1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

140 977 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 912,14 KB

Nội dung

Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học nông nghiệp I

***************

Vương khả Khanh

Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế

mô hình nuôi trồng thủy sản trên đất trũng

của huyện Lương Tài Tỉnh Bắc Ninh

Trang 2

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 1

Lời cam đoan

- Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đ4 được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đ4 được chỉ

rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Vương Khả Khanh

Trang 3

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 2

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực tập và hoàn thành bản luận văn tốt

nghiệp này, tôi đ nhận đợc sự giúp đỡ quý báu của các cán bộ các

phòng Thống kê, kinh tế, địa chính, hội nông dân tập thể và văn phòng ủy ban huyện Lương tài Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp

đỡ quý báu đó Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ, Thầy giáo Nguyễn Tuấn Sơn – người trực tiếp hướng dẫn tôi Ngoài

ra, tôi cũng chân thành cảm ơn các cá nhân, đơn vị và tổ chức khác cũng như người thân đ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành

quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Vương Khả Khanh

Trang 4

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 3

Mục lục

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 8

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

II Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 12

2.3 Khái niệm mô hình NTTS và các loại mô hình NTTS chủ yếu 40

2.4 Các chính sách và các nghiên cứu trong NTTS ở Việt Nam 42

2.5 Tổng quan tài liệu trên về NTTS trên đất trũng ở Việt Nam 42

III Điều kiện tự nhiên và phương pháp nghiên cứu 48

3.3 Các phương pháp nghiên cứu đề tài 66

IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 70

4.1 Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên

đất trũng của huyện Lương Tài – Tỉnh Bắc Ninh 70

4.1.1 Tình hình chung về nuôi trồng thuỷ sản trên diên tích ruộng trũng của

4.1.2 Phân bố diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện 73

Trang 5

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 4

4.1.3 Sản lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản 76

4.1.4 Mô hình nuôi trồng thủy sản trên đất trũng của huyện Lương Tài 77

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình NTTS 104

4.2.1 Các giải pháp chung cho vùng trũng NTTS 104

4.2.2 Các giải pháp cụ thể cho các mô hình 111

Trang 6

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 5

Danh mục các chữ viết tắt NTTS: Nuôi trồng thủy sản

UBND: ủy ban nhân dân

Mô hình I: Mô hình chuyên cá

Mô hình II: Mô hình −ơng nuôi cá giống

Mô hình III: Mô hình nuôi tôm càng xanh ghép cá Mè Trắng Mô hình IV: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính

Mô hình V: Mô hình nuôi 1 vụ cá, 1 vụ lúa

Trang 7

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 6

Danh mục các bảng

Bảng 2.1 Dự báo nhu cầu cá thực phẩm tính bình quân đầu người

của một số nước trên thế giới vào năm 2010 32

Bảng 2.2 Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch của Việt Nam từ năm 2000-200543

Bảng 2.3 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thực tế năm 2000-200543

Bảng 2.4 Hiệu quả sản xuất trên 1 ha theo mô hình Lúa - Cá 44

Bảng 3.1 Cơ cấu đất đai của huyện Lương Tài năm 2005 55

Bảng 3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản năm 200557

Bảng 3.3 Hiện trạng dân số và lao động huyện Lương Tài 63

Bảng 3.4 Tình hình hoạt động, giáo dục, ytế, văn hóa của huyện Lương tài64

Bảng 4.1 Tình hình diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn từ năm 2003-2005 71

Bảng 4.2 Cơ cấu các loại hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của huyện 3 năm

Bảng 4.3 Diện tích, số hộ và số lao động nuôi trồng thuỷ sản của các x4 đến

Bảng 4.4 Loài cá, cỡ cá và cơ cấu cá thả cho 1 ha của mô hình chuyên cá78

Bảng 4.5 Tổng hợp chi phí cho 1 ha nuôi chuyên cá ở Lương Tài79

Bảng 4.6 Sản lượng và doanh thu của mô hình chuyên cá cho 1ha79

Bảng 4.8 Tổng hợp chi phí cho 1 ha ương nuôi cá giống 83

Bảng 4.9 Doanh thu của 1 ha ương cá giống tại huyện Lương Tài.84

Bảng 4.10 Hiệu quả của mô hình ương nuôi cá giống 85

Bảng 4.11 Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh ghép cá mè trắng87

Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính92

Bảng 4.14 Kết quả và hiệu quả mô hình cá-lúa 95

Bảng 4.15 Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của các mô hình 98

Trang 8

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 7

Bảng 4.16 Phân loại hiệu quả và kết quả các mô hình xét theo các chỉ tiêu99

Bảng 4.17 Đánh giá về sự hiểu biết của người NTTS về Kỹ thuật101

Bảng 4.18 Tình hình đáp ứng vốn cho nuôi trồng thủy sản (tỉ lệ%)102

Bảng 4.19 Khối lượng và vốn khái toán cho đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trũng106

Trang 9

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 8

I Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam được xếp vào hàng quốc gia biển và có hàng triệu ha vùng

triều và có trên 2000 con sông lớn nhỏ có khả năng nuôi trồng thủy sản Hơn

nữa còn có hơn một triệu ha ruộng trũng nếu chuyển sang nuôi trồng thủy sản

sẽ cho năng suất cao gấp mấy lần trồng lúa Tiềm năng đó cho phép nước ta

phát triển nuôi trồng thủy sản

Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm hàng

ngày cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản, cung cấp các mặt hàng có giá trị kinh tế cao cho xuất khẩu, có khả năng đem

về cho nhà nước một lượng ngoại tệ lớn, góp phần vào công cuộc công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước Vì vậy phát triển nuôi trồng thuỷ sản đ4 trở thành nhu cầu bức thiết của cả nước nói chung và các địa phương nói riêng nhằm

tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện cuộc sống và làm

giàu cho nhân dân

Trong bối cảnh đó, đường lối phát triển kinh tế – x4 hội của đất nước,

Đảng ta [6] đ4 nhấn mạnh “Chiến lược phát triển kinh tế – x4 hội 10 năm (2001-2010) nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Một trong

những yếu tố góp phần thực hiện chiến lược [6] đó là “Huy động các nguồn

lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông

thôn Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới Trong đó, phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh

tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, mặn, nhất là nuôi tôm theo phương thức tiến bộ,

hiệu quả và bền vững môi trường” Qua đó ta thấy tầm quan trọng to lớn của

nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản đối với nông dân,

Trang 10

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 9

đất nước ta

Thuỷ sản không những là nguồn thực phẩm mà còn là nguồn thu nhập

trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận nhân dân làm nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như cảng,

bến, đóng sửa tàu thuyền, cung cấp các thiết bị nuôi và sản xuất hàng tiêu dùng cho ngư dân Theo ước tính có 150 triệu người trên thế giới sống phụ

thuộc hoàn toàn hay một phần vào nghề thuỷ sản Thủy sản cũng là một ngành

tạo ra nguồn ngoại tệ quan trọng cho nhiều nước như Thái Lan, Việt Nam,

Equado,…

Lương Tài là một huyện chiêm trũng của tỉnh Bắc Ninh Trong những

năm qua vùng đất trũng chỉ cấy một vụ lúa năng suất bấp bênh đ4 chuyển sang nuôi cá hoặc cấy lúa – nuôi cá với quy mô mức độ khác nhau ở một số

x4 trong huyện Những hộ mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ ruộng

một vụ lúa không ăn chắc và tận dụng diện tích sông ngòi, ao hồ chưa sử dụng

sang nuôi trồng thủy sản đ4 cho hiệu quả kinh tế cao hơn Năm 2003 sản lượng cá của huyện [34] đạt 3.074 tấn Ngành còn tạo ra khối lượng sản phẩm

hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường, tận dụng và phát huy nguồn lực

hạn chế của địa phương như đất đai, lao động, vốn huy động, vốn sẵn có tại

địa phương vào sản xuất nghề cá đạt hiệu quả kinh tế cao

Do quá trình nuôi cá có lợi gấp nhiều lần so với trồng lúa và ăn chắc, vì

thế dù trong vùng đất trũng để có ao, đầm nuôi cá yêu cầu vốn lớn để đào đắp, xây bờ ao nuôi cá, nhưng một số người dân đ4 mạnh dạn sử dụng nguồn vốn

tự có và đi vay để đầu tư cho sản xuất

Cho đến nay nuôi trồng thủy sản vẫn diễn ra nhanh và phổ biến ở nhiều

địa phương có đất trũng cấy lúa không hiệu quả, đặc biệt khi có chính sách

chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp Nuôi trồng thủy sản diễn ra với quy mô, mức độ thâm canh và hiệu quả kinh tế khác nhau ở các mô hình nuôi

trồng thủy sản khác nhau Vì vậy đánh giá thực trạng và hiệu quả nuôi trồng

Trang 11

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 10

thủy sản theo các mô hình NTTS trên vùng đất trũng là việc hết sức cần thiết

Việc đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng thủy

sản trên đất trũng nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng và các giải pháp kinh tế-kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp người sản xuất lựa chọn các mô hình phù hợp cho mình, giúp cho các cấp l4nh đạo địa phương có cơ sở chỉ

đạo sản xuất đối với vùng trũng chuyên canh nuôi trồng thủy sản tập trung, đó

là vấn đề hết sức bức thiết của huyện Lương Tài Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng ở huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh ’’

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản trên đất trũng của huyện những năm qua xác định những yếu tố

ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản trên vùng đất trũng làm cơ sở đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản ở địa phương trong thời gian tới

Mục tiêu cụ thể

1 Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản trên đất trũng hiện nay ở nước ta

