2. Tiền gửi T&D hạn của tổ chức Tỷ VNĐ 268,7 217,2
1.2.2.4. Vốn vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:
Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển tại chi nhánh Hoàng Mai chủ yếu được tài trợ từ nguồn tiền gửi trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động từ kỳ phiếu và trái phiếu, nhận ủy thác đầu tư (chiếm trên 90% nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển), trong khi nguồn vốn huy động từ vay ngân hàng nông nghiệp Việt Nam chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển.
Bảng 8: Biến động nguồn vốn vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai.
Vốn vay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong giai
Năm Đơn vị 2008 2009 2010
Vốn vay NHNo&PTNT Việt
Nam Tỷ VNĐ 102 117 104
đoạn 2008-20010 chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các nguồn vốn vay trung và dài hạn để cho vay đầu tử phát triển của chi nhánh ngân hàng Hoàng Mai. Cụ thể, năm 2008 là 102 tỷ đồng chiếm 8% trong tổng vốn vay dùng cho đầu tư phát triển, năm 2009 là 117 tỷ đồng chiếm 10% trong tổng vốn vay dùng cho đầu tư phát triển và năm 2010 đạt 104 tỷ đồng chiếm 7% trong tổng vốn vay dùng cho đầu tư phát triển, nguồn vốn này mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại là nguồn vốn bổ xung quan trọng và cần thiết cho chi nhánh trong nhưng trường hợp thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển của mình trong trường hợp huy động nguồn vốn có thời gian dài còn thiếu. Tuy nhiên nếu chi nhánh sử dụng hình thức này nhiều khi không có hiệu quả bằng hình thức tự huy động, do lãi suất trả cho hình thức này cao hơn hình thức tự huy động. Do vậy, để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và đem lại hiệu quả cho ngân hàng thì đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng tốt các biện pháp tự huy động khác như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế...