1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 1945

19 403 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 596,1 KB

Nội dung

Đề xuất các phương pháp dạy học cụ thể, tích cực, hiệu quả trong quá trình dạy học các tác phẩm truyện ngắn hiện thực so sánh truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 nhằm nâng cao hiệu

Trang 1

1

Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945

NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 118 tr +

Lê Thị Tuyết

Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn);

Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Ái Học

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tìm hiểu vấn đề lý luận dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với

truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 Nghiên cứu đặc điểm thi pháp truyện ngắn hiện thực, truyện ngắn lãng mạn và các biện pháp so sánh trong dạy học truyện ngắn hiện thực và truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 Tiến hành thực nghiệm giảng dạy truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 Đề xuất các phương pháp dạy học cụ thể, tích cực, hiệu quả trong quá trình dạy học các tác phẩm truyện ngắn hiện thực so sánh truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Ngữ Văn ở trường THPT

Keywords: Phương pháp dạy học; Ngữ văn; Truyện ngắn

Content

1 Lý do chọn đề tài

Văn học là một môn khoa học đồng thời cũng là bộ môn nghệ thuật đầy phức tạp Văn học thực sự là chất dinh dưỡng nuôi tâm hồn của con người, là chặng đường mà con người đi tìm hạnh phúc để sống tốt hơn, mở rộng hiểu biết, trí tưởng tượng, đưa tới chân trời, không gian đẹp, mà không có văn chương con người không thể cảm nhận được cái đẹp đó Có thể nói dạy văn là một nghệ thuật: nghệ thuật cảm thụ cái đẹp và phô diễn cái đẹp, nó lắng đọng trong tâm hồn của mỗi người, là khát vọng để ta vươn tới chân thiện mĩ Người giáo viên chính là chiếc cầu nối không thể thiếu được giữa học sinh và giá trị của những tác phẩm văn chương Bằng những tri thức và vốn hiểu biết và năng lực sư phạm của mình, người thầy sẽ đem lại cho những học sinh vốn hiểu biết, niềm đam mê văn chương, để rồi từ đó chiếm lĩnh tri thức chuẩn bị hành trang vào đời Trong chương trình ngữ văn THPT, khối lượng truyện ngắn lãng mạn và truyện ngắn hiện thực khá lớn, nên việc giảng dạy sao cho đạt hiệu quả là điều hết sức cần thiết Nó có tác dụng nâng cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh trong thời đại mới ngày nay

Trang 2

2

Truyện ngắn giai đoạn 1930- 1945 đã đánh dấu bước chuyển mình của nền văn học dân tộc từ truyền thống sang hiện đại, không ít truyện ngắn giai đoạn này được đánh giá là ngang tầm với các tác phẩm xuất sắc của nền văn học phương tây hiện đại Dù mỗi nhà văn có một cách nhìn nhận đánh giá , một quan điểm, hay một phong cách riêng nào đó, thì các nhà văn đều có đóng góp vào quá trình cách tân hiện đại hóa thể loại giúp cho truyện ngắn phát triển một cách mạnh

mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu và theo xu hướng phát triển chung của nền văn học thế giới

Trong giai đoạn văn học Việt Nam 1930- 1945 các nhà văn lãng mạn và các nhà văn hiện thực đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển, trưởng thành và cách tân truyện ngắn Trong

số những cây bút xuất sắc của truyện ngắn lãng mạn và truyện ngắn hiện thực của văn học Việt Nam được đưa vào giảng dạy ở trường THPT không thể thiếu vắng tên tuổi như Nguyễn Công Hoan,Thạch Lam,Nguyễn Tuân, NamCao,Vũ Trọng Phụng…, bởi truyện ngắn đóng một vai trò quan trọng trong sự so sánh các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ, kịch, phóng sự…

Xuất phát từ những đóng góp to lớn, của những ngòi bút tài hoa , độc đáo Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao,Vũ Trọng Phụng…xuất phát từ tấm lòng yêu mến, cảm phục đối với các

nhà văn lãng mạn vầ hiện thực, chính vì lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Dạy học truyện ngắn

lãng mạn trong sự so sánh với truyện ngắn hiện thực” với đề tài này, chúng tôi muốn có cái

nhìn khoa học về phương pháp dạy học so sánh, đồng thời giúp học sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, chính xác về truyện ngắn lãng mạn và truyện ngắn hiện thực, để từ đó góp phần đề xuất phương hướng dạy học các tác phẩm lãng mạn và hiện thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung cũng như giờ dạy học tác phẩm lãng mạn và hiện thực nói riêng

