vượng của dòng họ vì vậy người phụ nữ kết hôn đồng nghĩa với việc họ cần có người đàn ông làm giúp những việc mà họ không làm được như làm nương rẫy, nhà cửa, bảo vệ buôn làng…Vợ của người tù trưởng mới là người có thực quyền trong gia đình, thực sự nắm chức vụ của dòng họ để lại, người chồng chỉ là người tập quyền, được người vợ giao cho quyền lực đó

Để gia đình tồn tại mãi, người Êđê có duy trì tục lệ nối dây (chuê nuê)

Tục chuê nuê quy định khi một người chết đi thì người khác trong dòng họ có nhiệm vụ thay thế người đã chết làm chồng hay làm vợ người còn sống Cứ thế

mà thay mãi, có thế gia đình mới không bị đứt dây Người Êđê coi đây là lẽ thường tình, bởi: “khi xà gãy thì thay xà, khi ván gãy thì thay ván, người này chết

Trang 30

thì người khác thay vào(…) cậu chết thì cháu trai thay, dì chết thì cháu gái thay…” Luật tục ấy tạo nên những cuộc hôn nhân quá chênh lệch về mặt tuổi

tác Tuy vậy luật tục Klay duê cũng khá linh hoạt khi quy định: “khi người góa

đã đứng tuổi, mà người thay thế (nuê) còn quá nhỏ chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu sinh lý, người vợ hay người chồng đứng tuổi có quyền quan hệ sinh lý với người thứ ba mà không coi đó là thông dâm Nhưng luật tục không cho phép

bỏ người nuê để cưới người thứ ba nói trên và khuyên phải biết che chở và chờ đợi nuê, đến một lúc nuê sẽ làm được nhiệm vụ nối tiếp giống nòi” Có thể thấy

mặc dù ở vào giai đoạn cuối của chế độ mẫu quyền nhưng những luật tục này còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đồng bào Êđê Tuy nhiên có một thế lực mới đang trỗi dậy, dù manh nha nhưng không kém phần quyết liệt, đó là những chàng trai không chịu chấp nhận sự áp đặt của chế độ mẫu quyền, đang tự khẳng định vị thế của bản thân mình với vị thế của người phụ nữ trong gia đình mẫu quyền

Trong sử thi Đăm San, theo tục lệ nối dây, cuộc hôn nhân giữa Đăm San

với Hơ Nhị và Hơ Bhị đã được định sẵn từ trước Khi Hơ Nhị còn nhỏ, bà Hơ bia Klu của Hơ Nhị chết, Hơ Nhị phải thay bà lấy ông Mơtao Kla Ông Mơtao Kla

đã nói với Hơ Nhị rằng sau này Hơ Nhị sẽ lấy Đăm San: “Sau này cháu và Đăm San sẽ lấy nhau Nếu Đăm San muốn lấy vợ một người ở làng phía Tây hay xóm phía Đông, thì Đăm San sẽ trở thành đứa giữ ngựa và giữ voi cho Hơ Nhị, chỉ quét phân ngựa, phân voi Nếu Đăm San lấy Hơ Nhị thì sẽ trở thành một người

tù trưởng có nhiều chiêng” Đó là sự thật hiển nhiên, nếu Đăm San thuận theo sự

sắp đặt ấy chàng sẽ có tất cả: quyền lợi, gia tài, địa vị…còn không, chàng chẳng

có gì, thậm chí còn “trở thành đứa giữ ngựa và giữ voi cho Hơ Nhị”

Trang 31

Đứng trước sự lựa chọn ấy, thái độ của Đăm San diễn biến khá phức tạp, luôn luôn tỏ ra không muốn làm chồng nối dây của Hơ Nhị và Hơ Bhị Điều này được chứng minh bằng hàng loạt những hành động hết sức cụ thể

Đầu tiên, khi nhà Hơ Nhị đến nhà Đăm San hỏi chồng cho Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm San có ý định coi thường, tránh mặt, muốn bồi thường bằng vật chất nhưng không được chấp nhận Chàng bỏ đi báo tin dữ cho người yêu là Hơ Bia Tiếp đó, Đăm San lại tìm cớ thoái thác bằng cách giao hẹn:“…chúng ta chạy từ đây về làng Nếu cùng đến một lần thì thành vợ thành chồng Nếu không đến cùng một lần thì không thành vợ thành chồng” Ý định đó không thành, Đăm

