truyện ngắn lãng mạn
Phương pháp dạy học vốn vẫn được hiểu là hệ thống cách thức tiến hành
hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh để đạt được kết quả kiến thức đề ra. Trong quá trình tiến hành dạy một bài học văn ở trường trung học phổ thông người giáo viên có thể giảng dạy bằng nhiều cách thức khác nhau, và phương pháp so sánh là một trong những phương pháp sẽ giúp cho các em có cái nhìn bao quát hơn về những dòng văn học mà mình muốn tìm hiểu: giảng văn truyện ngắn tự sự chắc chắn sẽ khác với dòng văn trữ tình
Truyện ngắn Chí Phèo là một truyện ngắn hay và đặc sắc, viêc dạy và học để tiếp cận được cái hay của tác phẩm thật không phải dễ dàng, thực chất
của việc so sánh cho phép người ngiên cứu tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Và phải nhìn dưới nhiều góc độ mới thấy được hết tính chất của nó. Mỗi góc độ không chỉ bổ sung cho nhau mà còn chỉnh lý lẫn nhau. Việc vận dụng này đòi hỏi sư liên hệ, đối sánh và hiểu biết về văn chương, và đặc biệt là phải mang lại không khí văn chương thực thụ trong quá trình giảng. Từ góc độ so sánh tác phẩm văn học dưới nhiều góc độ khác nhau, người viết đặt ra một số vấn đề cần giải quyết khi dạy học truyện ngắn hiện thực “Chí Phèo” trong chương trình lớp 11(Cơ bản) khác với truyện ngắn lãng mạn “Hai đứa trẻ” trong chương trình lớp 11(Cơ bản), bên cạnh sự so sánh, thì giáo viên cũng cần kết hợp với những biện pháp thích hợp khác. Do vậy theo chúng tôi khi dạy học những truyện ngắn như thế này, cần chú ý đến một số phương pháp dạy học như sau:
2.4.1. Hướng dẫn học sinh so sánh đề tài, chủ đề trong tác phẩm
Trong quá trình sáng tác Thạch Lam đã chọn cho mình một con đường riêng khi xây dựng cho đề tài và chủ đề của tác phẩm, ông đã đi sâu vào miêu tả những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn thương xót, chân thành. Văn của Thạch Lam chủ yếu hướng tới hai đối tượng : Trẻ thơ và phụ nữ, đó là những kiếp người nhỏ bé, dưới đáy của xã hội, những người dễ bị tổn thương nhiều nhất và họ cần có nhiều tình thương và sự an ủi của đồng loại hơn cả , chính vì tình thương mà Thạch Lam đã hướng sáng tác của mình vào những số phận bé mọn với bao nỗi trăn trở, ám ảnh ghê ghớm, truyện ngăn “Hai đứa trẻ” là câu chuyện viết về hai chị em ở phố huyện nghèo, những đứa trẻ mơ đến một thế giới khác, trong chớp nhoáng mơ ước đó đã vụt đi, nó đã đem lại cho hai đứa trẻ một thoáng bâng khuâng, xao động trong tâm hồn, rồi lại mang theo nỗi niềm đó vào dần trong đêm tối, và chỉ còn lại hai chị em với đêm tối dày đặc, tĩnh mịch với thế giới xung quanh
Truyện ngắn của Thạch Lam thiên về việc dựng lên bức tranh đời sống với tất cả những sự đơn điệu, bế tắc, qua việc miêu tả tâm trạng của nhân vật Liên. Thạch Lam đã thể hiện niềm xót thương, cảm thông vô hạn đối với
những kiếp người nghèo khổ sống lay lắt, sống tẻ nhạt, bế tắc không một chút hi vọng, không một niềm vui, tội nghiệp đáng thương. Đặc biệt nhà văn diễn tả cảm động, vẻ đẹp tâm hồn những ước mong đáng thương, và đáng trọng ở những đữa trẻ.
Đối lập với cách lựa chọn đề tài, chủ đề của Thạch Lam. Những sáng tác của Nam Cao xoay quanh hai đề tài chính là về xã hội nông thôn, người nông dân nghèo và tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo.
