Nhằm tiếp tục việc tìm tòi sự đóng góp của các tác giả, tác phẩm văn học trữ tình, ở luận văn này chúng tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về truyện ngắn Thanh Tịnh trước năm 1945 - những t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG THUÝ HẰNG
TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH TRONG DÒNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH VIỆT
NAM 1930-1945
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2006
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG THUÝ HẰNG
TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH TRONG DÒNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH VIỆT
NAM 1930-1945
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 5 04 33 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS LƯU KHÁNH THƠ
HÀ NỘI - 2006
Trang 3Chương 1 Từ nhận thức về dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945
đến việc tìm hiểu con đường sáng tác của Thanh Tịnh
14
I Quan niệm về truyện ngắn và truyện ngắn trữ tình 14
II Dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 trong tiến trình
văn học Việt Nam hiện đại
17
III Những gương mặt tiêu biểu tạo nên dòng truyện ngắn
trữ tình 1930-1945
22
IV Dòng truyện ngắn trữ tình với các dòng truyện ngắn khác
thuộc giai đoạn 1930-1945
33
V Con đường sáng tác của nhà văn Thanh Tịnh 37
Chương 2 Thân phận con người và những giá trị nhân bản cao
quý trong truyện ngắn của Thanh Tịnh
Trang 41 Lòng nhân ái xót thương và thái độ trân trọng con người 48
II Cách lựa chọn đề tài, xây dựng cốt truyện 67
IV Ngôn ngữ trong truyện ngắn Thanh Tịnh 73
2 Ngôn ngữ tinh tế, giản dị, gần gũi với đời thường 75
Trang 5MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 phát triển một cách mạnh
mẽ và đạt được những thành tựu to lớn ở hầu hết mọi lĩnh vực mà cho đến nay, ngày càng được khẳng định Những thành tựu đó đã làm thay đổi hẳn diện mạo của văn học dân tộc, mang tới cho nó bộ mặt mới: hiện đại Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thơ ca (đặc biệt là phong trào Thơ mới)
là sự phát triển cũng mạnh mẽ không kém cả về số lượng lẫn chất lượng của các thể loại văn xuôi nghệ thuật như: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng
sự, tuỳ bút, nghiên cứu phê bình,… Do sự phức tạp của diện mạo văn học giai đoạn này cùng những yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới, hiện đại hoá văn học, nhiều tác giả có thể sáng tác rất nhiều thể loại khác nhau, mà ở mỗi thể loại lại đều có những thành công nhất định Điều đó nói lên sự phát triển mạnh của văn học giai đoạn này không chỉ về số lượng, chất lượng tác phẩm mà còn cả về số lượng và chất lượng tác giả Nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta không chỉ nhắc đến tiểu thuyết mà còn là những bài
phóng sự khiến ông được mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới lại có những truyện ngắn
trữ tình rất hay Nhà phê bình nổi tiếng Vũ Ngọc Phan ngoài những bài nghiên cứu, những tập bút kí, ông còn giúp công chúng Việt Nam tiếp cận với các tiểu thuyết phương Tây qua bản dịch tiếng Việt của mình Nhà thơ Thế Lữ có những truyện đường rừng đầy bí hiểm, hấp dẫn,… Báo chí, nhà
in, nhà xuất bản cũng góp phần làm sôi động thêm văn học giai đoạn này
Trang 6bằng cách đăng tải hàng trăm tiểu thuyết, hàng ngàn truyện ngắn, phóng sự tuỳ bút, thơ, truyện ký đủ loại,…
2 Trong sự phát triển bùng nổ của văn học, truyện ngắn đã trưởng
thành vượt bậc và sớm trở thành một thể loại mạnh với những đại diện tiêu biểu như: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Kim Lân Mỗi tác giả là một quan điểm, một phong cách riêng, nhưng đều có những đóng góp vào thành công của thể loại này trong nền văn học chung Các tác phẩm truyện ngắn giai đoạn này đã phản ánh một cách toàn vẹn, sâu sắc đời sống xã hội đương thời Bên cạnh những tác phẩm phê phán, phản ánh, tố cáo mặt trái của hiện thực xã hội với tất cả những thối nát, lỗi thời, bất công, lừa lọc, áp bức của giai cấp thống trị đối với người dân lao động; bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản như trong các truyện của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Bùi Hiển, là những tác phẩm đi sâu vào khám phá thế giới tâm hồn sâu kín, phát hiện vẻ đẹp đời sống nội tâm của con người với ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm, giàu hình ảnh trong truyện của các nhà văn Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Thanh Châu, Ngọc Giao, Nếu như trước đây, giới phê bình nghiên cứu văn học thường đi sâu vào tìm hiểu các tác phẩm mang tính chất hiện thực phê phán xã hội rõ rệt thì đến nay, người ta lại nhận thấy những tác phẩm trữ tình cũng có sức hấp dẫn riêng biệt của nó mà ẩn giấu dưới những lời văn nhẹ nhàng, trong trẻo chính là hiện thực của nội tâm con người thật phong phú và sâu sắc Đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá một cách trân trọng các tác phẩm của Thạch Lam, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, nhưng cũng còn có nhiều tác giả
Trang 7chưa được tìm hiểu một cách hệ thống dù đóng góp của họ trong dòng văn học trữ tình là không nhỏ như Thanh Tịnh, Thanh Châu, Ngọc Giao, Cũng như vậy, cho đến nay, trong khi các tập truyện ngắn của Thạch Lam,
Hồ Dzếnh liên tục được xuất bản thành tập riêng và tái bản nhiều lần thì truyện ngắn của các nhà văn Thanh Châu, Ngọc Giao,… chỉ được chọn in cùng các nhà văn khác trong các tuyển tập Truyện ngắn của Thanh Tịnh
ngoài tập Quê mẹ được in lại các năm 1957, 1983, thì mới chỉ được chọn
in trong cuốn Thanh Tịnh tác phẩm chọn lọc do Nhà xuất bản Hội nhà văn
xuất bản từ năm 1998 và cho đến nay chưa thấy tái bản lại Nhằm tiếp tục việc tìm tòi sự đóng góp của các tác giả, tác phẩm văn học trữ tình, ở luận
văn này chúng tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về truyện ngắn Thanh Tịnh trước năm 1945 - những truyện ngắn mang một phong vị riêng, đầy chất
thơ và tràn đầy một tình yêu quê hương tha thiết
3 Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự gần gũi nhau về phong cách,
quan niệm thẩm mỹ trong các truyện ngắn của các tác giả Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Thanh Châu,… Điều đó được thể hiện trong cách lựa chọn cốt truyện tâm lý, nhìn nhận khám phá hiện thực, chọn lọc các chi tiết của đời sống, cách xây dựng nhân vật truyện, cách tổ chức các tình huống truyện… Trong khi nghiên cứu về truyện ngắn Thanh Tịnh, chúng tôi cũng cố gắng phân tích sự ảnh hưởng của các tác giả văn xuôi trữ tình khác đối với ông cũng như sự ảnh hưởng của ông đối với các tác giả khác, đồng thời từ đó tìm hiểu xem sự phát triển của dòng văn xuôi trữ tình đã có tác động, ảnh hưởng tới các dòng văn học khác nói riêng và văn học nói chung giai đoạn 1930-1945 như thế nào, và nếu có thể, nó có ảnh hưởng gì tới văn học giai đoạn sau nữa hay không? Truyện ngắn Việt Nam
Trang 8đương đại giai đoạn này (cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI) cũng đang phát triển rất rầm rộ về số lượng tác giả, tác phẩm Nhưng liệu nó có chịu ảnh hưởng của văn học giai đoạn 1930-1945 trước kia không, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực? Điều đó không dễ dàng gì khi nhận xét, đánh giá, nhưng để tìm được mạch ngầm sự vận động liên tục trong dòng chảy truyện ngắn của văn học sử nước nhà là điều mong muốn của bất cứ người nghiên cứu văn học nào Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đặt tên cho đề