2 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy

sản trên đất trũng của huyện trong những năm gần đây Phân tích những yếu

tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản trên vùng

đất trũng của huyện

3 Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả

và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản trên đất trũng của

huyện trong những năm tới

Trang 12

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 11

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề kinh tế-kỹ thuật gắn liền với các mô hình nuôi trồng thủy sản và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản

trên đất trũng ở trong huyện Lương Tài

Đối tượng nghiên cứu là các chủ thể đang quản lý, sử dụng và có khả

năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên đất trũng gồm các nông hộ, trang trại

ở các x4 thuộc huyện Lương Tài

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế

của các mô hình nuôi trồng thủy sản trên đất trũng

- Về không gian: Huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh

- Về thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài về thực trạng từ

năm 2003 - 2005 và đưa ra định hướng phát triển gắn liền với các giải pháp

chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng thủy sản trên

đất trũng của huyện đến năm 2010

Trang 13

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 12

II Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế

2.1.1.1 Các quan điểm, bản chất của hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế x4 hội, nó phản ánh mặt chất

lượng của hoạt động sản xuất kinh tế và là đặc trưng của của mọi nền sản xuất x4 hội Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra với phần giá trị các yếu tố nguồn lực đầu vào

Mối tương quan đó được xét cả về so sánh tương đối và tuyệt đối cũng như

xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó

Hiệu quả kinh tế được xem xét dưới nhiều góc độ và quan điểm khác

nhau, hiện nay có hai quan điểm cùng tồn tại

- Quan điểm kinh tế truyền thống: Quan điểm này cho rằng hiệu quả

kinh tế là phần còn lại của hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi trừ chi phí bỏ

ra, được đo bằng các chỉ tiêu lợi nhuận hay chỉ tiêu l4i Các tác giả cho rằng,

hiệu quả kinh tế được xem như là tỉ lệ giữa kết quả sản xuất thu được với chi

phí bỏ ra, hay là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm Những chỉ tiêu cho biết mức sinh lời của đồng vốn, được tính toán sau chu kỳ

sản xuất hay một quá trình sản xuất Quan điểm này xác định hiệu quả sản

xuất trong trạng thái tĩnh, sau khi đ4 đầu tư Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu không chỉ cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư mà còn giúp cho người sản xuất kinh doanh có nên đầu tư và đầu tư đến mức độ nào là có lợi nhất

Như vậy, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi

xác đinh thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế việc tính

toán hiệu quả kinh tế thường chưa thể đầy đủ và chính xác Bởi vì, các hoạt

động đầu tư và phát triển lại có những tác động không những đơn thuần về

mặt kinh tế mà còn cả về mặt x4 hội và môi trường, có những khoản thu và

những khoản chi không thể lượng hoá được, vì thế không thể hiện được mỗi

Trang 14

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 13

khi sử dụng cách tính này

- Quan điểm của các nhà kinh tế tân cổ điển như Herman Gvander Tack, Luyn Squire [5] cho rằng hiệu quả kinh tế phải được xem xét trong trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Nhân tố thời gian rất quan trọng trong tính toán hiệu quả kinh tế, dùng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế để

xem xét trong các quyết định cả trước và sau khi đầu tư sản xuất kinh doanh

Hiệu quả kinh tế không chỉ bao gồm hiệu quả tài chính đơn thuần mà còn bao gồm cả hiệu quả x4 hội và hiệu quả môi trường Vì vậy khái niệm thu và chi

trong quan điểm tân cổ điển được gọi là lợi ích và chi phí

Xét theo mối quan hệ động giữa đầu vào và đầu ra, một số tác giả đ4

phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân

bổ các nguồn lực

* Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm thu thêm trên một đơn vị đầu vào

đầu tư thêm Nó được đo bằng tỷ số giữa số lượng sản phẩm thăng thêm trên

chi phí tăng thêm Tỷ số này gọi là sản phẩm biên, nó chỉ ra rằng một đơn vị

nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm Hiệu quả kỹ

thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ

giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi

nông dân quyết định sản xuất

* Hiệu quả kinh tế [5] là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả

hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế

Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và

hiệu quả phân bổ khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế

* Xét theo yếu tố thời gian trong hiệu quả: Các học giả kinh tế tân cổ

điển đ4 coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả, cùng đầu tư sản xuất

Trang 15

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 14

kinh doanh với một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau

nhưng có thể có hiệu quả khác nhau, bởi thời gian bỏ vốn đầu tư khác nhau

thì thời gian thu hồi vốn khác nhau

Tuy nhiên, để hiểu được thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những sai lầm như việc đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế hoặc quan

niệm cũ về hiệu quả kinh tế đ4 lạc hậu không phù hợp với hoạt động kinh tế

theo cơ chế thị trường Với cách xem xét này, hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau Có thể khái quát như sau:

Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về hình thức, hiệu quả kinh tế là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được Còn kết quả kinh tế chỉ là một vế trong mối tương quan đó là một yếu tố trong việc xác định hiệu quả

mà thôi Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức sản xuất cũng như

của nền kinh tế quốc dân để đưa đến kết quả là khối lượng sản phẩm hàng hoá tạo ra, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng Nhưng kết quả này

chưa nói nên được nó tạo nên bằng cách nào, bằng phương tiện gì? Chi phí là bao nhiêu? Như vậy, nó không phản ánh được trình độ sản xuất của tổ chức

sản xuất của nền kinh tế quốc dân Kết quả của quá trình sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí với các nguồn lực khác Với nguồn lực

có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất cao và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá

cho x4 hội, chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân

Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường

hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trìu tượng vừa là phạm trù

cụ thể Hiệu quả kinh tế là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất, của nền kinh tế quốc dân Các

yếu tố cấu thành của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang

Trang 16

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 15

các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của x4 hội Hiệu quả kinh tế chịu

ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ x4 hội, quan hệ luật pháp trong

quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc Với

nghĩa này thì hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất x4 hội Tính trừu tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế

thể hiện trình độ sản xuất, quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của tổ chức sản xuất để đạt được mục tiêu, kết quả cao nhất ở đầu ra

Hiệu quả kinh tế [5] là phạm trù cụ thể vì hiệu quả kinh tế có thể đo

lường thông qua mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra Đương

nhiên, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào đó để phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của hiệu quả kinh tế Thông qua các chỉ tiêu thống kê kế toán

để có thể xác định hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, mỗi chỉ tiêu

được phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh tế trên phạm vi mà nó

được tính toán Hệ thống chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình

sản xuất kinh doanh Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản

ánh chất lượng tổng hợp của quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai

mặt định tính và định lượng

Về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ

kinh tế x4 hội biểu hiện giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra người ta thu

được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch

càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại

Về mặt định tính, tức là mức độ hiệu quả kinh tế cao phản ánh sự nỗ lực

ở trong mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản xuất, phản ánh trình độ, năng

lực quản lý sản xuất kinh doanh, sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu

và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị x4 hội Hai mặt

định tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế, nó có quan hệ mật thiết với nhau

Trang 17

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 16

Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động

kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng x4 hội

chủ nghĩa Trước đây, khi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp hoạt

động của các tổ chức sản xuất kinh doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn

thành các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà nước giao như giá trị sản lượng hàng hoá,

khối lượng sản phẩm chủ yếu, doanh thu bán hàng, chỉ tiêu nộp ngân sách

Thực chất, đây chỉ là các chỉ tiêu kết quả, không thể hiện được mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra Mặt khác, giá cả hàng hóa trong giai đoạn này mang

tính bao cấp nặng nề, việc tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê, kế toán mang tính hình thức không phản ánh được trình độ sản xuất và quản lí của các tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng và của nền sản xuất x4 hội nói chung Khi

chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý

bằng chính sách vĩ mô, thông qua các công cụ là hệ thống luật pháp hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp Nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn x4 hội, các tổ chức sản xuất kinh doanh là chủ thể sản xuất ra sản phẩm

hàng hoá là pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật Mục tiêu của các

doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không những thu được lợi nhuận tối đa

mà còn phù hợp với những yêu cầu của x4 hội theo những chuẩn mực mà

Đảng và Nhà nước quy định gắn liền lợi ích của người sản xuất, người tiêu

nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà đánh giá theo những góc độ

khác nhau cho phù hợp

Trang 18

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 17

2.1.1.2 Nội dung hiệu quả kinh tế

Mục đích của sản xuất hàng hoá [5] là thoả m4n tốt nhất các nhu cầu

vật chất và tinh thần cho x4 hội Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất x4 hội tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho x4 hội Sản xuất đạt

mục tiêu về hiệu quả kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng sản phẩm hữu ích lớn nhất

Theo các quan điểm trên thì hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu

tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Do đó nội dung để xác định hiệu quả kinh tế bao gồm các nội dung sau:

+ Xác định các yếu tố đầu vào: Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem xét kết quả hữu ích được tạo ra như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể nào, có thể chấp nhận được hay không Như vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó với các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất

+ Xác định yếu tố đầu ra: Đây là công việc xác định mục tiêu đạt được, các kết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận

Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động x4 hội và

được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí x4 hội ở mỗi quốc gia, bản chất của hiệu quả kinh đều xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế x4 hội, mục đích là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khi mọi nguồn lực trong x4 hội

có giới hạn

2.1.1.3 Phương pháp tính hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế ở nước ta như sau:

a) Công thức 1:

Hiệu quả = Kết quả thu được - Chi phí bỏ ra, hay H = Q - C

Trang 19

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 18

Trong đó: H: hiệu quả; Q: kết quả thu được; C: chi phí bỏ ra

Công thức này cho ta nhận biết qui mô hiệu quả của đối tượng nghiên cứu

Loại chỉ tiêu này được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi tính chi phí (C) là chi phí trung gian hoặc chi phí vật chất hoặc tổng chi phí Xác định hiệu quả kinh tế từ các chỉ tiêu chủ yếu của hệ thống tài khoản quốc gia và được xác định bằng các công thức sau:

+ Tổng giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm

+ Chi phí sản xuất bỏ ra, có thể biểu hiện theo các phạm vi tính toán sau:

- Tổng chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó

- Tổng chi phí vật chất (CPVC): Là toàn bộ các khoản chi phí chi phí

vật chất tính bằng tiền, gồm chi phí trung gian cộng với khoản chi phí khấu hao tài sản cố định, khoản tiền thuế và chi phí tài chính khác trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đó

- Tổng chi phí sản xuất (CPSX): Là tổng hao phí tính bằng tiền của các nguồn tài nguyên và các chi phí dịch vụ vật chất khác tham gia vào quá trình sản xuất ra tổng sản phẩm đó Hay tổng chi phí sản xuất được bao gồm tổng chi phí vật chất và chi phí tính bằng tiền của lao động gia đình

+ Hiệu quả đựơc tính theo công thức 1 biểu hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như:

- Giá trị gia tăng được tính: GTGT = GTSX - CPTG

- Thu nhập hỗn hợp được tính: TNHH = GTSX - CPVC

- Lợi nhuận được tính: LN = GTSX - CPSX

b) Công thức 2: Hiệu quả = Kết quả thu được/chi phí bỏ ra, hay H = Q/C

Việc tính toán theo công thức này cho phép xác định kết quả sản xuất (tính phần tử số) và chi phí sản xuất (tính phần mẫu số) có phạm vi rộng hơn

Trang 20

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 19

Phần tử số có thể là kết quả và hiệu quả chung như là: tổng giá trị sản

xuất, hoặc giá trị gia tăng, hoặc thu nhập hỗn hợp, hoặc lợi nhuận

Phần mẫu số có thể hiệu là chi phí các yếu tố đầu vào như: tổng chi phí bằng tiền (CPTG, CPTC, CPSX) hay tổng vốn đầu tư sản xuất; tổng diện tích

đất canh tác; tổng số lao động đầu tư trong sản xuất ra sản phẩm đó

c) Công thức 3: So sánh mức chênh lệch của kết quả sản xuất với mức chênh

lệch của chi phí bỏ ra So sánh số tuyệt đối và số tương đối, công thức tính cụ thể như sau:

H = Q - C (1) và H = Q / C (2) + Cách xác định kết quả sản xuất thu được và chi phí sản xuất bỏ ra

cũng được hiểu tương tự như đối với công thức thứ hai trên Xác định Q và

C là chênh lệch của Q và C theo thời gian hay theo tình huống của đối tượng cụ thể mà ta cần nghiên cứu Do đó ở đây cũng có nhiều chỉ tiêu xác

định cụ thể, tuỳ từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp

+ Chỉ tiêu đánh giá ở trường hợp (1) phản ánh mức hiệu quả đạt được

khi đầu tư thêm một lượng chi phí yếu tố đầu vào nào đó cho sản xuất Trường hợp (2) phản ánh mức độ hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm một đơn vị yếu tố

đầu vào nào đó cho sản xuất Nhóm chỉ tiêu thứ (3) này thường được sử dụng xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư theo chiều sâu hoặc hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

2.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế NTTS

Với cách tính hiệu quả kinh tế (H), ta dễ dàng nhận ra [4] có hai nhóm yếu

tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đó là: Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q) và nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến mẫu số (C) Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q): Nhóm này thể hiện giá

trị sản phẩm của một quá trình sản xuất, nó phụ thuộc vào hai yếu tố là giá

bán và sản lượng hàng hoá sản xuất ra

Trang 21

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 20

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán như: thị phần của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thời điểm bán sản phẩm, kênh tiêu thụ sản phẩm, quy cách,

tính chất của sản phẩm, chiến lược của nhà sản xuất, thị hiếu người tiêu dùng, chính sách phát triển sản xuất của đất nước cũng như của các đối thủ cạnh tranh,

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm: hình thức và rủi ro

trong vận chuyển, điều kiện tự nhiên (đặc biệt là đối với sản phẩm ngành thuỷ sản), thị trường tiêu thụ và hình thức bảo quản,

Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mẫu số (C): Trong quá trình sản xuất, đây là tập hợp tất cả các chi phí nguồn lực đầu vào và các yếu tố ảnh hưởng đến các

nguồn lực đó Các chi phí cơ bản phục vụ sản xuất thường có: nguyên vật liệu, sức lao động, nhà xưởng và công nghệ Tuy nhiên chi phí cho mỗi nguồn lực

lại chịu rất nhiều các yếu tố khác nhau, cụ thể là:

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu như: giá mua con

giống, chất lượng con giống, điều kiện tự nhiên của vùng thu mua, thời gian

thu mua, đối tượng cung cấp, hình thức vận chuyển,

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định như: đặc điểm vùng sinh thái, tính hiện đại của công nghệ, giá thành lắp giáp, thời gian sử dụng,

nhà cung cấp,

+ Chi phí lao động phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sức lao động, trình độ lao động, thị trường lao động, chiến lược đào tạo sử dụng của nhà sản xuất,

+ Chi phí thuế sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chính sách

thuế của Nhà nước, mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất, thị trường bán sản phẩm của doanh nghiệp,

Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chính sách và cơ chế quản lý của quốc gia, trình độ năng lực của nhà sản xuất và lực lượng lao

Trang 22

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 21

động, mức độ phát triển của khoa học công nghệ, tập quán tiêu dùng, Từ nhận định đó có thể rút ra một số nhận xét về hiệu quả kinh tế là:

+ Việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế, đánh giá chính xác

được hiệu quả kinh tế là rất khó khăn Để làm được việc đó cần phải đánh giá chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, các yếu tố cấu thành và tác động đến đầu vào và đầu ra của qúa trình sản xuất

+ Hiệu quả kinh tế luôn biến động, chỉ thể hiện tương đối chính xác

mối quan hệ giữa giá trị các yếu tố đầu vào và giá trị sản phẩm đầu ra trong một giai đoạn nhất định

+ Bất kỳ thời điểm nào hiệu quả kinh tế cũng nằm ở 1 trong 3 khả năng,

đó là H < 1, H = 1, H > 1 Trong trường hợp H < 1 hay H = 1, khi chi phí các

yếu tố đầu vào lớn hơn hay bằng giá trị sản phẩm sản xuất ra (lỗ hay hoà vốn), trường hợp này không đạt hiệu quả kinh tế Như vậy, chỉ có trường hợp H > 1 mới đạt hiệu quả kinh tế Do đó bất kỳ nhà sản xuất nào cũng cố gắng áp dụng khoa học tiên tiến để tiết kiệm nguyên vật liệu và hao phí lao động; áp dụng chiến lược tiếp thị, quan hệ hợp tác để tiêu thụ sản phẩm đồng thời mua đủ

nguyên vật liệu tốt, rẻ hơn và bán sản phẩm với giá đắt nhất Tất cả các cố

gắng đó chỉ nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn

+ Đạt hiệu quả kinh tế là mục đích chung của các nhà sản xuất và quản

lý trong cả quá trình sản xuất [4]

2.1.1.5 ý nghĩa và nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng

Trang 23

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 22

- Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học

trong NTTS

- Hiệu quả x4 hội: tạo việc làm, tăng thu nhập và làm giàu cho nông

dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Hiệu quả môi trường: giảm ô nhiễm môi trường

* Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng đất trũng

Thực tế ở nước ta cho thấy tại các vùng úng trũng, việc sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế thường thấp hơn những vùng khác, đặc biệt khi chưa có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà chỉ độc canh cây lúa

Trong những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương thực hiện chuyển

dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những vùng đất trũng từ đó hiệu quả kinh

tế sử dụng đất nông nghiệp ở những nơi này cũng được nâng lên rõ rệt [4]

2.1.2 Một số lý luận về nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng

2.1.2.1 Đặc điểm đất trũng và canh tác trên đất trũng

* Khái niệm đất trũng

Cho tới nay chưa có một khái niệm nào về đất trũng được đưa ra Chúng

ta có thể hiểu đất trũng dựa trên một số đặc điểm sau: Có địa hình rất thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa Thành phần cơ giới của đất là thịt nặng hoặc sét, mức glây mạnh Hàm lượng mùn, độ pH, hàm lượng đạm, hàm lượng

P2O5 trong đất thấp

* Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng

Đặc điểm cơ bản của đất úng trũng [9] là chua và thường bị ngập úng,

không phù hợp với phần lớn những loại cây trồng thông thường như lúa, ngô,

khoai, nếu gieo cấy cho năng suất rất thấp Thường được sử dụng vào mục

đích nuôi trồng thuỷ sản, hoặc một số cây trồng ưa nước như sen, rau cần,

Nuôi trồng thuỷ sản có những đặc điểm sau:

+ Đối tượng NTTS là động vật thuỷ sinh, nó là nguồn tài nguyên hết sức

Trang 24

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 23

nhạy cảm, có khả năng tái tạo cao nhưng lại dễ dàng bị huỷ diệt, có nhiều loài

có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao

+ NTTS được tiến hành rộng khắp trên các vùng địa lý những nới có

diện tích mặt nước, mặt nước NTTS bao gồm cả đất và nước, nó vừa là đối

tượng lao động vừa là tư liệu lao động và không thể thay thế được

+ Quá trình NTTS là tác động tự nhiên xen kẽ tác động nhân tạo nên

thời gian sản xuất và thời gian lao động không trùng nhau Do đó NTTS mang

tính mùa vụ cao

+ Điều kịên sống của thuỷ sinh dựa vào tự nhiên nên yêu cầu lao động

NTTS phải am hiểu điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, thuỷ văn để ứng dụng khoa học kỹ thuật cho phù hợp