Chính vì vậy toàn bộ sáng tác của Nam Cao đều tập trung vào môt típ chủ đề đó là quyền sống và quyền làm người…Nam Cao đã phản ánh được một cuộc sống tối tăm, thê thảm của họ đặc biệt nhà văn đã phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện tốt đẹp của người nông dân ngay trong khi họ bị vùi dập về vật chất và cao hơn nữa là về tâm hồn, bị hủy diệt cả nhân hình lẫn nhân tính, đau đớn hơn họ bị tước quyền làm người, họ rơi vào con đường cùng cực nhất, hay như họ bị rơi vào con đường tha hóa, đây là một hiện tượng có tính quy luật trong xã hội cũ, qua nhân vật Chí nhà văn cho chúng ta biết nguyên nhân gây ra nỗi khổ đó. Qua sự thức tỉnh của Chí Phèo, ông đã lên tiếng đấu tranh đòi quyền sống và quyền hạnh phúc cho người nông dân. Trong tác phẩm “Chí Phèo” cái chết của Chí đã nói lên sự hồi sinh thực sự của con người lương thiện, chứng tỏ người cố nông Chí Phèo đã vùng dậy giết chết tên lưu manh Chí Phèo. Một Chí Phèo bằng xương bằng thịt đã chết còn sống lại trong lòng người đọc là một hình ảnh Chí Phèo lương thiện đòi quyền sống.
Điều này đã thể hiện chiều sâu mới mẻ của ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Nam Cao, để thấy được nét mới mẻ trong ngòi bút của Nam Cao, giáo viên cho học sinh thảo luận, trao đổi, bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của mình về tác phẩm dưới sự dẫn dắt của giáo viên, để có được như vậy giáo viên phải định hướng cho học sinh vấn đề cốt yếu, thông qua đó giúp cho cá em cảm nhận được đề tài mà Nam Cao lựa chọn trong sáng tác, đó là một đề tài
hoàn toàn mới lạ trong mảnh đất truyện ngắn hiện thực. Giáo viên có thể đặt câu hỏi như:
- Em hãy so sách đề tài trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”(Thạch Lam) và “Chí phèo” (Nam Cao) có gì khác biệt?
- Cách lựa chọn đề tài, chủ đề của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” đã thể hiện quan niệm gì của nhà văn?
- Thị Nở là một nhân vật phụ song lại có ý nghĩa rất lớn đối với Chí, làm thay đổi tính cách, ý nghĩa, chủ đề của truyện ngắn. Điều đó được thể hiện như thế nào?
- Hãy nêu những đóng góp mới mẻ của Nam Cao về đề tài và chủ đề?
2.4.2. Hướng dẫn học sinh so sánh cốt truyện, kết cấu trong tác phẩm
Văn học so sánh là cần tìm hiểu và đối chứng với các tác phẩm khác để thấy được cái khác, đặc sắc của tác phẩm.
Với cách viết truyện ngắn của Thạch Lam chính là một sự tìm tòi vào nội tâm , vào cảm giác nhân vật. Nhà văn không chú ý đến nhiều cốt truyện hấp dẫn, đến tình huống ly kỳ hay ướt át nhằm thu hút sự chú ý nhiều đến người đọc
Thạch Lam chỉ chú ý miêu tả đến những rung động thoáng qua, những cảm giác thành thực của nhân vật. Thế giới nội tâm nhân vật của Thạch Lam bao gồm những gì rất tinh tế, nhẹ nhàng tưởng như là những gì nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được rút ra trong tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”(1938), là một truyện ngắn đặc sắc tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Thạch Lam. “Hai đứa trẻ” được viết theo một cốt truyện đơn giản: Liên và An ở một gian phố huyện nghèo, Hai chị em nhìn vào cảnh lúc chiều muộn đang đi vào đêm và cố thức để đợi chuyến tàu đi vào ga gần đấy rồi mới đi ngủ. Câu chuyện chỉ có vậy, nhưng lại có sức gợi rất lớn, để lại trong lòng người đọc những ám ảnh khó quên, chính cái sức hấp dẫn của truyện ngắn này không phải là ở chỗ nó dựng lên một tình huống truyện độc đáo. Hay một cốt truyện ly kỳ, như một thiên truyện khác. Bởi lẽ “Hai đứa trẻ”