tài nghiên cứu của mình là: Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945
II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Bên cạnh hai nhà văn được coi là gần gũi nhất về phong cách, Thanh Tịnh ít được nghiên cứu toàn diện, kỹ càng hơn So với Thạch Lam và Hồ Dzếnh, số lượng các bài nghiên cứu về Thanh Tịnh không nhiều lắm Chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo luận về Thanh Tịnh một cách riêng biệt, độc lập Từ trước tới nay mới chỉ có luận án Phó Tiến sỹ của Phạm Thị Thu Hương (năm 1995) là đặt vấn đề nghiên cứu những đặc trưng về phong cách truyện ngắn của ba tác giả Thạch Lam-Thanh Tịnh-
Hồ Dzếnh và sự nghiên cứu về Thanh Tịnh nằm trong tương quan chung với hai tác giả kia Trong luận án của mình, Phạm Thị Thu Hương đã tìm
ra một số nét đặc sắc trong truyện ngắn của Thanh Tịnh, đi sâu vào phân
tích không gian làng Mỹ Lý, đặt làng giữa không gian sóng đối, coi các hình tượng dòng sông, con thuyền, câu hò, nhà ga, con tàu, tiếng còi là các
biểu trưng Có thể nói đây là những phân tích sắc sảo và sâu sắc Bên cạnh
Trang 9đó, luận án còn đề cập đến nghệ thuật truyện ngắn của Thanh Tịnh như tìm hiểu chất thơ trong văn xuôi, giọng điệu trần thuật xen trào phúng nhẹ nhàng Mặc dù vậy, do yêu cầu cũng như mục đích đặt ra của đề tài nên luận án dừng lại ở việc tìm hiểu, đặt phong cách của Thanh Tịnh trong dòng phong cách chung của cả ba nhà văn Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh
Những người đã từng viết hoặc nhắc đến Thanh Tịnh trong các bài viết nghiên cứu của mình là : Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung, Huy Cận, Vương Trí Nhàn, Vũ Ngọc Phan, Ngô Văn Phú, Thạch Lam, Thế Phong, Tầm Dương, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Việt Thắng, Hoài Anh, Phan Quốc Lữ, Ngô Vĩnh Bình, Trần Hữu Tá, Lưu Khánh Thơ, Phạm Thị Thu Hương,… Trong số các bài viết đó thì có tới năm, sáu bài được viết theo thể loại chân dung tác giả, trong đó có lược qua toàn bộ sự nghiệp của Thanh Tịnh bao gồm cả truyện ngắn, truyện dài, thơ, độc tấu, kịch,… Nói chung, các ý kiến đánh giá về truyện ngắn Thanh Tịnh trước 1945 là khá thống nhất, đều cho rằng “mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh như một bài thơ vịnh gọn và có dư vị trữ tình lắng sâu” (Trần Hữu Tá), “tấm lòng nghệ sĩ biết rung cảm một cách thiết tha trước cuộc sống chân chất, nguyên sơ, thuần phác đã mang đến cho truyện ngắn của ông không chỉ có chân, có tình mà còn rất có duyên” (Phan Quốc Lữ),
“cái mơ hồ bàng bạc” (Nguyễn Nam Trân), “nhiều truyện của Thanh Tịnh
có khuynh hướng lãng mạn rõ rệt”, và “một số truyện khác lại có khuynh hướng hiện thực Một chủ nghĩa hiện thực trữ tình”…
Trang 10Có thể nói người đầu tiên nhận ra tài năng văn xuôi của Thanh Tịnh
chính là Thạch Lam khi ông viết lời tựa cho tập truyện ngắn đầu tiên Quê
mẹ của Thanh Tịnh xuất bản năm 1946 Thạch Lam đã dùng những câu
chữ đẹp nhất để ca ngợi nó Ông đã hiểu và nhận thấy sự chi phối mạnh
mẽ của con người thi sĩ ở Thanh Tịnh đối với cách nhìn nhận cuộc sống:
“Có lẽ linh hồn người ở đấy còn nhiều màu sắc khác nhau, trong cuộc sống còn nhiều bi kịch khác, nhưng mà tác giả chỉ tả có cái vẻ êm ả và nên thơ Tâm hồn ưa thích cái gì vừa đẹp đẽ, vừa nhè nhẹ, tác giả không lách đi sâu, nhưng dừng lại ở một làn gió, ở một cái thoảng hương thơm của hoa
cỏ bốn mùa” Ông nhận thấy ở Thanh Tịnh một tình yêu quê hương xứ sở đằm thắm, thiết tha Thạch Lam đã có những nhận xét tinh tế về Thanh Tịnh: “Thanh Tịnh đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi sáo để ca hát những đám mây và làn gió lướt bay trên cánh đồng ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê” [57,350]
Là người thứ hai đánh giá về Thanh Tịnh, Vũ Ngọc Phan đã xếp Thanh Tịnh vào cùng dòng “tiểu thuyết tình cảm” với Thạch Lam, ông cho rằng : “Thứ tình cảm ở tiểu thuyết Thanh Tịnh là thứ tình êm dịu, nhẹ nhàng, thứ tình của những người dân quê hồn hậu Trung kì, diễn ra trong những khung cảnh sông nước, đồng ruộng… Cái tình quê trong hầu hết
các truyện ở tập Quê mẹ bao giờ cũng rung rinh, lai láng trong những đêm
trăng sáng, trên những mặt sông im hay trong những buổi chiều tà, gió hiu hắt thổi Tình, trăng, nước, đó là tất cả những cái làm tài liệu cho Thanh
Tịnh để xây dựng nên những truyện trong tập Quê mẹ” [26,193] Theo
Trang 11ông, “hầu hết những truyện ngắn của Thanh Tịnh lại chỉ rặt những cái đầy
thơ mộng, đầy huyền ảo”, một số ít còn lại như Ngậm ngải tìm trầm, Am
cu ly xe là có “cốt truyện hay, xây dựng vững chắc, phải cái văn viết cẩu
thả” [26,197]
Hà Minh Đức đã so sánh sự gần gũi về chất trữ tình, chất thơ trong sáng tác của Thanh Tịnh và một số nhà văn khác với nhà văn Nga Pauxtôpxki : “…kết hợp giữa phản ánh và bộc lộ cảm xúc cá nhân đậm chất trữ tình, chất thơ như sáng tác của Pauxtôpxki, Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh …” [42,33], “Có thể nói mạch truyện của Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh đã nói lên vẻ đẹp nội cảm của tâm hồn trước cuộc sống…” [42,37]
Nhà thơ Huy Cận phát hiện ra cái “mùi vị quê rất đậm” trong truyện ngắn của Thanh Tịnh : “Tôi muốn nói thêm một điều: bao áng văn đẹp ấy gợi đậm lòng yêu quê hương đất nước, yêu những gì là văn minh, văn hoá nước nhà, lại có những tác phẩm mà “mùi vị đất quê” rất đậm (như các truyện ngắn của Thanh Tịnh) thật là đáng trân trọng…” [46,1369]
Trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu khác thường chỉ đặt Thanh Tịnh trong mạch liên tưởng tới các tác giả, tác phẩm gần gũi cùng giai đoạn thì Nguyễn Hoành Khung, trong một số bài tiểu luận của mình đã dành nhiều sự chú ý tới Thanh Tịnh : “Và cả Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, nếu như được gọi là những cây bút hiện thực – một thứ hiện thực trữ tình – thì đâu phải là không có căn cứ” [44,10], “ Cây bút xứ Huế ấy có một hồn thơ lai láng, ngọt ngào, man mác, trữ tình…” [44,40], “Đúng như có người
Trang 12nhận xét, mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh là một bài thơ Với một tâm hồn quê hương đằm thắm, Thanh Tịnh không những dựng nên những bức tranh thiên nhiên thi vị mà còn đi vào những cuộc đời hiền lành, lầm lụi
mà đáng quý, đáng thương của người dân quê, đặc biệt là người phụ nữ…”[44,40], “Mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh là một bài thơ, mang chất thơ của cảnh vật và tâm hồn con người Việt Nam bình dị xiết bao thương mến Song ngòi bút rất thi sĩ ấy không chỉ khai thác những gì thi vị, ngọt ngào, mà còn viết nên những trang nhức nhối, đầy ám ảnh về số phận thê thảm của người nghèo khổ trong cuộc sống vật lộn dữ dội với đời sống” [45,14]
Hoài Anh khi viết chân dung Thanh Tịnh đã nhận xét: “Hầu hết truyện ngắn Thanh Tịnh là truyện kể (récit)”[59,1148], “Thanh Tịnh để tâm hồn tràn ngập ánh trăng, dòng sông và câu hát, sống giữa những con
người quê chất phác, giản dị như chị Sương trong Tình thư, cô Hương trong Quê bạn” [59,1150]
Vương Trí Nhàn thì cho rằng: “Chỗ khác của Thanh Tịnh so với một
số tác giả thời tiền chiến, là khi diễn tả những nỗi bất hạnh của con người ông không làm cho nó chói lên quá đáng, nhân vật trong truyện cũng như tác giả không kêu to sau các trang sách, song sự bất hạnh vì thế lại hiện ra không ai có thể cưỡng lại nổi, nó như không khí bao quanh người ta, và sống lâu với nó, ta quen đi lúc nào không biết” [64,230]
Nguyễn Mạnh Trinh viết về Thanh Tịnh : “Quê hương của ông là nơi