+ NTTS đòi hỏi các dịch vụ hỗ trợ lớn đặc biệt là giống, thức ăn, tín

dụng, khuyến ngư và thị trường tiêu thụ Sản phẩm của NTTS tươi sống, dễ hư hại mau hỏng nên phải có kế hoạch thu hoạch và sau thu hoạch chặt chẽ

+ Do địa hình thấp, động vật thuỷ sản lại hầu như thích di cư, nếu bị ngập nước bờ ao, nông dân sẽ bị mất trắng toàn bộ sản phẩm Vì vậy việc đầu tư công sức và tiền vốn cho xây dựng bờ ao là rất lớn, nhiều khi vượt khả năng tài chính của chủ sản xuất

2.1.3 Lý luận nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng

2.1.3.1 Một số khái niệm

* Nuôi trồng thuỷ sản: Theo định nghĩa của FAO (1992) [9], NTTS là

các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như cá, nhuyễn thể,

giáp xác, thực vật thuỷ sinh, Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc,

nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong Có thể nuôi từng cá thể hay cả quần thể

với nhiều hình thức nuôi theo các mức độ thâm canh khác nhau như quảng

canh, bán thâm canh và thâm canh

* Quảng canh: Là hình thức canh tác ở mức độ đầu tư thấp, nguồn dinh dưỡng chỉ trông vào tự nhiên Hình thức nuôi cá kết hợp trồng lúa hoặc cây trồng

Trang 25

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 24

khác chủ yếu thuộc hình thức này

* Bán thâm canh: Là hình thức canh tác ở mức độ đầu tư trung bình,

nguồn dinh dưỡng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng được cung cấp

từ tự nhiên là chính Lượng thức ăn, phân bón tuy có bổ sung nhưng không nhiều

* Thâm canh: Là hình thức chăn nuôi với mức độ đầu tư tương đối cao

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu dựa vào thức ăn được cung cấp Đó là những thức

ăn trộn tươi sống hay đ4 sấy khô Sự gia tăng sản lượng có thể có nhờ đóng

góp của thức ăn tự nhiên nhưng không đáng kể

* Nuôi tổng hợp (nuôi ghép): Là nuôi nhiều đối tượng trong cùng thuỷ

vực với mục đích chính là lợi dụng tự nhiên một cách hợp lý Thí dụ: nuôi

ghép cá trắm cỏ với cá mè trắng, mè hoa và một số loại cá khác

* Nuôi chuyên canh (nuôi đơn): Là hình thức nuôi chỉ với một loại cá

có khả năng cho hiệu quả kinh tế cao; người nuôi tạo điều kiện thuận lợi nhất

về thức ăn, phân bón cho chúng để thu hoạch với năng suất cao nhất có thể đạt

được

* Nuôi kết hợp (nuôi bền vững): Là hình thức nuôi mà chất thải của quá

trình này là chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình kia, như nuôi theo hệ VAC, nuôi với công thức cá - vịt hoặc cá - lợn, nuôi cá trong ruộng cấy lúa,…

* Nuôi luân canh: Là hình thức sử dụng nhiều vụ nối tiếp nhau, đối

tượng nuôi vụ sau sử dụng chất thải hay vật chất và các nguồn lực còn lại của

đối tượng nuôi vụ trước, như lúa (vụ xuân) + cá (vụ mùa) [9]

2.1.3.2 Đặc điểm sinh học của các loài cá nước ngọt

Theo FAO (1996), cá là một loài động vật bậc thấp, sống thuỷ sinh, có

xương sống, thân nhiệt thấp và thay đổi theo môi trường Các loài cá chiếm tỷ

lệ lớn (151/262) trong tổng số các loài động vật thuỷ sinh đang được nuôi trồng FAO đ4 xếp các đối tượng trong NTTS thành 5 nhóm chính: thuỷ sản nước ngọt, cá di cư 2 chiều, cá biển, giáp xác, nhuyễn thể và rong tảo Trong đó,

Trang 26

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 25

thuỷ sản nước ngọt chiếm 44,3% tổng sản lượng NTTS thế giới [8]

Trong tổng số trên 100 loài cá nước ngọt được nuôi có một số loài cá

luôn luôn chiếm ưu thế, đó là mè trắng, trắm cỏ, mè hoa, cá chép, cá trôi, rô phi, cá trê, cá chuối,… Những loài cá được chọn nuôi thường có những ưu

điểm chính như sau:

- Chóng lớn, thịt thơm ngon

- Sinh sản nhân tạo dễ, sức sản xuất cao

- Có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta

- Thức ăn đơn giản, dễ kiếm, dễ gây nuôi, rẻ tiền

ở các tỉnh phía Bắc, các loài cá được nuôi phổ biến là: chép, mè trắng, trôi, trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, rô phi, ở các tỉnh phía nam thường nuôi các loài: cá tra, rô phi vằn, cá vồ, cá chép, mè vinh,… Gần đây nước ta mới cho

nhập hai loại cá từ ấn độ vào nuôi là Rô hu và Mrigan cho kết quả rất tốt Có thể nói đàn cá nuôi ở nước ta rất phong phú về chủng loại và thích nghi với

điều kiện nhiệt đới

Cũng như các động vật khác, cá có đặc tính sinh sống khác nhau giữa các loài Đặc tính sinh sống của cá phù hợp với cấu tạo của cơ quan bắt mồi,

bộ máy tiêu hoá và hô hấp của chúng Chính vì thế mà có các loài cá ăn các loại thức ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau theo sự phân bổ thức

ăn tự nhiên của các loài cá, đồng thời lượng ô-xi cần cho sự thở phù hợp với

cơ thể của cá

Cá mè thường sống ở tầng nước trên , ăn sinh vật phù du, vì sinh vật phù

du ở tầng này nhiều, hơn nữa ở tầng nước trên hàm lượng ôxi bao giờ cũng cao hơn (từ 5-7 mg/lít) rất thích hợp cho sự hô hấp của cá mè

Cá trắm đen và cá chép thường sống ở tầng đáy, chúng ăn ốc, hến, giun, sâu bọ, côn trùng (có nhiều ở tầng đáy) Các loài này thích nghi với hàm lượng

ôxi trong nước từ 0,5 - 1 mg/lit

Cá trôi thường sống ở tầng giữa và tầng đáy, ăn chất thối mục, mùn b4

Trang 27

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 26

hữu cơ, sâu nhỏ ở đáy

Cá trắm cỏ thường sống ở tầng nước mặt và tầng giữa Chúng ưa sạch sẽ

và ăn thức ăn có nguồn gốc từ thực vật

Cá rô phi sống ở mọi tầng nước khác nhau và ăn tạp Đây là loài cá dẽ

thích ứng, có sức chống chịu cao và có phổ thức ăn rộng

Do các giống cá nuôi có tập tính sinh học khác nhau nên khi nuôi

chung với nhau có một số giống cá không những không cạnh tranh thức ăn

của nhau mà còn bổ sung, tương trợ lẫn nhau

Các giống cá nuôi tương trợ lẫn nhau thể hiện như sau: cá trắm cỏ, mè

trắng sống ở tầng nước trên, bài tiết ra phân làm thức ăn và dinh dưỡng ăn

động vật đáy và động vật phù du, tảo phát triển Tảo và các động vật đó lại là thức ăn cho cá chép và cá trắm đen Ngược lại cá chép, cá trắm đen sống ở

tầng đáy bài tiết ra phân Vì vậy trong kỹ thuật nuôi cá, cần lợi dụng hợp lý

quan hệ tương trợ giữa các giống cá nuôi để nuôi chung, nuôi ghép nhiều giống cá với nhau, đó cũng là biện pháp có hiệu quả để cho cá lớn mau và đạt

năng suất cao

Cần phải nắm chắc các đặc điểm về môi trường và thức ăn của cá Cá là nhóm động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể của chúng chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ nước (môi trường sống), dù chúng có vận động thường xuyên thì kết quả vận động sinh ra nhiệt không đáng kể Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá

thấp đều không thuận lợi cho đời sống của cá Nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn

cho phép có thể dẫn đến cá chết, thậm chí chết hàng loạt Mỗi loài cá có ngưỡng nhiệt độ khác nhau Về mùa đông khi nhiệt độ nước giảm xuống 10 -

120C với thời gian kéo dài có thể làm chết cá rô phi Sự thay đổi đột ngột của

nhiệt độ (ngay cả trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nếu nhiệt độ chênh lệch

50C) cũng có thể khiến cho cá bị sốc (stress) mà chết

2.1.3.3 Một số đặc điểm về kỹ thuật

Trong số các loài vật nuôi, cá có tính tự nhiên rất cao nên rất dễ chăm

Trang 28

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 27

sóc, kỹ thuật không đến nỗi phức tạp Cá vừa ăn thức ăn tự nhiên, vừa ăn

thức ăn do người nuôi cung cấp ở một số loại hình hồ ao nếu nuôi với một

cơ cấu thích hợp, mật độ vừa phải có thể không cung cấp thêm thức ăn nhưng vẫn cho thu hoạch với năng suất khá Tuy nhiên, do đặc tính tự nhiên cao nên việc quản lí dịch bệnh đối với đàn cá là vô cùng khó khăn, nhất là

đối với việc điều trị bệnh cho cá Do đó, trong nuôi cá cần chú ý đến việc phòng bệnh là chính

Thức ăn đối với cá có vai trò hết sức quan trọng, nó trực tiếp ảnh hưởng

đến năng suất, sản lượng cá nuôi Thức ăn của cá gồm 2 loại: thức ăn có nguồn gốc tự nhiên và thức ăn nhân tạo

Qui trình kỹ thuật nuôi cá thịt đơn giản hơn so với nuôi cá giống Nó

gồm 4 công đoạn chủ yếu sau:

