Vai trò của văn học so sánh trong nghiên cứu và giảng dạy tác

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 25)

bối cảnh lịch sử xã hội , văn hoá cụ thể . Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm văn chương không thể khôn g tìm bối cảnh lịch sử xã hội và các yếu tố liên quan đến tác phẩm . Chẳng hạn nếu tách khỏ i tác phẩm “V ợ nhặt” ra khỏi yếu tố hoàn cảnh lịch sử xã hội , ra khỏi không khí tiền khởi nghĩa thì khó có thể cảm nhận dượ c những giá trị nghệ thuật sáng giá của tạc phẩm , và ý đồ sáng tác của nhà vă n Kim Lân ở cuối tác phẩm “ Trong óc Tràng vẫ n thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” , nếu không có kiến thức nhiều về lịch sử Việ t Nam giai đoạn 1930-1945 thì chúng ta không thể hiểu nổi con người thời đó chẳng hạn như nhân vật Chí Phèo một con người bị tha hoá những vẫn nhận ra yếu tố muốn vươn lên làm người lương thiện , một k hao khát từ đáy lòng của một kẻ tha hoá cả về thể xác lẫn tâm hồn. Vì vậy những yếu tố đối chiếu của lịch sử xã hội với những yếu tố trong tác phẩm đưa vào văn học gần gũi hơn với cuộc sống, với đời thường, thấy giá trị của nó với cuộc sống đương thời

1.1.5. Vai trò của văn học so sánh trong nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương văn chương

1.1.5.1. Vai trò của văn học so sánh trong nghiên cứu văn học

VHSS đã trải qua một thời gian dài để khẳng định vai trò qua n trọng trong nghiên cứu và giảng dạy văn học , và VHSS đã trở thành một khoa học liên nghành, được phát triển gắn liền với troà lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa ở châu âu. Bộ môn này đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, ở đó VHSS làm nổi bật được nét bản sắc và những đóng góp của nền văn học dân tộc vào kho tàng chung của thế giới

Xét về mặt lý thuyết : VHSS cung cấp tư liệu tham khảo cho những người viết sử văn học dân tộc, giúp cho lý luận văn học rút ra được nhữ ng kết luận khái quát, góp phần nhận thức sâu sắc các hiện tượng văn học nói chung , góp

phần tạo ra nhãn quan văn h ọc tổng hợp . Việc ngiên cứu văn học với nhãn quan rộng l ớn có tính quốc tế giúp cho VHSS có những cống hiến mới cho lý luận văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học

Về mặt thực tiễn : VHSS trở thành một dải đất rộng lớn cho các nhà nghiên cứu văn học và khoa học n hân văn ở các lĩnh vực khác nhauu có thể trao đổi, tổng kết các nguyên tắc , lý thuyết phương pháp cũng như tổng kết những nghiên cứu thực tiễn nhằm phát triển văn học nhân loại . VHSS góp phần giao tiếp về mặt tinh thần giữ a các dân tộc, làm cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, góp phần củng cố hoà bìn h, đẩy mạnh phát triển và h ợp tác quốc tế. VHSS hướng đến việc tìm hiểu những quy luật của sự vận động và phát triển chung của văn học, đi tìm hằng số của văn học thế giới . Đặc biệt VHSS đã mở rộng biên độ cực hạn và trở thành một “siêu nghành” của nghiên cứu văn học và nhân văn có chức năng bổ sung , khái quát nhã n quan tổng hợp nhất của văn học thế giới

VHSS giúp chỉ ra được chỗ giống nhau và khác nhau giưa hai tác phẩm và hai tác giả…từ đó th ấy được những mặt kế thừa , những điể m cách tân của từng tác g iả của từng tác phẩm .VHSS giúp nhười dạy và người họ c chú ý đến vận dụng nhiều phương pháp để tiếp cận tác phẩm . Mỗi phương pháp dạy học chỉ có được hiệu quả tốt nhất khi áp dụng đúng chỗ . VHSS là một phương pháp luận, nó không chỉ vận dụng nhiều phương pháp chung trong nghiên cứu văn học mà còn có một hệ thống phương pháp riêng rất đa dạng và phong phú như: phương pháp so sánh văn bản , phương pháp so sánh lịch sử , phương pháp tìm hiểu tiểu sử tác giả , phương pháp thực chứng , phương pháp xã hội học, phương pháp tâm lý…Điều này thuận lợi cho quá trình tìm hiểu tác

phẩm, giúp cho giáo viên và học sinh tận dụng được nhiều con đường đến tác phẩm thông qua các phương pháp so sánh

