1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945

124 2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 871,26 KB

Nội dung

Dù mỗi nhà văn có một cách nhìn nhận đánh giá, một quan điểm, hay một phong cách riêng nào đó, thì các nhà văn đều có đóng góp vào quá trình cách tân hiện đại hóa thể loại giúp cho tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ TUYẾT

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC TRONG SỰ SO SÁNH VỚI

TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN GIAI ĐOẠN 1930 - 1945

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ TUYẾT

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC TRONG SỰ SO SÁNH VỚI

TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN GIAI ĐOẠN 1930 - 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN

ĐMPPDH : Đổi mới phương pháp dạy học

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả điều tra được như sau 90 Bảng 3.2 Kết quả dạy thực nghiệm 113

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn i

Danh mục viết tắt ii

Danh mục các bảng iii

Mục lục iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Lý thuyết văn học so sánh 6

1.1.1 So sánh là gì 6

1.1.2 Mục đích và đối tượng của văn học so sánh 8

1.1.3 Phạm vi chủ đề nghiên cứu của VHSS 11

1.1.4 Những phương pháp nghiên cứu sử dụng trong văn học so sánh 15

1.1.5 Vai trò của văn học so sánh trong nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương 19

1.2 Một số vấn đề thực tiễn trong dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường 22

1.2.1 Đối với giáo viên 23

1.2.2 Đối với học sinh 28

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC GIAI ĐOẠN 1930-1945 VÀ CÁC BIỆN PHÁP SO SÁNH TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VÀ TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN 30

2.1 Đặc điểm thi pháp truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 30

2.1.1 Đặc điểm truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 30

2.1.2 Một số loại hình truyện ngắn Việt Nam 34

2.1.3 Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam 35

2.2 Đặc điểm thi pháp truyện ngắn hiện thực giai đoạn 1930-1945 43

2.2.1 Cốt truyện, kết cấu 48

2.2.2 Đề tài, chủ đề 53

2.2.3 Nghệ thuật xât dựng nhân vật 57

2.2.4 Ngôn ngữ, giọng điệu 63

Trang 6

2.3 Sự khác biệt giữa truyện ngắn lãng mạn và hiện thực giai đoạn giai

đoạn 1930-1945 66

2.3.1 Những điểm tương đồng 66

2.3.2 Những điểm khác biệt 67

2.3.3 Những nét nổi bật trong tác phẩm “ Chí Phèo” 72

2.4 Các biện pháp dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn 76

2.4.1 Hướng dẫn học sinh so sánh đề tài, chủ đề trong tác phẩm 77

2.4.2 Hướng dẫn học sinh so sánh cốt truyện, kết cấu trong tác phẩm 79 2.4.3 Hướng dẫn học sinh so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm 81

2.4.4 Hướng dẫn học sinh so sánh sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm 84

2.4.5 Hướng dẫn học sinh so sánh không gian và thời gian trong tác phẩm 87

Chương 3: THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC TRONG SỰ SO SÁNH VỚI TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN GIAI ĐOẠN 1930-1945 89

3.1 Địa điểm và đối tượng thực nghiệm 89

3.2 Kế hoạch thực nghiệm 89

3.3 Kết quả dạy thực nghiệm 113

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn học là một môn khoa học đồng thời cũng là bộ môn nghệ thuật đầy phức tạp Văn học thực sự là chất dinh dưỡng nuôi tâm hồn của con người, là chặng đường mà con người đi tìm hạnh phúc để sống tốt hơn, mở rộng hiểu

Trang 7

biết, trí tưởng tượng, đưa tới chân trời, không gian đẹp, mà không có văn chương con người không thể cảm nhận được cái đẹp đó Có thể nói dạy văn là một nghệ thuật: nghệ thuật cảm thụ cái đẹp và phô diễn cái đẹp, nó lắng đọng trong tâm hồn của mỗi người, là khát vọng để ta vươn tới chân thiện mĩ Người giáo viên chính là chiếc cầu nối không thể thiếu được giữa học sinh và giá trị của những tác phẩm văn chương Bằng những tri thức và vốn hiểu biết

và năng lực sư phạm của mình, người thầy sẽ đem lại cho những học sinh vốn hiểu biết, niềm đam mê văn chương, để rồi từ đó chiếm lĩnh tri thức chuẩn bị hành trang vào đời

Trong chương trình ngữ văn THPT, khối lượng truyện ngắn lãng mạn

và truyện ngắn hiện thực khá lớn, nên việc giảng dạy sao cho đạt hiệu quả là điều hết sức cần thiết Nó có tác dụng nâng cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh trong thời đại mới ngày nay

Truyện ngắn giai đoạn 1930- 1945 đã đánh dấu bước chuyển mình của nền văn học dân tộc từ truyền thống sang hiện đại, không ít truyện ngắn giai đoạn này được đánh giá là ngang tầm với các tác phẩm xuất sắc của nền văn học phương tây hiện đại Dù mỗi nhà văn có một cách nhìn nhận đánh giá, một quan điểm, hay một phong cách riêng nào đó, thì các nhà văn đều có đóng góp vào quá trình cách tân hiện đại hóa thể loại giúp cho truyện ngắn phát triển một cách mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu và theo xu hướng phát triển chung của nền văn học thế giới

Trong giai đoạn văn học Việt Nam 1930- 1945 các nhà văn lãng mạn

và các nhà văn hiện thực đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển, trưởng thành và cách tân truyện ngắn Trong số những cây bút xuất sắc của truyện ngắn lãng mạn và truyện ngắn hiện thực của văn học Việt Nam được đưa vào giảng dạy ở trường THPT không thể thiếu vắng tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao,Vũ Trọng Phụng…, bởi truyện ngắn đóng một vai trò quan trọng trong sự so sánh các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ, kịch, phóng sự…

Trang 8

Xuất phát từ những đóng góp to lớn, của những ngòi bút tài hoa , độc đáo Thạch Lam, Nguyễn Tuân, NamCao,Vũ Trọng Phụng…xuất phát từ tấm lòng yêu mến, cảm phục đối với các nhà văn lãng mạn và hiện thực, chính vì lý do

trên chúng tôi chọn đề tài “Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945” với đề tài này, chúng tôi

muốn có cái nhìn khoa học về phương pháp dạy học so sánh, đồng thời giúp học sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, chính xác về truyện ngắn lãng mạn và truyện ngắn hiện thực, để từ đó góp phần đề xuất phương hướng dạy học các tác phẩm lãng mạn và hiện thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung cũng như giờ dạy học tác phẩm lãng mạn và hiện thực nói riêng

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Vấn đề đổi mới phương phương pháp dạy học

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường hiện nay đang là vấn đề trọng tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay

2.2 Phương pháp dạy học truyện ngắn lãng mạn 1930-1945

Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học lãng mạn 1930-1945 đã được một số tác giả quan tâm, nghiên cứu, bởi đây là những tác phẩm đã làm sống dậy lại một quá vãng, là hồi tưởn những kỷ niệm êm đẹp: truyện ngắn Hai đứa trẻ, đó là hồi ức của nhà văn Thế Uyên, người gọi Thạch Lam bằng “cậu sáu”, hay như nhà văn kì khu miêu tả những nhã thú thanh cao của con người như uống trà, thả thơ, chơi chũ…(Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân)

- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường (PGS TS

Nguyễn Viết Chữ, Nhà xuất bản Giáo dục, 2010)

- Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông (tập 1) (GS

Phan Trọng Luận, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998)

2.3 Phương pháp dạy học truyện ngắn hiện thực 1930-1945

Trang 9

Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930-1945

đã được một số tác giả quan tâm, nghiên cứu, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở góc

độ từng bài học tác phẩm cụ thể trong dạy học

- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường (PGS TS

Nguyễn Viết Chữ, Nhà xuất bản Giáo dục, 2010)

- Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông (tập 1)

(GS Phan Trọng Luận, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998)

2.4 Thành tựu của truyện ngắn Việt Nam 1930- 1945

Nếu như lịch sử văn học dân tộc gắn liền với lịch sử thơ ca trong quá khứ thì trong thì trong thời hiện đại (thế lỷ XX) gắn với văn xuôi nghệ thuật, trong đó truyện ngắn đóng một vai trò quan trọng trong sự so sánh với các thể loại khác như tiểu thuyết - thơ - kịch - phóng sự… Truyện ngắn hiện đại Việt Nam thực sự khởi sắc và được mùa trong khoảng thời gian 1930-1945 gắn với tên tuổi và sự đóng góp to lớn của các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng…

Trong giai đoạn này chất xung kích của truyện ngắn trong nhiệm vụ khám phá đời sống ở những giai đoạn lịch sử nhiều biến động Xã hội Việt Nam 1930-1945 đang chải trong dòng thác, các mâu thuẫn bộc lộ căng thẳng

và báo hiệu những cải biến quan trọng, đó là thời kỳ phân hóa xã hội gay gắt, sâu sắc, hết sức phức tạp truyện ngắn tỏ ra nhạy cảm trước những biến thiên của đời sống và trở nên cập nhật, áp sát tới gần đời sống, kể về cuộc đời của những con người bé nhỏ, tầm thường dưới đáy xã hội Truyện ngắn không bỏ qua một cảnh đời nào từ những tình cảnh đáng thương cho đến những thú thanh cao của con người…

3 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng dạy học Ngữ Văn ở trường THPT nói chung và giảng dạy truyện ngắn hiện thực so sánh truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 nhằm đánh giá tình hình dạy học, để đề xuất các phương pháp dạy học cụ thể, tích cực, hiệu quả trong quá trình dạy học các tác phẩm

Trang 10

truyện ngắn hiện thực so sánh truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Ngữ Văn ở trường THPT

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945

6 Giả thuyết nghiên cứu

Việc vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp trong dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-

1945 ở trường THPT sẽ góp phần tạo hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học phần văn học 1930-1945 nói riêng và dạy học Ngữ Văn nói chung

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu vấn đề lý luận dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945

- Vận dụng lý thuyết vào dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu lí luận về các phương pháp dạy học Ngữ Văn, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học truyện ngắn hiện thực so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 về tác giả, nội dung và nghệ thuật qua các tác phẩm

Trang 11

Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao), Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng) trong chương trình Ngữ Văn 11 ban Cơ bản Các tài liệu trong quá trình nghiên cứu

sẽ được phân tích, tổng hợp một cách có hệ thống để thấy rõ được yêu cầu và

sự phù hợp của việc ĐMPPDH qua hai bài học này

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp phỏng vấn:

- Phương pháp khảo sát trực tiếp:

- Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu:

9 Đóng góp của luận văn

- Về lí luận: Khẳng định sự đúng đắn, khả thi của việc đổi mới trong dạy

học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 và đề xuất những phương pháp dạy học các tác phẩm giai đoạn 1930-1945 trong chương trình lớp 11 ban Cơ bản

- Về thực tiễn: Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học truyện ngắn hiện

thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 trong chương trình lớp 11 ban Cơ bản,

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 2: Đặc điểm thi pháp truyện ngắn hiện thực, truyện ngắn lãng mạn và các biện pháp so sánh trong dạy học truyện ngắn hiện thực và truyện ngắn lãng mạn

Chương 3: Thực nghiệm giảng dạy

Trang 12

So sánh là một thuật ngữ quyen thuộc chúng ta vẫn thường dùng tr ong nhiều lĩnh vực khác nhau

Có thể coi năm 1886 là năm khai sinh ra bộ môn văn học so sánh Từ đây, không khí nghiên cứu văn học so sánh trở nên sôi động…

Những nước có phong trào nghiên cứu văn học so sánh lớn nhất thời bấy giờ là Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Italia Nền văn học so sánh được biết đến với những tên tuổi như: Joseph Texte, Gustave Lanson…Cùng với thời gian, văn học so sánh đã bước những bước khổng lồ để đạt được những mục tiêu của nó

và ngày càng khẳng định là một bộ môn khoa học cần thiết nhằm phục vụ trước hết cho văn học sử dân tộc và văn học sử thế giới Cũng từ đó văn học

so sánh đã không ngừng lớn mạnh cả về chất lượng lẫn tổ chức, và được đông đảo các nhà khoa học từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Á hưởng ứng

Văn học so sánh ở buổi khai sinh của nó được coi là một môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học khác nhau Đây là quan niệm chung của các nhà so sánh luận buổi đầu thế kỷ XX Cùng với sự

phát triển của mình, văn học so sánh có thể được định nghĩa như là một bộ

môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc Cụ

thể, văn học so sánh bao gồm ba bộ phận nghiên cứu:

- Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc (Những sự ảnh hưởng và vay mượn lẫn nhau giữa các nền văn học dân tộc)

- Những điểm tương đồng (Những điểm giống nhau giữa các nền văn học sinh ra không phải do ảnh hưởng giữa chúng mà là do điều kiện lịch sử giống nhau)

- Những điểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc của các hiện tượng văn học dân tộc hay các nền văn học dân tộc, được chứng minh bằng phương pháp

so sánh

Trong lịch sử phát triển của mình, văn học so sánh đã hình thành các trường phái khác nhau Tuy nhiên, cái gọi là “trường phái” trong văn học so

Trang 13

sánh hầu hết chỉ là các xu hướng, chủ trương, ít nhiều có sự khác nhau về sắc thái ứng dụng cũng như về mức độ nhất trí

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn học so sánh chưa có đủ bề dày lịch sử để

có thể được phân ra thành nhiều giai đoạn, tuy nhiên nó có những tiền đề lịch

sử, có một chặng đường phát triển văn học so sánh ứng dụng ở Việt Nam Văn học so sánh có mục đích và đối tượng nghiên cứu rõ ràng, có phương pháp luận nghiên cứu một cách khoa học, và phạm vi chủ đề nghiên cứu rộng lớn Chính vì vậy, tầm ảnh hưởng cũng như vai trò của văn học so sánh là vô cùng lớn

Trên thế giới hiện nay thuật ngữ “Văn học so sánh” đã trở nên quyen thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học

Văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương pháp trong cuộc sống hàng ngày, so sánh là một yêu cầu tự nhiên, là một trong những phương pháp để xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ, còn trong nghiên cứu văn học, nó là một phương pháp để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ văn học giữa chúng với nhau

Ngoài những điều kiện về xã hội ta còn phải nói tới một điều kiện về học thuật tạo sự thuận lợi cho sự ra đời của văn học so sánh, đó là vào thế kỷ 19, các nghành khoa học lịch sử đã phát triển cực thịnh, đó là lý do hình thành bộ môn văn học so sánh: So sánh là để xác định tính chất và đánh giá sự việc Sang thế kỷ XX đã bước những bước những bước khổng lồ để đạt được những mục tiêu của nó Mặc dù vậy văn học so sánh ngày càng được khẳng định là bộ môn khoa học cần thiết trước hết nhằm phục vụ cho văn học sử dân tộc và văn học sử thế giới, nó có chức năng so sánh một nền văn học này với một hay nhiều nền văn học khác

Về định nghĩa văn học so sánh cũng có nhiều quan niệm khác nhau và có một quá trình biến đổi theo lịch sử Ngay khi mới ra đời, văn học so sánh cũng

đã phải đấu tranh vất vả để tự khẳng mình, bởi vì lúc đầu cũng có nhiều người phủ nhận nó, tuy nhiên thực tế nghiên cứu đã dần xác định và bổ sung đối

Trang 14

tượng nghiên cứu cho văn học so sánh Cụ thể văn học so sánh sẽ bao hàm ba

bộ phận nghiên cứu:

- Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc (những sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn học)

- Những điểm tương đồng ( Những điểm giống nhau giữa các nền văn học

do ảnh hưởng giữa chúng mà do điều kiện lịch sử xã hội giống nhau)

- Những điểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc của các hiện tượng văn học dân tộc hay của các nền văn học dân tộc, được chứng minh bằng phương pháp so sánh

Như vậy so sánh không phải là chỉ để tìm ra nguồn gốc vay mượn, những ảnh hưởng trực tiếp, hoặc là để chỉ tìm ra những đặc điểm giống nhau giữa các hiện tượng được so sánh, mà khi một hoàn cảnh thực tiễn nào đó đòi hỏi thì

so sánh có nhiệm vụ chứng minh cho sự khác biệt đó

Trong thế kỷ XXI thế kỷ mà sự cách biệt giữa các dân tộc và các châ u lục

và trên nhiều lĩnh vực sẽ được nhanh chóng thu hẹp lại so với thế kỷ trước đó VHSS càng có thể khẳng định được vị trí của mình

1.1.2 Mục đích và đối tượng của văn học so sánh

1.1.2.1 Mục đích của văn học so sánh

Mỗi bộ môn khoa học đều có mục đích nghiên cứu của mình Mục đích lớn nhất của văn học so sánh là tìm và khẳng định những giá trị t ốt đẹp chung của văn chương nhân loại , khẳng định sự ảnh hưởng tiếp thu sáng tạ o của văn chương dân tộc để văn học thực sự trở thành một diễn đàn nghệ thuật , trên cơ sở đó VHSS có hai mục đích cơ bản Một là xác định tính khái quát của văn học nhân loại Hai là chứng minh tính đặc thù của nền văn học dân tộc Với hai mục đích này, phạm trù các chung đã dược tìm hiểu mọt cá ch thống nhất biện chứng Có thể nói VHSS vừa tìm cái chung , cái tương đồng , vừa tìm cái độc đáo, cái bản sắc cái đa dạng, cái khác biệt trong cái chung

Chúng ta phải xuất phát từ thực tế cụ thể của nền văn học dân tộc , khi nghiên cứu về một nhà văn do ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội để tìm

Trang 15

hiểu tác phẩ m đó ra sao, chẳng hạn chún g ta nghiên cứu so sánh “truyện kiều” của Nguyễn Du với “ Kim Vân Kiều Truyện ” của Thanh Tâm Tài Nhân để từ đó chỉ ra những cái chung và cái riêng của hai tác phẩm Mặc dù cùng một đề tài nhưng phong cách thể hiện của hai tác giả này hoàn toàn khá c nhau Các nhân vật trong “ Truyện Kiều” không phải là hình bóng sao chụp hoàn toàn của Thanh Tâm Tài Nhân , mà họ được Nguyễn Du xây dựng hoàn toàn có hồn , chân thực sinnh động từ vốn sốn g, vốn văn hoá của nhà thơ Như vậy Truyện Kiều không phải là một tác phẩm dịch mà là một sáng tác nghệ thuật dựa trên cốt truyện của nước ngoài

1.1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh

Để đạt được mục đích nghiên cứu của mình VHSS có ba đối tượng nghiên cứu Đó là nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp , nghiên cứu tương đồng và ngiên cứu cái biệt lập

Thứ nhất : VHSS nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp Trong lĩnh vực này , các nhà so sánh luận có thể phân ra nhiều loại ảnh hưởng khác nhau để nghiên cứu Theo tiêu chuẩn quy mô , người ta phân ra sự ảnh hưởng cá nhân và ảnh hưởng tập thể Theo tiêu chuẩn nội dung và ảnh hưởng người ta phân ra nhiều khía cạnh ảnh hưởng rất phong ph ú như ảnh hưởng về đề tài , tư tưởng tình cảm, thể loại loại hình phong cách , hoặc kỹ thuật xây dựng tác phẩm … việc nghiên cứu trên không chỉ dừng lại ảnh hưởng đối với bản thân nhà văn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của tác phẩm

Thứ hai: VHSS nghiên cứu các mối quan hệ tương đồng VHSS không chỉ nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế trực tiếp mà còn đề cập đến những hiện tượng giống nhau về loại hình giữa các loại hình văn học : đặc điểm lịch sử xã hội giống nhau chứ không phải ảnh hưởng lẫn nhau Đây là một kiếu quan hệ đồng đẳng

Xu hướng nghiên cứu các hiện tượng đống đẳng đã mở ra cho VHSS một phạm vi rộng lớn Cũng như các mối quan hệ trực tiếp , việc nghiên cứu các hiện tượng tương đồng cũng có thể tiế n hành theo các vấn đề như : đề tài, tư

Trang 16

tưởng, nhân vật…Giữa hai lĩnh vực nà y không có một ranh giới tuyệt đối nào , chúng thâm nhập lẫn n hau dẫn đến chúng bổ sung cho nhau trên lĩnh vực nghiên cứu các mối quan hệ tương đồng là một việc làm cần thiết làm cho

VHSS thêm phong phú hơn

Nghiên cứu các hiện tượng tương đồng có thể chia là m hai loại : tương đồng lịch sử và tương đồ ng phi lịch sử Loại tương đồ ng lịch sử là loại tương đồng của những trào lưu thuộc các nền văn học kế cận nhau như : các trào lưu thời Phục Hưng , thời Cổ điển…Loại tương đồng phi lịch sử là sự giống nhau giữa các nền văn học cách xa nhau về thời gian và không gian Việc nghiên cứu tương đồng phi lịch sử sẽ cung cấp cứ liệu cho các nhà nghiên cứu văn học để rút ra những kết luận bổ ích và xác đáng cho sự phát triển chung củ a văn học , đồng thời làm phát triển của cả một thể loại , một loại hình văn học cụ thể Việc ngiên cứu các mối quan hệ tương đồng đã nghiên cứu các mối quan hệ rộng rãi, tiến tới sự phát triển chung của nền văn họ c dân tộc