chốn của thơ mộng huyền ảo, của những lãng mạn thăng hoa thành ngôn
Trang 13ngữ Đọc lại, những câu văn mang âm hưởng thi ca với văn phong tuỳ bút sang cả làm cho trí tưởng tượng như bị kích thích và đi xa hơn những phong cảnh thường nhật”… “Thơ Thanh Tịnh bình dị, truyện ngắn Thanh Tịnh sâu sắc, và hình như trong tất cả văn mạch của ông phảng phất những nỗi buồn” [58]
Điểm lại tất cả những bài viết mà chúng tôi tìm đọc được, có thể thấy một điều như sau: mặc dù các công trình nghiên cứu về Thanh Tịnh chưa thật nhiều như một số tác giả khác nhưng hầu hết các ý kiến đánh giá đều thừa nhận sự đóng góp của Thanh Tịnh trong nền văn học nước nhà nói chung và trong thể loại truyện ngắn nói riêng
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ cơ bản :
- Khảo sát, tìm hiểu và phân tích truyện ngắn Thanh Tịnh qua các bình diện: tìm hiểu con đường sáng tác của Thanh Tịnh; thân phận con người và những giá trị nhân bản cao quý trong truyện ngắn Thanh Tịnh; một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Thanh Tịnh
- Tìm ra những nét đặc sắc riêng của truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, ảnh hưởng hai chiều của truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện này và ảnh hưởng của cả dòng truyện tới văn học giai đoạn 1930-1945 và các giai đoạn sau
Trang 14IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong tổng thể sáng tác của Thanh Tịnh, chúng tôi chọn toàn bộ truyện ngắn sáng tác trước năm 1945 làm đối tượng nghiên cứu Đó là các tập truyện ngắn:
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện công trình này, chúng tôi tiến hành các thao tác:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp thống kê
VI ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1 Bằng việc tìm ra những nét đặc sắc riêng trong truyện ngắn Thanh Tịnh sáng tác trước năm 1945, luận văn sẽ góp thêm một tiếng nói trong việc khẳng định vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại,
Trang 15góp phần vào việc giảng dạy và nghiên cứu về tác phẩm của ông trong nhà trường nói riêng và trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam nói chung
2 Ngoài ra luận văn còn muốn đề cập đến ảnh hưởng hai chiều của truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, ảnh hưởng của dòng truyện ngắn này trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-
1945 và các giai đoạn sau
VII CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được bố cục theo các phần sau:
1 Mở đầu
Phần này bao gồm các mục: Lý do chọn đề tài; lịch sử vấn đề; nhiệm
vụ nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; đóng góp của luận văn; cấu trúc của luận văn
2 Nội dung
Được chia thành ba chương:
Chương 1: Từ nhận thức về dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 đến việc tìm hiểu con đường sáng tác của Thanh Tịnh
Chương 2: Thân phận con người và những giá trị nhân bản cao quý trong truyện ngắn của Thanh Tịnh
Chương 3: Đặc điểm truyện ngắn Thanh Tịnh qua một số phương diện nghệ thuật
3 Kết luận
4 Tài liệu tham khảo
Trang 16I QUAN NIỆM VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH
Ruby V Redinger trong Bách khoa toàn thư Mỹ (Encyclopedya
American) xác định: “Truyện ngắn là một hình thức văn học, bản chất của
nó bao hàm trong những từ làm thành phần tạo nên tên gọi của nó Với tư cách là một câu chuyện, nó kể lại một chuỗi sự kiện hoặc một biến cố liên quan đến con người trong hoạt động thể chất hoặc tinh thần Vì thế, giống
Trang 17mọi hình thức văn xuôi hư cấu khác, nó mô tả bằng ngôn từ; và thành công của nó phụ thuộc vào sự tiếp xúc trực tiếp đạt được giữa người đọc và đối tượng miêu tả Với tư cách là truyện ngắn, dĩ nhiên, nó không thể thực hiện mối tiếp xúc trực tiếp này bởi các phương tiện phổ biến đối với tiểu thuyết, như là xây dựng nhân vật chậm rãi, miêu tả thật chi tiết và lặp lại Đặc biệt là nó phải miêu tả với độ nhanh nhạy và trọn vẹn giống như một tấm gương” (dẫn theo Lê Huy Bắc) [14,19]
Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Trần Đình Sử, Lê Bá Hán,
Nguyễn Khắc Phi viết : “… truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống của tâm hồn con người… Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn
ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người… Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn
và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa
nói hết.” [6,371]
Từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê (chủ biên) ghi : truyện ngắn là
“truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật” [8,1034] ; trữ tình :
“có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người, kể cả bản thân người nghệ sĩ, trước
cuộc sống” [8,1035]
Về thuật ngữ “trữ tình”, trong Từ điển thuật ngữ văn học viết : “Nếu
tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện lại một cách khách quan các hiện tượng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh đời
Trang 18sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người
tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh Phương thức trữ tình cũng tái hiện các hiện tượng của đời sống, như trực tiếp miêu tả phong cảnh thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục, … nhưng sự tái hiện này không mang mục đích tự thân, mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng Do đó, nó thường không có cốt truyện, hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này và dung lượng của nó thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài) … [6,373]
Bùi Việt Thắng gọi truyện ngắn trữ tình là kiểu truyện ngắn tâm tình:
“Truyện-tâm tình còn được gọi là truyện ngắn gần với thơ vì trong đó có
sự phối hợp giữa việc diễn tả cảm xúc trữ tình với kể chuyện Truyện ngắn trong bản chất của nó là một thể loại tự sự - trữ tình cô đúc, ý ngoài chữ, tạo ấn tượng và liên tưởng [15,138] … “Trong kiểu truyện ngắn-tâm tình,
sự cảm thụ thiên nhiên trong toàn bộ các giác quan là một đặc điểm trong
cách miêu tả của nhà văn” [15,140]
Nguyễn Minh Châu lý giải về bản chất của loại truyện này: “Có những người viết truyện ngắn sau khi đã diễn tả cái diễn biến bên ngoài, hoặc tả hết sức tiết kiệm mà chỉ chuyên chú vào cái bên trong, vào cái mà nhân vật thu nhận được ở bên trong tâm hồn họ, bằng những câu đối thoại, bằng những phản ứng tâm lý rất tinh tế Vì thế đã đẻ ra một loại truyện ngắn mà ta thường gọi là truyện không có cốt truyện Chẳng qua chỉ là một thủ đoạn văn học cốt để nhân vật và phần nội tâm của nhân vật trực tiếp
tiếp xúc với người đọc” (dẫn theo Bùi Việt Thắng) [15,138]
Trang 19Trong luận án của mình, Phạm Thị Thu Hương viết: “Trong tác phẩm trữ tình, yếu tố chủ quan của nhà văn bao giờ cũng rất đậm nét, và
nó được thể hiện ở tất cả các phương diện nghệ thuật: Dù tả cảnh, tả ngoại hình nhân vật hay nội tâm nhân vật,… Truyện ngắn trữ tình thường không
có cốt truyện Nó có kết cấu gần với cấu tứ của thơ trữ tình Truyện ngắn trữ tình thường đi sâu miêu tả một cách tinh tế những phản ứng của tâm thức đối với “kinh nghiệm sống” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) Ý nghĩa của truyện thường gắn với không khí bàng bạc, tâm trạng… bàng bạc trong tác phẩm” [80]
Có thể thấy, truyện ngắn trữ tình chưa có một khái niệm chính thức nào Là một dạng trong thể loại truyện ngắn, có người quan niệm nó là