1.1.5.2. Vai trò của văn học so sánh trong dạy học tác phẩm văn chương

VHSS giúp cho giáo viên và học sinh xác định được mục tiêu lớn nhất của bài học , khi xác định được mục tiêu sẽ không đi lệch hướng… điều này

còn đòi hỏi dạy học không chỉ thấy n ội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn thấy được mối liên hệ với tác phẩm và lịch sử , những yếu tố bên ngoài của tác phẩm

VHSS giúp phát huy tính chủ động , tích cực của học sinh , tạo bầu không khí văn chương trong giờ học . Vận dụng VHSS có nghĩa là không nghiên cứu tác phẩm một cách riêng rẽ mà tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có cái nhìn tổng quát về lĩnh vực mà mình tìm hiểu rõ hơn . Điều này phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá rình lĩnh hội tác phẩm , đồng thời có cái nhìn liên tưởng tới những tác phẩm khá c, và ở các lĩnh vưc khác . Các em có điều kiện tự học hỏi tìm tòi sáng tạo và kích tích khả năng tư duy khoa học . Đây sẽ môn hình thành kỹ năng giúp học sinh biến kiến thức thu nhận thành kiến thức của mình , từ đó phát triển mạnh mẽ về nhận thức và tư duy. Giờ học sẽ trở nên hấp dẫn, thú vị và sinh động hơn

Nói tóm lại , tìm hiểu những nội dung cơ bản của văn học so sánh từ mục đích đến đối tượng, phạm vi và hệ thống phương pháp nghiên cứu cùng vai trò của nó trong nghiên cứu và dạy và học văn học khẳng định được vị t rí của văn học so sánh với nghiên cứu văn học . Đồng thời lấy đó là cơ sở để tiếp cận tác phẩm văn chương hiện thực và văn chương lãng mạn từ cái nhìn của văn học so sánh, chủ để, phạm vi tầm vĩ mô , tầm vi mô ; hệ thống p hương pháp phong phú giúp người đọc nghiên cứu tiếp cậ n tác phẩm từ nhiểu góc độ khác nhau có thể khai thác được mọi giá trị của tác phẩm , đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong dạy học tác phẩm truyện ng ắn hiện th ực và truyện ngắn lãng mạn

1.2. Một số vấn đề thực tiễn trong dạy học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng

Thực tế việc dạy và học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay tuy đã có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên sự ảnh hưởng nặng nề của phương pháp dạy học truyền thống trong một thời gian dài đã khiến cho bộ môn Ngữ văn mất đi sự hấp dẫn đối với học sinh. Mặc dù Ngữ Văn là môn học bắt buộc,

góp phần vào việc phát triển năng lực xã hội và hình thành nhân cách học sinh, vậy mà có một thực tế đáng buồn hiện nay là hứng thú và chất lượng học sinh học Văn THPT đang ngày càng giảm sút. Điều đó thể hiện ở thái độ học tập của các em, chất lượng các bài kiểm tra trên lớp, các bài thi giữa kì, cuối kì, thi tốt nghiệp, chất lượng kì thi đại học, tỉ lệ các em lựa chọn ban khoa học xã hội, cũng như việc lựa chọn khối thi, trường thi có môn văn ngày càng giảm dần.