Thứ ba : VHSS nghiên cứu các hiện tượng khác biệt độc lập Đây là một đối tượng khá đặc biệt bởi nó ít được nhắc đến Tuy nhiên các đối tượng của VHSS không thể phủ định lẫn nhau , mà chúng hỗ trợ và bổ s ung cho nhau Đối tượng này có thể được khảo sát đồng thời với hai đối tượng trên Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các nhà nghiên cứu cần phải nhấn mạnh cái chung hay cái đặc thù Nhưng việc so sánh các điểm khác biệt độc lập không phải chứ ng minh đơn thuần cái này h ơn cái ki a mà nó nhằm phục vụ những cái rất cụ thể của nhà nghiên cứu Tìm đến cái đặc thù làm cho văn học so sánh trở thành bộ môn hoàn chỉnh và hữu hiệu

Như vậy với ba đối tượng nghiên cứu kể trên , chúng ta có thể thấy rằng VHSS là một bộ môn khoa học thật sự hoàn chỉnh và hữu ích

1.1.3 Phạm vi chủ đề nghiên cứu của VHSS

1.1.3.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của VHSS bao g ồm nhiều lĩnh vực khác nhau , dưới nhiều hình thức khác nhau

Trang 17

Phạm vi nghiên cứu đầu tiên của VHSS trước tiên phải kể đến việc nghiên cứu ảnh hưởng của nền văn học này đến nền văn học khác , của tác giả này với tác giả khác… Ví dụ việc nghiên cứu ảnh hưởng của văn học pháp với văn học Việt Nam, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân với Truyện Kiều của Nguyễn Du …

Phạm vi nghiên cứu thứ hai của VHSS là nghiên cứu văn học dịch : Bao gồm các trào lưu và xu hướng dịc h văn học, nghiên cứu một tác phẩm văn học nước ngoài thông qua bản dịch giả văn học , đối chiếu bản dịch với bản gốc… Phạm vi nghiên cứu thứ ba : VHSS nghiên cứu các mối qun hệ giữa xã hội

và văn học qua nghành xã hộ học văn học Việc nghiên cứu ảnh hưởng của trường xã hội đến trường văn học có thể được thực hiện theo chiều lịch đại

hoặc chiều đông đại

Phạm vi nghiên cứ u thứ tư : VHSS nghiên cứu việc tiếp nhận văn học Nghiên cứu tiếp nhận văn học trong văn học so sánh có thể là nghiên cứu một quá trình một độc giả tiếp nhận một tác phẩm , so sánh một tác giả giữa dân tộc này với dân tộc kia

Phạm vi nghiên cứu thứ năm: Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác, giữa văn học với các lĩnh vực lịch sử, văn hoá triết học… Như vậy vấn đề mở rộng phạm vi so sánh là một vấn đề lý luận quan trọng

Nó giúp công việc nghiên cứu được hoàn chỉnh và toàn diện hơn

1.1.3.2 Chủ đề nghiên cứu

VHSS đã trải qua rất nhiều thử thách để chứng minh được tính khoa học và cấp thiết của mình trong việc n ghiên cứu văn học , cùng với lý luận và phê bình văn học VHSS góp phầm giải quyết những vấn đề cơ bản của văn học và

xã hội một cách đồng bộ và toàn diện hơn VHSS nghiên cứu tấ t cả những phương diện vĩ mô và vi mô của văn học

* VHSS nghiên cứu thể loại văn học : Thể loại là một dạng thức tồn tại của tác phẩm văn học , được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá

trình phát triển của lịch sử văn học Nó thể hiện sự giố ng nhau về cách thức tổ

Trang 18

chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả về tính chất các mối quan hệ của các nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy Thể loại là một hình thức biểu hiệ n nghệ thuật , cho nên nó dễ trở thành một phương tiện trao đổi quốc tế Do đó nhiệm vụ của người làm so sánh văn học phải tìm ra được sự ảnh hưởng bên ngoài và những sáng tạo bên trong có ý nghĩa cách tân về mặt thể loạ i Mặt khác nhà nghiên cứu cũng có nhiệm vụ tìm ra những sự hình thành và phát triển cụ thể của một thể loại cần cho nghiên cứu Theo từ điển thuật ngữ văn học “ Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn họ c, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học , thể hiện ở sự giống nhau và khác nhau về cách thức tổ chức tác phẩm , về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được mô

tả về tính chất của mối quan hệ của nhân vật đối với các hiện tượng trong đời sống ấy”

Theo lý luận văn học “ Thể loại của tác phẩm văn học được coi là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm Trong đó ứ ng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định , tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” VHSS nghiên cứu thể loại dưới dạng các quan hệ quốc tế và những vấn đề rất cụ thể của nó nhằm đó ng góp tư liệu hoặc giải quyết vấn đề nào đó cho vấn đề lý luận văn học

* Nghiên cứu đ ề tài, chủ đề

Đây là một lĩnh vực được chú ý nhiều trong VHSS Việc nghiên cứu đề tài chủ đề có thể tiến hành theo hai xu hướ ng: Một là xác định nguồn gốc và tính chất là chất liệu sáng tác Hai là xác định sự ảnh hưởng lẫ n nhau giữa các tác giả trong việc khai th ác đề tài và chủ đề Hai xu hướng trên đều minh cho những sáng tác của cá nhân nhà văn Truyện Kiều là minh chứng cho đề tài nghiên cứu của VHSS nói riêng và văn học nói chung Nguyễn Du đã mư ợn

đề tài và cốt truyện “ Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân để làm

tư liệu sáng tác cho tác phẩm của mình Các nhà văn đã nghiên cứu so sánh các tác phẩm từ nhiều góc độ khác nhau , như tư tưởng nhân đạo , triết lý nghệ

Trang 19

thuật xây dựng n hân vật Nghệ thuật tả cả tả tình… để chứng minh cho sáng tạo nghệ thuật của mình Cả h ai xu hướng đều nhằm mục đích chứng minh cho sự đóng góp sáng tạo của cá nhân nhà văn Đây là kiểu so sánh để thấy được giá trị nghệ thuật , tác động xã hội của mỗi tác phẩm

* Nghiên cứu tư tưởng trong văn học

Tư tưở ng là bộ phận quan trọng của văn học Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu VHSS là xác định nguồn gốc hoặc sự ảnh hưởng của những tư tưởng

trong một hay nhiều hiện tượng văn học , chỉ ra những ý kiến cá nhân của nhà văn Tư tưởng trong văn học có thể là tư tưởng tôn giáo , tư tưởng triết lý , triết học, tư tưởng đạo đức , tư tưởng mỹ học… nghiên cứu VHSS trong lĩnh vực này có hai hướng Đó là nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng bên ngoài vào văn học và nghiên cứu sự đóng góp của nhà văn cho kho tàng tư tưởng thông qua tác phẩm văn học Tư tưởng nhân văn , tinh thần nhân đạo , lòng yêu thương con người luôn xuất hiện trong từng trang văn t hơ của từng tác giả Chúng ta đều biết trước đó người phụ nữ ở chốn lầu xanh không mấy khi được nhắc đến trong trang văn thơ , vậy mà đến Nguyễn Du thì nàng Kiều đã trở thành một hình tượng nghệ thuật đẹp và sáng ngời những phẩm chất củ a nghười phụ nữ việt nam hiếu thảo có tình nghĩa…

Như vậy trong lĩnh vực nghiên cứu tư tưởng trong văn họ c, VHSS không chỉ đi tìm nguồn gốc tư tưởng cho văn học ở triết học, đạo đức học, mỹ học…

mà ngược lại nó còn chứng minh được khả năng đó ng góp của văn học cho kho tàng tư tưởng văn hoá của nhân loại

* Nghiên cứu ph ong cách văn học : Có rất nhiều định ngĩa về phong cách văn học , theo Khrapchenco coi phonh cách là “ thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với đời sống , như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” Do vậy người làm so sánh văn học có thể phân tích so sánh các thủ pháp nghệ thuật , của các hiện tượng văn học quốc tế để đạt được mục đích phương pháp luận của mình Đó là tìm ra những dòng phong cách , và xác định được đặc điểm phong cách cá nhân của hiện tượng văn học Cho nên dù phong cách

Trang 20

có mang đậm dấu ân cá nhân , nhưng chúng có những điểm giống nhau Và nhiệm vụ củ a VHSS là phải tìm ra đươc cái cơ sở để tập hợp thành một phong cách cá nhân nào đó trở nên giống nhau hoặc xác định xem có phải các pho ng cách đó có quan hệ trực tiếp với nhau và ảnh hưởng của nhau hay không Trong lĩnh vự c này nhà so sánh luận có thể nghiên cứu so sánh về các mặt thủ pháp nghệ thuật để tìm ra cái chung và cái riêng của các hiện tượng văn học ,

để phân ra các loại hình văn học , hoặc để khẳng định giá trị thẩm mỹ của mộ t phong cách nào đó Ngoài ra còn nghiên cứu các hình thức biểu đạt , phong cách thời đại Khi nghiên cứu nghệ thuật thơ thể hiện trong các tập thơ : Từ ấy, Gió lộng , Máu và Hoa , Một tiếng đờn…chúng ta sẽ rút ra đặc điểm p hong cách của nhà thơ Tố Hữu

* Nghiên cứu trào lưu trường phái văn học

Trào lưu trường phái là một chủ đề lớn mang tính lịch sử cụ thể trong

VHSS Một số công trình nghiên cứu về trào lưu , trường phái trong văn học như chủ ngĩa cổ điển thế kỷ XVII , chủ nghĩa lãng mạn , chủ nghĩa hiện thực… Đây là chủ đề thể hiện sự kết hợp sâu sắc nhất giữa cá i dân tộc và cái quốc tế , điều đặc biệt lưu ý với mỗi trào lưu hay trường phái văn học là khi ta so sánh chúng ta cần đánh giá trong mối tương quan lịch sử đương thời của nó, cũng như trong mối tương quan giữa nó với thời đại của chúng, đồng thời đặt nó trong mối tương quan về nghệ thuật đối với sự phát triển văn học nhân loại, chúng ta có thể nghiên cứu trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945… để có cái nhìn toàn diện về vấn đề hiện đại hoá văn học dân tộc trong thời kỳ mới