có cốt truyện rất đơn giản hầu như “không có chuyện” tác phẩm rất ít sự kiện hành động, nhưng lại đầy ắp suy tư. “Hai đứa trẻ” cuốn hút người đọc là ở sự khai thác chiều sâu những rung động trong thế giới tâm linh của con người nhà văn, chính vì đặc điểm này mà khi đọc chúng ta cũng đọc với một trạng thái, giọng điệu đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, trầm tư, vì đây là truyện ngắn về tâm hồn, mỗi trang đều thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc, cảm giác của nhân vật. Tính riêng biệt trong quá trình đọc truyện ngắn trữ tình là phải đọc theo tâm trạng của nhân vật - chủ thể trữ tình và phải làm nổi bật được cái hồn của ngoại cảnh, cái điệu tâm hồn của Liên- tâm hồn đang trôi dần về đêm, trước khung cảnh chợ tàn, trước những kiếp người tàn nơi phố huyện. Tác phẩm được thu hút trong không gian nhỏ bé: Phố huyện nghèo, chật chội lãng quên. Một phố hyện miền quê, tiêu điều, xơ xác, mòn mỏi. Thời gian chuyển động thành ba bức tranh liên hoàn: Phố huyện hoàng hôn- phố huyện vào đêm- phô huyện về khuya, cộng với không gian yên tĩnh, nhưng cảm động Sử dụng nghệ thuật tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa tĩnh và động, giữa bóng tối và ánh sáng…
Nhân vật không nhiều, ít nói năng, ít hoạt động, ít đối thoại, tất cả như những cái bóng tội ngiệp trong đêm, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc Nếu như cách xây dựng cốt truyện và kết cấu của Thạch Lan là truyện “ không có chuyện”, thì cốt truyện và kết cấu của Nam Cao hoàn toàn khác, Kết cấu, cốt truyện của Nam Cao rất đơn giản mới mẻ và độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của người đọc, có tác dụng thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm. Nam Cao không tuân thủ máy móc, lối kết cấu theo trình tự thời gian thông thường mà kết cấu theo diễn biến tâm trạng nhân vật- tạo thành cả một quá trình diễn biến tâm lý rất phức tạp. Đó là lối kết cấu tâm lý
chứ không phải là lối kết quả theo sự kiện, chương hồi, chính vì kết cấu tự nhiên, không gò bó, công thức mà người đọc dễ dàng nắm bắt được tính cách của nhân vật. Mở đầu tác phẩm “Chí Phèo” là một tên say rượu, “hắn vừa đi vừa chửi” lúc đầu chửi trời, sau đến làng Vũ Đại, và cuối cùng là “chửi ngay
cái đứa đẻ ra Chí Phèo”, nhà văn đã đi thẳng vào giữa câu chuyện, sau đó ngược dòng thời gian, tái hiện lai lịch cuộc đời của nhân vật chính, rồi đến sự tiếp diễn câu chuyện. Tác phẩm có kết cấu đầu cuối tương ứng ( hay gọi đó là kết cấu vòng tròn) mà hình thức kết cấu này đòi hỏi một sự sắp xếp hợp lý các sự kiện, các tình tiết, tạo nên sự liên kết, mối liên hệ chặt chẽ. Đọc Chí Phèo không ai không bị ám ảnh bởi kết cấu vòng tròn. Chí Phèo ra đời ở cái lò gạch, kết thúc câu chuyện cũng là hình ảnh cái lò gạch “Thị nhìn nhanh xuống bụng và trong óc Thị thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ hoang không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại”.... Kết cấu ấy có ý nghĩa tượng trưng, dự báo sự ra đời của Chí Phèo con: khả năng sẽ có một Chí Phèo con ra đời, cuộc đời của Chí Phèo con lại giống như cuộc đời của Chí Phèo bố, từ đó nhà văn làm nổi bật lên tính chất khốc liệt của hiện thực cuộc sống, và tình trạng bế tắc tuyệt vọng không lối thoát của người dân, nhưng vẫn ánh lên bản tính lương thiện của người nông dân trong xã hội. Với kiểu kết cấu đó Nam Cao muốn khẳng định chừng nào còn tồn tại xã hội bất công, vô nhân đạo, thì chừng đó còn những kiếp người và những địn kiến phi lý, với kết cấu đó đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm
Do vậy vận dụng văn học so sánh vào dạy học, thì việc đối chiếu này sẽ mang lại hiệu quả cao, thiết thực trong quá trình dạy học, khi vận dụng thao tác so sánh giúp cho chúng ta đối chiếu được những nét đặc sắc, tiêu biều của hai dòng văn học, giúp cho học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, và đặc biệt là thoát khỏi sách hướng dẫn. Học sinh sẽ tự chiếm lĩnh kiến thức của mình, nhờ có biện pháp so sánh, vận dụng tư duy logic các em sẽ nắm bắt nội dung của bài học tốt hơn
2.4.3. Hướng dẫn học sinh so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Thạch Lam chủ yếu là miêu tả tâm trạng nhân vật, thiên về suy nghĩ cảm xúc nội tâm “tinh tế, đa cảm, thiết tha, thuần hậu, giàu tinh thần chịu đựng…Qua đó bày tỏ tư tưởng, tình cảm của
mình “những điều phát biểu của Thạch Lam thường thầm kín, mà thấm thía, ngấm mãi lòng người, ám ảnh tâm trí ta” Nguyễn Đăng Mạnh
Cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam là ít có những hành động, không “xô xát”, “cãi cọ” mà thích hướng nội, thích giãi bày .Thấy, cảm thấy, tự lắng nghe lòng mình đang ngân rung lên, đó là biểu hiện của trạng thái sống có ý thức, sống tích cực của nhân vật Ví dụ cảnh Chị em Liên ngồi đợi tàu Ngược lại với cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam là miêu tả tâm trạng và thiên về suy nghĩ, thì nghệ thuật xây dựng nhân vât của Nam Cao rất mới mẻ và độc đáo, ông “ mạnh dạn đi theo một lối riêng ” mà vẫn không rơi vào kiểu cách , cầu kỳ, vẫn bám sát với đời sống , và miêu tả khách quan hiện thực đời sống , đó chính là sự độc đáo của nhà văn có tài, ông thể hiện là một người rất xuất sắc , hiếm thấy khi dựng lên những nhân vật điển hình bất hủ, có thể nói từ khi truyện ngắn “Chí Phèo” ra mắt bạn đọc đến nay, chưa có nhà văn nào vượt qua nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng nhân vật văn học :
Vừa có tính khái quát lại vừa có tính chân thật ,cụ thể sinh động như nhân vật Bá Kiến và Chí Phèo, đặc biệt là ở nhân vật Chí Phèo . Nam Cao đã xây dựng được những đặc điểm, những tính cách đối nghịch cực kỳ độc : Vừa sinh động, vừa có sức sống nội tâm mạnh mẽ, vừa có cá tính riêng biệt, vừa có có ý nghĩa tiêu biểu khái quát.
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn “Chí Phèo” đa dạng và mới mẻ và phức tạp, rất gần với cuộc đời bởi ông không nhìn người nông dân một cách giản đơn, phiến diện mà đa diện, nhiều điểm nhìn, ông xây dựng nhân vật đặt trong sự đa chiều về tính cách, chịu sự quy định của hoàn cảnh và các mối quan hệ khác trong xã hội. Vì vậy trong tác phẩm của Nam Cao tính cách nhân vật không bao giờ ổn định và đơn chiều, ổn định
Tác phẩm “Chí Phèo” đã bộ lộ rõ sở trường miêu tả, phân tích tâm lý
của Nam Cao. Nhà văn đã rất thành công khi miêu tả hình thái phức tạp trong thế giới nội tâm của nhân vật Chí Phèo, đối lập nhau và đấu tranh để không ngừng phát triển để hoàn thiện nhân cách của mình “Ai cho tao lương thiện?
Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa” Câu hỏi như một lời khẳng định Chí không thể làm người lương thiện nữa. Chí ý thức được rằng sự lương thiện không dung lạp một người như hắn. Chí đã vượt qua con đường tội lỗi và tìm về với nhân cách trong sạch của chính mình.
Để cảm nhận được nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao trong cái tài xây dựng nhân vật của mình, thì giáo viên cũng hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, nhập vào vai các nhân vật trong truyện để làm nổi bật nên được cái hay, đọc sao cho phù hợp với giọng buồn thương, chậm chậm, suy tư, đăm chiêu. Đặc biệt là đoạn khi miêu tả cảnh Chí Phèo gặp Thị Nở sau cái đêm trăng đẹp ấy: nếu ở trước đó đọc với giọng vui vẻ, hạnh phúc thì đoạn sau phải thay đổi giọng kể hoàn toàn khác trước, đọc cách trách móc, với tình tiết nhanh gấp