2.1.3.1. Không gian và thời gian
Không gian và thời gian làm nên hình thức tồn tại của thế giới vật chất, không gian và thời gian cũng là hình thức tồn tại của con người. Con người cũng như vật chất không thể tồn tại ngoài không gian và thời gian, vì thế nó có quan hệ biện chứng lẫn nhau, trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam, ông luôn quan tâm đến không gian và thời gian hàng ngày, chính yếu tố đó đã hiện hữu trong suốt tác phẩm của ông, ông gửi gắm thông qua nhân vật của mình, điều đó nó chi phối trong suốt không gian và thời gian, vì thế mà sắc màu tính chất không gian luôn có sự tương ứng với sắc thái biểu cảm của nhân vật, không có những tiếng bon chen, không có những tiếng chửi bới ở làng Đông Xá, hay như những sự thống trị của bon thực dân phong kiến như trong truyện ngắn Chí Phèo, một không gian hiện thực đơn sư gần gũi hàng ngày được đặc
tả sắc nét trong tác phẩm: Là một xóm chợ, một ngõ hẻm, một ga xép, một phố huyện nghèo nàn, hoặc một con đường làng ở một vùng nông thôn heo hút nào đó. Ở đó con người bị tù túng, đói nghèo bệnh tật, lo âu dằn vặt thường nhật. Họ luôn bị ám ảnh bời miếng cơm manh áo, hây day dứt với những bi kịch tinh thần. Hai đứa trẻ là truyện hầu như không có có cốt truyện, là một cuộc sống đơn điệu xao xác buồn cứ lặp đi lặp lại lúc đêm về: quạnh hiu, lù mù, vài bóng đèn leo lét không đủ sáng để nhìn thấy mặt người, cùng với đó là những kiếp người mò mẫm trong bóng tối với những mưu kế sinh nhai qua ngày, những kiếp người nghèo khổ, lam lũ, sống âm thầm, vật vờ nghèo khổ, tất cả những nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam đều hiện hữu trong không gian và thời gian như thế. Ở đó cảnh đời và bi kịch sống luôn đeo đẳng họ, nặng nề, u ám. Tất cả thế giới nghệ thuật của của truyện ngắn Thạch Lam đều sử dụng không gian và thời gian như thế. Đó chính là cái xã hội nhân sinh được thu nhỏ hẹp lại, đó là những kiếp người nhỏ bé bị dồn nén, những kiếp người mòn mỏi chờ đợi một cái gì đó làm thay đổi cuộc sống hiện tại, để từ đó hướng người đọc tới một không gian thoáng đãng hơn, nhẹ nhõm hơn, rộng rãi hơn, đầm ấm hơn và đặc biệt là chan hoà tình người, phải chăng chính là tiếng lòng da diết cất lên từ đáy lòng của nhà văn Thạch Lam
Không gian làng quê trong truyện ngắn Thạch Lam cũng hiện lên rất đậm nét như mùi vị quê hương được cảm nhận rất rõ trong Liên: cái mùi riêng của đất, cái cảnh chiều tà, tất cả điều đó gợi ra một không gian yên tĩnh tĩnh mịch, thư thái dịu dàng, nó làm cho con người tạm thời quên đi tất cả những ưu phiền của cuộc sống, sự tăm tối cực nhọc xung quanh mình, tất cả những điều đó chỉ có ở không gian làng quê, và chỉ có ở làng quê mới có những đặc thù đó và nhà văn Thạch Lam đã nắm bắt được cái rất điển hình ở làng quê, từ những mùi vị hương lan, mùi của rác rưởi, mùi của đất, mùi của phân trâu, và đi sâu quan sát đó là những con đường thân quen, những ngõ hẻm heo hút, những rặng tre,những tiếng kêu kẽo kẹt của hè về, những con đom đóm…Tất cả tạo ra một nét đặc thù chỉ có trong truyện ngắn của Thach Lam.
