Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai (Trang 71)

c. Chính sách hợp lý đối với khoản tiền rút trước hạn:

2.3.3. Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn:

Trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ vay trả và việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là không thể tránh khỏi. Nó được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như bán chịu hàng hóa, sử dụng các thương phiếu...Các mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan. Ngay cả đối với ngân hàng hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi của người này, đem cho người khác vay để thu lợi nhuận. Việc tồn tại nợ quá hạn là hoàn toàn không thể tránh khỏi, kinh nghiệm cho thấy trong lịch sử hoạt động ngân hàng luôn tồn tại nợ quá hạn khó đòi và họ sẽ còn phải tiếp tục làm như vậy trong tương lai. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là hợp lý, để vừa

đảm bảo khả năng thanh toán vừa đảm bảo khả năng thu được lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao là một khó khăn đối với ngân hàng, không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Để hạn chế nợ quá hạn, chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đã có những giải pháp thiết thực từ khâu thẩm định đến khâu quản lý tiền vay, giám sát khách hàng vay để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra chi nhánh có thể sử dụng thêm các biện pháp sau:

* Gia tăng cho vay đối với những khách hàng có những phương án phục hồi sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, tư vấn cho khách hàng phương án kinh doanh hiệu quả. Giải pháp này chỉ có hiệu quả thực sự khi cả ngân hàng và doanh nghiệp đều cố gắng vực doanh nghiệp đi lên. Nếu không có sự cố gắng đó chắc chắn doanh nghiệp sẽ khó có khả năng trả nợ cho chi nhánh.

* Chi nhánh có thể đề nghị doanh nghiệp tăng thêm tài sản thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay mới, hoặc giúp đỡ doanh nghiệp tìm kiếm các bạn hàng tốt, tư vấn khuyến khích doanh nghiệp bán giảm giá hàng hóa, giúp tiêu thụ nhanh hàng hóa, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

* Khi các khoản vay không còn cách nào để thu hồi, chi nhánh cần nhanh chóng làm các thủ tục cần thiết để đảm bảo thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc yêu cầu người bảo lãnh trả nợ cho chi nhánh để đảm bảo lợi ích của chi nhánh và xoá nợ cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai (Trang 71)