“kiểu truyện-tâm tình”, có người cho là “truyện ngắn trữ tình”, có người gọi là “truyện không có cốt truyện”, hoặc “văn xuôi trữ tình” … Trong luận văn này, chúng tôi xin được mượn những phân tích đặc trưng về
“phong cách truyện ngắn trữ tình” của các nhà phê bình văn học đi trước
để làm cơ sở phân tích truyện ngắn của Thanh Tịnh trước năm 1945 (tính phi cốt truyện, cấu trúc tác phẩm lỏng lẻo, sự bộc lộ chủ thể ở mức độ cao, hướng tới thiên nhiên, tình huống truyện, nhân vật truyện, ngôn ngữ
Trang 20học hiện đại hình thành trên cơ sở những tiền đề về lịch sử, xã hội và văn học nhất định Có người lấy năm 1900 làm một cái mốc của văn học hiện đại, có người cho rằng văn học hiện đại gắn với thời kỳ 1930-1945, có người xếp văn học thế kỷ XX vào văn học hiện đại, … Do giới hạn phạm
vi nghiên cứu của đề tài, ở đây chúng tôi chỉ đặt vấn đề xem xét, nghiên cứu về dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, cụ thể hơn là trong quá trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam hiện đại thế kỷ XX
Đầu thế kỷ XX, truyện ngắn dân tộc viết bằng Quốc ngữ được đánh dấu bởi sáng tác của nhiều tác giả như: Phan Kế Bính, Tản Đà, Nguyễn Phương Chánh, Tam Lang, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Ái Quốc, Trần Quang Nghiệp, Huỳnh Minh Phụng, … Những truyện ngắn trong thời kỳ này thường được viết với lối viết biến nhân vật thành người phát ngôn tư tưởng chủ quan của nhà văn, đối thoại dài dòng, ngôn ngữ ước lệ, khuôn sáo, biền ngẫu, kết thúc có hậu…
Bước sang thập kỷ 30, truyện ngắn khởi sắc và nhanh chóng trở thành một thể loại mạnh, thực sự chiếm lĩnh văn đàn Trong vòng mười lăm năm
từ 1930 đến 1945, số truyện ngắn đăng rải rác trên các báo chí và xuất bản thành tập riêng chắc phải hàng ngàn Riêng nhà văn Nguyễn Công Hoan
đã có khoảng 250 truyện ngắn Công chúng trở nên quen thuộc với tên tuổi của hàng loạt nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, … Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét truyện ngắn thời kỳ này thật sự phong phú, đặc sắc, đa dạng, đa dạng
về khuynh hướng thẩm mỹ, về phong cách, về bút pháp, về đề tài, màu sắc địa phương… Văn đàn dần hình thành nên những dòng truyện ngắn khác
Trang 21nhau, tuỳ thuộc vào sự nhận thức về hiện thực cuộc sống, quan niệm thẩm
mỹ, phong cách sáng tác của tác giả Có những truyện ngắn nghiêng về phản ánh, phê phán hiện thực cuộc sống đầy áp bức bất công,… như các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất Tố,…; có những truyện ngắn nghiêng về phân tích đời sống tâm hồn con người như các tác phẩm của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Bùi Hiển, Đỗ Tốn,… Dòng truyện ngắn trữ tình được hình thành từ các tác phẩm được viết theo phong cách trữ tình, nghiêng về phân tích đời sống tâm hồn con người của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Xuân Diệu,… Sự thành công của truyện ngắn đã khẳng định ưu thế vượt trội của thể loại này trong nền văn học nước nhà
Sau 1945, truyện ngắn Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới do sự ảnh hưởng của những biến động về chính trị, xã hội Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một thời đại mới với nhịp sống khẩn trương, nhân dân được giải phóng và vươn lên làm chủ số phận mình Hàng loạt truyện ngắn ra đời là những thiên truyện đầy ắp hơi thở cuộc sống và không khí thời đại, phản ánh cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của nhân dân Bên cạnh các nhà văn đã thành danh từ trước cách mạng, xuất hiện một lớp nhà văn mới, trẻ tuổi, trưởng thành trong cuộc kháng chiến như Trần Đăng, Hồ Phương, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khải,… Truyện ngắn thời kỳ này được đánh giá là mang tính chất “phong trào”
Sang giai đoạn 1955-1975, truyện ngắn đã có thêm tác giả và một số phong cách tiêu biểu như Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Đỗ Chu, Vũ Thị Thường, Lê Minh Khuê,… Bên cạnh những truyện ngắn hay viết về những khoảnh khắc tiêu biểu của
Trang 22cuộc sống trong chiến tranh là những truyện ngắn đi theo một khuynh
hướng mới, truyện ngắn-thơ của Nguyễn Thành Long với Lặng lẽ Sapa, Nguyên Ngọc với Rẻo cao, Đỗ Chu với Hương cỏ mật, Ma Văn Kháng với Khúc hát Mèo… Ma Văn Kháng nói: “Truyện ngắn phải có cái gì bay bay
một tí, không nên mơ màng quá, mà trần trụi quá cũng không ổn” (dẫn theo Bùi Việt Thắng) [15,197] Những truyện ngắn-thơ giai đoạn này được viết nên từ chất liệu do cuộc sống kháng chiến cung cấp về cái đẹp, cái nên thơ, cái anh hùng và cái phi thường, với một ngôn ngữ trong sáng và thấm
đẫm chất thơ Không khí nghệ thuật bao trùm trong Lặng lẽ Sa Pa là một
không khí lặng lẽ, mơ màng và sâu lắng Sa Pa đẹp đến nao lòng người:
“Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”
Truyện ngắn sau 1975 đến 1985 đi vào phân tích hiện trạng tinh thần
xã hội sau chiến tranh Đời sống tinh thần của con người sau chiến tranh với những nỗi cô đơn, sự đau khổ về thể xác và tinh thần, sự hoài nghi giữa trung thành và phản bội, những cảnh ngộ và số phận con người được
chú ý khai thác nhiều bởi các nhà văn Nguyễn Minh Châu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Nguyễn Quang Thân (Người không đi cùng chuyến tàu), Lê Hoàng (Lời cuối trong kịch bản)…
Truyện ngắn cuối thế kỷ XX xuất hiện một loạt tên tuổi mới với Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Phạm Ngọc Tiến, Lưu Sơn Minh… Đề tài, nội dung phản ánh, cách viết, hình thức truyện phong phú, đa dạng, có nhiều tìm tòi, phát hiện mới Mỗi tác giả đều tạo được cho mình một ấn tượng
Trang 23khá riêng biệt với độc giả Cuộc sống hiện thực hằng ngày, những ẩn ức trong đời sống tinh thần con người (đặc biệt là phụ nữ), những ám ảnh sau chiến tranh, sự vật lộn trong cuộc sống mới theo cơ chế thị trường, sự trăn trở kiếm tìm những giá trị sống mới… tất cả đều được đưa vào các trang viết Nổi lên như một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam cuối thế
kỷ XX, bên cạnh những truyện ngắn gây xôn xao văn đàn vì khả năng phản ánh thực trạng tha hoá của con người trong một xã hội có nhiều phức
tạp như Tướng về hưu, Không có vua, Những người thợ xẻ,… Nguyễn
Huy Thiệp còn có một mạch văn quan trọng khác đầy chất lãng mạn và trữ
tình với Con gái thuỷ thần, Chảy đi sông ơi, Thương nhớ đồng quê, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt,… Cùng một mạch văn theo phong cách trữ tình thời kỳ này là các truyện ngắn của Đỗ Chu (Hoạ mi đang hót), Nguyễn Bản (Ánh trăng), Linh Vang (Mưa trên nỗi buồn, Và mưa vẫn rơi, Một nhành lan),… Truyện ngắn của Linh Vang thường có một nỗi buồn
lan toả khắp mỗi câu mỗi chữ, nỗi buồn của tình yêu không thành, không tới hoặc có tới cũng ngậm ngùi, được viết với một phong cách trữ tình đằm thắm Truyện của chị giàu chất đời, nhưng không chỉ đơn thuần là những truyện tả chân, ở đây, tác giả đã bứt lên được trên cái có thực đến tận cùng
để tìm ra một cái gì đó cao hơn của con người, đó là đời sống tâm hồn vốn rất không rõ ràng rành mạch, vốn bí ẩn khó giải thích rạch ròi bằng lý trí
“Tôi dừng xe ở một khu ươm bán cây kiểng, bông hoa, tản một vòng, lựa mua một chậu lan Chỉ là một nhánh lan mỏng manh bé nhỏ chưa ra hoa Tôi muốn chăm sóc lan cho tới ngày nhìn thấy lan nở hoa, thấy được màu
tím của hoa” (Một nhành lan)…
Trang 24Nhìn qua những nét phác thảo về sự phát triển của truyện ngắn thế
kỷ XX, có thể thấy vẫn tồn tại một mạch truyện ngắn theo phong cách trữ tình Mạch truyện ngắn này khởi nguồn từ giai đoạn 1930-1945, chững lại