Cùng với những không gian trên đó là không gian bóng tối, không gian đó xuất hiện trong truyện ngắn của Thạch Lam như là chính cuộc đời của các nhân vật vậy, chính vì vậy không phải là ngẫu nhiên mà tác giả miêu tả , mà đó chính là tác giả đi sâu miêu tả không gian bóng tối quẫn bách không thể giải thoát của con người, không gian đó như đeo đẳng con người trong suốt cuộc đời của nhân vật giống như bóng tối mịt mù vậy. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, bóng tối ngự trị, tràn lan và đậm đặc bao phủ toàn cảnh và người phố huyện( hơn ba mươi lần tác giả nhắc đến bóng đêm, bóng đen và bóng tối). Đêm tối đối với Liên quyen lắm, chị không sợ nó nữa vì nó rất đỗi quen với chị, chính điều đó chị cảm thấy tội nghiệp cho chính cuộc đời của chị và những kiếp người trong cái phố huyện nghèo, cơ cực, vất vả đã đánh mất tuổi thơ. Không gian tối đó chính là biểu tượng cho những mảnh đời nhỏ bé, vô danh, nghèo khổ, tăm tối, tàn lụi, hiu hắt trong đêm tối mênh mông của cuộc đời cũ ,không có hạnh phúc, không có tương lai, tất cả chỉ là bống tối ngõ cụt, vô vọng.
Chính những không gian đó mà xuất hiện nhiều không gian khác như : không gian hồi tưởng về quá khứ, không gian khát vọng trong tác phẩm. Chính điều đó mà không gian trong truyện ngắn của Thạc lam cũng được tuân theo điểm nhìn chủ quan. Vì thế không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch lam đều là tâm tưởng nhìn về quá khư và hướng tới tương lai, tất cả đều được dồn nén trong tâm lý của nhân vật, truyện ngắn của Thạch lam đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, chính điều đó tạo nên không gian hai chiều, không gian thực và không gian chiều sâu tâm lý tạo nên sự day dứt giữa hiện thực và tâm trạng con người. Không gian Hà Nội tráng lệ vẫn ẩn hiện trong mơ của hai đứa trẻ, cảnh tượng huyên náo nhộn nhịp và những trò chơi ở thủ đô cùng với một tuổi thơ hạnh phúc và êm đềm, nó tương phản hoàn toàn với cuộc sống thực tại của chúng bây giờ: nghèo khổ, mọi người thì tất bật trước cái hiện thực nghiệt ngã, đói nghèo…Chính điều đó đã tạo nên những điều sâu kín trong tâm trạng của Liên, hay biến động của truyện. Nhưng nhà văn Thạch
Lam là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa. Ông không thể không an ủi và mong muốn con được sung sướng, hạnh phúc, Lòng nhân ái đó được bàn bạc trong tác phẩm của ông, hé ra một chút ánh sáng và hy vọng cho con người cho dù đó là mỏng manh đi chăng nữa. Truyện ngắn Hai đứa trẻ trong khoảnh khắ chờ tàu là điểm nhấn trong mạch truyện thậm chí đó còn là điểm nhãn của tác phẩm, với những hồi ức đẹp của chị em Liên về quá khứ và dĩ vãng từng sống trong lòng thủ đô Hà Nội, một nới tràn ngập ánh sáng hào nhoáng, nhộn nhịp tấp nập, huyên náo và nhiều trò chơi mà bọn trẻ con hay chơi, đối lập với không gian đó chính là không gian buồn, tĩnh mịch, trầm mặc, u tối, tiếng tàu xình xịch với những hồi còi inh ỏi chính là niềm háo hức say mê chờ đợi của chị em Liên cũng như của mọi người sống trong phố huyện nhỏ bé đó. Dù đó chỉ là ánh sáng nhanh và chớp nhoáng không có gì là những hứa hẹn sáng sủa dì cho chị em Liên, nhưng dẫu sao đó cũng chính là một khoảng sáng, một viến cảnh. Những tác phẩm đó điều mà Thạch Lam hằng tâm niệm, các nhà văn dùng ngòi bút, văn chương của mình làm vũ khí chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội, đồng thời văn chương cũng chính là thứ thuốc bổ cho mọi người thanh lọc tâm hông mình, làm cho người gần người hơn
2.1.3.2. Thế giới nhân vật:
