Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư phát triển:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai (Trang 47)

3. Chênh lệch doanh số cho vay đầu tư

1.3.6.1. Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư phát triển:

Ngân hàng với tư cách “bà đỡ” về mặt tài chính cho các doanh nghiệp và dự án đầu tư, thường xuyên thực hiện công tác thẩm định để ngoài việc đánh giá hiệu quả dự án còn nhằm đảm bảo cho sự an toàn cho các nguồn vốn ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp và các dự án. Thẩm định là một khâu quan trọng nhất trong quy trình cho các dự án đầu tư của chi nhánh. Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần quyết định trong việc nâng cao hiệu quả vốn vay, giảm rủi ro của chi nhánh, góp phần thúc đẩy sản suất phát triển.

Thật vậy, công tác thẩm định chính là xem xét, đánh giá các yếu tố về tư cách pháp lý của người vay, năng lực tài chính của người vay, và xem xét tính khả thi của dự án vay vốn. Qua đó chi nhánh có được những nét cơ bản về khách hàng vay vốn và dự án vay vốn từ đó có được các kết quả để quyết định cho vay và nâng cao được hiệu quả vay vốn... Có thể khái quát công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư phát triển của của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai tập trung vào các vấn đề như sau:

* Thẩm định tư cách pháp lí của đơn vị vay vốn:

- Người vay có đủ năng lực pháp lí theo quy định trong quan hệ vay vốn của chi nhánh hay không.

- Người vay có thuộc đối tượng vay vốn theo quy định hiện hành của các chế độ, thể lệ cho vay không.

- Tư cách của người đứng ra vay vốn: Khả năng quản lí, trình độ học vấn... - Uy tín của đơn vị vay vốn: Chất lượng, giá cả hàng hoá, khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm trên thị trường, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ…

* Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn:

Đánh giá chính xác về tình hình tài chính của đơn vị vay vốn nhằm xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng

thanh toán và khả năng trả nợ của người vay. Trong phân tích tài chính doanh người ta thường áp dụng phương pháp tỷ lệ bởi ưu điểm của nó là.

+ Việc tính toán các chỉ tiêu là tương đối dễ dàng, có thể lập trình cho máy tính để tính một loạt các chỉ tiêu một cách nhanh chóng qua đó rút ngắn thời gian thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp.

+ Các chỉ tiêu có thể được tính theo từng năm hoặc từng giai đoạn. Do đó nó có thể so sánh đối chiếu với nhau để thấy được sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực cũng như su hướng trong tương lai.

+ Phương pháp này chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính. Đây là nguồn thông tin sẵn có mà hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có. Nếu các báo cáo tài chính có độ chính xác cao thì thì kết quả tính toán theo phương pháp này có thể chấp nhận được.

Tuy vậy phương pháp này đòi hỏi phải đề ra các ngưỡng, các định mức làm cơ sở để so sánh các giá trị tỷ lệ tính được của doanh nghiệp làm tham chiếu. Các tỷ lệ dùng để tính toán thường là 4 nhóm chỉ tiêu sau.

- Tỷ lệ khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ thanh toán hiện hành: Cho biết khả năng thanh toán của các khoản nợ thường xuyên.

Khả năng thanh toán hiện hành =

( Hệ số này nên lớn hơn hoặc bằng 1) + Tỷ lệ: Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động có Tài sản lưu động nợ

Thông thường tỷ lệ này bằng 2/1 hoặc 4/1 thì đảm bảo tính khả thi.

- Tỷ lệ khả năng cân vốn: Đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ nợ trong tổng tài sản: Xác định nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với chủ nợ trong việc góp vốn vào dự án.

Hệ số nợ =

Đây là tỷ lệ mà ngân hàng rất quan tâm vì tỷ lệ nợ cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ gảm sút. Thông thường tỷ lệ nợ này không quá 50%.

+ Tổng tài sản nợ trên tổng vốn sở hữu: Xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu.

- Tỷ lệ khả năng hoạt động: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các đơn vị vay vốn.