Tóm lại nghiên cứu lý luận VHSS là một vi ệc làm cần thiết đối với những nhà nghiên cứu giảng dạy văn học nói chung và tác phẩm văn học nói riêng

1.1.4 Những phương pháp nghiên cứu sử dụng trong văn học so sánh

VHSS là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về văn họ c VHSS sử dụng nhiều phương pháp để phục vụ công việc nghiên cứu của mình

1.1.4.1 Phương pháp so sánh thực chứng - lịch sử

Trang 21

Đây là phương pháp được coi là lâu đời nhất của VHSS Phương pháp này đã chứng tỏ được hữu hiệ u ngay từ thời kỳ đầu của VHSS và thình hành ở pháp những năm cuối thế kỷ XIX Phương pháp này có nhiệm vụ tìm ra những điểm giống nhau của các hiện tượng văn học quốc tế để từ đó rút ra mức độ ảnh hưởng và vay mượn trong văn học

Phương pháp so sánh thực chứng đòi hỏi độ chính xác , có căn cứ , chứng cứ vững chắc, phải khách quan ( không được áp đặt ý chí chủ quan của người nghiên cứu hoặc của người chỉ đạo nghiên cứu ) cuối cùng các nhà nghiên cứu

sẽ khái quát lại Nếu tuyệt đối hoá nó sẽ không đạt tới đượ c chân lý nghệ thuật Phương pháp này tỏ ra hiệu quả hơn nếu được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp xã hội học và phương pháp cấu trúc

1.1.4.2 Phương pháp ký hiệu học

Là phương pháp mà c ác nhà nghiên cứu phân tích , mổ xẻ tác phẩm để đánh giá ý nghĩa của các ký hiệu , chủ yếu là các ký hiệu ngôn ngữ Phương pháp ký hiệu học ngh iên cứu cận cảnh đối với tác phẩm nghệ thuật để tìm hiểu những vấn đề đặc thù của văn học nghệ thuật Ưu điểm của phương pháp này là lý giải được tính mơ hồ , đa nghĩa của ngôn từ văn học , nhưng nhược điểm là hạn chế k hả năng khái quát Phương pháp này có thể áp dụng hữu hiệu cho VHSS

1.1.4.3 Phương pháp so sánh cấu trúc

Phương pháp cấu trúc là một trong những phương pháp được quan tâm nhiều nhất Cấu trúc là hệ thống các mối quan hệ chủ yếu của một tác phẩm ,

nó có chức năng và mục đích tương đối tự chủ và là một phương tiện tương đối đa nghĩa Phương pháp cấu trúc xác định một kết cấu riêng biệt hoặc đại diện cho một tập hợp , khác với hình t hức là nó bao gồm cả nội dung , là vật chứa đựng giá trị và điểm xuất phát của quá trình đánh giá tác phẩm

Vận dụng phương pháp cấu trúc có nghĩa người nghiên cứu vận dụng toàn bộ hệ thống kết cấu nói chung Khi vận dụng phương pháp cấu trúc trong hệ thống các phương pháp của VHSS phải biết khái niệm cấu trúc ở đây chỉ mô

Trang 22

tả tác phẩm như một bộ khung , chỉ bao gồm các mối quan hệ chủ yếu chứ không bao gồm tất cả mọi mối quan h ệ tương tác nôi tại của tác phẩm , do cấu trúc không thể quyết định toàn bộ giá trị nghệ thuật của tác phẩm Đây là hạn chế của phương pháp phân tích cấu trúc Do đó trong văn học so sánh phương pháp này cần được kết hợp với các phương pháp khác để việc nghiên cứu đạt được hiệu quả cao hơn

1.1.4.4 Phương pháp so sánh xã hội học;

Đây là phương pháp đã đươc sử dụng nhiều và đã đạt được niều thành quả nhất định Sử dụng phương pháp n ày để nghiên cứu sự tác động của xã hội đến sáng tác văn học hoặc sự tác động của văn học với độ c giả xung quanh phạm trù “ công chúng độc giả” , tác giả Nguyễn Văn Dân đã đóng góp một vài ý kiến đáng quan tâm Ông cho rằng nhà phê bình phải vừa đại diện cho công chúng , vừa đại diện cho giới sáng tác Đây là phương pháp được áp dụng để nghiên cứu hai khâu của quá trình văn học : sáng tác và tiếp nhân Phương pháp xã hội học chia làm hai c ách: phương pháp xã hội học sáng tác

và phương pháp xã hội học tiếp nhận

Phương pháp xã hộ i học sáng tác là phương pháp phổ biến trong văn học

Nó nghiên cứu sự tác động của xã hội đên sáng tác văn học , khi áp dụn g phương pháp này , các nhà nghiên cứu không nên tuyệt đối hoá hoàn cảnh xã hội, thân thế nhà văn…để đưa ra một kết luận chủ quan Nó đươc kết hợp với các phương pháp khác để giúp các nhà nghiên cứu đánh giá toàn diện về một vấn đề về một hiện tượng Chẳng hạn khi chúng ta tìm hiểu về tác giả Vũ Trọng Phụng qua các tác phẩm Số đỏ , Giông tố, Trúng số độc đắc , Cơm thầy cơm cô, Làm đĩ…

Phương pháp xã hội học tiếp nhận hay còn gọi là phương pháp mỹ học tiếp nhận Phương pháp phản ánh sự tác động của văn học tới độc giả và ngược lại Độc giả đóng voi trò to lớn đối với tiếp nhận tác phẩm văn học Độc giả không chỉ xuất hiện sau khi tác phẩm ra đờ i mà nó có mặt ngay tron g quá trình sáng tác bởi “C ái bóng của độc giả đang cúi xuống sau lưng nhà văn

Trang 23

khi nhà văn ngồi trước tờ giấy trắng ́ có mặt ngay cả khi nhà văn không muốn thừa nhận sự có mặt đó Chính độc giả đã ghi lên trên tờ giấy trắng cái dấu hiệu không thế tẩy xoá được của mình” (I Lalich) độc giả chính là người đồng sáng tạo với nhà văn

Tóm lại, phương pháp xã hội học nhằm nhấn mạnh chức năng xã hội của văn học, tuy nhiên không nên tuyệt đối hoá phương pháp này mà kết hợp đồng bộ với các phương pháp khác, để cho việc nghiên cứu đạt được hiệu quả cao hơn

1.1.4.5 Phương pháp so sánh thống kê

Đây là phương pháp vay mượn từ một ngh ành khoa học chuyên biệt của toàn học, từ những con số dữ liệu , thống kê của các nhà nghiên cứu , phục vụ mục đích của mình đề đưa ra kết luận đặc thù

Tóm lại , thống kê là một phương pháp hỗ trợ rất có hiệu quả để làm tăng sức thuyết phục cho những kết luận có thể rút ra từ các phương pháp khác

1.1.4.6 Phương pháp so sánh loại hình

Loại hình là “tập hợp sự vật hiện tượng cùng có chung những đặc trưng

cơ bản nà đó” hay nói một cách khác đi chúng có cùng một quan hệ cộng đồng giá trị , phương pháp loại hình được xây dựng dựa trên cơ sở của một nguyên tắc về tính cộng đồng của các hiện tượng khác nhau Về đại thể trong nghiên cứu VHSS phương pháp này có thể có hai phương thức áp dụng

Thứ nhất , dùng phương pháp loại hình để phân loại các hiện tượng văn học, trên cơ sở của việc chứng minh các nhó m hiện tượng giống nhau theo một tiêu chuẩn nào đó

Thứ hai, dùng phương pháp loại hình đề phân loại c ác hiện tượng văn học, ta có thể chứng minh sự tồn tại của một loại hình văn học nào đó , biện hộ cho quyền tồn tại và hiệu quả thẩm mỹ của nó

Ưu điểm của phương pháp loại hình là nó giúp cho chúng ta nắm bắt các hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể , bao quát, xác định đươc chủng loại của cái cá thể , hiểu rõ được quy luật phát triển của các hiện tương và sự vật

Trang 24

Tuy nhiên chúng ta phải kết hợp với các phương pháp khác để đạt được hiệu quả tốt nhất

1.1.4.7 Phương pháp so sánh hệ thống

Đây là phương pháp vừa mang tính vĩ mô lại vừa mang tính vi mô bởi có thể vừa coi một tác phẩm , một thể tài , một nền văn học như là một hệ thống Nếu như phương pháp loại hình chú ý đến quan hệ cộng đồng giá trị thì phương pháp hệ thống lại chú ý đến quan hệ phân cấp và quan hệ nhân quả Trong VHSS phương pháp hệ thống chủ yế u được áp dụng ở tầm vĩ mô

Lợi ích của phương pháp hệ thống là nó giúp ta xác định được vị trí hay “ toạ độ” của một sự vật trong mối quan hệ phân cấp với các sự vật hác Qua đó giúp ta đánh giá được đầy đủ gi á trị và ý nghĩa của sự vật đó Đặt Truyện Kiều trong hệ thống các tác phẩm viết về Thuý Kiều ở Trung quốc hoặc đặt trong hệ thống của truyện thơ nôm trung đại Việt Nam hoặc đặt trong hệ

thống các tác phẩm của Nguyễ n Du…chúng ta sẽ đánh giá đầy đủ các giá trị đặc sắc của tác phẩm đồng thời cả những đóng góp của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

Như vậy phương pháp hệ thống là một phương pháp tổng quan Đây là một phương pháp tổn g quan nên được kết hợp với các phương pháp khác và sử dụng hỗ trợ cho các phương pháp cận cảnh Ngoài ra nó còn được sử dụng

để nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả giữa văn học và các hệ thống chi phối nó như hệ thống nghệ thuật , hệ thống văn hoá , hệ thống xã hội… Bên cạnh đó, phương pháp hệ thống sẽ giúp công việc nghiên cứu được hoàn thiện hơn Nó có thể sử dụng một cách hiệu quả cho các đề tài mang tính bao quát giúp rút ra dược những kết luận đồng bộ khoa học

1.1.4.8 Phương pháp so sánh văn bản văn học

Phương pháp này dùng đề nghiên cứu văn bản gốc với bản dịch , bản dịch đầy đủ với đoạn trích lược Bản dịch này với bản dịch khác trong nước Bản dịch của dân tộc này với bản dịch của dân tộc khác Để từ đó hiểu và đánh giá

