Những điểm khác biệt

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 73)

Trong dòng văn học lãng mạn, cách nhìn về một hiện tượng văn học phong phú phát triển trong nhiều thời kỳ, nhiều thể loại, nhiều khuyng hướng, tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, ta vẫn có thể tìm thấy nét nổi bật nhất

trong cách nhìn của các nhà văn lãng mạn đối với dòng văn học hiện thực. Đó là khuynh hướng đề cao cái tôi chủ quan trong phương thức nhận thức và thể hiện cuộc sống bằng hình tượng, cụ thể hơn đó là khuynh hướng lấy cái chủ quan để thay thế hoặc lấn át cái khách quan, lấy mộng tưởng thay thế cho thực tế, lấy cái ngẫu nhiên, cá biệt thay thế cho quy luật. Văn học lãng mãn là nơi người nghệ sĩ gửi gắm những giấc mơ có tính chủ quan

Văn học lãng mạn là một dòng văn học tự sự trữ tình, tiểu thuyết lãng mạn, diễn tả thế giới khát vọng chủ quan, đó là thế giới nội tâm được khai thác một cách tinh vi, văn xuôi lãng mạn kết hợp trong mình nhiều hình thức thể hiện đa dạng khác nhau: kể và tả, triết lý và bình luận, độc thoại và độc thoại nội tâm, đặc biệt là hình thức độc thoại nội tâm, thứ ngôn ngữ trực tiếp không diễn tả thành lời của nhân vật, có khả năng diễn tả những rung động sâu sắc, những giằng xé và xung đột âm thầm trước những cảnh ngộ ngang trái, éo le, trong đó nhân vật phải sống trong những trạng thái tâm lý căng thẳng, phải đấu tranh chọn lựa, điều đặc biệt hơn nữa sử dụng nghệ thuật tương phản như một biệ pháp nghệ thuật chính yếu, hệ thống nhất quán trên nhiều phương diện của tác phẩm, tương phản giữa tính cách và hoàn cảnh, tương phản giữa các nhân vật với nhau, tương phản ngay trong một nhân vật…Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” là sự tương phản giữa cái bóng tối tràn ngập từ mọi phía của một chiều phố huyện và những hột sáng le lói trong không gian và trái tim của những đứa trẻ thơ dại. Sự tương phản này chỉ có ở trong dòng văn học lãng mạn, chính dòng văn học này có khuynh hướng “quyến rũ” người đọc vươn lên cái tầm thường, bình thường để vươn lên cái tầm cao cả, trác việt, chính là lý tưởng của chủ nghĩa lãng mạn

Nếu như trào lưu lãng mạn có khuynh hướng đi tìm chân trời lý tưởng, ngoài hiện thực thì thái độ của nhà văn hiện thực là nhìn thẳng vào hiện thực, vạch trần, tố cáo hiện thực…để phủ định thực tại. Đó là lý tưởng thẩm mỹ và mục đích sáng tác có ý thức của nhà văn thuộc trào lưu này Séc-nư-sép-xki nhà văn đồng thời nhà mỹ học Nga thế kỷ XIX quan niệm “Cái đẹp là cuộc

sống. Thực tế đẹp là thực tế trong đó ta nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm của chúng ta. Một đối tượng đẹp là đối tượng trong đó cuộc sống được thể hiện, hay là nó nhắc ta nghĩ đến cuộc sống” đóng góp về phương diện cái nhìn của chủ nghĩa hiện thực là ở chỗ: khi miêu tả những bi kịch của các số phận, nhà văn không chỉ miêu tả chi tiết, trình bày vấn đề, ngòi bút của các thiên tài thường có khẳ năng đi sâu lật cày đên tận gốc rễ, có ý nghĩa khái quát đến bản chất của hiện thực, chính điều đó mà ngòi bút của Nam Cao luôn soi thấu bên trong nội tâm nhân vật. Mọi suy nghĩ, tâm lý của các nhân vật luôn được thê hiện, con người và tính cách của Chí và Bá Kiến chủ yếu đươc bộc lộ qua tâm lý, như vậy lối viết của Nam Cao là do ảnh hưởng của lối viết hiện đại hoá văn học đầu thế kỷ XX trong khi đó lối viết của Thạch Lam là lối viết văn xuôi lãng mạn

