Bảng 3.2. Kết quả dạy thực nghiệm
Lớp Học sinh Điểm giỏi Điểm khá Điểm Trung bình Điểm yếu, kém 11A 1 45 0( 0%) 6(13,3%) 24( 53,3%) 15(33,3%) 11A 2 50 5(10%) 17(34%) 20(40%) 8 (16%)
Nhìn vào kết quả thực nghiệm cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cụ thể như sau:
- Điểm yếu kém ở lớp thực nghiệm giảm hơn hẳn so với lớp đối chứng - Điểm trung bình cũng kém hơn lớp đối chứng
- Điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm tăng hơn hẳn so với lớp đối chứng Như vậy nhìn vào bẳng thống kê trên ta thấy vận dụng VHSS vào giảng dạy sẽ gây được hứng thú cho học sinh, kích thích sự tìm tòi của các em, đồng thời cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đáp ứng đầy đủ yêu cầu mà mục tiêu bài học đề ra. Từ việc dạy học so sánh chúng tôi thấy hiệu quả giờ dạy tăng lên rõ rệt, và cho thấy tính khả thi của giáo án dạy so sánh trong trường THPT
KẾT LUẬN
1. VHSS là một bộ môn khoa học ngày càng khẳng định vai trò và ý nghĩa của mình trong lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy văn học nói chung và tác phẩm văn chương nói riêng. Chúng tôi đã tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của văn học so sánh, để từ đó vân dụng vào trong quá trình tìm hiểu giữa dòng văn học lãng mạn và dòng văn học hiện thực, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, chúng tôi muốn học sinh tự thấy được cái hay và cái đặc sắc của mỗi tác phẩm, và đem lại niềm say mê tìm hiểu tác phẩm văn chương trong mỗi học sinh, đồng thời khắc phục được tình trạng “giáo viên chán dạy, học sinh chán học”. Với tinh thần đó luận văn “Dạy học truyện
ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945” chúng tôi đưa ra những phương pháp cụ thể để áp dụng trong quá
trình dạy và học, để đạt hiệu quả cao gắn với mục đích dạy học văn
2. Dạy học truyện ngắn hiện thực có thể vận dụng các biện pháp so sánh sau đây:
- So sánh cốt truyện , kết cấu - So sánh đề tài chủ đề
- So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật - So sánh ngôn ngữ giọng điệu
- So sánh không gian và thời gian.
Trên đây là những là những biện pháp có thể vận dụng trực tiếp, có hiệu quả vào dạy học truyện ngắn hiện thực. Bởi vậy những đề xuất của chúng tôi trong quá trình dạy học văn là có tính khả thi
3 . Qua thực tế khảo sát, chúng tôi thấy dạy học tác phẩm truyện ngắn hiện thực“ Chí Phèo” trong nhà trường phổ thông còn tồn tại nhiều những bất cập trong giảng dạy. Thực tế cho thấy, học sinh gặp khó khăn khi tiếp nhận tác phẩm. Đề tài nghiên cứu “ Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh
những người nghiên cứu phương pháp so sánh nó có ý nghĩa rất lớn đối với cả người học và người dạy. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ phương pháp vào trong quá trình dạy học, để nhằm khám phá ra những nét đặc sắc nhất của tác phẩm cả về nội dung và nghệ thuật, dưới góc nhìn của văn học so sánh
Luận văn của chúng tôi dù đã dành nhiều tâm huyết nhưng không thể không tránh khỏi nhiều thiếu sót, những suy nghĩ có thể còn nhiều bất cập. Vậy chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và bạn bè đồng nghiệp,các nhà nghiên cứu sư phạm, và những người yêu thích văn chương nói chung và nhà văn Nam Cao nói riêng, để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn trong nhiều hình thức công bố sau này
4 . Từ kết quả thực nghiệm trên, chúng tôi xin khuyến nghị: Nên có những chuyên đề bồi dưỡng thêm cho giáo viên về mảng văn học so sánh, bên cạnh đó mỗi người giáo viên cần phải trau dồi nhiều hơn nữa về mảng văn học so sánh, để nâng cao hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (2006), Thạch Lam- Về tác giả và tác phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục
2. Lƣu Văn Bổng (2004), Những bình diện chủ yếu của văn học so sánh. Nhà xuất bản khoa hoc xã hội, Hà Nội
3. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể , Nhà xuất bản Đại học sư phạm
4. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5. Nguyễn Văn Dân (2011), Lí luận văn học so sánh . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội
6. Trần thanh Đạm (1995), Dẫn luận văn học so sánh.Tủ sách Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
7. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945. Nhà xuất bản Giáo dục
8. Phan Cự Đệ ( 2000), Văn học Việt Nam 1900-1945. Nhà xuất bản Giáo dục
9. Hà Minh Đức. (1961), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc. Nhà xuất bản văn hóa Hà Nội
10. Hà Minh Đức. (1982), “ Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm
11. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn dạy văn. Nhà xuất bản Giáo dục 12. Đỗ Đức Hiểu ( 2000), Thi pháp hiện đại. Nhà xuất bản hội nhà văn
13. Nguyễn Ái Học (2009), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
14. Nguyễn Thúy Hồng (2008), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn của học sinh THCS, THPT. Nhà xuất bản Giáo dục
15. Nguyễn Thị Dƣ Khánh (2009), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường. Nhà xuất bản giáo dục
16. Phong Lê ( chủ biên) (1992), Nghĩ tiếp về Nam Cao. Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội
17. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường Trung học phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
18. Phan Trọng Luận ( 2004), Phương pháp dạy học văn. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội
19. Phan Trọng Luận ( chủ biên) (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 11,(1).
Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội
20. Trần Đăng Suyền ( 2002), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội\
21. Trần Đăng Suyền – Nguyễn Anh Vũ (2008), Nam Cao và những truyện ngắn chọn lọc. Nhà xuất bản văn học- Nhà xuất bản giáo dục
22. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
thể loại. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
23. Bích Thu (Tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Nam Cao về tác giả và tác phẩm. Nhà xuất bản giáo dục
24. Hà Bình Trị (1996), Chủnghĩa nhân đạo mới mẻ của Nam Cao- sự ý thức về cá nhân. Tạp chí văn học (9) Hà Nội