Trang 25

đúng tác phẩm , tránh được lỗi phân tích xã hội học tầm thường như nghiên cứu tác phẩm văn học nước ngoài không khác gì tác phẩ m văn học dân tộc

1.1.4.9 Phương pháp so sánh lịch sử

Văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn luôn ra đời trong những bối cảnh lịch sử xã hội , văn hoá cụ thể Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm văn chương không thể khôn g tìm bối cảnh lịch sử xã hội và các yếu tố liên quan đến tác phẩm Chẳng hạn nếu tách khỏ i tác phẩm “V ợ nhặt” ra khỏi yếu tố hoàn cảnh lịch sử xã hội , ra khỏi không khí tiền khởi nghĩa thì khó có thể cảm nhận dượ c những giá trị nghệ thuật sáng giá của tạc phẩm , và ý đồ sáng tác của nhà vă n Kim Lân ở cuối tác phẩm “ Trong óc Tràng vẫ n thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” , nếu không có kiến thức nhiều về lịch sử Việ t Nam giai đoạn 1930-1945 thì chúng ta không thể hiểu nổi con người thời đó chẳng hạn như nhân vật Chí Phèo một con người bị tha hoá những vẫn nhận

ra yếu tố muốn vươn lên làm người lương thiện , một k hao khát từ đáy lòng của một kẻ tha hoá cả về thể xác lẫn tâm hồn Vì vậy những yếu tố đối chiếu của lịch sử xã hội với những yếu tố trong tác phẩm đưa vào văn học gần gũi hơn với cuộc sống, với đời thường, thấy giá trị của nó với cuộc sống đương thời

1.1.5 Vai trò của văn học so sánh trong nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương

1.1.5.1 Vai trò của văn học so sánh trong nghiên cứu văn học

VHSS đã trải qua một thời gian dài để khẳng định vai trò qua n trọng trong nghiên cứu và giảng dạy văn học , và VHSS đã trở thành một khoa học liên nghành, được phát triển gắn liền với troà lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa ở châu âu Bộ môn này đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu văn học,

ở đó VHSS làm nổi bật được nét bản sắc và những đóng góp của nền văn học dân tộc vào kho tàng chung của thế giới

Xét về mặt lý thuyết : VHSS cung cấp tư liệu tham khảo cho những người viết sử văn học dân tộc, giúp cho lý luận văn học rút ra được nhữ ng kết luận khái quát, góp phần nhận thức sâu sắc các hiện tượng văn học nói chung , góp

Trang 26

phần tạo ra nhãn quan văn h ọc tổng hợp Việc ngiên cứu văn học với nhãn quan rộng l ớn có tính quốc tế giúp cho VHSS có những cống hiến mới cho lý luận văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học

Về mặt thực tiễn : VHSS trở thành một dải đất rộng lớn cho các nhà nghiên cứu văn học và khoa học n hân văn ở các lĩnh vực khác nhauu có thể trao đổi, tổng kết các nguyên tắc , lý thuyết phương pháp cũng như tổng kết những nghiên cứu thực tiễn nhằm phát triển văn học nhân loại VHSS góp phần giao tiếp về mặt tinh thần giữ a các dân tộc, làm cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, góp phần củng cố hoà bìn h, đẩy mạnh phát triển và h ợp tác quốc tế VHSS hướng đến việc tìm hiểu những quy luật của sự vận động và phát triển chung của văn học, đi tìm hằng số của văn học thế giới Đặc biệt VHSS đã mở rộng biên độ cực hạn và trở thành một “siêu nghành” của nghiên cứu văn học và nhân văn có chức năng bổ sung , khái quát nhã n quan tổng hợp nhất của văn học thế giới

VHSS giúp chỉ ra được chỗ giống nhau và khác nhau giưa hai tác phẩm

và hai tác giả…từ đó th ấy được những mặt kế thừa , những điể m cách tân của từng tác g iả của từng tác phẩm VHSS giúp nhười dạy và người họ c chú ý đến vận dụng nhiều phương pháp để tiếp cận tác phẩm Mỗi phương pháp dạy học chỉ có được hiệu quả tốt nhất khi áp dụng đúng chỗ VHSS là một phương pháp luận, nó không chỉ vận dụng nhiều phương pháp chung trong nghiên cứu văn học mà còn có một hệ thống phương pháp riêng rất đa dạng và phong phú như: phương pháp so sánh văn bản , phương pháp so sánh lịch sử , phương pháp tìm hiểu tiểu sử tác giả , phương pháp thực chứng , phương pháp xã hội học, phương pháp tâm lý…Điều này thuận lợi cho quá trình tìm hiểu tác

phẩm, giúp cho giáo viên và học sinh tận dụng được nhiều con đường đến tác phẩm thông qua các phương pháp so sánh

1.1.5.2 Vai trò của văn học so sánh trong dạy học tác phẩm văn chương

VHSS giúp cho giáo viên và học sinh xác định được mục tiêu lớn nhất của bài học , khi xác định được mục tiêu sẽ không đi lệch hướng… điều này

Trang 27

còn đòi hỏi dạy học không chỉ thấy n ội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn thấy được mối liên hệ với tác phẩm và lịch sử , những yếu tố bên ngoài của tác phẩm

VHSS giúp phát huy tính chủ động , tích cực của học sinh , tạo bầu không khí văn chương trong giờ học Vận dụng VHSS có nghĩa là không nghiên cứu tác phẩm một cách riêng rẽ mà tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có cái nhìn tổng quát về lĩnh vực mà mình tìm hiểu rõ hơn Điều này phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá rình lĩnh hội tác phẩm , đồng thời có cái nhìn liên tưởng tới những tác phẩm khá c, và ở các lĩnh vưc khác Các em có điều kiện tự học hỏi tìm tòi sáng tạo và kích tích khả năng tư duy khoa học Đây sẽ môn hình thành kỹ năng giúp học sinh biến kiến thức thu nhận thành kiến thức của mình , từ đó phát triển mạnh mẽ về nhận thức và tư duy Giờ học sẽ trở nên hấp dẫn, thú vị và sinh động hơn

Nói tóm lại , tìm hiểu những nội dung cơ bản của văn học so sánh từ mục đích đến đối tượng, phạm vi và hệ thống phương pháp nghiên cứu cùng vai trò của nó trong nghiên cứu và dạy và học văn học khẳng định được vị t rí của văn học so sánh với nghiên cứu văn học Đồng thời lấy đó là cơ sở để tiếp cận tác phẩm văn chương hiện thực và văn chương lãng mạn từ cái nhìn của văn học

so sánh, chủ để, phạm vi tầm vĩ mô , tầm vi mô ; hệ thống p hương pháp phong phú giúp người đọc nghiên cứu tiếp cậ n tác phẩm từ nhiểu góc độ khác nhau

có thể khai thác được mọi giá trị của tác phẩm , đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong dạy học tác phẩm truyện ng ắn hiện th ực và truyện ngắn lãng mạn

1.2 Một số vấn đề thực tiễn trong dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường

Thực tế việc dạy và học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay tuy đã có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên sự ảnh hưởng nặng nề của phương pháp dạy học truyền thống trong một thời gian dài đã khiến cho bộ môn Ngữ văn mất đi sự hấp dẫn đối với học sinh Mặc dù Ngữ Văn là môn học bắt buộc,

Trang 28

góp phần vào việc phát triển năng lực xã hội và hình thành nhân cách học sinh, vậy mà có một thực tế đáng buồn hiện nay là hứng thú và chất lượng học sinh học Văn THPT đang ngày càng giảm sút Điều đó thể hiện ở thái độ học tập của các em, chất lượng các bài kiểm tra trên lớp, các bài thi giữa kì, cuối kì, thi tốt nghiệp, chất lượng kì thi đại học, tỉ lệ các em lựa chọn ban khoa học

xã hội, cũng như việc lựa chọn khối thi, trường thi có môn văn ngày càng giảm dần

Đánh giá thực trạng dạy học văn ở trường phổ thông và cả dạy đại học ở nước ta, chúng ta không thể không thừa nhận bước tụt hậu khá dài về nhận thức cũng như thực hành sư phạm so với yêu cầu của thời đại Tổng kết tình hình dạy học văn, tác giả Phan Trọng Luận đã nhận xét: “Dạy Văn suốt non thế kỉ qua vẫn là lối dạy khuôn sáo Dạy tác phẩm văn chương là thông báo,

áp đặt từ phía giáo viên Học sinh không trực tiếp rung cảm với tác phẩm, thiếu sự giao tiếp cần có giữa nhà văn với bạn đọc, học sinh Giờ văn thiên về

xã hội học nhằm cung cấp cho học sinh bức tranh hai màu về xã hội và con người Phương pháp sáo mòn công thức áp dụng cho mọi giờ văn, mọi đối tượng Trình tự giờ văn cứng nhắc, khuôn sáo Không khí giờ Văn nặng nề, đơn điệu, thiếu rung động thẩm mĩ.” [18, tr 28] Chúng ta phải thừa nhận một

sự thật một sức ỳ quá lớn, một quán tính nghề nghiệp khó khăn không dễ tháo

bỏ Đã từ lâu diễn ra tình trạng người dạy Văn chỉ biết đến văn bản tác phẩm độc lập, cố gắng tìm tòi khám phá cho sâu cái độc đáo, cái hay cái đẹp của văn bản nghệ thuật rồi tìm cách “nhồi nhét” cho học sinh những gì giáo viên đã tìm tòi và phát hiện được Một cách dạy văn như thế đã quá lỗi thời, bởi mối quan tâm duy nhất của giáo viên là văn bản và học sinh đóng vai trò là “thính giả”, người ngoài cuộc hơn là người được tham gia vào việc tìm hiểu, chiếm

lĩnh, khám phá tác phẩm văn chương

Từ thực trạng, hứng thú học văn của học sinh thì việc tìm ra nguyên nhân

tại sao chất lượng và hứng thú học văn của các em lại giảm sút như vậy, điều đó

đã trở thành mối quan tâm bức thiết Có rất nhiều nguyên nhân được lí giải:

Trang 29

1.2.1 Đối với giáo viên

Phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nói chung và phương pháp dạy học Văn nói riêng còn bị xem nhẹ Hầu hết giáo viên của chúng ta hiện nay mới chỉ đầu tư vào việc nâng cao kiến thức chuyên môn chứ ít quan tâm đến khối kiến thức nghiệp vụ, phương pháp, mà đối với việc giảng dạy văn học thì phương pháp cũng vô cùng quan trọng Hơn nữa, tâm lí trì trệ, ngại thay đổi khiến cho một số giáo viên đi vào “lối mòn” trong giảng dạy,

không cập nhật, thử nghiệm những phương pháp mới trong giảng dạy

Cần phải có nhiều thời gian để soạn giáo án, giáo viên còn ngại thay đổi phương pháp kết cấu của mạch bài Hay như khi bắt đầu vào bài mới giáo viên ít chuẩn bị phần dẫn dắt vào bài vì nhiều khi không cần đến , mất nhiều thời gian …