và gần như không phát triển ở giai đoạn 1945-1955 (giai đoạn này truyện ngắn theo phong cách sử thi, truyện ký phát triển mạnh), bắt đầu lại ở một
số tác phẩm nghiêng nhiều về truyện ngắn-thơ hơn ở giai đoạn
1955-1975-1985, và lại phát triển mạnh ở cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI này với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Chu, Nguyễn Bản, Nguyễn Ngọc Tư, Linh Vang, Mai Ninh, … Sở dĩ chúng tôi cho rằng mạch truyện này vẫn tồn tại và có xu hướng phát triển mạnh vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là bởi nó đáp ứng được những tiêu chí đặc trưng của dòng truyện ngắn trữ tình: tính phi cốt truyện, sự bộc lộ chủ thể ở mức độ cao, cấu trúc tác phẩm lỏng lẻo, hướng tới thiên nhiên,
… Một trong những nhà văn trẻ viết truyện ngắn theo phong cách trữ tình đang được dư luận đặc biệt chú ý trong những năm gần đây là Nguyễn Ngọc Tư Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dịu dàng, đằm thắm, không
ồn ào lên gân mà đi sâu vào phân tích tâm lý con người một cách nhẹ nhàng, sắc sảo, tinh tế Nhân vật của chị là những con người bình dị, chân chất trong cuộc sống, với những mối tình đẹp, buồn và dường như không
có thật của cuộc đời này Đó là những mối tình mộc mạc, chân thành và dung dị như chính người dân vùng đồng bằng Nam bộ Truyện của chị trăn
trở trong những nỗi nhớ quê hương: Dòng nhớ, Qua cầu nhớ người, Nhớ sông, Nước chảy mây trôi, … và những mối tình đẹp: Hiu hiu gió bấc, Thương quá rau răm, Chiều vắng, Huệ lấy chồng, Mối tình năm cũ,…
Trang 25Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đem đến cho người đọc một cảm giác thư thái, an bình, bị cuốn hút bởi mạch truyện và văn phong êm dịu, nhẹ nhàng nhưng không hề nhàm chán Mỗi câu văn như một lời thủ thỉ, tâm tình đầy quyến rũ như những câu thơ được viết bằng văn xuôi
III NHỮNG GƯƠNG M ẶT TIÊU BIỂU TẠO NÊN DÕNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH 1930-1945
Với sự ảnh hưởng đặc biệt về phong cách viết của mình đối với một
số nhà văn khác cùng giai đoạn, có thể nói Thạch Lam (sinh năm 1910, mất năm 1942, tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) là người khởi xướng một cách không chính thức, đồng thời cũng là đại diện tiêu biểu của dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 Truyện của Thạch Lam đem đến cho văn xuôi đương thời một cách cảm thụ tinh vi, bình dị, mới mẻ, đầy khám phá đối với thế giới nội tâm của con người Ông đặc biệt tinh tế khi phát hiện, phân tích những biến thái nhỏ nhất của tâm hồn Thạch Lam thường khai thác chất thơ trong đời sống hằng ngày Ông quan tâm, phơi bày đời sống nội tâm tinh tế, phong phú của nhân vật hơn là những biến cố, sự kiện bề ngoài hay những xung đột giàu kịch tính Truyện của ông thường mang yếu tố phi cốt truyện, loại
truyện không có truyện Hai đứa trẻ không hề có hành động phát triển
xung đột, mà chỉ toát lên một tâm trạng, một không khí Nó chỉ là câu chuyện kể lại cái cảnh hai chị em ngồi trông một ngôi hàng tạp hoá nghèo nàn trong một buổi tối như bao buổi tối khác Bóng tối - bầu trời và những ngọn đèn, đó là những điểm tựa khơi dậy trong cô bé Liên một chuỗi những liên tưởng, những kỉ niệm Ở đây, người đọc không chỉ cảm nhận
Trang 26được tâm hồn đầy lãng mạn với những ước mơ đẹp đẽ của hai đứa bé nghèo ở một cái ga xép nhỏ mà còn cảm thấy hồn của quê hương, đất nước toả ra từ cái không gian thanh bình thấm đẫm chất thơ của những buổi chiều “êm như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”, những buổi tối có “vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay len vào những cành cây”, và những “đêm mùa hạ êm ả như nhung và thoảng qua gió mát”… Sở trường của Thạch Lam trong truyện ngắn là đưa
ra một biến thái về tâm hồn, một chuyển hướng tâm lý Từ buồn ra vui, từ giận ra thương, từ lãnh đạm ra tha thiết, từ yêu ra ghét, hay ngược lại Một anh chàng ăn chơi trác táng về nhà khuya mệt mỏi chán chường, sáng dậy bỗng thấy vui vẻ nhẹ nhàng trước cảnh ngày trời mai tươi mát và hình ảnh
bà mẹ già trìu mến phúc hậu (Buổi sớm, Nắng trong vườn) Những biến
đổi tình cảm như trên làm phần then chốt ở rất nhiều truyện của Thạch
Lam như : Gió đầu mùa, Những ngày vui, Một cơn giận, Sợi tóc, Tình xưa, Bên kia sông,… Nhà phê bình Phong Lê nhận xét “Ở thế giới nghệ thuật
truyện ngắn Thạch Lam, tất cả đều hiu hiu, đạm đạm, không có sự chói gắt, không có những vang động mạnh, nhưng lại gợi bao ám ảnh về số phận con người Những truyện hay của Thạch Lam, thường có nhiều bóng tối: không phải cái “tối như mực”, mà cái tối của hoàng hôn, của ánh ngày tàn” [73,92] Thời gian nghệ thuật của ông là hiện thực được kéo lùi về
quá khứ (Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ) Không gian nghệ thuật của ông thường là các phố huyện, chợ huyện, phố ga (Cô hàng xén, Tối ba mươi, Nhà mẹ Lê) Nhân vật của ông phần nhiều không rõ tính cách, chỉ
bộc lộ những tâm trạng, những nét tâm lý Đó là những con người nội tâm,
có tâm hồn tinh tế, thường tự cảm về mình, giàu xúc cảm và ít hoạt động
Trang 27Truyện của ông giống như những bài thơ trữ tình, mà ở đó thiên nhiên được miêu tả không chỉ qua thị giác, thính giác mà còn ở cảm giác: “… trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí…Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ ở trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa… bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời
vào ” (Dưới bóng hoàng lan); “Ở ngoài trăng rằm vằng vặc, tường vôi
sáng trắng lên chói lọi Hai dãy chậu lan cắt bóng xuống mặt sân, và các lá
lan đen sẫm lấp lánh ánh trăng cong” (Tình xưa)…, và những trạng thái
thay đổi thật tinh tế trong tâm hồn con người: “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ
ở đâu đây, khiến chàng vương phải” (Dưới bóng hoàng lan); “đôi mắt chị
bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của cô; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man
mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” (Hai đứa trẻ); “Tôi thấy lòng nao
nao vừa bực vừa buồn, như thấy một sự gì êm đẹp đang mất đi mà không
còn can đảm giữ lại được nữa” (Tình xưa)…, với một giọng văn rất riêng:
thủ thỉ, nhẹ nhàng, đôi khi gần như thì thầm: “chúng tôi nghe ngóng cái yên lặng của buổi trưa, hình như theo dòng nước trôi ánh nắng đi xa”
(Nắng trong vườn); “Gió thơm nhẹ và thoang thoảng tới bông hồng nhung
thẫm tan vào đêm tối… cánh hồng nhung đen thẫm… đẫm một mùi hương
nồng và ân ái” (Đêm sáng trăng)… Với những truyện ngắn mang một
phong cách độc đáo, riêng biệt, Thạch Lam quả đã có đóng góp rất lớn cho
sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam, và đặc biệt là ông đã để lại những ảnh hưởng rất rõ rệt cho những nhà văn khác như Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh,
Đỗ Tốn, Ngọc Giao, Thanh Châu…
Trang 28Rất gần gũi và bị ảnh hưởng về phong cách viết từ Thạch Lam là nhà văn mang trong mình hai dòng máu Việt - Hoa, nhà văn Hồ Dzếnh Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh, sinh năm 1916, mất năm 1991 Truyện ngắn của Hồ Dzếnh là nỗi đau và niềm cảm thương, cả hai đều vô hạn, ẩn chứa, tiềm tàng như hai con suối được khơi lên với một tiết tấu khi dạt dào, lúc thấm thía, ngân nga và không lúc nào ngừng nghỉ Hai con suối ấy đều là hoài niệm, từ cái nhìn ngược lại phía sau, phía quá vãng của chủ thể sáng tạo - mà ở đây cũng là chủ thể trữ tình, vì vậy bao giờ cũng bâng