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam chủ yếu hướng về hai đối tượng: trẻ thơ và phụ nữ, đó là những kiếp người nhỏ bé, dưới đáy xã hội, đó là những người dễ bị tổn thương nhiều nhất, và họ cần nhiều tình thương của đồng loại để an ủi chia sẻ, cảm thông. Viết về con người này, văn Thạch Lam cũng dễ xao lòng nhất, Vũ Bằng có nhận xét “muốn nói đến một người tôn thờ nhân bản thực sự, một người yêu xót xa đồng bào từ tâm can đến tỳ phế thương ra thì người ấy chính là Thạch Lam” [1,Tr.375]. Với quan niệm đó mà nhà văn Thạch Lam đã hướng ngòi bút và giành hết tình cảm của mình với nhứng số phận bé nhỏ, đơn côi, sự trăn trở, ám ảnh ghê ghớm. Khi viết về những nhân vật này Thạch Lam đã không giấu được những tình cảm của mình: đó là tình yêu thương, thắp lên bao ước vọng và sự đổi thay. Đó chính
là điều khác cơ bản của nhà văn Thạch Lam với các nhà văn cùng thời đó, đó là chất lãng mạn, là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện ngắn Thạc Lam. Vì thế người phụ nữ trong truyện ngắn của Thạch Lam là những con người đau khổ, vất vả lam lũ, chịu thương chịu khóm, tần tảo trong mưu sinh. Thạch Lam với cái nhìn của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp bao giờ cũng tìm thấy ở họ, dù là trong bất kỳ ở trong hoàn cảnh khó khăn nhất, họ vẫn ngời lên ánh sáng tười đẹp, tâm hồn trong sáng và vẻ dẹp tiềm ẩn bên trong của họ, cho dù họ có bị nhấn chìm xuống đáy sâu của vũng bùn đi chăng nữa, thì tâm hồn của họ vẫn ánh lên nét đẹp dịu hiền
Cùng đồng cảm cho số phận nghèo khổ của người phụ nữ, thì Thạch Lam cũng giành nhiều sự qua tâm cho những đứa trẻ nghèo khổ, những đứa trẻ sống thiếu tuổi thơ ấu, những đứa trẻ mang kiếp sống nghèo khổ từ tấm bé, cuộc sống của chúng thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần Trong những truyện ngắn của Thạch Lam thì không có một truyện ngắn nào thiếu vắng bóng hình ảnh của những trẻ thơ. Ngòi bút của tác giả dành nhiều tình yêu cho những em bé thiếu thốn về vật chất. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là câu chuyện về Hai chị em ở phố huyện nghèo như một bài thơ thấm đẫm tình người. Hình ảnh trẻ thơ đã in đậm trong tâm trí của hai chị em nhà Liên và An, đó là tâm trạng bâng khuâng xao xuyến. Hai đứa trẻ là câu chuyện không có cốt truyện những lại có sức gợi sâu xa. Hai chị em Liên được mẹ giao trông nom một gian hàng nhỏ bé ở một phố huyện nghèo nàn. Đêm nào cũng vậy hai chị em Liên và An cũng cố thức đợi bằng được chuyến tàu đi từ Hà Nội qua rồi bắt đàu đi ngủ. Chúng đợi đoàn tàu đi qua không phải là đợi người nhà của chúng , hay như là để bán được nhiều hàng hoá mà chúng đợi tàu đã chở thành một nhu cầu bức thiết về mặt tinh thần của hai đứa trẻ. Đoàn tàu huyên náo rực rỡ ánh sáng như từ một thế giới xa xăm nào đó, đối lập hoàn toàn với cảnh tù đọng tràn ngập bóng tối tù mù ánh đèn dầu của phố huyện. Từ bóng tối, hai chị em Liên nhìn đoàn tàu sang trọng để rồi mơ tưởng tới một thế giới khác, mơ đến Hà Nội “Hà Nội sáng rực vui vẻ, và huyên náo” Đoàn tàu đến rồi lại
vụt đi, nó đem lại cho hai đứa trẻ một thoáng bâng khuâng xao động trong tâm hồn, rồi mang theo nỗi niềm đó khuất rần vào đêm tối. Chỉ còn lại hai chị em với đêm tối dày đặc hơn, tĩnh mịch hơn bao bọc xung quanh. Hình ảnh Liên ngồi lặng lẽ “đôi mắt ngập dần bóng tôi” gợi cho người đọc niềm yêu thương thông cảm cho nỗi buồn mênh mông của những đứa trẻ sống trong một cuộc sống ảm đạm, buồn tẻ ở nơi phố huyện nghèo. Huyên Kiều người bạn thân của Thạch Lam đã từng nói “Thạch Lam là người Việt Nam thành thực nhất” có lẽ chính điều đó mà nhà văn Thạch Lam đã giành hết tình cảm của mình vào từng nhân vật của mình, các nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam đã để lại trong độc giả những bồi hồi xúc động xao xuyến không nguôi.