Trong thực tế thì giáo viên của chúng ta vẫn còn chưa thực sự tích cực, toàn tâm toàn ý với việc đổi mới phương pháp giảng dạy để dẫn dắt học sinh đến con đường học tập hiệu quả Chính vì thế, phương pháp dạy học Văn để học sinh thực

sự hứng thú, say mê trong việc tiếp thu, lĩnh hội cái đẹp của văn chương là một vấn đề yêu cầu các giáo viên phải thực hiện một cách nghiêm túc

Trong quá trình dạy thì giáo viên cũng vẫn thường quá sa đà vào nội dung mà từng phần nghệ thuật lại chưa thực sự sâu sắc, hầu như mới chỉ là sự tổng kết, chốt lại của giáo vì thời gian cho bài học không nhiều

Bên cạnh đó, trong quá trình dạy một bài học đã có trong chương trình

cũ, nhiều giáo viên vẫn giữ cách dạy cũ Phần lớn các giáo viên vẫn yên tâm theo kết cấu: Giới thiệu tác giả; hoàn cảnh ra đời tác phẩm; phân tích ý 1, ý 2,

ý 3 ; giá trị nội dung và nghệ thuật Đó đã trở thành một công thức chung chung, đã theo lối mòn từ nhiều năm nay Các câu hỏi được sử dụng trong bài dạy còn theo cảm tính, chưa được sắp xếp một cách có hệ thống Sự kết hợp phương pháp trong dạy học chưa hợp lí Có giáo viên chỉ sử dụng phương pháp phát vấn và coi như đó là việc đổi mới phương pháp dạy học, có giáo

Trang 30

viên chỉ sử dụng phương pháp diễn giảng khiến cho học sinh khó nắm bắt được tác phẩm

Theo quan điểm truyền thống, khi nói đến nhà trường , người ta chỉ chú ý đến vai trò của người thầy Thầy giáo là tất cả, là nguồn kiến thức Do vậy người giáo viên thường che lấp tài liệu học tập, người học trở thành đối tượng, thành khách thể của quá trình nhận thức thậm chí thành “bình chứa” để giáo viên rót kiến thức Theo quan niệm này thì phương pháp học theo kiểu thông tin- tái hiện và diễn giảng Và vì thế người học trò được đào tạo trở nên ít sáng tạo, trở nên thụ động trong công việc bởi từ trong nhà trường họ có thói quyen học vẹt, học theo điệu sáo Có lẽ bởi vậy, dạy văn mới có tên gọi là giảng văn, phân tích tác phẩm Những tên gọi ấy phản ánh đúng thực trạng của phương pháp truyền thống Trong quá trình đổi mới PPDH đòi hỏi học sinh phải trở thành trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên có vai trò định hướng, dẫn dắt, tổ chức và điều khiển học sinh hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm Giáo viên phải coi học sinh là chủ thể tiếp nhận, chủ thể nhận thức Học sinh chịu sự tác động của giáo viên là chủ động tiếp nhận của các thao tác, những hướng dẫn của giáo viên để tự vận động bên trong, tự thay đổi và tự phát triển biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến khách thể bị động, chịu sự tác động của văn chương thành chủ thể, chủ động tiếp nhận tác phẩm Với vai trò của người thầy, định hướng dẫn dắt học sinh tự khám phá và trở thành bạn đọc đồng sáng tạo với nhà văn Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để chuyền tải nội dung kiến thức thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao nếu người dạy không lạm dụng nó và phải sử dụng nó theo đúng quy tắc sư phạm trong sử dụng phương tiện dạy học Thiết bị điện tử cũng là một trong những phương tiện dạy hữu ích trong dạy học tác phẩm văn chương, sự vận dụng đa dạng và linh hoạt các phương tiện ấy sẽ giúp bài học trở nên sinh động, tạo ra được hứng thú và tích cực của người học

Những phương pháp dạy học mà giáo viên thường sử dụng trước đây mà người ta gọi đó là phương pháp truyền thống, thí dụ: phương pháp thuyết

Trang 31

trình, phương pháp hỏi đáp… vẫn đang được thực hiện trong tất cả các giờ dạy văn của giáo viên hiện nay Nhưng nếu các phương pháp này vẫn được tiến hành theo cách mà nó vẫn được sử dụng trong các thập niên trước thì chắc chắn sẽ kém hiệu quả Nhất là trong giờ học văn hiện nay Do đặc trưng của

bộ môn, giờ dạy học văn rất sa vào các giờ dạy thuyết trình, giáo viên giảng giải là chủ yếu, học sinh chỉ nghe và ghi chép Vì thế phương pháp thuyết trình cần phải được đổi mới Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin

đã khắc phục tình trạng biến người học thành những “cỗ máy ghi chép” và người dạy là “máy đọc” Máy potocopy, máy chiếu , đèn chiếu…sẽ giảm thời gian dành cho sự ghi chép của giáo viên lên bảng và ghi chép của học sinh vào vở.Trên lớp giáo viên nên tập trung vào việc tổ chức tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức Phương pháp thuyết trình sẽ trở nên tích cực khi giáo viên thuyết trình trong một lượng thời gian phù hợp và biết kết hợp cách nhuần nhuyễn, hợp lý và khoa học với các phương pháp khác để làm sao cho học sinh hứng thú và hào hứng hoạt động

Ngoài ra, do một số giáo viên chưa tìm hiểu kĩ về chủ nghĩa hiện thực cũng như phong cách nghệ thuật riêng từng tác giả nên còn lúng túng trong giảng dạy và sau hai bài học về văn học hiện thực phê phán 1930-1945 chưa xâu chuỗi cho học sinh thấy được những nội dung mà văn học hiện thực hướng đến

Giáo viên khi giảng dạy chỉ quan tâm nhiều đến nội dung bài học, chứ ít

có tính liên hệ, so sánh để học sinh hiểu sâu sắc tác phẩm khi đặt nó trong cả một giai đoạn, một trào lưu văn học Khi giảng một tác phẩm văn chương giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết giảng, đặt câu hỏi phát vấn, đối thoại còn các phương pháp khác như: đọc diễn cảm, so sánh, giảng bình, tích hợp hầu như không được sử dụng Do vậy chưa thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm, chưa khơi dậy được sự hứng thú, niềm đam mê của các em với bộ môn Văn Thậm chí các giáo viên vẫn còn tiến hành giảng dạy phần chương trình này một cách nhuần nhuyễn,

Trang 32

dạy theo thói quen, không gặp nhiều vướng mắc Tuy nhiên hầu như giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học Các phương pháp dạy học chưa được tận dụng triệt để, chưa cố gắng để phối hợp các phương pháp Một số giáo viên còn sử dụng phương pháp đàm thoại như một hình thức tối ưu cho việc đổi mới phương pháp dạy học Tuy nhiên, các câu hỏi lại chưa được sắp xếp một cách có hệ thống về thứ bậc độ khó của câu hỏi hoặc mục tiêu kiến thức cần đạt Như vậy tức là việc sử dụng phương pháp đàm thoại không có tính khoa học, khó mang lại hiệu quả với HS Một số phương pháp như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp hỏi đáp với các câu hỏi kích thích được tư duy người học, phương pháp minh họa bằng sơ đồ biểu bảng, phương pháp tình huống, phương pháp so sánh…được xem là phù hợp bởi cả hai bài học đều có “tính vấn đề” rất lớn nhưng giáo viên lại ít khai thác Qua việc điều tra thực tế việc dạy và học Ngữ Văn ở trường THPT, tôi nhận thấy hiệu quả việc dạy thể hiện nhiều trong nhận thức, sự tiếp thu của học sinh Tất nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân từ phía trình độ của học sinh nhưng với lượng kiến thức cần đạt một cách phù hợp thì học sinh chắc chắn sẽ có sự tiếp thu ở mức đạt Nếu như giáo viên có ý thức trong việc xây dựng bài giảng, lựa chọn kiến thức, phương pháp thì chắc chắn hiệu quả học tập của học sinh sẽ cao hơn

Tiến sĩ, thầy giáo Nguyễn Viết Chữ từng nói “Có đứng trước lớp dạy một tác phẩm văn chương cho ra nhẽ, đọc một câu thơ cho vang nhạc sáng hình mới thấy khoảng cách giữa “nói” và “làm” xa vời vợi làm sao, mới thấy cái nghề dạy văm này thú vị và cũng nghiệt ngã làm sao!” Lời của thầy thật tâm đắc Câu hỏi “Làm thế nào để có một giờ dạy học văn thật sự đổi mới và hiệu quả” vẫn chưa có lời đáp cụ thể N.I.Kuddriasep cũng khẳng định “thiếu người đọc thì hoạt động văn học chẳng khác gì một tiếng kêu vô vọng vang lên giữa cánh đồng hoang và mọc đầy cỏ dại” Người dạy và người học đều là những người đọc của tác phẩm nghệ thuật Nếu coi độc giả là những người đồng sáng

Trang 33

tạo nên tác phẩm thì mối quan hệ bộ bốn ( nhà văn- tác phẩm- thầy – trò)

không bao giờ là một quy trình khép kín

Người thầy giáo ngữ văn với yêu cầu lý tưởng phải là một người đọc đặc biệt Từ ý định của một nền giáo dục, xác định sự cảm thụ của mình, người thầy còn đoán định được ý đồ của tác giả Sự phát triển của hình tượng nghệ thuật tong sự cảm thụ của học sinh Không một cảm thụ hay một phương pháp nào có thể thay thế cho người thầy thiếu tài năng, thiếu nhiệt tình trong công việc dạy và học văn Tuy nhiên trên cơ sở chủ đạo của thầy phải có sự chủ động của trò thầy phải tạo được những tình huống và nhu cầu mới có thể kích thích vai trò chủ thể của trò Vấn đề đầu tiên là phải làm cho học sinh có cảm xúc trước một tác phẩm văn học bởi “không có cảm xúc thì không và không bao giờ con người có khát vọng đi tìm chân lí” ( Lê Lin)

Một trong những nhân tố quan trọng của quá trình dạy học là người dạy phải làm thế nào để hình thành ở người học động cơ học tập, đánh thức được nhu cầu học tập trong mỗi học sinh Đây là một hành trình vô cùng gian khó,

có thể tiến hành bằng nhiều biện pháp và cách thức khác nhau song có lẽ việc

tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống các câu hỏi vừa sức và phù hợp với từng đối tượng là vô cùng thiết yếu Những câu hỏi của

GV và HS là hết sức quan trọng đối với HS HS có hứng thú tò mò hay không

? HS có tìm câu trả lời hay không? HS có cảm giác chiến thắng khi tìm thấy câu hỏi hay không? tất cả những điều này phụ thuộc hoàn toàn vào việc đưa ra câu hỏi của giáo viên Hiệu quả của những câu hỏi đó phụ thuộc vào những kỹ năng đặt câu hỏi của GV Câu hỏi của GV thì HS có trả lời được không? HS

có đủ thời gian để trả lời không? Câu hỏi có kèm theo cử chỉ điệu bộ để khuyến khích học sinh trả lời hay không? Nếu học sinh không trả lời được thì

GV có thể đặt những câu hỏi khác đơn giản nhơn nhằm nhằm gợi mở cách trả lời cho học sinh không? Câu hỏi của giáo viên có ngắn gọn không, rõ ràng và

dễ hiểu không? Mỗi phút giảng bài liệu giáo viên có thể đặt câu hỏi ?