- Chọn và chuẩn bị ao nuôi cá

- Kỹ thuật tuyển chọn và vận chuyển cá giống

- Công tác quản lý và chăm sóc ao cá

- Công việc thu hoạch và hạch toán kinh tế

Về hình thức nuôi, theo tác giả Nguyễn Việt Thắng (1993), trên thế giới hiện nay phổ biến 2 loại hình cơ bản là nuôi đơn và nuôi ghép [4]

+ Hình thức nuôi đơn được áp dụng phổ biến ở các nước Châu Âu, như: Hungari, Rumania, Tiệp khắc (cũ)

+ Hình thức nuôi ghép được áp dụng phổ biến ở các nước châu á, như Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ, Băng La Đét

Về mức độ thâm canh, theo tác giả Bai-ley (1992) [9], hiện nay người ta vẫn thực hiện ở 3 mức độ thâm canh khác nhau: Thâm canh, bán thâm canh

và quảng canh Nhìn chung phương thức nuôi bán thâm canh tồn tại phổ biến nhất, được ưa chuộng nhất và phù hợp với các trang trại vừa và nhỏ

Về các công thức nuôi ghép thì có rất nhiều công thức khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào 8 công thức chính sau đây:

Trang 29

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 28

+ Cá trắm cỏ là chính, ngoài ra còn có mè trắng, mè hoa, rô phi, rô hu,

mrigan, chép

+ Cá trắm cỏ và mè hoa là chính , ngoài ra còn có mè trắng, chép, rô phi, vền + Cá trắm cỏ và trôi là chính, ngoài ra còn có mè trắng, rô hu, mrigan, cá quả + Cá trắm đen là chính, ngoài ra còn có trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, chép, diếc + Cá mè trắng và mè hoa là chính, ngoài ra còn có trắm cỏ, chép, diếc, rô phi + Cá trắm đen và cá trắm cỏ là chính, ngoài ra còn có mè trắng, mè

hoa, chép, diếc

+ Cá rô phi là chính, ngoài ra còn có trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, chép, trôi, diếc

+ Cá chép là chính, ngoài ra còn có cá trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, diếc

Với công thức nuôi ghép trên, tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế về đất đai,

môi trường sinh thái và mục đích kinh doanh của người NTTS chọn lựa cho

phù hợp, đảm bảo kết quả và hiệu quả kinh tế cao nhất

Ngoài loại hình nuôi cá đơn thuần còn có loại hình thâm canh cá + lúa

hoặc tôm + lúa [9]

2.1.3.4 Một số đặc điểm về kinh tế

Sản phẩm cá là một loại sản phẩm bổ sung cho các loại thực phẩm khác

Qua thực tế cho thấy giá cá ổn định hơn so với các loại thực phẩm thông thường

khác Biên độ dao động giá cả của sản phẩm cá nhỏ hơn Nhu cầu sử dụng cá

tương đối ổn định và dàn đều qua các tháng trong năm

Việc nuôi thuỷ sản sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với thâm

canh các loại cây lương thực và rau màu thông thường ở mức độ thâm canh

trung bình có thể cho thu nhập gấp 3 - 5 lần trồng lúa Giá trị sản phẩm thu từ

1 ha nuôi cá có thể đạt từ 70 - 100 triệu đồng Trong khi đó cấy lúa thu cả 2 vụ

chỉ đạt giá trị từ 18 - 22 triệu đồng/ha [34]

2.1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến NTTS

Có 3 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả nuôi

Trang 30

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 29

trồng thuỷ sản, đó là: các yếu tố tự nhiên, các yếu tố về kinh tế và các yếu tố

về x4 hội

Các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, môi trường) ảnh hưởng lớn đến

sự sinh trưởng và phát triển của đàn cá Trong các yếu tố tự nhiên và môi trường, nước có vai trò hết sức quan trọng Nước là môi trường sống của cá và

nhiều loại sinh vật thuỷ sinh khác Nước là yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá Nước có nhiều đặc điểm và tính chất

riêng, những đặc điểm và tính chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật sống trong nước Nước có khả năng hoà tan rất lớn các chất hữu cơ và vô cơ; nhiệt độ của nước thường ổn định và điều hoà hơn ở trên cạn (mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn ở trên cạn); nước có tỷ trọng lớn nên các loại động vật

không xương có thể sống bình thường, hàm lượng ôxi trong nước ít hơn so với ở trên cạn (thông thường ít hơn 20 lần so với hàm lượng ôxy ở trên cạn)

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, các yếu tố về kinh tế -x4 hội như vốn đầu

tư, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ, các vấn đề an ninh x4 hội là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc nuôi thuỷ

sản Nghề nuôi thuỷ sản có phát triển được hay không phải do hiệu quả việc

nuôi cá quyết định Nếu nuôi thuỷ sản đem lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng đất đai vào các lĩnh vực sản xuất khác thì nghề thuỷ sản sẽ được phát

triển và ngược lại

Để mở rộng phát triển chăn nuôi cá và nâng cao trình độ thâm canh, cần phải có đầy đủ vốn, trang thiết bị kỹ thuật, diện tích đất đai và có thị trường tiêu thụ thuận lợi

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tổng quan tài liệu về nuôi trồng thuỷ sản ở các nước trên thế giới

2.2.1.1 Tình hình chung về NTTS và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thế

giới

Các sản phẩm thủy sản nói chung, luôn được coi là rẻ và ngon miệng,

Trang 31

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 30

chất lượng cao, an toàn Chính vì thế mà thị trường sản phẩm thuỷ sản tương

đối ổn định Chương trình Nông nghiệp và Lương thực của liên hợp quốc (FAO) ước tính khả năng bền vững tiềm tàng, sản xuất sản phẩm thuỷ sản từ

90 - 120 triệu tấn/năm Trong đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cá trên thế giới

những năm gần đây là từ 95 - 120 triệu tấn/năm [14] Nhu cầu tiên thụ sản

phẩm cá trên thị trường ngày một tăng lên Mức thiếu hụt này sẽ được bù đắp

thông qua các hoạt động đẩy mạnh việc NTTS Người ta đ4 tính toán được sản lượng NTTS cần thiết để lập lại sự cân bằng đó là 37,5 triệu tấn vào năm 2010

và 62,4 triệu tấn vào năm 2025 [10]

Từ những năm 50 trở lại đây, lượng thuỷ sản được tiêu dùng theo đầu

người trên thế giới không ngừng tăng lên Đến nay mức tiêu thụ bình quân

trên đầu người đạt trên 16 kg/năm Năm 1999, có khoảng 97,2 triệu tấn thuỷ

sản con người tiêu dùng trong đó có 7 triệu tấn thuỷ sản được khai thác từ

nước ngọt và khoảng 30 triệu tấn được nuôi trồng trong các mặt nước Trong

số thuỷ sản được sản xuất và tiêu dùng trên thế giới năm 1995 có 44% được

tiêu dùng ở các nước đang phát triển và 56% được tiêu dùng ở các nước đ4

phát triển [11]

Một đặc điểm nổi bật từ năm 1980 trở lại đây là việc gia tăng sản lượng thuỷ sản của các nước đang phát triển là rất mạnh Nếu như năm 1970 sản lượng thuỷ sản ở các nước đang phát triển chỉ chiếm 50% thì đến nay là 65% Có tới 60% sản lượng hải sản của thế giới được dùng làm thực phẩm cho con người, còn 40% được dùng để chế biến các sản phẩm kỹ thuật, như: dầu cá, bột cá NTTS

cung cấp 27% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới nhưng chiếm 35% sản lượng dùng làm thực phẩm Phần lớn sản phẩm NTTS có nguồn gốc từ các loài thuỷ sản nước ngọt [11]

Hàng thuỷ sản tươi sống đang tăng nhanh từ 23,5% (trong tổng số) năm

1991 lên 29,6% năm 1995 với mức tăng trung bình là 1,5%/năm Xu hướng

thị trường thuỷ sản tươi sống tăng nhanh, đặc biệt ở khu vực Đông á: Nhật

Trang 32

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 31

Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,

Hàng thuỷ sản đông lạnh giảm nhanh từ 24,8% năm 1991 xuống 21,5%

năm 1995 Mức giảm diễn ra nhanh ở thị trường Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản Xu

hướng hàng thuỷ sản đông lạnh còn tiếp tục giảm

Đồ hộp thuỷ sản (chủ yếu là cá hộp) giảm từ 14,7 % năm 1991 xuống

10,5% năm 1995 Nhưng tôm hộp, thịt cua hộp, trứng cá hộp lại tăng nhanh

Xu hướng chung là cá hộp giảm Hàng thuỷ sản nấu chín ăn liền giảm nhanh

từ 10,6% năm 1991 xuống 7,2 % năm 1995 và có xu hướng tiếp tục giảm Bột

cá chăn nuôi biến động lớn phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng khai thác cá cơm

và cá trích của Pêru và Chilê [11]

Nhật Bản vẫn duy trì hàng đầu về nhập khẩu hàng thuỷ sản trên thế giới Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản tăng rất nhanh, từ 12,5 tỷ USD

năm1991 lên 17,6 tỷ USD năm 1996 Nhật Bản sẽ tiếp tục là thị trường tiêu

thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới

Thị trường thuỷ sản Mỹ rất lớn cả về xuất và nhập khẩu Nhiều mặt hàng thuỷ sản khác nhau được nhập vào để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong

nước một phần và tái chế rồi lại xuất khẩu

EU là thị trường lớn thứ 2 thế giới, ngang với thị trường Mỹ Nhưng từ

năm 1996 - 1999, EU giảm 30% sản lượng thuỷ sản và giảm 5% vào các năm

1999 - 2002 Giá thực tế của sản phẩm thuỷ sản gia tăng trong suốt khoảng

thời gian từ 1980 trở lại đâ Tiêu dùng thuỷ sản của thế giới không ngừng tăng

lên kể từ những năm 50 đến nay Theo dự báo nhu cầu thuỷ sản toàn thế giới

đến năm 2010 sẽ tăng khoảng 14 triệu tấn so với năm 1997 Trong đó nhu cầu

thuỷ sản thực phẩm châu á tăng 9,7 triệu tấn, châu Phi tăng 0,9 triệu tấn, châu

Âu tăng 1,2 triệu tấn Do vậy ít nhất nhu cầu thực phẩm thuỷ sản thế giới đòi

hỏi phải được đáp ứng là 107 triệu tấn Tuy nhiên, thực tế nhu cầu thực phẩm

thuỷ sản có thể còn tăng hơn thế nhiều [38]