Đánh giá thực trạng dạy học văn ở trường phổ thông và cả dạy đại học ở nước ta, chúng ta không thể không thừa nhận bước tụt hậu khá dài về nhận thức cũng như thực hành sư phạm so với yêu cầu của thời đại. Tổng kết tình hình dạy học văn, tác giả Phan Trọng Luận đã nhận xét: “Dạy Văn suốt non thế kỉ qua vẫn là lối dạy khuôn sáo. Dạy tác phẩm văn chương là thông báo, áp đặt từ phía giáo viên. Học sinh không trực tiếp rung cảm với tác phẩm, thiếu sự giao tiếp cần có giữa nhà văn với bạn đọc, học sinh. Giờ văn thiên về xã hội học nhằm cung cấp cho học sinh bức tranh hai màu về xã hội và con người. Phương pháp sáo mòn công thức áp dụng cho mọi giờ văn, mọi đối tượng. Trình tự giờ văn cứng nhắc, khuôn sáo. Không khí giờ Văn nặng nề, đơn điệu, thiếu rung động thẩm mĩ.” [18, tr. 28]. Chúng ta phải thừa nhận một sự thật một sức ỳ quá lớn, một quán tính nghề nghiệp khó khăn không dễ tháo bỏ. Đã từ lâu diễn ra tình trạng người dạy Văn chỉ biết đến văn bản tác phẩm độc lập, cố gắng tìm tòi khám phá cho sâu cái độc đáo, cái hay cái đẹp của văn bản nghệ thuật rồi tìm cách “nhồi nhét” cho học sinh những gì giáo viên đã tìm tòi và phát hiện được. Một cách dạy văn như thế đã quá lỗi thời, bởi mối quan tâm duy nhất của giáo viên là văn bản và học sinh đóng vai trò là “thính giả”, người ngoài cuộc hơn là người được tham gia vào việc tìm hiểu, chiếm lĩnh, khám phá tác phẩm văn chương.

Từ thực trạng, hứng thú học văn của học sinh thì việc tìm ra nguyên nhân

tại sao chất lượng và hứng thú học văn của các em lại giảm sút như vậy, điều đó đã trở thành mối quan tâm bức thiết. Có rất nhiều nguyên nhân được lí giải:

1.2.1. Đối với giáo viên

Phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nói chung và phương pháp dạy học Văn nói riêng còn bị xem nhẹ. Hầu hết giáo viên của chúng ta hiện nay mới chỉ đầu tư vào việc nâng cao kiến thức chuyên môn chứ ít quan tâm đến khối kiến thức nghiệp vụ, phương pháp, mà đối với việc giảng dạy văn học thì phương pháp cũng vô cùng quan trọng. Hơn nữa, tâm lí trì trệ, ngại thay đổi khiến cho một số giáo viên đi vào “lối mòn” trong giảng dạy, không cập nhật, thử nghiệm những phương pháp mới trong giảng dạy

Cần phải có nhiều thời gian để soạn giáo án, giáo viên còn ngại thay đổi phương pháp kết cấu của mạch bài. Hay như khi bắt đầu vào bài mới giáo viên ít chuẩn bị phần dẫn dắt vào bài vì nhiều khi không cần đến , mất nhiều thời gian …

Trong thực tế thì giáo viên của chúng ta vẫn còn chưa thực sự tích cực, toàn tâm toàn ý với việc đổi mới phương pháp giảng dạy để dẫn dắt học sinh đến con đường học tập hiệu quả. Chính vì thế, phương pháp dạy học Văn để học sinh thực sự hứng thú, say mê trong việc tiếp thu, lĩnh hội cái đẹp của văn chương là một vấn đề yêu cầu các giáo viên phải thực hiện một cách nghiêm túc

Trong quá trình dạy thì giáo viên cũng vẫn thường quá sa đà vào nội dung mà từng phần nghệ thuật lại chưa thực sự sâu sắc, hầu như mới chỉ là sự tổng kết, chốt lại của giáo vì thời gian cho bài học không nhiều.

Bên cạnh đó, trong quá trình dạy một bài học đã có trong chương trình cũ, nhiều giáo viên vẫn giữ cách dạy cũ. Phần lớn các giáo viên vẫn yên tâm theo kết cấu: Giới thiệu tác giả; hoàn cảnh ra đời tác phẩm; phân tích ý 1, ý 2, ý 3...; giá trị nội dung và nghệ thuật... Đó đã trở thành một công thức chung chung, đã theo lối mòn từ nhiều năm nay. Các câu hỏi được sử dụng trong bài dạy còn theo cảm tính, chưa được sắp xếp một cách có hệ thống. Sự kết hợp phương pháp trong dạy học chưa hợp lí. Có giáo viên chỉ sử dụng phương pháp phát vấn và coi như đó là việc đổi mới phương pháp dạy học, có giáo

viên chỉ sử dụng phương pháp diễn giảng...khiến cho học sinh khó nắm bắt được tác phẩm.