Trang 34

Việc đặt câu hỏi có vấn đề, định hướng và gợi mở cho học sinh là nhiệm vụ không thể thiếu của GV trong một giờ dạy học được coi là đổi mới và hiệu quả

Sự phối hợp nhiều phương pháp sẽ giúp học sinh sẽ đỡ nhàm chán và có hứng thú với môn học Hơn nữa sự phong phú về phương pháp dạy học sẽ đáp ứng được yêu cầu giáo dục cá biệt và đáp ứng được lớp học đông người Mỗi HS

có những thói quen hoạt động trí óc khác nhau nên một PPDH chỉ có thể phù hợp với một số đối tượng nhất định Giờ văn cũng như các giờ học khác cần linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học để cho mọi học sinh đều có cơ hội bình đẳng trong lĩnh hội tri thức cũng như các kỹ năng , kỹ xảo

Sản phẩm và giá trị của mỗi giờ văn là gì? HS hiểu được điều gì? Cảm nhận được gì sau khi khám phá tác phẩm? và sẽ vận dụng được những điều đã học vào trong cuộc sống như thế nào? Kiểm tra và đánh giá sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi đó Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được

ở HS vừa xác định được hiệu quả của giờ học, vừa giúp GV điều chỉnh được hoạt động dạy của mình Làm sao để sự đánh giá của thầy về kết quả học của học trò dần sang thành kỹ năng tự học của HS nếu đánh giá đúng theo mục tiêu bài dạy đã đề ra và theo đúng cấp độ năng lực của người học

1.2.3 Đối với học sinh

Việc tiếp nhận văn học trong nhà trường – đặc biệt từ phía học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn Đối tượng học sinh phổ thông còn hạn hẹp về vốn sống, vốn văn hoá, hiểu biết xã hội nên việc tiếp nhận văn học không hề đơn giản trong khi nội dung, chương trình sách giáo khoa chưa thực sự phù hợp; học sinh chưa có phương pháp học tập hợp lí, ảnh hưởng của việc chọn trường thi, khối thi Ý thức học và chuẩn bị bài của các em cũng chưa đồng đều, còn rất nhiều em không có ý thức học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, thao tác đơn giản là đọc trước tác phẩm cũng ít được thực hiện đã gây khó khăn rất lớn với giáo viên Trong khi đọc văn, tri âm và đồng cảm với tâm sự của nhà văn đã được xem là một công việc sáng tạo, mà đọc văn là sáng tạo hai lần: vừa huy động năng lực cảm thụ cá nhân, vừa hình thành phương cách lĩnh hội kiến thức

Trang 35

Học sinh chưa thực sự hứng thú trong việc tìm hiểu tác phẩm văn chương, việc học chủ yếu còn mang tính chất đối phó với việc kiểm tra, thi cử, khiến cho họ thụ động ngay khi ngồi trên ghế nhà trường

Do tâm lý của học sinh ngại khi tiếp nhận văn bản, ngại tìm hiểu sâu về thể loại truyện ngắn lãng mạn và hiện thực một cách độc lập, cho nên kiến thức của học sinh còn bị hạn chế rất nhiều Chính vì thế, phương pháp dạy học văn để học sinh thực sự hứng thú, say mê trong việc tiếp thu, lĩnh hội cái đẹp của văn chương là một vấn đề yêu cầu các giáo viên phải thực hiện một cách nghiêm túc

Thời lượng dành cho việc học tập quá ít, nội dung kiến thức thì không đủ, phương pháp học của học sinh không mang tính tự giác độc lập,chậm đổi mới, tài liệu học tập thì không được trang bị đầy đủ để đọc, thi cử thì quá đơn giản…những điều đó đã gây cho học sinh ngộ nhận một điều là học văn quá nhàn hạ không có gì là vất vả Chính điều đó mà làm ảnh hưởng đến tương lai của học sinh

Cùng với phương pháp dạy học truyền thống theo hướng thiên về văn bản,

về người giáo viên đã đưa lại những hậu quả không hay trong giảng văn Hiện tượng học sinh thờ ơ lãnh đạm với số phận các nhân vật, với tiếng nói của nhà văn, với lời giảng của giáo viên là dễ hiểu Học sinh trong giờ học như người ngoài cuộc, một khách thể chịu tác động một chiều của giáo viên là chính, thậm chí mối quan hệ giữa tác phẩm với học sinh cũng bị giãn cách Giáo viên chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến nghệ thuật truyền giảng mà không chịu tìm hiểu học sinh đang và có những phản ứng như thế nào về tác phẩm văn chương Giáo sư Alain và Richard Beach cho rằng “Trung tâm của quá trình không phải là tác phẩm văn học mà là tâm trí học sinh khi gặp gỡ cuốn sách

Đó là đáp ứng (văn học và người đọc)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC GIAI ĐOẠN 1930-1945 VÀ CÁC BIỆN PHÁP SO

Trang 36

SÁNH TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VÀ

TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN

2.1 Đặc điểm thi pháp truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945

2.1.1 Đặc điểm truyện ngắn giai đoạn 1930-1945

Ở Việt Nam, ra đời trong bối cảnh nước thuộc địa, sau khi chủ nghĩa lãng mạn đã có cả một thế kỷ phát triển, văn chương lãng mạn Việt Nam một mặt chịu ảnh hưởng của văn chương lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, Văn chương lãng mạn Việt Nam có nhiều đặc điểm không giống với văn chương lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, nhưng về phương diện cách nhìn thì cơ bản vẫn là khuynh hướng chủ quan trong tiếp cận và lí giải hiện thực

Truyện ngắn lãng mạn thuộc loại hình văn học biểu hiện, Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong cảnh đời thường, tăm tối, khám phá những cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp để nhấn mạnh những yếu tố phi thường khác lạ: đẹp phải đến mức tuyệt đỉnh, tài phải

đến mức siêu nhiên trác tuyệt Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” lại tìm

thấy sự toả sáng của nhân cách người tử tù nơi ngục thất tăm tối…

Do khuynh hướng sáng tác đó nên truyện ngắn lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập để làm nổi bật nghịch lý của hoàn cảnh, bi kịch của số phận, tương phản giữa cái lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái thiện

và cái ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, tính

cách và hoàn cảnh…Có thể dẫn nét độc đáo trong cốt truyện “Chữ người tử

tù” của Nguyễn Tuân thể hiện qua sự đối lập và tương phản giữa thú chơi chữ

và cảnh ngục tù, giữa người tử tù và viên quản ngục Hay ở một truyện ngắn

khác, truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam là sự tương phản giữa vũ trụ bao

với những kiếp người nghèo khổ Bóng tối càng dày đặc bao nhiêu thì khát vọng hướng về ánh sáng càng khắc khoải bấy nhiêu Những cuộc đời trong bóng tối ấy cũng giống như không gian phố huyện kia, dày đặc tăm tối nhưng vẫn loé lên ánh sáng của một thế giới khác, một thứ ánh sáng mong manh

Trang 37

nhưng không hề lụi tắt Mơ ước lãng mạn bao giờ cũng là cơ sở của hành động Thạch Lam đã mang đến một thông điệp giàu ý nghĩa về con người, tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm: Hãy tin tưởng và trân trọng vào khát vọng của con người, dẫu thực tại còn đầy bóng tối như không gian phố huyện nghèo kia, nhưng con người dù trong hoàn cảnh nào vẫn hướng về ánh sáng Cảm quan lãng mạn không cho phép nhà văn đi xa hơn, nhưng cũng đủ giúp cho người đọc thêm yêu mến những con người nghèo khổ đầy hi vọng

Điểm nổi bật nữa của tác phẩm lãng mạn là phát huy cao độ trí tưởng tượng, có thể đưa người đọc đến những bến bờ xa lạ, ở đó cuộc sống con người có khả năng trở lên tốt đẹp hơn

Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau đời tư thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là truyện ngắn Truyện ngắn có thể kể cả về một cuộc đời nhưng đa phần là một đoạn đời , một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật , nhưng cái chính của truyện ngắn không phải hệ thống sự kiện mà là cái nhìn tự sự đối với cuộc đời Truyện ngắn không phải

là tiểu thuyết mà là một thể loại khác hẳn Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng , phát hiện một nét bả chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người , tạo thành một ấn tượng hoàn ch ỉnh Nhiều nhà văn quan niệm truyện ngắn thể hiện một khoảnh khắc ,một sự kiện nhỏ nào đó trong cuộc sống thường nhật

Một đặc điểm nổi bật khác của văn học lãng mạn là tự do biểu hiện tình cảm cái tôi cá nhân, cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc cảm giác, đặt chúng

cao hơn thực tế khách quan của đời sống Trong tuyện ngắn Hai đứa trẻ tất cả

các chi tiết sự việc, tâm trạng nhân vật trong bức tranh phố huyện đều được cảm nhận bằng tấm lòng chia sẻ, cảm thông của nhân vật Liên, một mảnh tâm hồn của nhà văn được gửi gắm mình vào trong nhân vật một cách tự nhiên và tinh tế Ngồi nhìn phố huyện lúc màn chiều buông xuống đến lúc đêm khuya Liên cảm thấy lòng buồn man mác Nhưng với Liên cái cảm giác đó không phải là cái cảm giác vu vơ mà là cái cảm giác thực từ chính cuộc sỗng của