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Vấn đề đổi mới phương phương pháp dạy học

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường hiện nay đang là vấn đề trọng tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay

2.2 Phương pháp dạy học truyện ngắn lãng mạn 1930-1945

Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học lãng mạn 1930-1945 đã được một số tác giả quan tâm, nghiên cứu, bởi đây là những tác phẩm đã làm sống dậy lại một quá vãng, là hồi tưởng những kỷ niệm

êm đẹp: truyện ngắn Hai đứa trẻ, đó là hồi ức của nhà văn Thế Uyên, người gọi Thạch Lam bằng “cậu sáu”, hay như nhà văn kì khu miêu tả những nhã thú thanh cao của con người như uống trà, thả thơ,chơi chũ…( Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân)

- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường (PGS TS Nguyễn Viết Chữ,

Nhà xuất bản Giáo dục, 2010)

- Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông (tập 1) (GS Phan Trọng Luận,

Nhà xuất bản Giáo dục, 1998)

Trang 3

3

2.3 Phương pháp dạy học truyện ngắn hiện thực 1930-1945

Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930-1945 đã được một số tác giả quan tâm, nghiên cứu, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở góc độ từng bài học tác phẩm cụ thể trong dạy học

- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường (PGS TS Nguyễn Viết Chữ,

Nhà xuất bản Giáo dục, 2010)

- Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông (tập 1)

(GS Phan Trọng Luận, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998)

2.4 Thành tựu của truyện ngắn Việt Nam 1930- 1945

Nếu như lịch sử văn học dân tộc gắn liền với lịch sử thơ ca trong quá khứ thì trong thì trong thời hiện đại (thế lỷ XX) gắn với văn xuôi nghệ thuật, trong đó truyện ngắn đóng một vai trò quan trọng trong sự so sánh với các thể loại khác như tiểu thuyết- thơ –kịch – phóng sự… truyện ngắn hiện đại Việt Nam thực sự khởi sắc và được mùa trong khoảng thời gian 1930-1945 gắn với tên tuổi và sự đóng góp to lớn của các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Thạc lam, Nam Cao, Nguyễn tuân, Vũ trọng Phụng…

Trong giai đoạn này chất xung kích của truyện ngắn trong nhiệm vụ khám phá đời sống ở những giai đoạn lịch sử nhiều biến động Xã hội Việt Nam 1930-1945 đang chải trong dòng thác, các mâu thuẫn bộc lộ căng thẳng và báo hiệu những cải biến quan trọng, đó là thời kỳ phân hóa xã hội gay gắt, sâu sắc, hết sức phức tạp truyện ngắn tỏ ra nhạy cảm trước những biến thiên của đời sống và trở nên cập nhật, áp sát tới gần đời sống, kể về cuộc đời của những con người bé nhỏ, tầm thường dưới đáy xã hội Truyện ngắn không bỏ qua một cảnh đời nào từ những tình cảnh đáng thương cho đến những thú thanh cao của con người…

3 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng dạy học Ngữ Văn ở trường THPT nói chung và giảng dạy truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 nhằm đánh giá tình hình dạy học, để đề xuất các phương pháp dạy học cụ thể, tích cực, hiệu quả trong quá trình dạy học các tác phẩm truyện ngắn hiện thực so sánh truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Ngữ Văn ở trường THPT

4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Dạy học truyện ngắn hiện thực so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945

4.2 Khách thể nghiên cứu

Học sinh lớp 11 ban cơ bản , giáo viên dạy Ngữ văn 11 ở trường THPT Trần Hưng Đạo, THPT Quang Trung Hà Đông – Hà Nội

Trang 4

4

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bài học: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chí Phèo (Nam Cao), trong chương trình Ngữ Văn 11 ban Cơ bản

6 Giả thuyết nghiên cứu

Việc vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp trong dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 ở trường THPT sẽ góp phần tạo hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học phần văn học 1930-1945 nói riêng và dạy học Ngữ Văn nói chung

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu vấn đề lý luận dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn

- Vận dụng lý thuyết vào dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu lí luận về các phương pháp dạy học Ngữ Văn ,vấn đề đổi mới phương pháp dạy học truyện ngắn hiện thực so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 về tác giả, nội dung và nghệ thuật qua các tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao), Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng) trong chương trình Ngữ Văn 11 ban Cơ bản Các tài liệu trong quá trình nghiên cứu sẽ được phân tích, tổng hợp một cách có hệ thống để thấy rõ được yêu cầu và sự phù hợp của việc ĐMPPDH qua hai bài học này

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp phỏng vấn:

- Phương pháp khảo sát trực tiếp:

- Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu:

9 Đóng góp của luận văn

- Về lí luận: Khẳng định sự đúng đắn, khả thi của việc đổi mới trong dạy học truyện ngắn

hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 và đề xuất những phương pháp dạy học các tác phẩm giai đoạn 1930-1945 trong chương trình lớp 11 ban Cơ bản

- Về thực tiễn: Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so

sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 trong chương trình lớp 11 ban Cơ bản,

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

Trang 5

5

Chương 2: Đặc điểm thi pháp truyện ngắn hiện thực, truyện ngắn lãng mạn và các biện pháp so sánh trong dạy học truyện ngắn hiện thực và truyện ngắn lãng mạn

Chương 3: Thực nghiệm giảng dạy

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý thuyết văn học so sánh

1.1.1 So sa ́ nh là gì?

So sánh là mô ̣t thuâ ̣t ngữ quyen thuô ̣c chúng ta vẫn thường dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Văn học so sánh ở buổi khai sinh của nó được coi là một môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học khác nhau Đây là quan niệm chung của các nhà so sánh luận buổi đầu thế kỷ XX Cùng với sự phát triển của mình, văn học so sánh có thể được định

nghĩa như là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc Cụ

thể, văn học so sánh bao gồm ba bộ phận nghiên cứu:

- Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc (Những sự ảnh hưởng và vay mượn lẫn nhau giữa các nền văn học dân tộc)

- Những điểm tương đồng (Những điểm giống nhau giữa các nền văn học sinh ra không phải do ảnh hưởng giữa chúng mà là do điều kiện lịch sử giống nhau)

- Những điểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc của các hiện tượng văn học dân tộc hay các nền văn học dân tộc, được chứng minh bằng phương pháp so sánh

Trong lịch sử phát triển của mình, văn học so sánh đã hình thành các trường phái khác nhau Tuy nhiên, cái gọi là “trường phái” trong văn học so sánh hầu hết chỉ là các xu hướng, chủ trương,

ít nhiều có sự khác nhau về sắc thái ứng dụng cũng như về mức độ nhất trí

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn học so sánh chưa có đủ bề dày lịch sử để có thể được

phân ra thành nhiều giai đoạn, tuy nhiên nó có những tiền đề lịch sử, có một chặng đường phát triển văn học so sánh ứng dụng ở Việt Nam

Văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương pháp trong cuộc sống hàng ngày, so sánh là một yêu cầu tự nhiên, là một trong những phương pháp để xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ, còn trong nghiên cứu văn học, nó là một phương pháp để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ văn học giữa chúng với nhau

1.1.2 Mục đích và đối tượng của văn học so sánh

1.1.2.1 Mục đi ́ch của văn học so sánh

VHSS có hai mu ̣c đích cơ bản Mô ̣t là xác đi ̣nh tính khái quát c ủa văn học nhân loại Hai là chứng minh tính đă ̣c thù của nền văn ho ̣c dân tô ̣c Với hai mục đích này, phạm trù các chung đã

Trang 6

6

dươ ̣c tìm hiểu mo ̣t cá ch thống nhất biê ̣n chứng Có thể nói VHSS vừa tìm cái chung , cái tương đồng, vừa tìm cái độc đáo, cái bản sắc cái đa dạng, cái khác biệt trong cái chung

1.1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của văn ho ̣c so sánh

Để đạt đươ ̣c mu ̣c đích nghiên cứu cuả mình VHSS có ba đối tượng nghiên cứu Đó là nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp, nghiên cứu tương đồng và ngiên cứu cái biê ̣t lâ ̣p

Thứ nhất VHSS nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp để nghiên cứu Theo tiêu chuẩn nô ̣i dung và ảnh hưởng người ta phân ra nhiều khía ca ̣nh ảnh h ưởng rất phong ph ú như ảnh hưởng về