Theo quan điểm truyền thống, khi nói đến nhà trường , người ta chỉ chú ý đến vai trò của người thầy. Thầy giáo là tất cả, là nguồn kiến thức. Do vậy người giáo viên thường che lấp tài liệu học tập, người học trở thành đối tượng, thành khách thể của quá trình nhận thức. thậm chí thành “bình chứa” để giáo viên rót kiến thức. Theo quan niệm này thì phương pháp học theo kiểu thông tin- tái hiện và diễn giảng. Và vì thế người học trò được đào tạo trở nên ít sáng tạo, trở nên thụ động trong công việc bởi từ trong nhà trường họ có thói quyen học vẹt, học theo điệu sáo. Có lẽ bởi vậy, dạy văn mới có tên gọi là giảng văn, phân tích tác phẩm. Những tên gọi ấy phản ánh đúng thực trạng của phương pháp truyền thống. Trong quá trình đổi mới PPDH đòi hỏi học sinh phải trở thành trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên có vai trò định hướng, dẫn dắt, tổ chức và điều khiển học sinh hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm. Giáo viên phải coi học sinh là chủ thể tiếp nhận, chủ thể nhận thức. Học sinh chịu sự tác động của giáo viên là chủ động tiếp nhận của các thao tác, những hướng dẫn của giáo viên để tự vận động bên trong, tự thay đổi và tự phát triển biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến khách thể bị động, chịu sự tác động của văn chương thành chủ thể, chủ động tiếp nhận tác phẩm. Với vai trò của người thầy, định hướng dẫn dắt học sinh tự khám phá và trở thành bạn đọc đồng sáng tạo với nhà văn. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để chuyền tải nội dung kiến thức thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao nếu người dạy không lạm dụng nó và phải sử dụng nó theo đúng quy tắc sư phạm trong sử dụng phương tiện dạy học. Thiết bị điện tử cũng là một trong những phương tiện dạy hữu ích trong dạy học tác phẩm văn chương, sự vận dụng đa dạng và linh hoạt các phương tiện ấy sẽ giúp bài học trở nên sinh động, tạo ra được hứng thú và tích cực của người học.

Những phương pháp dạy học mà giáo viên thường sử dụng trước đây mà người ta gọi đó là phương pháp truyền thống, thí dụ: phương pháp thuyết

trình, phương pháp hỏi đáp… vẫn đang được thực hiện trong tất cả các giờ dạy văn của giáo viên hiện nay. Nhưng nếu các phương pháp này vẫn được tiến hành theo cách mà nó vẫn được sử dụng trong các thập niên trước thì chắc chắn sẽ kém hiệu quả. Nhất là trong giờ học văn hiện nay. Do đặc trưng của bộ môn, giờ dạy học văn rất sa vào các giờ dạy thuyết trình, giáo viên giảng giải là chủ yếu, học sinh chỉ nghe và ghi chép. Vì thế phương pháp thuyết trình cần phải được đổi mới. Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã khắc phục tình trạng biến người học thành những “cỗ máy ghi chép” và người dạy là “máy đọc”. Máy potocopy, máy chiếu , đèn chiếu…sẽ giảm thời gian dành cho sự ghi chép của giáo viên lên bảng và ghi chép của học sinh vào vở.Trên lớp giáo viên nên tập trung vào việc tổ chức tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức. Phương pháp thuyết trình sẽ trở nên tích cực khi giáo viên thuyết trình trong một lượng thời gian phù hợp và biết kết hợp cách nhuần nhuyễn, hợp lý và khoa học với các phương pháp khác để làm sao cho học sinh hứng thú và hào hứng hoạt động.

Ngoài ra, do một số giáo viên chưa tìm hiểu kĩ về chủ nghĩa hiện thực cũng như phong cách nghệ thuật riêng từng tác giả nên còn lúng túng trong giảng dạy và sau hai bài học về văn học hiện thực phê phán 1930-1945 chưa xâu chuỗi cho học sinh thấy được những nội dung mà văn học hiện thực hướng đến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên khi giảng dạy chỉ quan tâm nhiều đến nội dung bài học, chứ ít có tính liên hệ, so sánh để học sinh hiểu sâu sắc tác phẩm khi đặt nó trong cả một giai đoạn, một trào lưu văn học. Khi giảng một tác phẩm văn chương giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết giảng, đặt câu hỏi phát vấn, đối thoại còn các phương pháp khác như: đọc diễn cảm, so sánh, giảng bình, tích hợp hầu

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 25)