Kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 95)

Bước 1 : Chọn đối tượng thực nghiệm Chúng tôi chọn hai lớp 11 để thực nghiệm: - Lớp 11A 1 là lớp đối chứng

- Lớp 11A 2 là lớp thực nghiệm Bước 2: Điều tra

* Về phía giáo viên - Ưu điểm:

+ Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,

+ Phương pháp: Giáo viên đã vận dụng được những phương pháp như: đặt câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, đối thoại, và ở đó giáo viên đã cố gắng thoát khỏi cách dạy truyền thống đọc chép

- Hạn chế:

+ Nội dung: Do chưa hiểu thấu đáo về văn học so sánh, và có lẽ phương pháp này tương đối khó, nên khi vận dụng phương pháp so sánh trong dạy học giáo chưa giúp cho học sinh thấy được nét độc đáo của tác phẩm

+ Phương pháp: Giáo viên chưa có được hệ thống của những phương pháp, nên giờ học còn hạn chế, không kích thích được niềm say mê văn chương trong các em

Sau khi học song tác phẩm này theo phương pháp thông thường mà giáo viên dạy lên lớp. Thì chúng tôi tiến hành và đánh giá theo mức độ nhận thức của các em ở các cấp độ khác nhau như sau

Câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của các em sau khi học song tác phẩm “Chí Phèo”của Nam Cao ?

Bảng 3.1. Kết quả điều tra đƣợc nhƣ sau:

Lớp Học sinh Điểm giỏi Điểm khá Điểm Trung bình

Điểm yếu, kém 11A 1 45 0 (0%) 6 (13,3%) 24 (53,3%) 15 (33,3%)

Nhìn vào bảng điều tra thì chúng tôi thấy các em chưa hiểu sâu cả về nội dung cũng như nghệ thuật truyện ngắn. Ở đó các em mới hiểu qua được số phận bi kịch của nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến và những định kiến của xã hội với Chí, các em chưa biết biết được nét đặc sắc của dòng văn hiện thực như thế nào, về giọng văn đối thoại giữa các nhân vật...mà nhà văn hiện thực gửi gắm trong tác phẩm

Như vậy từ thực tế đó. Tôi thấy cần thiết phải có những biện pháp dạy học thích hợp, giúp cho các em không những có cái nhìn về một lĩnh vực văn học mà còn có sự so sánh để thấy được nét điển hình, riêng biệt của mỗi nhà văn trong từng giai đoạn, đồng thời bồi dưỡng tâm hồn văn chương cho các em

Bước 3: Giáo án thực nghiệm

- Địa điểm lớp 11A2 là lớp thực nghiệm- Trường THPT Trần Hưng Đạo- Hà Đông- Hà Nội

Tiết 53,54

CHÍ PHÈO

(Nam Cao)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh nắm được:

1.Về nội dung kiến thức:

- Giúp học sinh thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Qua đó thấy được những nét độc đáo, mới mẻ của Nam Cao trong việc thể hiện bi kịch của người nông dân trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hiểu được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao trong tác phẩm thể hiện qua các phương diện: đề tài, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân vật. Để từ đó nhận ra được tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao

2. Về kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản, đồng thời kết hợp kỹ năng so sánh văn học, vân dụng VHSS trong học tập

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

3. Về thái độ:

Giáo dục cho các em :

- Biết cảm thông, thương xót đối với những những người nông dân lương thiện, nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội bị đẩy vào con đường tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người.

- Lên án, tố cáo xã hội thực dân phong kiến với nhiều bất công, ngang trái đã chà đạp, vùi dập khát vọng sống lương thiện của những người dân lành, - Góp phần xây dựng đạo đức và hình thành lối sống, tình cảm vị tha, yêu thương, trân trọng mọi người xung quanh vì lý tưởng cuộc sống cao đẹp

B. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp đọc, hiểu, bình , giảng

- Phương pháp so sánh, đối chiếu để mở rộng, khắc sâu kiến thức. - Gợi mở, nêu vấn đề, nêu cảm xúc, trao đổi thảo luận