đề tài, tư tưởng tình cảm , thể loa ̣i loa ̣i hình phong cách , hoă ̣c kỹ thuâ ̣t xây dựng tác phẩm… viê ̣c nghiên cưu trên không chỉ dừng la ̣i ảnh hưởng đối với bản thân nhà văn mà còn ảnh hưởng t rực tiếp đến hiê ̣u quả của tác phẩm

Thứ hai.VHSS nghiên cứu các mối quan hê ̣ tương đồng , những hiê ̣n tươ ̣ng giống nhau về loa ̣i hình giữa các loại hình văn học : đă ̣c điểm li ̣ch sử xã hô ̣i giống nhau ch ứ không phải ảnh hưởng lẫn nhau Việc nghiên cứu tương đồng phi li ̣ch sử sẽ cung cấp cứ liê ̣u cho các nhà nghiên cứu văn học để rút ra những kết luận bổ ích và xác đáng cho sự phát triển chung của văn học , đồng thờ i làm phát triển của cả một thể loại, mô ̣t loa ̣i hình văn ho ̣c cu ̣ thể

Thứ ba VHSS nghiên cứu các hiê ̣n tươ ̣ng khác biê ̣t đô ̣c lâ ̣p Tìm đến cái đặc thù làm cho văn học so sánh trở thành bộ môn hoàn chỉnh và hữu hiệu

Như vậy với ba đ ối tượng nghiên cứu kể trên , chúng ta có thể thấy rằng VHSS là một bộ môn khoa ho ̣c thâ ̣t sư hoàn chỉnh và hữu ích

1.2 Phạm vi chủ đề nghiên cứu của VHSS

1.2.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đầu tiên của VHSS trước tiên phải kể đến việc nghiên cứu ảnh hưởng của

nền văn ho ̣c này đến nền văn ho ̣c khác, của tác giả này với tác gải khác…

Phạm vi nghiên cứu thứ hai của VHSS là nghiên cứu văn học dịch : bao gồm các trào lưu và xu hướng di ̣ch văn h ọc, nghiên cứu mô ̣t tác phẩm văn ho ̣c nước ngoài thông qua bản di ̣ch giả văn học, đối chiếu bản di ̣ch với bản gốc…

Phạm vi nghiên cứu thứ ba: VHSS nghiên cứ u các mối qun hê ̣ giữa xã hô ̣i và văn ho ̣c qua nghành xã hộ học văn học

Phạm vi nghiên cứu thứ tư: VHSS nghiên cứ u viê ̣c tiếp nhâ ̣n văn ho ̣c

Phạm vi nghiên cứu thứ năm : Nghiên cứ u mối quan hê ̣ giữa văn ho ̣c và các loa ̣i hình nghê ̣

thuâ ̣t khác

Như vậy vấn đề mở rô ̣ng pha ̣m vi so sánh là mô ̣t vấn đề lý luâ ̣n quan tro ̣ng Nó giúp công việc nghiên cứu được hoàn chỉnh và toàn diê ̣n hơn

1.2.2 Chủ đề nghiên cứu

VHSS nghiên cứ u tất cả những phương diê ̣n vĩ mô và vi mô của văn ho ̣c

Trang 7

7

* VHSS nghiên cứ u thể loa ̣i văn ho ̣c: Nó thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm

Do đó nhiê ̣m vu ̣ của người làm so sánh văn ho ̣c phải tìm ra được sự ảnh hưởng bên ngoài và những sáng tạo bên trong có ý nghĩa cách tân về mặt thể loại Mặt khác nhà nghiên cứu cũng có nhiê ̣m vu ̣ tìm

ra những sự hình thành và phát triển cu ̣ thể của mô ̣t thể loa ̣i cần cho nghiên cứu

* Nghiên cứ u đề tài, chủ đề: Có thể tiến hành theo hai xu hướng: Mô ̣t là xác đi ̣nh nguồn gốc và tính chất là chất liê ̣u sáng tác Hai là xác đi ̣nh sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tác giả trong viê ̣c khai thác

đề tài và chủ đề Hai xu hướng trên đều minh chững cho những sáng tác của cá nhân nhà văn

* Nghiên cứ u tư tưởng trong văn ho ̣c: Là xác định nguồn gốc hoặc sự ảnh hưởng của những tư tưởng trong mô ̣t hay nhiều hiê ̣n tượng văn ho ̣c, chỉ ra những ý kiến cá nhân của nhà văn

