dùng 87,77 16 93,5 19 110,54 17
Qua bảng trên ta thấy trong những năm qua hoạt động cho vay đầu tư phát triển mới chỉ chú trọng đến lĩnh vực công thương nghiệp, dịch vụ chưa chú trọng đến nhu cầu đầu tư bất động sản và tiêu dùng. Với dân số ngày càng tăng và thu nhập của đại bộ phận dân cư đang được cải thiện rõ rệt trên địa bàn thành phố hiện nay thì nhu cầu về đầu tư bất động sản, tiêu dùng đang phát triển không ngừng thiết nghĩ trong những năm sắp tới chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai nên đẩy mạnh cho vay đầu tư phát triển trong lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng. Trước hết chi nhánh cần đẩy mạnh khâu đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định có chuyên môn hiểu biết về tình hình bất động sản của thành phố nói chung và của địa bàn quận nói riêng, thực hiện đẩy mạnh cho vay đầu tư bất động sản nhưng phải hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro đảm bảo nguồn vốn hoạt động của chi nhánh.
NHNo&PTNT Hoàng Mai.
1.3.5.1. Quy trình cho vay tại NHNo& PTNTVN được thực hiện theo trình tự như sau: như sau:
- Thẩm định trước khi cho vay.
- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay.
- Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi cho vay.
Thẩm định dự án đầu tư là bước đầu tiên, không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ cho vay của chi nhánh nhất là hoạt động cho vay trung hạn và dài hạn và đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Các dự án đầu tư phát triển thường có quy mô lớn và thời gian kéo dài, do đó việc thẩm định trước khi cho vay là một công việc đòi hỏi một quy trình chặt chẽ. Chi nhánh luôn tuân thủ theo các bước trong quy trình thẩm định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Quy trình thẩm định cho vay đầu tư phát triển tại chi nhánh:
Hiện nay, trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng như chi nhánh Hoàng Mai áp dụng quy trình sau trong hoạt động thẩm định.
Sơ đồ 3: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai.
(1) (2)
( 1)Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay + Hồ sơ vay vốn.
(2)Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay (có ý kiến nhận xét) + Hồ sơ vay vốn.
Cán bộ thẩm định tín dụng:
- Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn và dự án, phương án.
Cán bộ thẩm định tín dụng Nghiên cứu, thẩm định khách hàng vay vốn Lãnh đạo phòng (tổ) tín dụng
Kiểm tra hồ sơ khách hàng, thẩm định lại
Giám đốc
Phê duyệt / không phê duyệt cho vay
- Đề xuất cho vay/không cho vay.
- Chuyển hồ sơ vay vốn + tờ trình kiêm báo cáo thẩm định + đề xuất cho vay, không cho vay cho Lãnh đạo Phòng tín dụng.
Lãnh đạo Phòng tín dụng:
Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ thẩm định tín dụng, cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho vay, không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét quyết định.
Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai hoặc người được uỷ quyền hợp pháp:
- Xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng tín dụng để quyết định về việc cho vay, không cho vay.
- Nếu cần thiết Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định (bao gồm ít nhất 2 thành viên) để thẩm định lại phương án/dự án. Tổ tái thẩm định tiến hành thẩm định và lập tờ trình thẩm định. Giám đốc chi nhánh sẽ xem xét tờ trình để quyết định cho vay, không cho vay.
Quy trình trên được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình thẩm định cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay. Hiện nay các chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã áp dụng mô hình quản lý tín dụng “một cửa”, theo đó cán bộ tín dụng thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Quy trình này nhằm giảm thiểu các thủ tục phiền hà cho các khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng, tạo thuận lợi cho các cán bộ tín dụng trong việc quản lý thông tin của khách hàng song nó lại gây nhiều khó khăn khi phải thẩm định các dự án lớn như các dự án đầu tư phát triển.
1.3.5.2. Công tác quản lý nguồn vốn cho vay đầu tư phát triển tại chi nhánh
Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đã không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư phát triển. Mục tiêu cho vay vốn của chi nhánh là hiệu quả của các dự án, dự án có thể sinh lời và trả được nợ gốc và lãi cho chi nhánh. Nhưng dự án đầu tư phát triển lại chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có thể làm giảm hiệu quả đầu tư. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với chi nhánh là quản lý được món tín dụng, đảm bảo hạn chế rủi ro và tạo lợi
nhuận cho chi nhánh, đồng thời tạo được điều kiện tốt nhất cho dự án được vay vốn và sử dụng vốn đó hiệu quả nhất có thể.
*Chỉ tiêu thu nợ:
Việc cho vay sẽ trở nên không có ý nghĩa nếu không thu được nợ. Do vậy để đánh giá tình hình cho vay đầu tư ta cần xem xét tình hình thu nợ cho vay đầu tư. Việc thu nợ đối với Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai luôn được chú ý, chi nhánh đã thực hiện việc giao kế hoạch thu nợ đến các phòng ban cụ thể của chi nhánh với các biện pháp tích cực và hợp lý các đơn vị vay vốn đã cùng chi nhánh tìm mọi cách khắc phục nợ quá hạn trả lãi và nợ đến hạn kịp thời.
Bảng 15: Chỉ tiêu thu nợ cho vay đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai.
Đ.vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010