Những điểm tương đồng

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 72)

Xuất phát từ những hoàn cảnh lịch sử- xã hội cùng trong giai đoạn thuộc địa phong kiến, hai nhà văn hiện thực và nhà văn lãng mạn Nam Cao và Thạch Lam cả hai đều có sự rung động trước số phận bé nhỏ của con người trong xã hội , đó là những người nông dân trong xã hội phong kiến.

Về nội dung cả hai tác phẩm này đều miêu tả về cuộc sống con người dưới chế độ xã hội phong kiến đối với người nông dân, đồng thời biểu hiện sự đồng cảm của nhà văn với cuộc sống của người nông dân.

Về nghệ thuật, cả hai tác giả đều có điểm tương đồng về giọng điệu trần thuật. Xuyên suốt hai tác phẩm người đọc chúng ta có thể cảm nhận được lối trần thuật với giọng điệu khách quan lạnh lùng, nhưng ẩn sau đó là một thái độ đồng cảm, thương xót đầy nhân đạo của hai nhà văn, cả hai nhà văn đều sử dụng ngôn ngữ để cá tính hóa nhân vật của mình một cách đặc sắc

Về không gian và thời gian.

Về thời gian: Cả hai tác phẩm này đều miêu tả thời gian hiện thực hàng ngày, tất cả đều lo âu về kinh tế, mòn mỏi về tinh thần, cuộc sống ngột ngạt, bế tắc, cả hai tác phẩm đều sử dụng yếu tố hồi tưởng để tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại, có thể nhìn thấy những viễn cảnh của tương lai, một thứ nó không đơn giản đẩy lùi ra những phạm vi thời gian của trần thuật, kỷ niệm cũ hiện về, đó là những tia sáng của sự lạc quan, hi vọng vào tương lai tốt đẹp hơn, bên cạnh những dòng thời gian thường nhật đó chính là

dòng thời gian tâm trạng. Cả hai tác giả đều chú ý đến hiện tại và tương lai, một hiện tại không chìm trong quá khứ, không lu mờ đi vì ảo ảnh của tương lai, mà hiện ra rõ ràng, cụ thể và sinh động sâu sắc hơn, vì mang theo cả cái chiều dài và bề sâu thăm thẳm của khứ và hiện tại, tương lai cộng lại, khám phá thế giới bên trong và lối kể chuyện theo quan điểm nghệ thuật của nhà văn Về không gian: Cả hai tác phẩm đều miêu tả về một vùng quê nông thôn, vắng lặng, hoang vu, xác xơ vì nghèo đói, đó là không gian riêng tư của nhân vật, chết vì đói, nghèo đói …đời sống hiện lên một cách cụ thể, chân thực, một vùng quê có màu sắc rất thú vị, đẹp đẽ, đó là bức tranh nghèo đói , hoang vắng, lạnh lẽo, heo hút , thậm chí đến rùng rợn “giữa trưa hè nghe thấy tiếng thở trong thớ gỗ”, một nông thôn xác xơ, mà trong đó con người nói thầm nói khẽ với nhau vì đôi khi nó vang lên tiếng động lớn: tiếng than, hờ khóc, om xòm, gào thét càng làm cho cảnh thêm hoang vắng, ảo não, ghê rợn hơn, thê thảm hơn. Các nhân vật trong tác phẩm dường như muốn thoát ra khỏi khong gian ngột ngạt, tù túng nhưng đành bất lực, không gian cư chú như một sợi vô hình trói buộc con người

Là một nghệ sĩ bậc thầy, Nam Cao và Thạch Lam đã sử dụng linh hoạt các yếu tố thời gian và không gian trong quá trình sáng tạo tác phẩm của mình , từ những không gian riêng đi đến không gian chung, thời gian cũng được mở ra nhiều chiều, nhờ những hồi tưởng và những ước mơ suy nghĩ của nhân vật, những nhân vật này từ hiện tại có thể quay về quá khứ hướng tới tương lai, có khi xáo trộn cả không gian và thời gian. Điều đó làm cho tác phẩm của Nam Cao và Thạch Lam mới thoạt nhìn bề ngoài ta tưởng như rất phóng túng, tùy tiện, nhưng thực ra lại rất chặt chẽ bởi vì chúng được kết cấu theo lối lắp ghép , một kết cấu quyen thuộc trong sáng tác ở giai đoạn 1930-1945

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 72)