khuâng man mác Tuy viết không nhiều nhưng với tập truyện ngắn Chân trời cũ, Hồ Dzếnh đã để lại nhiều dư vị đặc biệt trong lòng độc giả bởi tấm
lòng nhân hậu, giàu thương cảm, ở sự gắn bó với quê hương, và ở ngòi bút trữ tình thấm đượm, chan chứa chất thơ Mỗi truyện ngắn ở đây là một cảnh đời, của người thân trong gia đình hoặc người trong làng xóm của tác giả lúc tuổi thơ, cũng là một mảnh tâm hồn của nhà văn cất giữ trong đó Tác phẩm có chất thơ của hoài niệm buồn thương, cũng là chất thơ toát lên
từ những cuộc đời vất vả đau thương của con người Việt Nam, quê ngoại
mà tác giả gắn bó bằng cả máu thịt và tâm hồn mình Ở Hồ Dzếnh, tình cảm gắn bó tha thiết đối với đất nước Việt Nam, “dải đất súc tích những
tinh hoa của văn chương, những công trạng lịch sử” (Chị Yên), hoà với
lòng yêu thương, quý trọng vô hạn đối với người mẹ, người chị nuôi,
“những đàn bà Việt Nam đã làm nên đất nước này, người đàn bà chỉ biết
có chịu khó vì chồng con, không bao giờ một lời phàn nàn hay oán hận,
mà cái ước mong sung sướng nhất là cứ được hi sinh mãi”(Thạch Lam -
Tựa Chân trời cũ) Văn Hồ Dzếnh thường đượm buồn, song không phải
thứ buồn thi vị ngọt ngào mà là nỗi buồn của chính những “số phận bắt buộc phải buồn rầu”, “người nào cũng mang một tâm hồn đau khổ” Kể về
Trang 29cuộc đời đau khổ của những người thân yêu đó, Hồ Dzếnh thường day dứt, xót xa Văn Hồ Dzếnh giàu cảm xúc, ý vị, tuy mực thước, trau chuốt, mà đầy lắng đọng Đó là chất giọng tâm tình cứ nhẩn nha mà khắc hoạ, mà lưu giữ trong tâm trí người đọc bao cung bậc thiết tha, buồn vui, yêu ghét,… Văn ông âm vang một nhạc luật, một tiết tấu khi tha thiết, khi hùng hồn, cuốn người đọc cùng đi bằng một thứ ma lực vô hình khó lòng cưỡng nổi:
“ Chỉ sau mươi phút, không còn một miếng cơm, một khúc cá nào sót lại trên mảnh lá chuối héo Tất cả lương thực ngọt ngào trôi qua cổ họng, đảo lộn trong cái dạ dày vô bệnh, để biến thành những dòng máu hùng cường
luân lưu nuôi mạch sống, và nuôi lớn mãi cái chí nguyện giang hồ” (Ngày gặp gỡ) Thiên nhiên trong truyện ngắn Hồ Dzếnh thật đa dạng trong sự
liên tưởng đầy chất thơ: “Nắng tắt dần dần chỉ còn ánh vàng pha sắc tím Hoàng hôn ở đây không như hoàng hôn của Giang Tây, Hồ Bắc, hoàng
hôn ở đây ưu hoài như một chinh phụ nhớ chồng” (Ngày gặp gỡ); “Bầu
trời sáng và rộng, luôn luôn thấy những buổi hiền hoà, cây xanh gió mát
nhịp nhàng với nhau như trong một bài thơ cổ” (Trong bóng rừng) Hồ
Dzếnh có một khả năng diễn tả tâm trạng mơ hồ rất tốt, nhiều đoạn viết của ông đầy sự lung linh, huyền bí, xa xôi, lơ lửng: “Fin đắm chìm trong công việc, trong lòng trẻ nhỏ thốt nổi dậy một thứ rung động thầm kín, cái cảm giác đẹp đẽ mà tôi không tìm thấy được nữa trên đường đời… Nhiều lúc Fin nghiêng đầu, lắng tai vào không khí, tựa hồ như nghe ngóng một
tiếng gì huyền bí, trong cái dáng điệu lơ đãng rất đáng yêu” (Trong bóng rừng) Đây là đoạn tả cảm giác của tác giả trước cái đẹp của Fin, một bông
hoa rừng thật đẹp nhưng xa lạ, một thứ hương thơm mà kẻ nhìn ngắm nó không thể cầm nắm được trong tay Văn xuôi của Hồ Dzếnh đã thật sự mở rộng khả năng của truyện ngắn trữ tình Phá bỏ cái khung chật hẹp của thể
Trang 30loại, đưa vào đó cái kích thước tối ưu của sự tự biểu hiện, ông đã tạo nên
sự giao thoa, nối tiếp giữa truyện và thơ, không cần cốt truyện hấp dẫn, không cần nhân vật có tính cách độc đáo Truyện ngắn Hồ Dzếnh thường
ôm trùm dung lượng của cả một đời người, một kiếp người Ông không kể
và tả tỉ mỉ các biến cố bất hạnh đẩy nhân vật đến tình trạng trôi dạt, bi đát
mà thường dùng bút pháp tự sự khái quát Cái quan trọng chính là thái độ riêng tư, niềm thương cảm xót xa của ông trước những cảnh ngộ, biến cố
ấy Vì vậy dấu ấn của tình cảm, cảm xúc và trạng thái tinh thần của người trần thuật thường lấn lướt hơn, được tô đậm hơn so với biến cố và sự kiện
bên ngoài Cốt truyện trong Chị Yên được kiến tạo bởi sự liên kết các trạng
thái tâm lý gồm sự ân hận vì hành vi bất công, thô bạo đối với Yên trong quá khứ; nỗi căm phẫn nghẹn ngào trước người cậu khốn nạn đã làm tan nát cả đời chị; lòng đau xót cho cái chết bi thảm của chị và của chồng con chị So với Thạch Lam, Hồ Dzếnh bộc lộ mình qua những dòng độc thoại rộng rãi, chủ quan và thống thiết hơn Do vậy, truyện ngắn của ông giống như tuỳ bút-thơ hơn
Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, Xuân Diệu 1985) cũng đồng thời là một cây bút viết truyện ngắn đặc sắc Hai tập
(1916-Phấn thông vàng và Trường ca đã góp cho văn đàn Việt Nam những
truyện ngắn mang hương sắc riêng, những truyện không có truyện mà chan
chứa chất thơ Nhà thơ tù nhân của chữ Tình (Chu Sơn), có trái tim cháy
bỏng, luôn thèm khát sự sống tới cuồng nhiệt đó tỏ ra rất ghê sợ lối sống nhàm tẻ, tù đọng trong “cái Ao Đời bằng phẳng” giết chết con người trong
lúc sống Toả nhị kiều là hình ảnh giàu sức gợi về những cuộc đời nhạt
nhẽo, vô vị Ở đây, người viết tách ra khỏi nhân vật, xem nhân vật là đối
Trang 31tượng quan sát, còn tâm tình, cảm nghĩ của người viết là khúc xạ, là kết quả những âm vang toát ra từ hai cuộc đời lỡ nhịp, tẻ nhạt “không ánh nắng, chẳng hương người” của hai cô gái Hà Thành: “ngồi trong một buổi chiều rất đỗi ngẩn ngơ, một buổi chiều triền miên của sự vật và của linh hồn, một buổi chiều trong nhà và trong tâm lý Tôi như cảm nghe sự mờ nhạt của cuộc đời, khi trông thấy hai cô” Suốt đời, Xuân Diệu căm ghét sự sống mòn “không tối đen mà xam xám nhờ nhờ” đó, nó giết chết con người ngay trong lúc sống, mà những tâm hồn khát sống phải vùng vẫy tung ra Có những lúc, nhà thơ của xuân và tình đó chan chứa niềm thương cảm đối với những cuộc đời nghèo khổ bị hắt hủi Hình ảnh bà lão nghèo lủi thủi, như cái bóng chìm mất trong bóng tối trên con đường chiều đã gieo vào lòng Xuân Diệu nỗi “thắc mắc, lẫn kinh dị trong vô hạn xót thương”: “Bà già hay là hiện hình của sự đau khổ?… Bà lão về đâu? Một ổ
rơm nếp bên đường, hay một cái chòi lạc giữa bụi cây?” (Thương vay)
Ngay từ tuổi thơ, Xuân Diệu đã sớm có dịp thấm thía những cảnh đời
ngang trái, bất công Cái hoả lò, Đứa ăn mày, … là những cảnh đời
thường tủi nhục như thế: “Một cậu nhỏ mười sáu tuổi, một thằng bé mười hai tuổi, hai đứa đâu phải là người lớn để sửa lại một cảnh đời! Chỉ có nước mắt, và những cơn quặn lòng, ruột gan xoáy lại” Đó cũng chính là những kỉ niệm xót xa trong tuổi thơ của tác giả vốn giàu lòng thương cảm đối với những cuộc đời đau khổ, bị ruồng rẫy, hắt hủi Xuân Diệu viết văn như làm thơ Cốt truyện chỉ như cái cớ khơi gợi và mở ra những hướng liên hệ, suy tưởng Truyện ngắn của ông luôn có một dòng cảm nghĩ trôi chảy như con suối nhỏ róc rách đem đến sự trong trẻo tươi mát cho tác phẩm Điều ông quan tâm là sự tự bộc lộ và giãi bầy tâm trạng Những trạng thái tâm hồn thay thế cho các sự kiện, biến cố ly kỳ của truyện tự sự
Trang 32thông thường Điều này đã làm biến đổi chủ thể sáng tạo để biến người viết văn xuôi trở thành một thi sỹ trong khả năng cảm nhận và tự biểu hiện mình Những liên tưởng, so sánh tạt ngang với những liên tưởng bất ngờ,
đa chiều ở những đoạn trữ tình ngoại đề luôn được mở rộng trong truyện ngắn Xuân Diệu tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ: “tôi thương hai cô như hai con vật ngẩn ngơ trong rừng lạnh khi chiều giăng lưới qua muôn gốc cây”,
“nhiều lần theo một liên tưởng nhanh chóng, tôi nghĩ đến những cụ già còn đôi chút sức lực ngày ngày quanh quất giữa bàn ghế trong nhà”, “tôi lại nhớ những khi xế trưa, khi nắng ngã vào bếp nhà tôi Nắng vàng phai lặng, chán ngán làm sao! Lúc ấy mọi người đều cảm thấy mơ hồ nỗi nhạt nhẽo
