Giải pháp đối với hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng 1 Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định dự án vay vốn:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai (Trang 68)

c. Chính sách hợp lý đối với khoản tiền rút trước hạn:

2.3.Giải pháp đối với hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng 1 Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định dự án vay vốn:

2.3.1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định dự án vay vốn:

Trong toàn bộ quy trình cho vay khâu thẩm định được xem là khâu quan trọng nhất quyết định khả năng thu được nợ và lãi của ngân hàng, nếu khâu thẩm định làm không tốt thì các bước tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn, là nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn và nợ khó đòi. Nên trong bước này đòi hỏi chi nhánh ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ, có khả năng nắm rõ khách hàng.

Việc thẩm định dự án cho vay ngoài việc thông qua một số phương pháp truyền thống như xác định chỉ tiêu IRR, NPV để xác định hiệu quả tài chính của dự án còn có một số phương pháp khác như phương pháp hệ số tin cậy, phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả đang được các ngân hàng hiện đại trên thế giới áp dụng. Chi nhánh nên học tập kinh nghiệm, sử dụng càng nhiều phương pháp để thẩm định thì đọ chính xác sẽ càng cao và khả năng cho vay an toàn càng được đảm bảo.

Ngoài việc xem xét kỹ các điều kiện cần đã được quy định trong các thể lệ cho vay, cần kiểm tra kỹ các điều kiện đủ sau đây:

Khách hàng vay vốn là các pháp nhân hay thể nhân, thuộc thành phần kinh tế nào, cơ quan chủ quản nào ra quyết định thành lập. Giấy phép hành nghề hoạt động, trụ sở làm việc, địa chỉ giao dịch, tài khoản ngân hàng giao dịch, kết quả kinh doanh của khách hàng (cả hiện tại và quá khứ), việc chấp hành các nghĩa vụ đối với Nhà nước và bạn hàng làm ăn của đơn vị vay vốn có chính đáng hay không về khả năng tài chính...

Tóm lại: Phải nhận biết và đánh giá đúng bản chất và khả năng của khách hàng cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó xác định mức độ khách hàng tốt, xấu hay trung bình để có sự phân biệt về chế tài tín dụng thích hợp đối với khách hàng vay vốn. Đánh giá khách hàng thường mắc sai lầm lớn nhất là không nắm bắt hết các thông tin chính xác về khách hàng, không tìm hiểu kỹ để biết được mặt mạnh, mặt yếu và dự báo những rủi ro tiềm ẩn.

* Phải biết rõ hiệu quả kinh tế đích thực của các khoản vay, dự án vay:

Tổ chức thẩm định qua một đầu mối là hội đồng tín dụng để tìm ra hiệu quả đích thực của khoản vay, dự án vay. Tránh trường hợp dự án lập ra chỉ là giấy vẽ với đầy đủ cấp có thẩm quyền ký duyệt hợp lệ, hợp pháp nhưng không khả thi và chỉ nhằm mục đích lợi dụng mọi kẽ hở của cơ chế chính sách, lừa đảo để vay vốn ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của dự án vay, dưới góc độ ngân hàng, nó là toàn bộ số tiền khấu hao và số tiền là lợi nhuận thu được của dự án, sau khi trừ thuế trừ các quỹ trích lập theo chế độ quy định.

* Phải biết rõ khả năng vay trả của khách hàng:

Dự án vay vốn trả được nợ ngân hàng là dự án có hiệu quả kinh tế đích thực, còn dự án thể hiện hiệu quả kinh tế trên giấy tờ mới chỉ là khả năng tính toán, giữa tính toán với thực hiện vẫn còn khoảng cách nhất định. Vì vậy điều kiện vay trả của dự án phụ thuộc vào các yếu tố như thời hạn vay trả, mức độ vay trả theo từng kỳ hạn nợ tương ứng với khả năng nguồn vốn dùng để trả nợ trong tương lai của doanh nghiệp (như nguồn tiền tiêu thụ sản phẩm, thu dịch vụ, thu khác...).

Cần hết sức chú ý quy định rõ trong hợp đồng tín dụng giữa chi nhánh và khách hàng về thời hạn vay, thời hạn trả nợ, lịch trả nợ, trong đó thể hiện rõ mức trả nợ của dự án vay vốn theo phương án tốt, trung bình hoặc xấu nhất. Nếu mức trả nợ của dự án vay vốn rơi vào phương án trả nợ xấu nhất thuộc về nguyên nhân khách quan nhưng doanh nghiệp có đủ các nguồn vốn khác và cam kết trả nợ vay chi nhánh (hoặc có hợp đồng bảo hành trả nợ thay) thì chi nhánh ngân hàng có thể cho

vay. Việc định kỳ hạn nợ phải trên cơ sở căn cứ vào chu kỳ sản xuất, hoặc khả năng vay trả, theo thông lệ quốc tế kỳ hạn nợ thường là 6 tháng / kỳ hạn.

* Phải biết rõ năng lực quản trị điều hành của khách hàng:

Nhân tố về năng lực, phẩm chất quản trị điều hành của người chủ dự án quyết định mọi sự thành công của việc trả nợ ngân hàng. Chính chủ dự án là người trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng khi công trình khởi công đến khi kết thúc nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng và trả nợ vốn vay ngân hàng. Nếu người lãnh đạo dự án không đủ năng lực quản trị điều hành và thiếu cái "tâm", vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì chắc chắn vốn chi nhánh cũng mất khả năng thu hồi và chịu ảnh hưởng tiêu cực.

* Những điều kiện an toàn cho vay:

Việc quyết định cho vay của ngân hàng cần đảm bảo nguyên tắc "Vốn vay phải có vật tư thế chấp tương đương làm đảm bảo". Tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vốn vay tuy không phải là bùa hộ mệnh của chi nhánh nhưng đó là các khoản an toàn cuối cùng thường được áp dụng bắt buộc trong biện pháp an toàn tín dụng đối với các ngân hàng trên thế giới, nhằm giúp ngân hàng bắt nợ trong trường hợp khách hàng vay vốn có biểu hiện lừa đảo, chộp giật hoặc kinh doanh thua lỗ mất khả năng trả nợ.

Chi nhánh phải trực tiếp thẩm định, đánh giá đúng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, và được các cơ quan định giá có thẩm quyền xác nhận, có công chứng. Đồng thời phải làm thành văn bản hợp đồng thế chấp cầm cố, bảo lãnh đúng quy định tránh tình trạng khi phát mại tài sản gặp phải sự tranh chấp về đồng sở hữu, về giá trị tài sản thế chấp hoặc bị vô hiệu hợp đồng kinh tế.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy trong việc ra quyết định cho vay vốn, chi nhánh phải trực tiếp kiểm soát chặt chẽ về khả năng vay trả của doanh nghiệp, về thực tế tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Tuyệt đối không coi “tài sản thế chấp là bùa hộ mệnh”, mà phải coi trọng hiệu quả kinh tế của dự án vay vốn và khả năng vay trả đích thực của dự án, của doanh nghiệp là điều kiện quyết định toàn bộ chất lượng tín dụng trong cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai (Trang 68)