2. Phương tiện dạy học:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 11( ban cơ bản) , tập 1, NXB Giáo dục.

- Tranh minh họa: Nam Cao, Chí Phèo, Thị Nở , Bá Kiến… - Trích đoạn phim “ Làng vũ đại ngày ấy”

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 11, tập 1. - Trích đoạn phim, tranh ảnh trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy

- Tài liệu tham khảo: Văn học Việt Nam (1900 - 1945), Nam Cao về tác gia và tác phẩm…

- Giáo viên soạn các câu hỏi đưa học sinh chuẩn bị trước và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài

2. Chuẩn bị của học sinh

- Vở soạn, sách giáo khoa, vở ghi và bảng phụ - Chuẩn bị tư liệu cho bài học

D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Bƣớc 1:Ổn định tổ chức

- Bƣớc 2: Kiểm tra bài cũ :

Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Nam Cao? Học sinh trả lời

GV nhận xét, cho điểm HS - Bƣớc 3: Tổ chức dạy và học bài mới.

Lời vào bài

Nam Cao đã có rất nhiều các sáng tác ở các lĩnh vực khác nhau trên báo chí lúc đó, mãi tới năm 1936 Nam Cao thực sự mới nổi tiếng với tác phẩm “Chí Phèo” trên văn đàn, trước đó ta cũng biết rằng có nhiều tên tuổi như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan cũng đã đề cập đến số phận của người nông dân, cho nên tác giả phải tìm cho mình hướng đi khác với các nhà văn “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” chính quan điểm đó mà đã đánh dấu tên tuổi của Nam Cao, một nhà văn chuyên đi sâu miêu tả thân phận con người đau khổ, vật vã quằn quại, những nhân vật của nhà văn đều bước ra từ những trang sách, để đi tìm hiểu nhân vật đó cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm “Chí Phèo” một kiệt tác của nhà văn Nam Cao

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

( GV ghi bảng, HS ghi vở)

Hoạt động 1:

- GV yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi

? Truyện ngắn Chí Phèo được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?

- Học sinh trả lời. GV nhận xét và tổng kết

- GV:

? Tác phẩm đã có mấy lần thay đổi nhan đề? Tại sao lúc đầu Nam Cao lại đặt tên cho tác phẩm của mình là Cái lò gạch ?

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Truyện ngắn Chí Phèo được sáng tác năm 1940, 1941 lần đầu ra mắt bạn đọc. Câu chuyện được xây dựng trên sự việc có thật, về một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tăm tối, ngột ngạt ở làng Vũ Đại quê hương của nhà văn.

2. Nhan đề của tác phẩm

- Nhan đề đầu tiên: Cái lò gạch cũ, ý tưởng của tác giả là tạo ra kết cấu hô ứng ( đầu – cuối). Hình ảnh chiếc lò gạch cũ bỏ không vắng người qua lại mà Chí Phèo bố đã ra đời ở đó thì kết thúc tác phẩm, có thể sẽ có

? Vì sao nhà xuất bản lại đổi tên thành “ Đôi lứa xứng đôi”? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét

? Nhan đề “Chí Phèo” gợi cho em suy nghĩ gì?

- HS trả lời - GV nhận xét

Hoạt động 2:

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: đọc đúng quy tắc ngữ pháp, ngắt nghỉ theo hệ thống dấu câu. Với những đoạn đặc sắc kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác giả cần hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng điệu của văn bản.

một Chí Phèo con ra đời ở đó nữa. Như vậy nhan đề đó chính là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hình tượng Chí Phèo, gợi ra sự luẩn quẩn, bế tắc không lối thoát của người nông dân và quy luật tre già măng mọc trong xã hội thực dân nửa phong kiến. - Nhan đề thứ hai : vào năm 1941khi in thành sách nhà xuất bản tự ý đổi thành Đôi lứa xứng đôi.

( căn cứ vào mối tình của Chí Phèo và Thị Nở) để tạo ra sư giật gân, gây sự hiếu kỳ của một lớp công chúng bấy giờ say sưa về chuyện riêng tư, nhan đề đó hoàn toàn vì mục đích thương mại chứ không gắn với nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Nhan đề thứ ba: Vào năm 1946 khi in lại trong tập “Luống cày” tác giả mới đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là Chí Phèo”. Tên nhân vật chính trong tác phẩm-

trụ cột của tác phẩm, có nhiệm vụ chuyển tải chủ đề, tư tưởng tác phẩm của nhà văn.

II. Đọc hiểu văn bản

- Đoạn mở đầu là sự đan xen nhiều giọng điệu, biến hóa ngôn ngữ nửa trực tiếp, giọng điệu buồn thương, lạnh lùng, chua chát. Ngôn ngữ giữa các nhân vật có sự khác nhau

- Đến giọng Bá Kiến thì Chú ý đọc đúng giọng của Bá Kiến.giọng quát rất sang đến tiếng cười giòn giã, giọng nhẹ nhàng ngon ngọt khi dụ dỗ Chí Phèo để làm nổi bật bản chất nham hiểm, xảo quyệt, vừa ranh ma, lọc lõi khôn ngoan của Bá Kiến.

? Giáo viên gọi học sinh tóm tắt cốt truyện, phát biểu chủ đề?

- GV nhận xét, bổ sung.

2. Tóm tắt tác phẩm

Chí Phèo là một đứa con hoang bị bỏ rơi ở lò gạch cũ và được người ta nhặt đem về nuôi. Lớn lên, Chi trở thành anh canh điền khỏe mạnh, làm theu cho nhà Bá Kiến. Do bị lão Bá Kiến ghen tuông, Chí phải đi ở tù, sau bảy, tám năm đi ở tù, Chí trở về làng với dáng điệu của một kẻ lưu manh, tìm gặp Bá Kiến để an vạ. Nhưng Chí lại bị Bá Kiến lịnh ngọt, và mua chuộc dần và dần dần thế là Chí đã trở thành tay sai cho nhà

Bá Kiến và hơn cả Chí trở thành “ con quỷ dữ của làng Vũ Đại” tác oai tác quái cho cả làng Vũ Đại lúc đó. Sau đê gặp Thị Nở, một người xấu như ma chê quỷ hờn ấy Chí đã hoàn toàn thay đổi con người mình, Chí muốn trở thành nhười lương thiện. Ước mơ của Chí không thành, cho dù đó là ước mơ nhỏ nhất bởi những định kiến ( bà cô Thị Nở) với Chí. Thị Nở đã từ chối Chí, chính vì điều đó đã làm cho Chí thấy tuyệ vọng vô cùng, trong cơn đau đó anh đã vác dao đến nhà Thị Nở để hỏi nguyên do vì sao nhưng bước chân của Chí lại không đi tìm Bà cô Thị Nở mà lại đi tìm Bá Kiến để hỏi tội: đòi lương thiện nhưng không được Chí Phèo chỉ còn cách đâm chết kẻ thù, sau đó tự kết liễu đời mình

3. Chủ đề

Qua tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao tố

cáo xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân, và đẩy con người ta vào con đường tha hóa . Đây là một hình tượng có tính quy luật trong xã hội cũ. Qua sự “thức tỉnh” của Chí Phèo. Nam cao đã khẳng định được bản tính nhân phẩm và bản lĩnh lương thiện của nhân dân , không một thế lực nào có thể tiêu diệt được.

Hoạt động 3:

? Hình ảnh làng Vũ Đại trong tác phẩm được nhà văn miêu tả như thế nào?

Học sinh trả lời và giáo viên nhận xét

Hoạt động 4:

? Em hãy nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Bá Kiến?