San trở thành chồng của Hơ Nhị và Hơ Bhị

Song từ khi về nhà vợ, chàng vẫn có những hành động phản ứng lại cuộc hôn nhân có tính chất sắp đặt ấy Chàng trễ nải công việc nhà vợ, suốt ngày chơi bời,

không chăm sóc vợ Khi vợ tỏ ý không bằng lòng, phàn nàn: “…ai cũng biết chúng ta đã có chồng, nhưng chẳng khác gì lúc trước chúng ta chưa có chồng Người ta có chồng là có người nằm trong buông đồ quý (để giữ của), có người ngồi trên chiếu, có người nhắc nhở đến lễ tục của ông bà xưa để lại, tại sao chị cũng như không có chồng?” Đăm San nghe được đã thể hiện thái độ cương quyết: “Mặt đỏ hồng như say rượu, anh giận dữ bỏ đi, bỏ về nhà chị ruột”

Hai người vợ lại đi tìm Đăm San, bằng cách tự đi cõng nước suối như người ngang hàng với tôi tớ trong nhà chàng Hành động ấy khiến Đăm San mềm lòng, nhưng chàng vẫn không chịu chấp nhận Một lần vào rừng, tình cờ nhìn thấy chùm hoa đa, định khều hoa để chơi mà không biết đó là hoa thiêng của Hơ Nhị và Hơ Bhị Đăm San ngủ thiếp trên cành đa Hồn lên trời nhờ lấy hộ

hoa Trời ra điều kiện: “con chịu lấy Hơ Nhị, Hơ Bhị ta sẽ cho con cái cụm hoa ấy” Đăm San vẫn nhất định: “thà chết còn hơn”

Trang 32

Sau khi trở về nhà Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm San vẫn chơi quay từ sáng đến tối Hai người vợ chẳng có cách gì làm thay đổi được tâm tính của chàng Hành động đỉnh điểm là việc Đăm San chặt cây thần Smuk, cây linh hồn, cây tổ tiên của Hơ Nhị và Hơ Bhị: “vậy thì đốn cây này đi Ai búa mẻ thì mài đi!

Ai dao mẻ thì mài đi!” Biết chuyện, hai người vợ van xin chàng nhưng Đăm San vẫn điềm nhiên vui vẻ như ngày lễ đầu năm Cây đổ Hơ Nhị và Hơ Bhị chết

Chuỗi hành động của Đam San đã cho thấy “cuộc đọ sức quyết liệt dai dẳng giữa một bên là chế độ mẫu quyền tuy còn mạnh nhưng đã bắt đầu lung lay (tiêu biểu là tục nối dây- chuê nuê) và một bên là thế lực mới, tuy có vẻ lẻ loi nhưng đang trỗi dậy mạnh mẽ(tiêu biểu là nhân vật anh hùng Đam San)” [5;757]

Nhưng những hành động này của Đăm San đã không dẫn đến kết quả phá

vỡ cuộc hôn nhân ấy Một mặt bởi sức mạnh của tập tục còn quá lớn Mặt khác, cuộc hôn nhân ấy cũng đồng thời đem lại cho chàng những quyền lợi và địa vị mong muốn Đăm San được hưởng gia tài của vợ và trở thành một tù trưởng giàu

mạnh “…chân không đi xuống đất”, “…có nhiều tôi tớ và voi”

Mặc dù Đăm San không muốn thực hiện nối dây, chàng muốn sống với

những nguyện vọng cao xa, nhưng chàng vẫn phải chấp nhận luật tục, chấp nhận làm người nuê của Hơ Nhị và Hơ Bhị

Hơn nữa, ở Đăm San cũng bộc lộ sự gắn bó với những người vợ xinh đẹp Khi vợ chết vì hành động chặt cây Smuk của chàng, chàng đã khóc:

“…Đăm San khóc từ sáng đến tối, từ tối đến sáng” Thương tiếc “người mà thần linh cho chàng, để chàng có người nấu cơm và sắm thức ăn…, người dệt áo khố”

Trang 33

Chàng đã tha thiết xin với Trời làm phép để vợ chàng sống lại “với nét mặt đẹp đẽ, thân hình gọn gẽ” như xưa Vì như chàng nói “Tôi là lá đa, tôi quyến luyến với cây đa”

Những chi tiết ấy, chứng tỏ Đăm San mặc dù đã rất cố gắng, đôi lúc tỏ ra mạnh mẽ quyết liệt nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của chế