2.3.2.1 Số phận của người nông dân trong đề tài người nông dân của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông tập trung chủ yếu vào hai mảng đề tài: người nông dân và người trí thức nghèo, hướng ngòi bút của mình vào những người nông dân nghèo khổ, cùng cực, bị đày đọa, chà đạp,“Chí Phèo” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Tên tuổi của Nam Cao gắn liền với truyện ngắn

“Chí Phèo”- Tác phẩm nổi bật nhất trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, được coi là cột mốc đánh dấu bước phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam trước1945, và được đánh giá là kiệt tác bất hủ của nền văn học dân tộc.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nhưng Nam Cao là nhà văn có cái nhìn hiện thực về đời sống một cách sâu sắc, ông quan tâm đến thân phận con người, đặc biệt là thân phận của người nông dân như một vấn đề nhức nhối trong xã hội đương thời, ông đã đi sâu vào miêu tả thực trạng của đời sống tối tăm, mòn mỏi làm người của những con người bé nhỏ trong xã hội đang tồn tại trong ta “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố

tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương…” [25,tr. 255]

Nam cao viết khoảng hơn 20 truyện ngắn, viết về đề tài người nông dân nghèo trong xa hội, qua những sáng tác này, Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống tối tăm, cơ cực của người nông dân. Bằng quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, Nam Cao đã chứng ming rằng chính hoàn cảnh sống với những định kiến nghiệt ngã mới chính là thủ phạm đẩy con người tới kết cục bi thảm, thông qua các tác phẩm của mình nhà văn muốn nói với độc giả rằng: những định kiến nghiệt ngã mới chính là thủ phạm đẩy con người tới những kết cục bi thảm của cuộc đời, bước đường cùng của sự hủy diệt, và làm băng hoại nhân cách. Những nhân vật của ông trở thành nạn nhân của một môi trường mà ở đó con người không hề có tình cảm với nhau, hay nói cách khấ đi đó là xã hội vô cảm trước thân phận của những người mà không ảnh hưởng gì đến mình, một xã hội thiếu rình người và thiếu tình yêu thương lẫn nhau. Chính điều đó mà Nam Cao nhận thấy rằng bản chất của hoàn cảnh sống không lành mạnh trong đó nhân cách con người hoa mòn một cách nhanh chóng, chúng ta biết rằng trong truyện ngắn “Lão Hạc”, chính nhân vật giàu lòng yêu thương con người này đã phải dằn vặt đau khổ khi phải chuẩn bị làm một việc mà mình không muốn. Lão đã phải giả vờ lưu manh nhằm xin được bả chó của thằng lưu manh để đánh bả chính cuộc đời của mình, một cuộc đời “chó” của lão, Lão đã chết trong một xã hội “chó đểu” mà vẫn bảo tồn được nhân phẩm của mình trước cuộc sống nhốn nháo vô nhân đạo đó. Chính cái xã hội chó đểu đó mà Chí đã bị đẩy vào trong cái vòng xoáy của xã hội, chính cái xã hội đó đã xô đẩy, hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính, và đặc biệt chính nó đã không cho Chí quay trở về cuộc sống lương thiện khi mà Chí khao khát muốn quay trở lại làm người cũng không được. Cuộc đời của các nhân vật như Chí Phèo, Lão Hạc…đều phải lựa chọn cái chết để tự cứu đời mình trong cái xã hội thực dân tàn ác, một cái xã hội “chó đểu”