4. Tìm hiểu văn bản

4.1. Hình ảnh làng Vũ Đại – hình ảnh thu nhỏ của làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945

- Làng Vũ Đại- đó là không gian nghệ thuật là nơi các nhân vật sống và hoạt động

- Một làng quê biệt lập hẳn với bên ngoài “

không quá hai ngìn, xa phủ , xa tỉnh”. Tôn ti trật tự nghiêm ngặt, cao nhất là cụ tiên chỉ Bá Kiến “ bốn đời làm tổng lý”, uy thế nghiêng trời, là nơi mà sát phạt lẫn nhau, đua nhau ức hiếp dân lành

- Là nơi mà ở đó mâu thuẫn giai cấp gay gắt lên đến đỉnh điểm, giữa nông dân và bọn địa chủ cường hào. Người nông dân phải è cổ làm nụng để nuôi chúng, người nông dân không những vậy sống sợ hãi, lánh mặt bọn cùng đinh…

Làng Vũ Đại ngày đó rất sống động, tối tăm, ngột ngạt, sống khép kín. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945

4.2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến

- Đại diện cho giai cấp thống trị phong kiến ở nông thôn Việt Nam đương thời “ khét tiếng đến cả trong huyện”

- Là một tên lọc lõi cáo già, gian hùng , xảo quyệt, khôn róc đời. Bản chất đó được Nam

GV mở rộng: trong tác phẩm Nam Cao đã dành 8/45 trang để cụ bá độc thoại nội tâm về cái nghề làm quan, nghề tổng Lý. GV có thể đọc kết hợp với kể cho học sinh nghe những đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến, những đoạn đối thoại giữa Bá Kiến và Chí Phèo để thấy rõ hơn tính cách, giọng điệu của nhân vật này.

? Em hãy nêu cảm nhận về cách xây dựng nhân vật của Nam cao?

Hoạt động 5

? Theo em có thể chia cuộc đời

Cao thể hiện rõ ở đoạn đầu tiên Chí Phèo đi ở tù về, uống rượu say, đến cổng nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ. Trước cảnh tượng hỗn loạn ở đó bá Kiến đã hiểu ngay cơ sự: Bá Kiến giãn đám đông, xua mọi người về hết, để Chí không có cơ hội dựa vào đó làm hậu thuẫn, kích động, bớt đi sự hung hãn, mời Chí vào nhà uống nước, nhận họ hàng,  từng bước dập tắt ngọn lửa căm hờn trong Chí.

 Thấy rõ bản chất của một tên cường hào khôn róc đời, lọc lõi, xảo quyệt, một cách sinh động đầy ấn tượng

+ Đối với bọn đầu bò trong làng, chính sách cảu Bá Kiến: “ mềm nắn rắn buông”, “bám thằng có tóc không ai bám thằng trọc đầu” “ dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò”, “ bóp thằng nào thì bóp nửa chừng thôi, đẩy người ta xuống sông rồi lại giơ tay cứu vớt để người ta phải làm ơn mà phục tùng mình..”

+ Thu dụng những thằng mạt hạng không sợ chết, không sợ đi tù

Nhân vật đã trở thành bất hủ với thời gian và thể hiện trình độ xây dựng nhân vật điển hình bậc thầy của Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc.

của Chí Phèo thành mấy giai đoạn?

GV nhận xét và khái quát:

? Trước khi đi ở tù Chí Phèo là một người như thế nào?

- Cuộc đời của Chí được chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất: Tù lúc ra đời cho đến lúc Chí bị đẩy vào tù

+ Giai đoạn thứ hai: Từ lúc Chí ra tù đến khi gặp Thị Nở

+ Giai đoạn thứ ba : Từ khi bị Thị Nở khước từ tình yêu tới khi Chí đâm Bá Kiến rồi tự sát.

4.3.1. Chí Phèo trước lúc vào tù

- Chí là một đứa trẻ bị bỏ rơi trong cái lò gạch, và Chí lớn lên không nhà không cửa, không cha mẹ, không người thân. Có thể nói theo cách nói của Lỗ Tấn “ một con số không to tướng đã phủ lên lá số tử vi của Chí Phèo”

- Anh sống bằng nghề làm thuê, bằng chính sức lao động của mình, anh có một ước mơ bình dị, nho nhỏ rất lương thiện, đó là một mái ấm gia đình

- Bị bà Ba sai làm việc nhơ bẩn, anh cảm thấy hổ thẹn, biết liêm xỉ vì thế anh đã

“cảm thấy nhục” cảm thấy bị xúc phạm

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)