+ Hiệu xuất sử dụng tài sản cố định: Cho biết một đồng tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu (Tài sản cố định tính theo giá còn lại tại thời điểm báo cáo)

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu:

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm = Tổng số nợ Tổng tài sản

Tổng doanh thu của doanh nghiệp Giá trị tài sản cố định

Doanh thu tiêu thụ Tổng tài sản

- Tỷ lệ khả năng sinh lãi: Phản ánh hiệu quả quản lí xản suất kinh doanh và khả năng tiêu thụ sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp.

+ Khả năng sinh lời của tài sản.

+ Doanh lợi thu từ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu tiêu thụ.

+ Tỷ suất sinh lợi vốn đầu tư = Lợi nhuận trước thuế và lãi (hoặc lợi nhuận sau thuế) / Tổng tài sản.

+ Doanh lợi vốn tự có = Lợi nhuận sau thuế / Vốn tự có

* Thẩm định tính pháp lí của dự án.

+ Dự án có phù hợp với mục tiêu phát triển và có được pháp luật cho phép không.

+ Về quản lý dự án có thể thực hiện được không. + Về mặt môi trường có hợp lí không...

* Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Một dự án làm ăn không hiệu quả, rủi ro lớn thì khả năng hoàn trả lại món nợ cho chi nhánh là rất khó khăn. Chất lượng của hoạt động cho vay vốn các dự án đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án xét trên quan điểm chi nhánh xem xét trên các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu thu nhập thuần (NPV): Dùng để đánh giá quy mô lợi ích của dự án. Thường tính tổng thu nhập thuần về mặt bằng hiện tại hoặc mặt bằng tương lai. Chỉ tiêu này đánh giá quy mô lợi nhuận của dự án.

NPV = ∑ = n i 1 r i Ci Bi ) 1 ( + −

Bi : Thu nhập năm i của dự án. Ci : Chi phí năm i của dự án.

Sử dụng: - NPV được dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án, dự án được chấp nhận khi NPV> 0.

chọn là dự án có NPV>0. Còn đối với nhiều dự án lựa cho chọn dự án có NPV max trong trường hợp dự án có tuổi thọ và đời dự án là như nhau.

Hạn chế: Chỉ tiêu này không thấy được lợi ích từ một đồng vốn bỏ ra và nó phụ thuộc rất lớn vào tỷ suất triết khấu.

+ Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn (T): Thời gian thu hồi vốn là thời gian mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ vốn bỏ ra.

+ Điểm hoà vốn: Khả năng sinh lời và mức độ hoạt động an toàn của các dự án thường được diễn đạt bằng việc phân tích điểm hoà vốn. Trị số của các chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ dự án khả năng hoà vốn (hoặc bắt đầu có lãi ở mức độ sản lượng hoặc doanh thu thấp). Có nghĩa là dự án có khả năg sinh lời và mức độ an toàn trong hoạt động cao.

Trên đây là 4 vấn đề quan trọng cần xem xét để quyết định cho vay vốn hay không. Ngoài ra chi nhánh cần phải xem xét một số yếu tố khách quan khác có tác động đến đơn vị vay vốn và dự án như:

- Những rủi ro tiềm ẩn của dự án có thể xảy ra trong tương lai. - Môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý.

- Tài sản thế chấp...

Khi cho vay và sau khi cho vay chi nhánh cần phải xem xét đơn vị vay vốn sử dụng khoản vốn đó như thế nào, có đúng mục đích hay không, có hiệu quả không, trong quá trình sử dụng vốn doanh doanh nghiệp có gặp gì bất trắc hay không bản thân doanh nghiệp có ý đồ lừa đảo hay không...Và cuối cùng việc khánh hàng hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng ra sao, có đúng thời hạn không. Để làm được điều này đòi hỏi chi nhánh phải có các biện pháp hữu hiệu và sự hợp tác của khách hàng.

Tóm lại: Thẩm định là khâu đầu tiên và quan trọng nhất để đem lại hiệu quả của các công cuộc tài trợ vốn cho đầu tư và phát triển đòi hỏi chi nhánh phải thực hiện tốt khâu này thì dự án chi nhánh tài trợ mới có thể thu hồi được nợ và lãi đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w