2.3.2.2. Sự lẻ loi, cô độc và khao khát một mái ấm gia đình

Chí là một người cô độc, một kẻ mà mọi người coi khinh, không cho Chí làm người, ngay cả tiếng chửi của Chí thốt lên cũng không có ai thèm đáp lại. Tiếng chửi được miêu tả ngay từ đầu đã chứng minh cho điều đó. Mở đầu truyện ngắn “Chí Phèo” hình ảnh Chí đã được miêu tả là kẻ say rượu và “ vừa đi vừa chửi”. Hắn “chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại”, chửi “ không biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn làm co hắn khổ đến nông nỗi này”…Điên khùng vì tuyệt vọng và bị cô lập trước đồng loại, hành động đó như lý giải cho một điều tâm trạng của Chí lúc này đang rơi vào trong tuyệt vọng vô cùng, dường như không có lối thoát, hắn càng chửi thì cả làng càng chìa cái mặt hắn ra, bằng cách cả làng im lặng và như vậy càng làm cho hắn điên lên “thành thử chỉ có hắn và ba con chó”. Hắn như đang sống trong một thế giới mà chỉ có mình hắn , một thế giới mà ở đó không có tình người, cô đơn vắng lặng. Chí khao khát được giao hòa với mọi người nhưng điều đó không được vì mọi người không coi Chí là người. Đối với hắn, cô độc “còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Chỉ với một chi tiết nhỏ mà nhà văn Nam Cao đã gửi đến cho người đọc nhiều thông điệp về kiếp người sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị loại ra khỏi xa hội loài người. Lang Rận trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn luôn phải sống trong sự cô đơn, khinh bỉ của xã hội, khi mà Anh chỉ mong mỏi một điều duy nhất là “được ngồi với họ, nghe họ nói, họ cười, được góp với họ vài câu nói của anh” nhưng cũng không được, họ đã xa lánh và để cho lang Rận chết trong sự cô đơn, tủi nhục, cũng với nỗi cô đơn đó ta bắt gặp trong cuộc đời khốn khổ của nhân vật Lão Gorio- Balrac. Lão bị con cái đuổi khỏi nhà sau khi bòn rút hết tiền, tài sản. Khi lão ốm lặng chỉ có Rastignac và Bianchon chăm sóc mặc dù đó không phải là con đẻ của mình, hay bạn bè thân hữu gì cả. Khi đến cuối đời Luca ốm lặng bên cạnh Lão cũng không có lấy mặt của đứa con của mình đến chăm sóc và khi lão lìa khỏi cuộc đời cũng chằng có mặt đứa con nào bên cạnh. Đám tang cảu Lão được tổ chức một cách sơ sài nhờ vào số tiền ít ỏi của Rastignac. Hôm đưa tang người ta chỉ

thấy có hai chiếc xe mạng hai ra huy của hai dòng họ Restaud và Nucingen nhưng trên xe thì trống rỗng không có người. Dù mỗi nhà văn có cách miêu tả khác nhau, dù Chí Phèo hay Lang Rận hay như Lão Gorio thì ta thấy nỗi cô đơn của các nhân vật đều rất đáng sợ.

Chí Phèo và Thị Nở cả hai nhân vật này đều rất cô đơn sống trong xã hội bị mọi người hắt hủi, họ gặp gỡ và có tình yêu nhờ có bát cháo hành, nhờ có đó mà họ nối kết với nhau và là động lực khao khát tình yêu và hạnh phúc, từ trong sâu thẳm tiềm thức của Chí. Thị như cái cầu đưa Chí Phèo trở về từ cuộc sống thê thảm, tăm tối đến cuộc đời lương thiện

Nam Cao viết Thị Nở với ngòi bút nhân đạo sâu sắc, thể hiện sư xót thương, đồng cảm với con người khốn khổ. Nam Cao tạo ra sự gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở rất thơ mộng và có duyên “Trăng đêm nay sáng hơn mọi đêm…khiến Thị Nở không sao ngủ nổi, cứ lăn ra lăn vào trằn trọc” còn Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở thì vơ vẩn nghĩ mãi, từ đó Chí bắt đầu có ý thức, ý thức trở về chính mình. Tình yêu thương như phép màu làm cho hai con người này xích lại gần nhau, tìm đến nhau, làm cho hộ đổi khác, biết rung động, biết lườm nguýt theo cái riêng của mình, trong con mắt của Chí xấu như e lệ thì rất có duyên. “nghe hai tiếng vợ chồng thấy ngường ngượng nhưng lại thích thích” Nam Cao đã nhình thấy khát vọng âm thầm của người đàn bà tội nghiệp bị cả xã hội xa lánh như một on vật rất tởm. Khát vọng có hạnh phuca gia đình, tình yêu lứa đôi. Phải có một tâm hồn nhân đạo cao cả thì nhà văn mới nhìn thấy được những điểm như vậy, con người dù xấu đến như thế nào đi chăng nữa thì họ vẫn khao khát có được một mái ấm gia đình hạnh phúc. Nam Cao là nhà văn đã nhìn ra được những con người dưới đáy xã hội mà các nhà văn lãng mạn không nhìn ra được. Nam Cao đã đồng tình với khát vọng của Thị Nở. Chính vì vậy mà Nao Cao đại diện cho chủ nghĩa hiện thực giai đoạn 1930-1945