2.1.3.3. Ngôn ngữ
Trong giai đoạn văn học 1930-1945 các nhà văn đều có những phong cách riêng biệt khác nhau, muôn hình muôn vẻ. Trong truyện ngắn Thạch Lam thì hiện nên những nét tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu lắng, chính vì vậy chưa có nhà văn nào vượt qua được nhà văn Thạch Lam. Xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam 1930-1945 như một “gió đầu mùa” tinh khiết mà sâu lắng, dịu dàng, đơn giản mà dễ gần
Truyện của Thạch Lam với lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, Thạch Lam đã tạo cho mình một bút pháp riêng biệt. Nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét “Nói đến nghệ thuật của Thạch Lam phải nói đến nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam. Một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi là mẫu mực được” Trong truyện ngắn của Thạch Lam, Thạch Lam đã sử dụng khá thành công sự kết hợp hài hoà giữa âm thanh, màu sắc và hương vị, chính điều đó là điểm khác biệt giữa truyện ngắn của Thạch Lam với những các tác giả cùng thời, Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một minh chứng cho điều đó. Thạch Lam viết về một phố huyện nhỏ gần ga xép với những cảnh sinh hoạt của hai đứa trẻ thay mẹ trông nom một gian hàng vặt: Phố chợ về đêm heo hút vắng lặng, tất cả chìm trong đêm tối heo hút mênh mông. Đó đây chỉ còn le lói ánh sáng của ngọn đèn con của một hàng nước, cái bếp lửa của một ghánh phở khuya vắng
khách và ngọn đèn nhỏ thưa thớt hột sáng lọt qua phên nứa của một cửa hàng tạp hoá. Thỉnh thoảng mới có một người khách lù mù qua lại. cảnh vật về đêm của một phố huyện cứ nhoè đi xung quanh tĩnh mịch, một mùi âm ẩm bốc lên từ những rác rưởi của chợ nhỏ vãn khách từ lâu. Trong cái vắng lặng của đêm tối đó, tiếng động và luồng ánh sáng cực mạnh của một chuyến tàu đêm đi qua làm sao động cả phố nhỏ. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay bay trên đường sắt. Con tàu như một thế giới khác đi ngang qua đã trở thành thói quen, ước vọng cuả hai đứa trẻ và những người dân nghèo khổ ở phố huyện này “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”
Truyện ngắn của Thạch Lam không có cốt truyện , đặc biệt giọng điệu và ngôn ngữ giàu chất chữ tình. Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam có cấu tứ và giọng điệu riêng như một bài thơ trữ tình, gợi ra sự thương xót trước số phận của những con người nhỏ bé bất hạnh, một giọng văn bình dị mà tinh tế, trữ tình. Đó chính là chất thơ trong truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam “có cái dịu ngọt giăng tơ ở đâu đây khiến người ta vương phải”,
Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam là một chất giọng thủ thỉ tâm tình mà đằm thắm, kín đáo mà giản dị, tinh tế, tất cả như lắng sâu vào bên trong. Điều này không chỉ thể hiện ở những trang viết miêu tả về đời sống nội tâm nhân vật, mà cả khi tác giả miêu tả thiên nhiên.Trong văn chương tự lực văn đoàn và cả văn học thời đó dã có nhà văn nào hoà nhập vào thiên nhiên gắn bó hoà quện như Thạch Lam. Với ông thiên nhiên không chỉ là cái nền mà nó còn là bối cảnh cho nhân vật hoạt động, còn thực sự tham gia vào nội dung câu chuyện. Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan “Cái bóng cây có hoa thơm ở đây dưới ngòi bút Thạch Lam cũng đóng một vai nhân vật. Nhân vật cây cỏ - hoa ấy đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm thơm lành”
Bằng tài năng sử dụng ngôn từ nhà văn đã dẫn người đọc quay trở về với quá khứ, đến với một phố huyện nghèo đang mỗi lúc chìm dần vào trong đêm
tối, nỗi buồn đó dường như in đậm trên những trang viết của Thạch Lam, khắc khoải nơi này, bàn bạc nơi khác. Điều đó chứng tỏ rằng nhân vật của truyện rất bình thường nhưng lại để lại ấn tượng mạnh đến đọc giả. Hơn thế nữa dấu ấn của tác giả dược thể hiện rõ trong từng trang viết và cả trong từng lời độc