NTTS đ4 được phát triển hầu như ở tất cả các vùng trên thế giới, đặc

Trang 33

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 32

biệt là đ4 tạo ra nguồn thu nhập đáng kể ở các nước đang phát triển Các nước này đ4 cung cấp khoảng 3/4 tổng sản lượng NTTS của thế giới Mặc dù một số nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Nauy và Mỹ nằm trong 10 nước

đứng đầu thế giới về NTTS Nhưng nhìn chung NTTS vẫn phát triển chủ yếu ở các nước LIFDCs Năm 1996, các nước này chiếm 82% (27 triệu tấn ) tổng

Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thuỷ sản - theo tính toán của FAO

Châu á là nơi có nghề NTTS phát triển mạnh nhất Theo FAO-Roma,

2000-Vol 86/2 thì 7 nước giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng NTTS đều thuộc khu vực Châu á, thứ tự từ cao đến thấp như sau: Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản, Inđônêxia, Bănglađét, Thái Lan và Việt Nam [6] Theo FAO ( 1999)

Trang 34

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 33

thì năm 1997, riêng các nước Châu á đạt 25,6 triệu tấn sản phẩm, chiếm 80%

tổng sản lượng NTTS của thế giới (trong đó Trung Quốc là nước chủ lực, sản

xuất 19,3 triệu tấn) Năm 1996, riêng nước này đ4 chiếm 61,8% sản lượng NTTS

thế giới Tuy nhiên, do phần lớn sản lượng NTTS là cá nước ngọt thông thường

và rong biển nên đóng góp về giá trị sản phẩm NTTS của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 45,4% so với tổng giá trị sản lượng NTTS thế giới Bên cạnh

đó, Nhật Bản mặc dù sản lượng chỉ chiếm 4% sản lượng NTTS thế giới nhưng

đ4 chiếm 8% giá trị sản phẩm NTTS thế giới vì nước này tập trung nuôi các

loài thuỷ sản có giá trị cao như cá ngừ, sò, điệp [43]

Khu vực Đông Nam á là một trong những khu vực có ngành thuỷ sản

nói chung, nghề NTTS nói riêng phát triển mạnh trên thế giới Tổng sản lượng

thuỷ sản ở khu vực này năm 1999 đạt trên 15 triệu tấn, chiếm 12% tổng sản

lượng thuỷ sản thế giới So với năm 1990, sản lượng thuỷ sản ở khu vực này đ4

tăng 39% và vẫn đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở khu vực này có khoảng 10 triệu người tham gia nghề cá và mức tiêu thụ cá bình quân đầu người cũng khá cao, nhất là đối với các nước ven biển Đông Nam á Khu vực

này cũng là khu vực xuất khẩu thuỷ sản rất mạnh, năm 1999 đ4 đạt 7,8 tỷ

USD (với 2,5 triệu tấn sản phẩm), chiếm 14,7 % tổng giá trị sản phẩm xuất

khẩu trên thế giới Bốn nước có sản lượng thuỷ sản lớn nhất khu vực là

Indonexia, Thái Lan, Việt Nam và Philipin Đây cũng là những nước trong

danh sách 10 nước đứng đầu thế giới về sản phẩm NTTS năm 1998 [1]

2.2.1.2 Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản ở một số nước trên thế giới

* NTTS ở Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu phát triển nhanh NTTS từ giữa những năm 80 của

thế kỷ trước và nhanh nhất từ năm 1989 Đến năm 1997, Trung Quốc đạt sản

lượng 19,3 triệu tấn sản phẩm (chiếm 75,4% sản phẩm NTTS ở Châu á và chiếm 60,1% tổng sản phẩm NTTS thế giới) Trung Quốc là thị trường lớn

hàng đầu Châu á với đặc điểm vừa tiêu thụ, vừa tái chế xuất khẩu Kim ngạch

Trang 35

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 34

xuất khẩu của Trung Quốc đ4 vượt mức 3 tỷ USD/năm Nhưng nhập khẩu cũng tăng rất nhanh và vượt 2 tỷ USD vào năm 1996

Qua tổng kết quá trình phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản hơn 20 năm

nay, Chính phủ Trung Quốc đ4 rút ra 4 kinh nghiệm quan trọng, đó là:

- Một là, mở cửa toàn diện thị trường hàng thuỷ sản

- Hai là, thực hiện cải cách thể chế kinh doanh lấy gia đình nhận thầu

và chế độ cổ phần hợp tác làm chính, tìm được phương thức kinh doanh phù

hợp với đặc điểm sản xuất nuôi thuỷ sản ở Trung Quốc và mức phát triển lực

lượng sản xuất nghề cá Đồng thời, Chính phủ cải thiện phương thức điều khống đối với quản lý nghề cá, phát huy một cách đầy đủ tác dụng có tính cơ

sở của cơ chế thị trường trong sự phát triển kinh tế nghề cá

- Ba là, xác lập phương châm phát triển nghề cá lấy nuôi làm chính, tiến

hành đồng thời nuôi trồng, khai thác, chế biến và chiến lược phát triển “Khoa

học công nghệ chấn hưng nghề cá”

- Bốn là, kiên trì “bằng pháp luật chấn hưng nghề cá” Việc quản lý và

bảo vệ tài nguyên nghề cá được đẩy mạnh, tăng nhanh tiến trình xây dựng pháp chế, bước đầu hình thành hệ thống pháp luật nghề cá có màu sắc Trung Quốc, đồng thời hình thành đội ngũ chấp pháp hành chính nghề cá thống nhất l4nh đạo phân cấp quản lý Việc quản lý nghề cá cơ bản đ4 được đưa vào quỹ

đạo pháp chế

Chính phủ Trung Quốc tích cực đẩy mạnh việc điều chỉnh có tính chiến lược kết cấu nghề cá, gia sức tăng thu nhập cho ngư dân, phát triển trọng điểm nghề NTTS, kiên trì lấy thị trường làm dẫn hướng, tối ưu hoá kết cấu nuôi trồng, đột xuất nắm chắc nuôi trồng giống loài có tiếng, đặc sản, ưu thế và

giống mới Củng cố và hoàn thiện cơ bản chế độ kinh doanh nhận thầu mặt

nước nuôi trồng, nhất là đối với ngư dân chuyển từ nghề đánh bắt sang nuôi

trồng, ưu tiên cấp phát giấy chứng nhận nuôi trồng để ngư dân được uống

“viên thuốc định tâm” Từ mặt đảm bảo chế độ, Chính phủ Trung Quốc đ4 huy

Trang 36

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 35

động đầy đủ tính tích cực và tính sáng tạo của ngư dân vào việc phát triển nghề NTTS [24]

* Nuôi trồng thuỷ sản ở Mỹ

Nghề NTTS ở Mỹ mới bắt đầu khoảng 30 năm trở lại đây và đang phát

triển nhanh NTTS ở Mỹ chủ yếu là nuôi cá nước ngọt Sản lượng nuôi trồng

tăng nhanh, từ 150 nghìn tấn năm 1980 lên 315 nghìn tấn năm 1990 và 413

nghìn tấn năm 1996, đứng hàng thứ 6 trên thế giới và đứng hàng đầu Châu Mỹ (năm 1998 tụt xuống hàng thứ 8 trên thế giới) Chất lượng sản phẩm NTTS

của Mỹ khá cao

NTTS của Mỹ tuy sản lượng không cao nhưng hiệu quả lớn và đạt trình

độ rất cao Hầu như mọi quá trình được cơ giới hoá và tự động hoá Chính phủ

Mỹ đ4 đẩy mạnh công nghiệp chế biến, cả chế biến thuỷ sản thực phẩm và chế biến sản phẩm kỹ thuật Mặt khác, việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật được nhà nước bảo hộ nên tăng rất nhanh trong quá trình CNH - HĐH

ngành NTTS [14]

Lịch sử nghề NTTS ở Mỹ tuy ngắn ngủi nhưng do ưu thế của x4 hội

công nghiệp hoá cao nên đ4 hình thành đặc điểm riêng của mình:

- Sự phân công ngành nghề rất rõ ràng: trại nuôi chuyên lo sản xuất cá

giống và cá thịt, xí nghiệp thức ăn chuyên lo sản xuất thức ăn và căn cứ vào

nhu cầu của hộ nuôi mà đưa thức ăn đến tận nơi, xí nghiệp chế biến phụ trách thu mua và chế biến cá ở Mỹ, nghề chế biến không thể thiếu được trong việc phát triển nghề NTTS

- Đơn vị sản xuất có qui mô lớn, trình độ cơ giới cao Thường mỗi trại

nuôi cá có diện tích hàng trăm đến hàng nghìn ha, mỗi ao nuôi có diện tích từ vài ha đến hàng chục ha Phần lớn công việc đều được cơ giới hoá, tự động

hoá, kể cả việc chăm sóc và thu hoạch

- Phương thức nuôi thường là nuôi đơn, không chạy theo sản lượng mà

chú ý đến chất lượng Đó là nét riêng biệt trong NTTS với điều kiện của nền

Trang 37

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 36

kinh tế Mỹ

- Đặc biệt coi trọng nguồn nước: người ta rất chú trọng đến việc quản lý

chất lượng nước, nhất là tăng cường việc quản lý số lượng cá thả và thức ăn

nuôi cá, hết sức đề phòng nước biến chất

- Hết sức coi trọng sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường: khống chế

nghiêm ngặt việc sử dụng nông dược hoá và thuốc chữa bệnh cho cá, việc quản lý đối với nước thải nuôi cá cũng rất chặt chẽ, cá chết trong các trại nuôi

không được tự ý vứt bừa b4i mà phải đưa đến nơi qui định để chôn hoặc tiêu huỷ [14]

* Nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Lan

Thái Lan luôn là nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới, hàng năm xuất

khẩu từ 4 - 6 tỷ USD Năm 1994, Thái Lan là nước đứng thứ 5 trên thế giới

về sản xuất cá và nhuyễn thể Nói chung sản lượng tăng theo hàng năm với

các đối tượng nuôi đa dạng Thái Lan giữ vững thứ hạng với sản lượng cá và

các loài nhuyễn thể là khoảng trên dưới 600 nghìn tấn, trong đó có từ 250 -

300 nghìn tấn là cá nước ngọt Thái Lan phát triển triển mạnh việc nuôi cá rô

phi, đặc biệt là rô phi dòng Nile và các loài cá trê Thái Lan là nước có sản

lượng cao nhất về cá rô phi (102.744 tấn năm 1997) và là nước đứng đầu khu

vực về sản xuất cá rô phi từ năm 1995 - 1997 Thái Lan cũng là nước đứng đầu khu vực về sản xuất tôm sú (211.100 tấn năm 1997) Đây cũng là nước sản

xuất tôm càng xanh chỉ sau Malaixia và Mianma với sản lượng 7.800 tấn vào

năm 1997 [13]

Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển NTTS Nguồn nhân lực phục vụ cho chăn nuôi cá

cũng được nhà nước quan tâm đào tạo Chỉ tính cấp trung ương, Thái Lan cũng

đ4 có 9 đơn vị chuyên nghiên cứu về kỹ thuật NTTS, với các lĩnh vực: kỹ thuật nuôi cá, thức ăn cá, bệnh cá, di truyền cá, công trình nghề cá và quản lý nghề nuôi Hiện tại có 3 trường đại học quốc lập (Kasetsart, Khonkaen và Songkha)

Trang 38

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 37

và Học viện kỹ thuật Châu á (AIT) đang thực hiện việc đào tạo và nghiên cứu

NTTS Việc đào tạo ở đây đảm bảo cả đào tạo kỹ thuật viên và cán bộ khoa

học kỹ thuật cấp đại học [9]

* Nuôi trồng thuỷ sản ở Inđônexia

Từ năm 1994, Inđônêxia là nước đứng thứ tư trên thế giới về sản xuất cá

và nhuyễn thể Cũng như Thái Lan, Inđônêxia đ4 giữ vững thứ hạng về NTTS

trên thế giới Sản lượng NTTS năm 1997 đạt 754.610 tấn Trong đó phần lớn

là các loài cá nước ngọt như : cá chép, rô phi, với tổng sản lượng 407.990

tấn thuỷ sản nước ngọt (chiếm 54% tổng sản lượng thuỷ sản) Năm 1996 và

1997, Inđonêxia trở thành nước đứng đầu về sản xuất cá măng và chỉ đứng sau Thái Lan trong sản xuất tôm sú [1]

* Nuôi trồng thuỷ sản ở Philipin

Philipin là nước đứng thứ 7 trên thế giới về sản xuất cá và nhuyễn thể

vào năm 1994, nhưng sau đó tụt xuống thứ 11 vào năm 1997 với tổng sản lượng cá và nhuyễn thể là 330.443 tấn Năm 1993, Philipin trở thành nước sản

xuất các loài cá rô phi lớn nhất khu vực Nhưng đến năm 1995 sản lượng cá rô

phi giảm đáng kể và đến năm 1997 lại giảm một lần nữa Các loài cá nước

ngọt khác cũng được nuôi, bao gồm nhóm cá chép, cá trê và cá quả Philipin

cũng đ4 từng là nước đứng đầu khu vực về nuôi cá măng Nhưng sản lượng cá măng giảm khi sản lượng tôm sú tăng vào năm 1992 do việc sử dụng các ao

nước lợ cho nuôi tôm [1]

Trong những năm gần đây, chăn nuôi cá trên thế giới được phát triển mạnh mẽ, với trình độ thâm canh cao, hình thức thâm canh phong phú và đa dạng, nhất là ở các nước ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Bănglađét, ở một số

nước phát triển và một số nước có tiềm năng thuỷ sản phong phú đ4 bắt đầu

chuyển sang nuôi với qui mô lớn Nhiều tổ chức quốc tế quan tâm giúp đỡ các

nước có tiềm năng phát triển nghề NTTS mà chưa phát huy được

Nước ta [8] có tiềm năng to lớn để phát triển nghề NTTS Cả nước có

Trang 39

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 38

1,7 triệu ha mặt nước có khả năng NTTS , trong đó có trên 600.000 ha ruộng

trũng, trên 200.000 ha quá trũngcấy lúa bấp bênh, phải mất rất nhiều công sức

và tiền của mới có thể cấy lúa được Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, chăn nuôi cá nói riêng và nghề NTTS nói chung ở nước ta bắt đầu được phát triển

2.2.2 Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản

Thuỷ sản là sự chiếm hữu và lợi dụng tự nhiên làm điều kiện sản xuất,

những điều kiện tự nhiên mà dựa vào đó thuỷ sản tồn tại và phát triển đó là đất

đai, sông ngòi, ao hồ có mặt nước nơi mà các sinh vật thuỷ sinh có thể sinh

sống Như vậy có thể hiểu NTTS là mô hình sản xuất hay hiểu rõ hơn là mô

hình sản xuất trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá

cung cấp cho thị trường [4]

Quá trình phát triển NTTS đem lại nhiều lợi ích kinh tế x4 hội như cải

thiện tình trạng dinh dưỡng cho con người, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp

phần bố trí lại cơ cấu trong sản xuất nông thôn, phá bỏ tình trạng độc canh cây lúa, tạo sự ổn định về dân số x4 hội và môi trường Ngoài ra NTTS còn làm

giảm áp lực khai thác và bảo nguồn lợi thuỷ sản, chủ động hơn trong các hợp

đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thủy sản và chiếm các thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Trên đất trũng khi được bố trí NTTS nghĩa là đ4 sử dụng lợi thế của tự nhiên cho sản xuất, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho đào đắp

bờ ao cũng như việc cung cấp nước - yếu tố rất cần thiết cho đời sống của cá,

đồng thời đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với các vùng khác

2.2.3 Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản(NTTS) trên đất trũng

NTTS được tiến hành rộng khắp trên các vùng địa lý những nơi có diện tích mặt nước

Đối tượng NTTS là động vật thuỷ sinh, nó là đối tượng hết sức nhạy

cảm, có khả tự tái tạo cao nhưng lại dễ dàng bị huỷ diệt, có nhiều loài có giá

trị dinh dưỡng cao

Trang 40

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế - 39

Mặt nước NTTS bao gồm cả đất và nước, chúng vừa là đối tượng lao

động vừa là tư liệu lao động không thể thay thế được

Quá tình NTTS là tác nhân tự nhiên xen kẽ tác nhân tạo nên thời gian

sản xuất và thời gian lao động không trùng khít nhau, dẫn đến tính mùa vụ

trong sản xuất

Điều kiện sống của thuỷ sinh dựa vào tự nhiên nên yêu cầu người lao

động phải am hiểu điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, thuỷ văn để ứng dụng khoa học kỹ thuật cho phù hợp

NTTS đòi hỏi các dịch vụ hỗ trợ lớn đặc biệt là giống, thức ăn, tín

dụng, khuyến ngư và thị trường tiêu thụ

Sản phẩm NTTS tươi sống, dễ hư hại, biến chất ôi thối nên phải có kế

hoạch thu hoạch và sau thu hoạch rất chặt chẽ

2.2.4 ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh tế trong NTTS trên đất trũng

- NTTS nói chung và trên đất trũng nói riêng mang lại lợi ích cho nhiều

quốc gia, mang lại thu nhập cao hơn hẳn một số cây trồng vật nuôi phổ khác, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, làm giàu cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo

- NTTS trên đất trũng góp phần thực hiện chính sách chuyển đổi mục

đích sử dụng đất để có thu nhập và hiệu quả cao hơn đối với tài nguyên đất, góp phần phát triển cân đối bền vững và ổn định trong sản xuất ở nông thôn

- Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất trũng thông qua chuyển đổi

sang NTTS là phương thức làm thay đổi cơ cấu trong sản xuất, thu nhập của khu vực nông thôn, nơi ngày trước gọi là vùng chiêm khê mùa thối [4]

2.2.5 Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong NTTS trên đất trũng

- Hiệu quả kinh tế gồm: Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất và áp