của ngày này tiếp ngày nọ” (Toả nhị kiều) Truyện ngắn Thu của ông có lẽ
gần với đoản văn hoặc tuỳ bút hơn Đó là một giọng văn đầy lãng mạn, đầy thơ với những cảm nhận bay bổng, chơi vơi, mơ màng Ông viết những cảm nhận của mình về mùa, về yêu: “Thu không phải là mùa sầu
Ấy chính là mùa yêu, mùa yêu nhau bằng linh hồn, mùa những linh hồn yêu mến nhau […] Xuân, người ta vì ấm mà cần tình Thu, người ta vì lạnh sắp đến mà cũng rất cần đôi Cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung, những linh hồn cô đơn thả ra những tiếng thở dài để gọi nhau, và lòng tôi nghe tất cả du dương của thứ vô tuyến điện ấy” Truyện ngắn
Phấn thông vàng là truyện của một chàng hoạ sỹ Hoạ sỹ là người có tâm
hồn lãng mạn, nhạy cảm Đã vậy, trên bước đường lang thang của mình, chàng hoạ sỹ lại bất chợt gặp được một cảnh rừng thông với sắc vàng
“không rực rỡ nhưng nguy nga” đẹp đến mê hồn Chàng hoạ sỹ là người
đã từng yêu, mà yêu không phải ít, tới ba lần, nhưng rồi kết cục lần nào cũng gặp đau khổ Là hoạ sỹ, mà trong hồn chàng lại trú ngụ sẵn một hồn thơ nữa Vì thế, cái tâm hồn nhạy cảm, yếu đuối ấy đã sầu đau biết bao khi
Trang 33gặp thất bại trên tình trường Và buổi chiều hôm ấy, may mắn thay, chàng
đã gặp được một “rừng thông đang yêu” Chàng đã mở lòng mình để nhận lấy “bài học ngụ trong bài thơ của phấn thông vàng” Bởi “tình yêu có bao giờ mất” Xuân Diệu đã tả rất đẹp cảnh này: “Không gian đã thành một điệu vàng mênh mông: nắng vàng nhuộm vàng những cây, và phấn thông vàng lẫn vàng trong nắng” Bút pháp trữ tình lãng mạn của ông có lẽ đã quá thành công trong truyện ngắn này
Thanh Châu, Ngọc Giao là những cây bút mà tên tuổi gắn liền với tờ
Tiểu thuyết thứ bảy trong suốt thời gian dài Thanh Châu tên thật là Ngô
Hoan, sinh năm 1912, quê tại huyện Diễn Châu, Nghệ An Ngòi bút Thanh Châu trước năm 1945 nhẹ nhõm, trong trẻo, trong những chuyện tình thoáng qua, chỉ còn lại như một kỷ niệm đẹp không phai mờ Chất lãng mạn ở Thanh Châu không phải là thứ lãng mạn phóng đãng “vui vẻ, trẻ trung”, mà thường là những rung cảm nghệ sỹ trước cái đẹp, cái thiện, ít nhiều mang màu sắc lý tưởng Nhân vật trong truyện ngắn Thanh Châu thường xuất hiện nhiều giới công chức sang trọng, nghệ sỹ, dân trung lưu thị xã, thị trấn, dân nghèo cư ngụ ven thành phố Cốt truyện của Thanh Châu đơn giản, tình huống nhẹ nhàng, tình tứ mơ màng buồn thương như
Hoa ti gôn, Tà áo lụa, … Truyện của ông thường chứa đựng những yếu tố
tinh thần: tâm trạng xót xa trước kiếp người bất hạnh; thái độ tán thành đức hy sinh, lòng chung thuỷ; sự trân trọng đối với những tình cảm trong sáng: “Cả đêm, Bình mơ thấy một tà áo mỏng như sương bay trong ánh
trăng thanh” (Tà áo lụa) Truyện của Thanh Châu có khả năng giúp con
người hướng thiện, có khi làm thức dậy trong con người những cảm nhận nhẹ nhàng nhưng nhuốm ý vị triết lí hướng thượng: “Vô ích cả, vô ích cả Lại bên bờ ta đây mà nghe ngóng một vài điều huyền bí về cõi đời này và
Trang 34cõi bên kia Như thế còn hơn…” (Ở Tây Hồ, một chiều sang xuân) Thanh
Châu chuyên đi vào những trạng thái tâm hồn nhân vật, ông đi tìm và thể hiện những vẻ đẹp tâm hồn, lắng nghe, rượt đuổi, cố nắm bắt và thể hiện cho bằng được những cung bậc tinh tế của tâm hồn Các sự việc, tình tiết thuộc đời sống sinh hoạt hằng ngày của nhân vật chỉ còn là nguyên cớ để bộc lộ thế giới nội tâm Lời văn của Thanh Châu rất đẹp, thanh lịch và sang trọng: “Trong thư, một dây hoa ti gôn nhỏ ép rơi ra Những nụ hoa chúm chím hình như quả tim vỡ làm mấy mảnh, đỏ hồng như nhuộm máu
đào” (Hoa ti gôn), “Ban đêm, đó mới là lúc các loài thảo mộc đua nhau
sống Một trận gió nhẹ thổi qua làm run rẩy và rời rụng những cánh hoa trên đám lá đen Tôi chợt hiểu tại sao đến cây cỏ cũng sống vội vàng,
mãnh liệt” (Vườn chanh)
Ngọc Giao (1911-1997), cũng như Thanh Châu, được coi là nhà văn
“chuyên về tình cảm” (lời Phùng Tất Đắc), thường đi vào những cảnh ngộ ngang trái, đượm buồn Trước 1945, truyện ngắn của Ngọc Giao thường nghiêng về đề tài đời sống tình cảm, đó là thứ tình cảm bi thương sầu uất Ngọc Giao đã tái hiện trong tác phẩm những cảnh đời ngang trái: thân
phận thảm thương đặc biệt của những người làm nghề “xướng ca” (Yên hoa, Đời tư Lã Bố), những ông già bà già bất hạnh vì con cái bất hiếu (Đời
nó thế, Thời gian),… Giữa những vùng nhân thế tối tăm, Ngọc Giao nhận
thấy không ít con người vẫn giữ được trái tim trong sáng, lòng nhân ái, đức hy sinh… Một số truyện ngắn của ông còn bày tỏ dấu ấn tình cảm gắn
bó với quê hương đất nước, gắn bó với nơi “chôn nhau cắt rốn”, với phong tục tập quán cổ truyền, danh lam thắng cảnh, tinh thần thượng võ và nghĩa
hiệp (Bến đò Rừng, Cô gái làng Sơn Hạ,…)
Trang 35Đỗ Tốn sinh năm 1920, mất khoảng năm 1972-1973 Truyện ngắn của ông thường là những truyện không có truyện, trong đó tác giả sử dụng bút pháp gợi nhiều hơn tả, viết bằng cảm giác nhiều hơn bằng ý nghĩ Tâm hồn nhạy cảm đã giúp nhà văn cảm nhận thật tinh tế những màu sắc, mùi
vị của đồng quê cùng những biến đổi mơ hồ, khó nắm bắt trong thế giới
nội tâm của con người Tình quê hương, Duyên số, Hoa vông vang kể về
những tình yêu trong sáng, ngập ngừng cùng những rung động mong manh đầu tiên trong đời của con người, một thứ tình yêu vừa dại khờ, vừa ngây
ngất mà bất cứ ai cũng từng có Tâm lý nhân vật trong Định mệnh được
khắc hoạ khá tỉ mỉ và sâu sắc: biết là trái đạo lý nhưng Phong không thể trốn chạy tình yêu, chàng yêu chính em họ của mình, và Lan – em họ chàng – thoạt đầu chỉ nhận lời yêu anh vì thương hại, nhưng rồi cũng bị cuốn theo cơn lốc ái tình đó, đến khi nhận ra mối nguy hiểm đang chờ đợi
ở phía trước, Lan đã chủ động rời xa Phong và đẩy chàng đến kết cục bi thảm Với cái già dặn của một người đã sống nhiều, trải nhiều, ông đã viết
về những cảnh đời, kiếp người mòn mỏi, tàn lụi đi theo thời gian (Chú tôi, Một kiếp người) Ông gửi gắm những chiêm nghiệm độc đáo về cuộc đời,
tình yêu qua những chi tiết ngỡ như không có gì, như hình ảnh “cây na bên
vại nước trước căn bếp mà khói đang nặng nề chui ra mái rạ” (Một kiếp sống), hay hình ảnh loài hoa vông vang “đương kín đáo cúp lại trong gió chiều êm đềm… để sớm mai trở lại” (Hoa vông vang)
Một nhà văn tiêu biểu không thể không nhắc đến của dòng truyện ngắn trữ tình này là Thanh Tịnh - đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn - do đó chúng tôi sẽ không đề cập ở phần này nữa
Trang 36IV DÕNG TR UYỆN NGẮN TR Ữ TÌNH VỚI C ÁC DÕNG TRUYỆN NGẮN KHÁC THUỘC GIAI ĐOẠN 1930-1945
Văn học Việt Nam 1930-1945 bị chi phối bởi hệ tư tưởng thống trị, tức là hệ tư tưởng tư sản (bao gồm cả tư tưởng thực dân) và hệ tư tưởng phong kiến Mặt khác, nó cũng chịu ảnh hưởng bởi những phong trào cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo Tác động của văn học nước ngoài đến các khuynh hướng văn học thời kỳ này cũng rất đa dạng và phức tạp Thế giới quan của các nhà văn tiểu tư sản trí thức lại đầy mâu thuẫn và quá trình sáng tác của họ không phải lúc nào cũng thuần nhất Chính những điều kiện nói trên đã làm xuất hiện trên văn đàn nhiều khuynh hướng, nhiều phong cách đa dạng, phức tạp và luôn luôn dao động, chuyển hoá Ở lĩnh vực truyện ngắn, người ta thường chia ra các khuynh hướng nổi bật là: hiện thực phê phán, lãng mạn, trữ tình Các nhà văn lãng mạn Khái Hưng, Nhất Linh, Thế Lữ, Lan Khai,… từng làm say mê độc giả đương thời, nhất