Trang 38

Liên đang từng chải, và của những kiếp sống leo lắt trong phố huyện mang lại Đối diện với khung cảnh ấy Liên như cảm nhận được cái mùi đặc trưng của mùi đất: mùi ẩm thấp, mùi hơi nóng ban ngày, mùi của cát bụi hoà quện để tạo thành cái mùi “riêng của đất” phải là người gắn bó sâu sắc với cái vùng quê nghèo khổ này cộng với một tâm hồn lãng mạn nhạy cảm của Liên thì mới cảm nhận được như thế, và trong đó còn ẩn chứa nhiều tâm trạng, nỗi niềm trăn trở về cuộc sống của chính mình, cũng như của những người ngèo khổ sống xung quanh Diễn biến tâm trạng của Liên được miêu tả rõ nhất chính là cảnh đợi tàu từ lúc màn chiều buông xuống cho đến đêm khuya, đó là hoạt động cuối cùng của một đêm khuya Chuyến tàu chính là một món ăn tinh thần không thể thiếu của chị em Liên, nó giữ được trong Liên sự cân bằng trong cảm giác, thức tỉnh trong hiện thực của cuộc sống Do khuynh hướng sáng tác đó nên văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản đối lập

để làm nổi bật nghịch lý của hoàn cảnh, bi kịch của số phận, tương phản giữa cái lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái thiện và cái ác, giữa ánh sáng và bóng tối: cao thượng và thấp hèn, lý tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn

cảnh Nét độc đáo của Nguyễn Tuân trong cốt truyện Chữ người tử tù thể hiện

qua những đặc điểm của truyện ngắn lãng mạn: đối lập và tương phản, giữa thú chơi chữ và cảnh ngục tù, giữa người tử tù và quản ngục…thông qua sự đối lập tương phản này, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp của tâm hồn con người, cái đẹp của nghệ thuật từ đó phủ định cái xấu xa và tàn bạo của chế

độ ngục tù và cao hơn nữa là cái xã hội thực dân nửa phong kiến Truyện ngắn

Hai đứa trẻ - Thạch lam đó chính là sự tương phản giữa vũ trụ bao la với

những kiếp người nghèo khổ Bóng tối càng dầy đặc bao nghiêu thì khát vọng sống, khát vọng hướng tới ánh sáng của con người càng cao và mãnh liệt bấy nhiêu Những cuộc đời trong bóng tối ấy, cúng giống như không gian phố huyện kia; dày đặc tăm tối những vẫn loé lên ánh sáng của cuộc sống, một thứ ánh sáng mong manh, leo lét nhưng không bao giờ bị luỵ tắt bởi những luồng gió mạnh to tát Mơ ước lãng mạn bao giờ cũng là cơ sở của hành động Nhà

Trang 39

văn Thạch lam đã mang đến những thông điệp giàu ý nghĩa về con người, tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm: Hãy tin tưởng và trân trọng khát vọng của con người, dẫu thực tại còn đầy bóng tối và ghập ghềnh đi bao chăng nữa giống như không gian phố huyện nghèo kia, dù con người ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì tất cả họ vẫn hướng về ánh sáng và niềm tin vào tương lai Cảm quan lãng mạn không cho phép nhà văn đi xa hơn, nhưng cũng giúp cho người đọc thêm yêu mến những con người nghèo khổ nhưng tràn đầy niềm tin và hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn

Điểm nổi bật nữa của thi pháp truyện ngắn lãng mạn là phát huy cao độ trí tưởng tượng, có thể đưa họ đến những bến bờ xa lạ, ở đó cuộc sống của con

người trở nên tốt đẹp hơn, chẳng hạn như trong truyện Chữ người tử tù-

Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn cao - một người tử tù - bằng cái tài hoa và khí phách của mình đã cảm hoá được một con người tội lỗi đi nhầm đường lạc lối

đó chính là viên quản ngục Tác giả không chỉ dừng lại ở sự cảm thương mà còn muốn họ thoát ra khỏi cuộc sống hiện tại nhơ nhuốc ấy, mơ ước của những người dân nơi phố huyện, chuyến tàu đêm đi qua cùng tâm trạng đợi tàu của Liên chính là thông điệp mà nhà văn Thạch lam muốn lay thức những cuộc sống uể oải, mệt mỏi …Và tiếp cho họ những ước mơ để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, một sự thay đổi hoàn toàn toát ra khỏi thực tại đói nghèo leo lắt…Đó cũng chính là những khát vọng đầy chất nhân văn của nhà văn lãng mạn Thạch Lam Trong sáng tác của nhà văn lãng mạn, người ta có thể dễ nhận thấy rằng hình bóng của nhà văn gửi gắm vào trong nhân vật lý tưởng của mình, chẳng hạn như nhân vật Huấn Cao - sự tài hoa, ngông nghênh của Huấn cao cũng là một phần trong tâm hồn của Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân ở ngoài đời thống nhất với con người văn chương Người nghệ sĩ ấy không chấp

nhận cái tầm thường xung quanh muốn nổi loạn với tất cả Vang bóng một thời

là một tiếng vang đầy cuốn hút trong trào lưu văn học lãng mạn 1930-1945 và

Chữ người tử tù là một tiếng nói góp phần làm nên thành công của tập truyện

này, cũng giống như vậy truyện ngắn Hai đứa trẻ- Thạch Lam, nếu không từng

Trang 40

sống những ngày thơ ấu vất vả gian chuân thì chưa chắc nhà văn đã cảm nhận thấu đáo thực sự cuộc sống của những kiếp người nghèo khổ, vất vơ đó được ,nhà văn cũng không thể viết nên được những dòng văn hay như thế về người chị dịu dàng, một người con gái thảo hiền tần tảo chăm lo cho gia đình chịu thương chịu khó, tất cả những điều đó chính là những kỷ niệm đẹp khiến cho nhà văn Thạch Lam viết về những ấn tưởng những kỷ niệm vẫn còn nguyên vẹn và sâu sắc của tuổi thơ: Đó là phố huyện Cẩm Giàng- Hải Dương “Tôi không ngờ em sáu ( tức Thạch lam) có trí nhớ dai như thế, như chuyện em tôi

tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm đi qua rồi mới đi ngủ Năm đó tôi mới

có chín tuổi, em tôi lên tám mà mẹ tôi đã giao cho hai chị em tôi coi hàng” (Nguyễn Thị Thế - Người em thứ sáu - Hồi ký gia đình Nguyễn tường [1,tr345] chính vì điều đó đã cho thấy những hồi ức không bao giờ nhạt phai trong tuổi thơ của nhà văn lãng mãn Thạch Lam

Có thể nói những đặc trưng của thi pháp lãng mạn đó chính là những phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn, là tiếng nói của những tâm hồn lãng mạn, hướng con người đến những thế giới tâm hồn trong sáng và giàu tính hiện thực nhất, điều đó được thể hiện rõ nhất ở trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam và truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

2.1.2 Một số loại hình truyện ngắn Việt Nam

Truyện ngắn là một thể loại năng động ít bị những quy tắc có tính quy phạm gò bó, chi phối Hình thức truyện ngắn luôn vỡ ra, đổi thay lại, luôn tự xác định tính bền vững của mình Việc phân chia truyện ngắn thành các kiểu loại chỉ là giả định vì ranh giới của các thể loại văn học không phải là bức thành bất khả xâm phạm Với sự phân chia loại hình truyện ngắn của Nguyễn Văn Đấu, có thể nhận ra Truyện của G.Maupassant (Pháp), Henry(Mỹ), Nguyễn Tuân (Việt Nam)…rất tiêu biểu cho loại hình “truyện ngắn kịc hoá” còn loại “truyện ngắn- tiểu thuyết hoá” thì sekhop (Nga), Nam Cao, Nguyễn Minh Châu (Việt Nam) là những cây bút điển hình hơn cả

Truyện ngắn trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ còn thể hiện rõ tính

Ngày đăng: 17/03/2015, 07:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (2006), Thạch Lam- Về tác giả và tác phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam- Về tác giả và tác phẩm
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
2. Lưu Văn Bổng (2004), Những bình diện chủ yếu của văn học so sánh. Nhà xuất bản khoa hoc xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bình diện chủ yếu của văn học so sánh
Tác giả: Lưu Văn Bổng
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa hoc xã hội
Năm: 2004
3. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể , Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Năm: 2006
4. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
5. Nguyễn Văn Dân (2011), Lí luận văn học so sánh . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Năm: 2011
6. Trần thanh Đạm (1995), Dẫn luận văn học so sánh.Tủ sách Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận văn học so sánh
Tác giả: Trần thanh Đạm
Năm: 1995
7. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1999
8. Phan Cự Đệ ( 2000), Văn học Việt Nam 1900-1945. Nhà xuất bản Giáo dục 9. Hà Minh Đức. (1961), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc. Nhà xuất bản văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1900-1945." Nhà xuất bản Giáo dục 9. Hà Minh Đức. (1961), Nam "Cao nhà văn hiện thực xuất sắc
Tác giả: Phan Cự Đệ ( 2000), Văn học Việt Nam 1900-1945. Nhà xuất bản Giáo dục 9. Hà Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 9. Hà Minh Đức. (1961)
Năm: 1961
16. Phong Lê ( chủ biên) (1992), Nghĩ tiếp về Nam Cao. Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ tiếp về Nam Cao
Tác giả: Phong Lê ( chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội
Năm: 1992
17. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường Trung học phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường Trung học phổ thông
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
Năm: 1999
18. Phan Trọng Luận ( 2004), Phương pháp dạy học văn. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội
19. Phan Trọng Luận ( chủ biên) (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 11,(1).Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Ngữ Văn 11,(1)
Tác giả: Phan Trọng Luận ( chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội
Năm: 2007
20. Trần Đăng Suyền ( 2002), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội\ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
21. Trần Đăng Suyền – Nguyễn Anh Vũ (2008), Nam Cao và những truyện ngắn chọn lọc. Nhà xuất bản văn học- Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao và những truyện ngắn chọn lọc. Nhà xuất bản văn học-
Tác giả: Trần Đăng Suyền – Nguyễn Anh Vũ
Nhà XB: Nhà xuất bản văn học-" Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2008
23. Bích Thu (Tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Nam Cao về tác giả và tác phẩm. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao về tác giả và tác phẩm
Tác giả: Bích Thu (Tuyển chọn và giới thiệu)
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2003
22. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
25. Tuyển tập Nam Cao (2005), Nhà xuất bản văn học Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w