độ mẫu quyền Sức mạnh của tập tục nối dây vẫn vây bủa chế ngự tâm hồn

người anh hùng

Như vậy gắn với nhiệm vụ đầu tiên là lấy vợ, người anh hùng Đăm San

“vừa chấp nhận cuộc hôn nhân và bảo vệ Hơ Nhị, Hơ Bhị như là một hành động củng cố cộng đồng, vừa luôn luôn không bằng lòng với thực tại cuộc sống như là

ý thức mãnh liệt đòi giải phóng” [12;27]

Đến đây, ta có thể lý giải được bản chất của hiện tượng chống chuê nuê trong khan Đăm San Đây là điều từ lâu đã được các nhà nghiên cứu tranh luận khá sôi nổi Chẳng hạn, tác giả Đinh Gia Khánh cho rằng: “ nhân vật Đăm San không phải là con người ngoan ngoãn chịu tuân theo tục lệ cổ truyền Trái lại đấy là một con người ngang bướng, nổi lên chống đối liên tục luật lệ xưa”

[5;758] Ngược lại, có những quan điểm không đồng tình với ý kiến này như nhà

nghiên cứu Phan Đăng Nhật trong cuốn Sử thi Êđê: “Sử thi Đam Xăn không nhằm chủ đề chống chuê nuê” hoặc Đỗ Bình Trị cũng có nhận định: “sử thi đích thực…không bao giờ có nhân vật anh hùng chống lại luật tục cộng đồng”

[22;284] Ông lý luận: Nếu Đăm San là sử thi đích thực, thì trong sử thi này không có cái gọi là “chủ đề chống chuê nuê” không có cái gọi là nhân vật anh hùng có “tính chất nổi loạn” chống lại luật tục cộng đồng Nếu trong sử thi Đăm San có những cái đó, thì nó không phải là sử thi đích thực Chúng ta vừa xác

Trang 34

định Đăm San là sử thi đích thực, lại vừa coi nhân vật Đăm San là người anh hùng chống chuê nuê thì thật chẳng khác nào “vừa bán giáo vừa bán mộc” Vậy thì phải lí giải thế nào “hiện tượng chống chuê nuê” của nhân vật

Đăm San?

Hiện tượng chống chuê nuê của Đăm San là có thực

Nhưng thực chất của hiện tượng đó là sự thể hiện khát vọng và ý chí “trở thành một tù trưởng giàu mạnh nhất” Hình tượng Đăm San là biểu tượng sống

động nhất, lý tưởng nhất về một cộng đồng giàu mạnh, một cuộc sống no đủ yên vui

2.2 ĐĂM SAN-NGƯỜI ANH HÙNG VỚI Ý THỨC TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH

TRƯỚC THẦN LINH

Ý thức tự khẳng định và khám phá sức mạnh bản thân của người anh hùng được thể hiện qua những hành động phản đối lại sự chi phối của ông Gỗn và đỉnh cao là hành động đi bắt Nữ thần Mặt Trời

Từ ý thức khẳng định sức mạnh của bản thân trong phạm vi gia đình, nơi trần thế người anh hùng còn muốn chứng minh sức mạnh của mình trước thần linh, ở trên trời

Đăm San ngay thẳng trong mọi quan hệ với những người trần thế cũng như đối với thần linh Mặc dầu không có những phép thần thông và năng lực mầu nhiệm, bằng sự ngay thẳng của mình, Đăm San – về mặt nhân cách sánh ngang với Trời (ông Gỗn) và Nữ thần Mặt Trời

Trời (ông Gỗn) là người phù trợ tập tục nối dây (chuê nuê) Người Êđê cho

rằng Trời là công bằng, vừa biết thương người, vừa giữ cho xã hội được tốt đẹp Bốn lần Trời xuất hiện trong khan đều có liên quan đến sự thi hành tập tục

Trang 35

Một là, mách cho Hơ Nhị trực tiếp đến nhà Đăm San hỏi Đăm San về làm

chồng: “…Ông Điê: Để một mình anh em cháu đi, việc không thành đâu, cháu ơi! Cả cháu nữa cũng đi thì mới được việc, cháu ạ”

Hai là, ép Đăm San nghiêm chỉnh phục tùng tập tục “…ô hay, làm sao cháu khều được! Hoa đâu phải của cháu Hoa của Hơ Nhị và Hơ Bhị đấy chứ Cháu có chịu lấy Hơ Nhị, cháu có chịu lấy Hơ Bhị ông mới cho…”