là thanh niên ở thành thị và thanh niên có học ở nông thôn vì sự lên án, đả phá đại gia đình phong kiến, kêu gọi hưởng ứng cuộc đấu tranh mới - cũ, đòi giải phóng cái “tôi”, đòi một cuộc sống hiện đại mà trong đó cá nhân mỗi con người được tự khẳng định mạnh mẽ trước xã hội Cùng một hướng khai thác và sáng tạo dựa vào sự kết hợp giữa sự việc của đời sống khách quan và những cảm xúc chủ quan, mạch truyện của các nhà văn Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh,… đã đi vào khám phá đời sống tinh thần, nói lên vẻ đẹp nội cảm của tâm hồn con người trước cuộc sống với một ngôn ngữ nhiều chất thơ, trữ tình Với các tác giả như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, … thì truyện ngắn lại được sáng tác theo phong cách những nhà văn hiện thực
Trang 37Nguyễn Công Hoan là người đầu tiên khẳng định phương pháp hiện thực phê phán trên lĩnh vực truyện ngắn Ông rất nhạy cảm với tình trạng bất công sừng sững trong xã hội có áp bức bóc lột, tình trạng đổ nát đạo đức, phá hoại những giá trị tinh thần truyền thống Ông có xu hướng “lật mặt trái” để phơi trần cái tàn ác, đê tiện, xấu xa của “bọn giàu”, từ địa chủ cường hào ở thôn quê đến những ông chủ, bà chủ, những tiểu thư gái mới đua đòi, hư hỏng ở thành thị Đằng sau tiếng cười giòn giã, sảng khoái của nhà văn thường chất chứa niềm phẫn uất, thái độ căm ghét, ý thức vạch mặt sự hoành hành của cái ác, cái xấu, cái đểu, cùng nỗi đau xót trước số phận khốn khổ của người dân lành trong cái trật tự không có chút công lý nào đó Nguyên Hồng bước vào nghề văn từ rất trẻ, và ông đã tự vạch ra
con đường riêng cho mình: trở thành nhà văn của những người lao động cùng khổ Mỗi truyện của Nguyên Hồng là một cảnh đau thương, lắm khi
thật rùng rợn, của những phu phen bến tàu bến xe, những người đàn bà buôn thúng bán bưng, những kẻ ăn mày, gái điếm, lưu manh,… Nguyên Hồng chẳng những thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ không cùng của người nghèo
mà ông còn có một niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của họ Trong văn học hợp pháp đương thời, hiếm có nhà văn có được cái nhìn tri âm, thái độ trân trọng thật sự đối với người nghèo đến thế Điều này thể hiện đậm nét nhất ở hình tượng người phụ nữ lao động, nhân vật chính của hầu
hết truyện ngắn Nguyên Hồng (Hàng cơm đêm, Người con gái, Cô gái quê, Đây bóng tối, Người mẹ không con, Bố con lão Đen,…) Nguyên
Hồng đã đem đến dòng truyện ngắn hiện thực phê phán một phong cách mới mà nét nổi bật là giọng trữ tình thiết tha, sôi nổi tràn đầy tin yêu Đương thời, không mấy ai biết đến cây bút đầy tài năng Nam Cao, nhưng
Trang 38từ sau khi ông mất, tác phẩm của ông càng ngày càng có sức hấp dẫn đặc biệt với công chúng Sức hấp dẫn đó trước hết là ở tính chân thực, chân thực đến kinh ngạc Dường như những gì ông viết toàn là điều có thật Nam Cao vận dụng rất hiệu quả nghệ thuật phân tích tâm lý trong truyện ngắn Trong khuôn khổ của những cấu trúc tự sự nhỏ, ông đã để cho những mạch tâm lý vận động để bộc lộ tính cách Do sống sâu sắc cuộc sống, do tư duy phân tích sắc sảo lạ thường, luôn trăn trở tìm tòi, khám phá cái sự thật sâu xa chứa đựng trong cái bề ngoài tầm thường, nên từ những chuyện tưởng như rất đời thường, vặt vãnh, Nam Cao đã đặt ra được những vấn đề xã hội, triết học có ý nghĩa rộng lớn, sâu sắc, đầy tính nhân đạo, nhân văn Tô Hoài lại thành công qua những khám phá về phong tục tập quán ở làng quê vùng ven thành Không đi thẳng vào những xung đột
xã hội căng thẳng mà theo thời gian tìm hiểu cuộc đời qua những trầm tích
về văn hoá trong hội hè, nếp sống lâu đời của làng quê Những truyện ngắn của Tô Hoài mang một phong vị riêng vừa vui tươi dí dỏm, vừa thầm lắng xót xa Theo xu hướng khám phá những phong tục tập quán này còn có các nhà văn Vũ Bằng, Thanh Châu, Bùi Hiển, Kim Lân,… Truyện ngắn của
Vũ Bằng, Thanh Châu mang phong vị Hà Nội Bùi Hiển miêu tả được chất riêng của người dân xứ Nghệ Nhà văn Nguyễn Tuân lại tìm cảm hứng cho truyện ngắn từ đề tài lịch sử với tinh thần suy tôn những giá trị văn hoá tinh thần đậm màu sắc dân tộc Những truyện đường rừng của Lan Khai là những truyện tình lãng mạn, trong không gian rừng núi “man rợ bí mật”, với một màu sắc lịch sử huyền ảo
Trang 39Trong quá trình phát triển của văn học, trong thực tiễn sáng tác văn học, văn học lãng mạn, trữ tình và văn học hiện thực phê phán tuy có những chỗ khác nhau về chất, có khi chống đối nhau gay gắt, song vẫn có những cơ sở thống nhất chung, nên thường có mối quan hệ qua lại, chịu ảnh hưởng của nhau, thâm nhập lẫn nhau tới mức khó phân biệt ranh giới giữa chúng Các nhà văn Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Thạch Lam, … đều
đã có những tác phẩm vượt ra khỏi ranh giới của dòng lãng mạn để nhập vào văn học hiện thực phê phán, hướng ngòi bút về phía đời sống hoặc lên tiếng phê phán hiện thực trên một lập trường nhân đạo tiến bộ Khi văn học càng phát triển, trưởng thành thì càng nảy nở những phong cách sáng tác khác nhau và không phải phong cách nào cũng nổi rõ nhất nét điển hình của phương pháp sáng tác, khiến cho việc phân ranh giới giữa các dòng văn học càng khó khăn Vì vậy, việc sắp xếp các nhà văn vào dòng này, dòng kia thường chỉ có một ý nghĩa tương đối và ít nhiều có tính chất quy ước Nhà văn phong tục Trần Tiêu với bút pháp “tả chân” khách quan không mấy “lãng mạn”, chuyên viết về sinh hoạt nông thôn, cũng đã có những sáng tác miêu tả khá chân thực, cảm động về đời sống tình cảm của người nông dân đương thời Thạch Lam, đại diện tiêu biểu của dòng truyện ngắn trữ tình có cả một loạt sáng tác viết về số phận hẩm hiu của
người nghèo, người phụ nữ, có thể coi là hiện thực chủ nghĩa Người con gái của Nguyên Hồng là một truyện ngắn hiện thực nhưng được viết với
một bút pháp trữ tình thơ mộng
Trang 40Trong sự thành công rực rỡ của truyện ngắn 1930-1945, dòng truyện ngắn trữ tình tuy số lượng tác phẩm không đồ sộ, số lượng tác giả không đông đảo, nhưng bản thân sự tồn tại phong cách của mỗi tác giả như một tất yếu đã có giá trị khẳng định rõ ràng Và nó có cùng một điểm chung với toàn bộ mảng sáng tác truyện ngắn rất bề bộn, gồm nhiều xu hướng, phong cách khác nhau trên văn đàn là: ít nhiều làm hiện lên hình ảnh quê hương đất nước Việt Nam với cảnh sắc, hương vị riêng, bình dị và thân thuộc vô cùng, hình ảnh và con người Việt Nam trong một thời kỳ nhiều gian nan thử thách mà vẫn mang vẻ đẹp tinh thần độc đáo, nhuần nhuỵ yêu thương và bền bỉ, gan góc, đầy sức sống
V CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN THANH TỊNH
Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988 Ông tên thật là Trần Văn Ninh, đến năm lên sáu tuổi mới đổi là Trần Thanh Tịnh Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho tại xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô Huế Thanh Tịnh được học chữ Nho đến năm 11 tuổi, rồi tiếp tục học tiểu học, trung học ở Huế Ngay từ khi đi học ông đã ham thích văn chương Hai nhà văn Pháp Daudet và Maupassant có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của ông sau này Nguồn văn nghệ dân gian phong phú của Huế, những giọng hò câu hát trên sông nước quê hương là chất liệu cho các tác phẩm của ông Năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học Thời gian này ông bắt đầu viết văn làm thơ và cộng tác với các báo
Phong Hoá, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị,…