* Nghiên cứ u phong cách văn ho ̣c : Có rất nhiều địn h ngĩa về phong cách văn ho ̣c , theo Khrapchenco coi phonh cách là “ thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với đời sống , như thủ pháp thuyết phu ̣c và thu hút đô ̣c giả” Trong lĩnh vực này nhà so sánh luâ ̣n có thể nghi ên cứu so sánh về các mă ̣t thủ pháp nghê ̣ thuâ ̣t để tìm ra cái chung và cái riêng của các hiê ̣n tượng văn ho ̣c, để phân ra các loại hình văn học , hoă ̣c để khẳng đi ̣nh giá tri ̣ thẩm mỹ của mô ̣t phong cách nào đó

* Nghiên cứ u trào lưu trường phái văn học: Là khi ta so sánh chúng ta cần đánh giá trong mối tương quan li ̣ch sử đương thời của nó cũng như trong mối tương quan giữa nó với thời đa ̣i của chúng Tómlại nghiên cứu lý luận VHSS là một việ c làm cần thiết đối với những nhà nghiên cứu giảng dạy văn học nói chung và tác phẩm văn học nói riêng

1.3 Như ̃ng phương pháp nghiên cứu sử du ̣ng trong văn ho ̣c so sánh

Phương pháp này có nhiệm vụ tìm ra những điểm giống nhau của các hiện tượng văn , đòi hỏi

đô ̣ chính xác, có căn cứ, chứng cứ vững chắc, phải khách quan

Là phương pháp mà các nhà nghiên cứu phân tích , mổ xẻ tác phẩm để đánh giá ý nghĩa của các ký hiệu, chủ yếu là các ký hiệu ngôn ngữ

Phương pháp cấu trúc xác đi ̣nh mô ̣t kết cấu riêng biê ̣t hoă ̣c đa ̣i diê ̣n cho mô ̣t tâ ̣p hơ ̣p, khác với hình thức là nó bao gồm cả nội dung , là vật chứa đựng giá trị và điểm xuất phát của quá trình đánh giá tác phẩm

Nghiên cứ u sự tác đô ̣ng của xã hô ̣i đến sáng tác văn học hoặc sự tác động của văn học với độc giả xung quanh phạm trù “ công chúng độc giả”,

Là phương pháp phục vu ̣ mu ̣c đích của mình đề đưa ra kết luâ ̣n đă ̣c thù

Trang 8

8

Là giúp chúng ta nắm bắt các hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể , bao quát, xác định đươc

chủng loại của cái cá thể, hiểu rõ được quy luâ ̣t phát triển của các hiê ̣n tương và sự vâ ̣t

1.3.7 Phương pháp so sánh hệ thống

Ta xác đi ̣nh đươ ̣c vi ̣ trí hay “ toa ̣ đô ̣” của mô ̣t sự vâ ̣t trong mối quan hê ̣ phân cấp với các sự vâ ̣t hác

Đề nghiên cứ u văn bản gốc với bản di ̣ch

Tìm bối cảnh lịch sử xã hội và các yếu tố liên quan đến tác phẩm

1.4 Vai tro ̀ của văn ho ̣c so sánh trong nghiên cứu và giảng da ̣y tác phẩm văn chương

VHSS giúp chỉ ra được chỗ giống nhau và khác nhau giưa hai tác phẩm và hai tác giả…từ

đó thấy được những mă ̣t kế thừa , những điểm cách tân của từng tác giả của từng tác phẩm

VHSS giúp cho giáo viên và ho ̣c sinh xác đi ̣nh được mu ̣c tiêu lớn nhất của bài ho ̣c,

1.2 Một số vấn đề thực tiễn trong dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường

1.2.1 Đối với giáo viên

Hầu hết giáo viên của chúng ta hiện nay mới chỉ đầu tư vào việc nâng cao kiến thức chuyên môn chứ ít quan tâm đến khối kiến thức nghiệp vụ, dẫn dắt vào bài vì nhiều khi không cần đến, mất nhiều thời gian …

Trong thực tế thì giáo viên của chúng ta vẫn còn chưa thực sự tích cực, toàn tâm toàn ý với việc đổi mới phương pháp giảng dạy để dẫn dắt học sinh đến con đường học tập hiệu quả Chính vì thế, phương pháp dạy học Văn để học sinh thực sự hứng thú, say mê trong việc tiếp thu, lĩnh hội cái đẹp của văn chương là một vấn đề yêu cầu các giáo viên phải thực hiện một cách nghiêm túc