2.3.3. Những nét nổi bật trong tác phẩm “ Chí Phèo”

Thứ nhất: Trong tác phẩm, Nam Cao đã đi sâu làm nổi bật hiện tượng Chí Phèo, nhà văn hướng vào khám phá tâm hồn bên trong con người, biến cố

của đời sống, không phải là cứu cánh nghệ thuật của Nam Cao, nó chỉ là tác động ảnh hưởng thê giới tâm hồn của nhân vật, nó chính là cái để nhà văn đí sâu vào miêu tả tâm lý nhân vật, bằng lối kể tự nhiên, phóng túng, Nam Cao đã cho biết trước về số phận của các nhân vật trong truyện, chi tiết “Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và thoáng thấy hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại” cùng với lời bàn tán của dân làng Vũ Đại tre già , măng mọc, thằng ấy chết còn thằng khác” Nhà văn đã khẳng định được tính tất yếu của vấn đề đó, đó cũng chính là nơi Chí Phèo xuất hiện trên đời, là một chi tiết đầy ngụ ý. Nó đã khẳng định hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, lương thiện, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo, chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó. Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nam Cao đối với những người khốn khổ.

Như vậy trong “Chí Phèo” với cảm quan hiện thực sâu sắc. Nam Cao đã vạch ra tính quy luật của hiện tượng lưu manh hóa ở nông thôn Việt Nam một cách nổi bật và đầy sức thuyết phục. Có thể nói ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo, sức mạnh phê phán của ngòi bút Nam Cao trước hết là ở chỗ nhà văn đã phát hiện ra hiện tượng mạng tính quy luật của xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Đây là cái nhìn nổi bật hơn hẳn so với các nhà văn cùng thời

Thứ hai: “Nam Cao là người mở đầu mà cũng chưa có ai thành công được như ông trong việc dồn chất tiểu thuyết vào truyện ngắn. Bởi vậy truyện ngắn của ông đáng được gọi là những tiểu thuyết nhỏ, những đoản thiên tiểu thuyết” [16,tr.14] trong truyện ngắn Chí Phèo chất tiểu thuyết được thể hiện ở ngay chất liệu của cuộc sống hàng ngày với đầy đủ tính phức tạp, tính mâu thuẫn của nó, cách trần thuật, sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong

truyện đạt đến ngôn ngữ tiểu thuyết,về phương diện nào đó “Chí Phèo” đạt đến độ cao trong văn học hiện đại, ngôn ngữ mang tính chất đối thoại nội tại, ngôn ngữ phức điệu, tác động nhiều chiều, đó là sự đan cài chồng chéo giữa những giọng điệu khác nhau, ngôn ngữ cảu Nam Cao là cuộc hội thoại lớn đầy sinh động, ngôn ngữ như xoáy vào lòng, vào lỗ tai của mình buộc Chí Phèo phải cất lên tiếng nói của chính mình, người đọc tiếp cận số phận của Chí Phèo với toàn bộ tính chỉnh thể và toàn ven của nó. Chí luôn vận động và đấu tranh để tự mình hoàn thiện nhân cách mình hơn nữa trong cái xã hội đầy những tối tăm Truyện ngắn“Chí Phèo” là một tác phẩm giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Cũng viết về người nông dân nhưng trong tác phẩm này Nam Cao không đề cập đến nỗi khổ về vật chất mà đi sâu vào nỗi đau về phương diện

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 73)