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật NTTS,

- Hiệu quả x4 hội: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

Ngày đăng: 04/08/2013, 10:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu cá thực phẩm tính bình quân đầu ng−ời của một số n−ớc trên thế giới vào năm 2010  - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu cá thực phẩm tính bình quân đầu ng−ời của một số n−ớc trên thế giới vào năm 2010 (Trang 33)
Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu cá thực phẩm tính bình quân đầu ng−ời của  một số n−ớc trên thế giới vào năm 2010 - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu cá thực phẩm tính bình quân đầu ng−ời của một số n−ớc trên thế giới vào năm 2010 (Trang 33)
Mô hình hoá yếu tố đầu vào và đầu ra của mô hình nuôi cá kết hợp [4] - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
h ình hoá yếu tố đầu vào và đầu ra của mô hình nuôi cá kết hợp [4] (Trang 42)
Bảng 2.2. Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch của Việt Nam từ năm 2000-2005  - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 2.2. Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch của Việt Nam từ năm 2000-2005 (Trang 44)
Bảng 2.2. Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch  của Việt Nam   từ năm 2000-2005 - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 2.2. Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch của Việt Nam từ năm 2000-2005 (Trang 44)
2.5.2 Các nghiên cứu về mô hình NTTS trên đất trũng - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
2.5.2 Các nghiên cứu về mô hình NTTS trên đất trũng (Trang 45)
Bảng 2.4.  Hiệu quả sản xuất trên 1 ha theo mô hình Lúa - Cá - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 2.4. Hiệu quả sản xuất trên 1 ha theo mô hình Lúa - Cá (Trang 45)
Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện L−ơng Tài năm 2005 - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện L−ơng Tài năm 2005 (Trang 56)
Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Lương Tài năm 2005 - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Lương Tài năm 2005 (Trang 56)
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản năm 2005 - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản năm 2005 (Trang 58)
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản năm 2005 - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản năm 2005 (Trang 58)
Bảng 3.3. Hiện trạng dân số và lao động huyện L−ơng Tài - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.3. Hiện trạng dân số và lao động huyện L−ơng Tài (Trang 64)
Bảng 3.4. Tình hình hoạt động, giáo dục, ytế, văn hóa của huyện L−ơng tài - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 3.4. Tình hình hoạt động, giáo dục, ytế, văn hóa của huyện L−ơng tài (Trang 65)
Bảng  3.4. Tình hình hoạt động, giáo dục, ytế, văn hóa của huyện Lương tài - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
ng 3.4. Tình hình hoạt động, giáo dục, ytế, văn hóa của huyện Lương tài (Trang 65)
Bảng 4.1. Tình hình diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn từ năm 2003-2005  - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.1. Tình hình diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn từ năm 2003-2005 (Trang 72)
Bảng 4.1. Tình hình diện tích nuôi trồng thủy sản   giai đoạn từ năm 2003-2005 - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.1. Tình hình diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn từ năm 2003-2005 (Trang 72)
Bảng 4.3. Diện tích, số hộ và số lao động nuôi trồng thuỷ sản của các xã đến năm 2005  Tính trên toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sảnTrong đó: Tính trên diện tích vùng ruộng trũng  đã chuyển đổi Các xã  Diện tích   (ha) - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.3. Diện tích, số hộ và số lao động nuôi trồng thuỷ sản của các xã đến năm 2005 Tính trên toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sảnTrong đó: Tính trên diện tích vùng ruộng trũng đã chuyển đổi Các xã Diện tích (ha) (Trang 76)
Bảng 4.4. Loài cá, cỡ cá và cơ cấu cá thả cho 1 ha của mô hình chuyên cá - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.4. Loài cá, cỡ cá và cơ cấu cá thả cho 1 ha của mô hình chuyên cá (Trang 79)
Bảng 4.6. Sản l−ợng và doanh thu của mô hình chuyên cá cho 1ha - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.6. Sản l−ợng và doanh thu của mô hình chuyên cá cho 1ha (Trang 80)
Bảng 4.5. Tổng hợp chi phí cho 1ha nuôi chuyên cá ở L−ơng Tài - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.5. Tổng hợp chi phí cho 1ha nuôi chuyên cá ở L−ơng Tài (Trang 80)
Bảng 4.5. Tổng hợp chi phí cho 1 ha nuôi chuyên cá ở L−ơng Tài  Néi dung chi  §VT  Số l−ợng  Đơn giá - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.5. Tổng hợp chi phí cho 1 ha nuôi chuyên cá ở L−ơng Tài Néi dung chi §VT Số l−ợng Đơn giá (Trang 80)
Bảng 4.6.  Sản l−ợng và doanh thu của mô hình chuyên cá cho 1ha - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.6. Sản l−ợng và doanh thu của mô hình chuyên cá cho 1ha (Trang 80)
Số liệu bảng trên cho thấy, trong các loài cá thì cá trắm cỏ và cá trôi có doanh thu cao nhất (trắm cỏ chiếm tới 47% và cá trôi chiếm 35,99% trong số  5 loài cá), chứng tỏ thị tr−ờng rất −a chuộng 2 loài cá này - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
li ệu bảng trên cho thấy, trong các loài cá thì cá trắm cỏ và cá trôi có doanh thu cao nhất (trắm cỏ chiếm tới 47% và cá trôi chiếm 35,99% trong số 5 loài cá), chứng tỏ thị tr−ờng rất −a chuộng 2 loài cá này (Trang 81)
Bảng 4.7.  Hiệu quả của mô hình chuyên cá - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.7. Hiệu quả của mô hình chuyên cá (Trang 81)
Mô hình mà chúng tôi cho là có hiệu quả là mô hình −ơng nuôi các loài cá truyền thống ở x4 Phú Hòa do anh Nguyễn Đức Triệu ở thôn Phú Trên làm  chủ trang trại - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
h ình mà chúng tôi cho là có hiệu quả là mô hình −ơng nuôi các loài cá truyền thống ở x4 Phú Hòa do anh Nguyễn Đức Triệu ở thôn Phú Trên làm chủ trang trại (Trang 84)
Bảng 4.8.  Tổng hợp chi phí cho 1 ha −ơng nuôi cá giống - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.8. Tổng hợp chi phí cho 1 ha −ơng nuôi cá giống (Trang 84)
Bảng 4.9. Doanh thu của 1ha −ơng cá giống tại huyện L−ơng Tài. - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.9. Doanh thu của 1ha −ơng cá giống tại huyện L−ơng Tài (Trang 85)
Bảng 4.9.  Doanh thu của 1 ha −ơng cá giống tại huyện L−ơng Tài. - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.9. Doanh thu của 1 ha −ơng cá giống tại huyện L−ơng Tài (Trang 85)
Bảng 4.10. Hiệu quả của mô hình −ơng nuôi cá giống - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.10. Hiệu quả của mô hình −ơng nuôi cá giống (Trang 86)
Bảng 4.10.  Hiệu quả của mô hình −ơng nuôi cá giống - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.10. Hiệu quả của mô hình −ơng nuôi cá giống (Trang 86)
Bảng 4.11.  Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh ghép cá mè trắng - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.11. Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh ghép cá mè trắng (Trang 89)
hình này cho kết quả nh− bảng 4.12 sau. - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
hình n ày cho kết quả nh− bảng 4.12 sau (Trang 93)
Hình này cho kết quả nh− bảng 4.12 sau. - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Hình n ày cho kết quả nh− bảng 4.12 sau (Trang 93)
4.1.4.5 Mô hình 1vụ lúa 1vụ cá - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
4.1.4.5 Mô hình 1vụ lúa 1vụ cá (Trang 95)
Bảng 4.13.  Chi phí cho 1 ha lúa-cá - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.13. Chi phí cho 1 ha lúa-cá (Trang 95)
tắt kết quả vào các bảng 4.15 và 4.16 sau đây. - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
t ắt kết quả vào các bảng 4.15 và 4.16 sau đây (Trang 99)
Hình II (−ơng nuôi cá giống) và mô hình IV (nuôi cá rô phi đơn tính) đạt kết  quả cao và rất khả quan - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
nh II (−ơng nuôi cá giống) và mô hình IV (nuôi cá rô phi đơn tính) đạt kết quả cao và rất khả quan (Trang 99)
Bảng 4.16. Phân loại hiệu quả và kết quả các mô hình xét theo các chỉ tiêu - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.16. Phân loại hiệu quả và kết quả các mô hình xét theo các chỉ tiêu (Trang 100)
Bảng 4.16.  Phân loại hiệu quả và kết quả các mô hình xét theo các chỉ tiêu  Các mô hình - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.16. Phân loại hiệu quả và kết quả các mô hình xét theo các chỉ tiêu Các mô hình (Trang 100)
Gíatrị sản xuất các mô hình NTTS - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
atr ị sản xuất các mô hình NTTS (Trang 101)
các mô hình - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
c ác mô hình (Trang 101)
Bảng 4.17.   Đánh giá về sự hiểu biết của ng−ời NTTS về kỹ thuật (%/số ng−ời )  Mô hình  Hiểu biết - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.17. Đánh giá về sự hiểu biết của ng−ời NTTS về kỹ thuật (%/số ng−ời ) Mô hình Hiểu biết (Trang 102)
Hình đòi hỏi kỹ thuật cao (do số hộ nuôi ít nên có bao nhiêu hộ chúng tôi điều  tra hết) thì phần lớn đều qua tập huấn - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
nh đòi hỏi kỹ thuật cao (do số hộ nuôi ít nên có bao nhiêu hộ chúng tôi điều tra hết) thì phần lớn đều qua tập huấn (Trang 103)
Bảng 4.19. Khối l−ợng và vốn khái toán cho đầu t− cơ sở hạ tầng vùng trũng Đơn vị tính : triệu đồng  - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.19. Khối l−ợng và vốn khái toán cho đầu t− cơ sở hạ tầng vùng trũng Đơn vị tính : triệu đồng (Trang 107)
Bảng 4.19.  Khối l−ợng và vốn khái toán cho đầu t− cơ sở hạ tầng vùng trũng - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
Bảng 4.19. Khối l−ợng và vốn khái toán cho đầu t− cơ sở hạ tầng vùng trũng (Trang 107)
2. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản của gia đình Ông/Bà: - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
2. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản của gia đình Ông/Bà: (Trang 129)
b) Mô hình nuôi: …….. - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
b Mô hình nuôi: …… (Trang 132)
a) Mô hình nuôi: …….. - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
a Mô hình nuôi: …… (Trang 134)
Từ bảng câu hỏi này sẽ biết đ−ợc thông tin sau: - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
b ảng câu hỏi này sẽ biết đ−ợc thông tin sau: (Trang 134)
b) Mô hình nuôi:................... - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
b Mô hình nuôi: (Trang 135)
c) Mô hình nuôi........ - Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh
c Mô hình nuôi (Trang 136)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w