Những phương pháp dạy học mà giáo viên thường sử dụng trước đây mà người ta gọi đó là phương pháp truyền thống

1.2.1.Đối với học sinh

Ý thức học và chuẩn bị bài của các em cũng chưa đồng đều, còn rất nhiều em không có ý thức học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, thao tác đơn giản là đọc trước tác phẩm cũng ít được thực hiện đã gây khó khăn rất lớn với giáo viên

Học sinh chưa thực sự hứng thú trong việc tìm hiểu tác phẩm văn chương, việc học chủ yếu còn mang tính chất đối phó với việc kiểm tra, thi cử, khiến cho họ thụ động ngay khi ngồi trên ghế nhà trường

Trang 9

9

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC

GIAI ĐOAN 1930-1945 VÀ CÁC BIỆN PHÁP SO SÁNH TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN VÀ TRUYÊ ̣N NGẮN HIỆN THỰC

2.1 Đặc điểm thi pháp truyện ngắn lãng mạn giai đoa ̣n 1930-1945

Truyện ngắn có thể kể cả về mô ̣t cuô ̣c đời nhưng đa phần là mô ̣t đoa ̣n đời, mô ̣t sự kiê ̣n hay mô ̣t

“chốc lát” trong cuô ̣c sống nhân vâ ̣t, nhưng cái chính của truyê ̣n ngắn không phải hê ̣ thống sự kiê ̣n mà

là cái nhìn tự sự đối với cuộc đời Truyê ̣n ngắn không phải là tiểu thuyết mà là mô ̣t thể loa ̣i khác hẳn Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan

hê ̣ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, tạo thành một ấn tượng hoàn chỉnh

2.1.2 Một số loại hình truyện ngắn Việt Nam

Truyện ngắn trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ còn thể hiện rõ tính chất giao thời, ngoại trừ các truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc viết trong những năm 20 ở Pháp đã có tính hiện đại Sang những năm 1930-1945, truyện ngắn phát triển phong phú, đổi mới nhanh chóng và hình thành nhiều phong cách Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan , Truyện ngắn của Thạch Lam, Thanh Tịnh lại giàu chất trữ tình, cốt truyện thường rất đơn giản, không khai thác các xung đột xã hội mà thiên về biểu hiện tâm trạng với những cảm xúc, cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế trong đời sống thường nhật của con người, Truyện ngắn của Nguyễn Tuân thể hiện một nhà văn

có cá tính độc đáo, Truyện ngắn Nam Cao đi sâu miêu tả sự ha hóa của con người cả về thể xác lẫn tin thần…

2.1.3 Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam

2.1.3.1 Không gian và thời gian

Nhà văn luôn quan tâm đến không gian và thời gian hàng ngày, chính yếu tố đó đã hiện hữu trong suốt tác phẩm của ông, vì thế mà sắc màu tính chất không gian luôn có sự tương ứng với sắc thái biểu cảm của nhân vật, không có những tiếng bon chen, không có những tiếng chửi bới ở làng Đông Xá, hay như những sự thống trị của bon thực dân phong kiến Vì thế không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch lam đều là tâm tưởng nhìn về quá khứ và hướng tới tương lai, tất cả đều được dồn nén trong tâm lý của nhân vật,

2.1.3.2 Thế giới nhân vật

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam chủ yếu hướng về hai đối tượng: Trẻ thơ và phụ nữ, đó là những kiếp người nhỏ bé, dưới đáy xã hội, đó là những người dễ bị tổn thương nhiều nhất, và họ cần nhiều tình thương của đồng loại để an ủi chia sẻ, cảm thông

2.1.3.3 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam thì hiện nên những nét tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu

Trang 10

10

lắng, trên văn đàn văn học Việt Nam1930-1945 tác giả xuất hiện như một “gió đầu mùa” tinh khiết mà sâu lắng, dịu dàng, đơn giản mà dễ gần