Ở hai sự kiện này, Đăm San một mực không chịu thi hành tập tục vì so sánh thấy người yêu của mình đẹp hơn Hơ Nhị Trong khi đó, không một sự so sánh nào có thể thuyết phục được Hơ Nhị chọn một người khác, ngoài người phải lấy mình theo tập tục Đăm San phục tùng tập tục là do sự can thiệp của Trời, còn tinh thần phản kháng của nó lại bắt nguồn từ một tình cảm hết sức thực tại và trần gian Hơ bia Điêt Kluich, người yêu của Đăm San trẻ hơn và đẹp hơn

so với Hơ Nhị nhiều Chàng chỉ đồng ý lấy Hơ Nhị và Hơ Bhị, khi trời hứa sẽ đem lại sự giàu sang, còn không lấy sẽ mất tất cả đã buộc chàng phải lấy để được quyền lực là tù trưởng giàu mạnh

Ba là, cứu nguy cho Đăm San, người chồng nối dây của Hơ Nhị: “Đến lúc này, Đăm San đã thấm mệt Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời”

và chàng được ông Trời cứu nguy Thế ư, cháu? Vậy thì cháu lấy một cái chày mòn (chầy của người Êđê bằng gỗ, giã vào cối cũng bằng gỗ Khi mòn đầu chầy thường hóa nhọn) cháu ném vào vành tai hắn là được”(đoạn Đăm San chiến đấu với Mơtao Mơxây)

Hay trong đoạn Đăm San chặt cây Smuk- cây linh hồn của Hơ Nhị và Hơ Bhị

“Đăm San:(…) Ơ này các con, cây này cây gì vậy?

Tôi tớ: Cây Smuk, cây Smun, ông ạ Đó là những gốc không thấy, ngọn không có, những cây sinh ra Hơ Nhị và Hơ Bhị đó ông ạ(…) Gốc trong suối,thân

Trang 36

trong thung, đó là cây do Trời vun, tự nó nó vực dậy, tự nó nó vươn lên, một cây của vực thẳm khe sâu cành lá xum xê, rợp cả một miền Nó gẫy phía nào không

rõ, nó ngả phía nào không hay Cây thần đó, ông ạ

Đăm San: Bớ bọn ta, vậy thì ta hạ cây này đi! Ai gãy rìu hãy đi rèn rìu! Ai gãy chà- gạc hãy đi rèn chà- gạc!”

Ngay cả trong việc chặt cây thần (vật tổ linh thiêng của dòng họ) Đó là quá trình đấu tranh từ thấp lên cao, phản ứng trong gia đình đến phản ứng với thần linh Cuộc đấu tranh của Đăm San với toàn bộ hệ thống xã hội, từ tập tục cho đến tín ngưỡng, từ phạm vi gia đình đến toàn bộ thể chế xã hội Hành động chặt cây thần Smuk của Đăm San là hành động đầy ý nghĩa phủ định thế lực thần linh Nó thể hiện khát vọng chống thần quyền cũng như ý thức tự khẳng định mình của Đăm San

Bốn là, cứu sống cho Hơ Nhị và Hơ Bhị, người vợ của Đăm San theo tập

tục “Ông Trời: Vậy thì cháu lấy nén cháu phun vào lỗ tai, cháu lấy gừng phun vào lỗ miệng, chạng vạng cháu ra làm phép ở sàn hiên

Thế là Hơ Nhị, Hơ Bhị đã lúa mục cỏ nát, bị ma quỷ bắt đi, nay vì duyên vì số, lại được ông Trời cho sống lại”

Đăm San phục tùng tập tục là do sự can thiệp của ông Trời Câu hỏi đặt ra

là Đăm San có sợ Trời hay không? Đăm San cũng phải nghe theo Trời, khép

theo khuôn khổ xã hội (xã hội đây là xã hội mẫu quyền với những tục lệ như nối dây), vì rằng Trời là công bằng nhất và khuôn khổ xã hội là cần thiết Nhưng cái

sợ của chàng không hẳn là tuyệt đối Phẩm chất anh hùng, nhân cách ngay thẳng

đã giúp Đăm San dám đối diện với Trời Có lúc, Đăm San muốn cắt đầu ông Trời xuống khi vợ Hơ Nhị và Hơ Bhị bị chết do chàng chặt cây Smuk:

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w