2.2 Đặc điểm thi pháp truyện ngắn hiện thực giai đoa ̣n 1930-1945

2.2.1 Cốt truyện, kết cấu

Cốt truyện của tác phẩm chủ nghĩa hiện thực đều từ cơ sở của sự mâu thuẫn và những xung đột trong hiện thực đời sống, trong thế giới nội tâm của con người, trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội Nam Cao thường xây dựng cốt truyện trên cơ sở miêu tả những cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật, Nam Cao đã tổ chức những kiểu kết cấu hợp lý, phóng túng mà chặt chẽ, tạo dựng những tình huống, xếp đặt các sự kiện, tổ chức hệ thống tính cách hợp lý, biến chúng trở thành những phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm Một lối kiểu kết cấu đi thẳng vào vấn

đề trung tâm của tác phẩm (Chí Phèo, Tư cách mõ, Từ ngày mẹ chết…)

2.2.2 Đề tài, chủ đề

Văn học hiện thực phê phán đã tồn tại hai mảng đề tài lớn đó là đề tài người nông dân ở chốn thôn quê và người trí thức ở chốn đô thị Nam Cao thường hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội

to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật Viết về người nông dân Nam Cao tập trung viết về tình trạng những con người hiền lành, lương thiện luôn bị lăng nhục, bị xúc phạm về nhân phẩm, bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa

Viết về người nông dân Nam Cao tập trung viết về tình trạng những con người hiền lành, lương thiện luôn bị lăng nhục, bị xúc phạm về nhân phẩm, bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa

Dù viết về đề tài người nông dân hay trí thức tiểu tư sản Nam Cao đều dựng lên bức tranh chân thực về xã hội Việt Nam trước cách mạng, đồng cảm, thương xót với những đau khổ, bất hạnh của con người Đồng thời khẳng định phẩm chất của họ

2.2.3 Nghệ thuật xât dựng nhân vật

Trong tác phẩm văn học việc phản ánh mâu thuẫn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống xã hội ở một thời kỳ nhất định phải thông qua việc xây dựng các tính cách nhân vật, tư tưởng tình cảm và hành động và mối quan hệ nhiều mặt của các nhân vật

2.2.4 Ngôn ngữ , giọng điệu

Viết trần thuật khách quan của Ngô Tất Tố nghiêm túc tỉnh táo, lối trần thuật của Nguyễn Công Hoan hóm hỉnh tinh quái thì lối trần thuật của Nam Cao lại dửng dưng lạnh lùng Trong sáng tác của Nam Cao có sự hòa quện giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, có

sự chuyển hóa, trao đổi từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật

2.3 Sự khác biệt giữa truyện ngắn lãng mạn và hiện thực giai đoạn giai đoạn 1930-1945

Ngày đăng: 08/02/2014, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (2006), Thạch Lam- Về tác giả và tác phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục 2. Lưu Văn Bổng (2004), Những bình diện chủ yếu của văn học so sánh. Nhà xuất bản khoa hoc xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam- Về tác giả và tác phẩm". Nhà xuất bản Giáo dục 2. Lưu Văn Bổng (2004), "Những bình diện chủ yếu của văn học so sánh
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (2006), Thạch Lam- Về tác giả và tác phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục 2. Lưu Văn Bổng
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 2. Lưu Văn Bổng (2004)
Năm: 2004
3. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể , Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Năm: 2006
4. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nhà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Năm: 2010
5. Nguyễn Văn Dân (2011), Lí luận văn học so sánh . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội 6. Trần thanh Đạm (1995), Dẫn luận văn học so sánh.Tủ sách Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học so sánh" . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội 6. Trần thanh Đạm (1995), "Dẫn luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân (2011), Lí luận văn học so sánh . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội 6. Trần thanh Đạm
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Năm: 1995
20. Trần Đăng Suyền ( 2002), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội\ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
21. Trần Đăng Suyền – Nguyễn Anh Vũ (2008), Nam Cao và những truyện ngắn chọn lọc. Nhà xuất bản văn học- Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao và những truyện ngắn chọn lọc. Nhà xuất bản văn học-
Tác giả: Trần Đăng Suyền – Nguyễn Anh Vũ
Nhà XB: Nhà xuất bản văn học-" Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2008
23. Bích Thu (Tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Nam Cao về tác giả và tác phẩm. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao về tác giả và tác phẩm
Tác giả: Bích Thu (Tuyển chọn và giới thiệu)
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2003
22. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Lớp đối chứng - Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 1945
Bảng 3.2. Lớp đối chứng (Trang 17)
Bảng 3.2. Lớp đối chứng - Dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 1945
Bảng 3.2. Lớp đối chứng (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w