1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng ở xã nga thiện – nga sơn – thanh hoá

92 509 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 0,95 MB
File đính kèm nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng.rar (86 KB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Xác định, phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng thủy sản trên đất trũng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hình của xã trong những năm tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phản ánh những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu về hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên đất trũng của xã Nga Thiện. Đánh giá hiệu quả của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của xã. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của xã.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một đề tài nghiên cứu nào

Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõnguồn gốc

Hà nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010

Người cam đoan Mai Văn Minh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đãnhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể Nhân dịp nàytôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:

Tập thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nôngthôn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt chotôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND xãNga Thiện và bà con nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã, nhất là những hộtham gia các mô hình của của xã đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong suốtquá trình thực tập tại địa phương

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất của mìnhtới cô giáo ThS Nguyễn Thị Tuyết Lan đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôitrong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình

Và cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè luôn lànguồn động viên to lớn đối với tôi trong quá trình học tập cũng như trong quátrình thực tập tốt nghiệp

Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không thể tránhkhỏi thiếu sót Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô vàbạn bè để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010

Sinh viên Mai Văn Minh

Trang 4

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọngcủa nền kinh tế quốc dân Sản phẩm nông nghiệp không chỉ nuôi sống conngười mà còn thoả mãn những nhu cầu về sinh hoạt ngày càng tăng của xãhội Hiện nay trong tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nướcnông nghiệp luôn là lĩnh vực được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư

Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm hàngngày cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấpcác mặt hàng có giá trị kinh tế cao cho xuất khẩu Phát triển thuỷ sản đã trởthành nhu cầu bức thiết của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng,nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện cuộc sống vàlàm giàu cho nhân dân

Trong xu hướng hội nhập toàn cầu hoá hiện nay cơ cấu kinh tế đượcchuyển đổi theo hướng kinh tế hàng hoá, gắn thị trường trong nước với thịtrường xuất khẩu Chuyển dần từ trạng thái nông nghiệp lạc hậu sang nềnkinh tế có tỷ trọng cao, dịch vụ được mở rộng, cơ sở hạ tầng được cải thiệnthúc đẩy sự phát triển của nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chếbiến và xây dựng nông thôn mới Vì vậy trong những năm qua các địaphương đã chú trọng thâm canh, tăng vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtnông nghiệp và có những chính sách khuyến khích thúc đẩy hộ nông dân tậndụng tối đa tiềm năng đất đai, lao động … để sản xuất tạo ra sự phát triểnvượt bậc cho ngành nông nghiệp Trong đó phát triển theo các mô hình đangđược chú trọng

Cho đến nay nghề nuôi trồng thuỷ sản vẫn diễn ra nhanh và phổ biến ởnhiều địa phương có đất trũng cấy lúa không hiệu quả hay hiệu quả thấp trong

cả nước Đặc biệt sau khi có chính sách dồn điền đổi thửa và chính sách

Trang 5

chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản diễn ra với quy

mô và mức độ thâm canh cao và hiệu quả kinh tế khác nhau ở các mô hìnhnuôi trồng thuỷ sản

Nga thiện là một xã đồng chiêm trũng của huyện Nga Sơn Từ năm

1997 đến nay vùng đất trũng cấy 2 vụ lúa năng xuất thấp và bấp bênh đượcchuyển sang xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản như: Chuyên cá, lúa - cá,lúa- cá- vịt với quy mô mức độ khác nhau trong xã Bước đầu những hộ mạnhdạn chuyển dịch cơ cấu từ đất trũng sản xuất 2 vụ lúa với năng suất thấp, bấpbênh và tận dụng diện tích sông ngoài sang nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quảkinh tế cao hơn so với sản xuất 2 vụ lúa Ngoài ra các mô hình đã góp phầntận dụng và phát huy nguồn lực hạn chế của địa phương như: Đất đai, laođộng, vốn sẵn có tại địa phương vào sản xuất đạt hiệu quả

Việc đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồngthuỷ sản trên đất trũng nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và các giải phápkinh tế, kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp người sản xuất lựa chọn các

mô hình phù hợp cho mình, giúp các cấp lãnh đạo địa phương có cơ sở chỉđạo sản xuất đối với vùng ruộng trũng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản tậptrung là vấn đề hết sức cần thiết của xã Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng ở xã Nga Thiện – Nga Sơn – Thanh Hoá”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Xác định, phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng thủy sảntrên đất trũng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các môhình của xã trong những năm tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phản ánh những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu về hiệu quả kinh tế

- Tìm hiểu hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên đất trũng của xã Nga Thiện

Trang 6

- Đánh giá hiệu quả của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng củaxã.

- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế củacác mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của xã

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng.Chủ thể nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân canh tác trên đất trũng,trong đó chú trọng các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở trong xã

Trang 7

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận hiệu quả kinh tế

2.1.1.1 Các quan điểm và bản chất của hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chấtlượng của hoạt động sản xuất kinh tế và đặc trưng của mọi nền sản xuất xãhội Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa phần giá trịthu được của sản phẩm đầu ra với phần giá trị các yếu tố nguồn lực đầu vào.Mối tương quan đó được xét cả về so sánh tương đối và so sánh tuyệt đốicũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó

Hiệu quả kinh tế được xem xét dưới nhiều góc độ và quan điểm khácnhau, hiện nay đang tồn tại hai quan điểm

- Quan điểm kinh tế truyền thống: Quan điểm này cho rằng hiệu quảkinh tế là phần còn lại của hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi chi phí

bỏ ra, được đo bằng các chỉ tiêu lợi nhuận hay chỉ tiêu lãi Các Nhà kinh tếcho rằng hiệu quả kinh tế được xem như tỷ lệ giữa kết quả sản xuất thu đượcvới chi phí bỏ ra, hay là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sảnphẩm Những chỉ tiêu cho biết mức sinh lời của đồng vốn, được tính toán sauchu kỳ sản xuất hay một quá trình sản xuất Quan điểm này xác định hiệu quảsản xuất trong trạng thái tĩnh, sau khi đã đầu tư Trong khi đó hiệu quả là chỉtiêu không chỉ cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư mà còn giúp cho người sảnxuất kinh doanh biết có nên đầu tư và đầu tư đến mức độ nào là có lợi nhất

Hạn chế trong quan điểm truyền thống là không tính đến yếu tố thờigian khi xác định thu và chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy việctính hiệu quả kinh tế thường chưa đầy đủ và chưa chính xác Bởi vì các hoạtđộng đầu tư và phát triển lại có tác động không đơn thuần về mặt kinh tế màcòn cả về mặt xã hội và môi trường, có những khoản thu và chi mà ta không

Trang 8

thể lượng hóa được, vì vậy nó không thể hiện được mỗi khi sử dụng cách tínhnày.

- Quan điểm của các nhà kinh tế tân cổ điển như Herman GvanderTack Luyn Squre [5] cho rằng hiệu quả kinh tế được xem trong trạng tháiđộng của mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra Nhân tố thời gian rấtquan trọng trong tính toán hiệu quả kinh tế, dùng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đểxem xét trong các quyết định cả trước và sau khi đầu tư sản xuất kinh doanh.Hiệu quả kinh tế không chỉ bao gồm hiệu quả tài chính đơn thuần mà còn baogồm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

Tóm lại: Hiệu quả kinh tế có thể là phần còn lại của kết quả sản xuaatskinh doanh sau khi trừ đi chi phí bỏ ra hay có thể là tỷ lệ giữa kết quả sản xuấtvới chi phí bỏ ra và nó bao gồm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

Khi xem xét mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, một số tác giả đã đưa

ra ba khái niệm cơ bản về hiệu quả đó là: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ(hiệu quả giá), hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đầu ra có thể đạt được trênmột đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điềukiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp Hiệu quả kỹthuật được áp dụng phổ biển trong kinh tế vĩ mô để xem xét tình hình sử dụngnguồn lực cụ thể Hiệu quả này thường được phản ánh trong quan hệ các hàmsản xuất Hiệu quả Kỹ thuật liên quan đến phương diện hiện vật của sản xuất,

nó chỉ ra rằng hai đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn

vị sản phẩm, hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiệnthông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau vàgiữa các sản phẩm khi đưa ra quyết định sản xuất Hiệu quả kỹ thuật phụthuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất, kỹnăng người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹthuật được áp dụng

Trang 9

Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sảnphẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trênmột đơn vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quảphân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giácủa đầu ra Việc xác định hiệu quả phân bổ này giống như xác định các điềukiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sảnphẩm bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệuquả kỹ thuật và hiệu quả giá Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật vàgiá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nôngnghiệp Nếu đạt một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổmới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho việc đạt hiệu quả kinh tế Chỉ khinào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quảphân bổ khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế

2.1.1.2 Nội dung hiệu quả kinh tế

Mục đích của sản xuất hàng hóa là thoả mãn tốt nhất các nhu cầu vậtchất và tinh thần cho xã hội Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xãhội tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội Sản xuất đạt mụctiêu về hiệu quả kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khốilượng sản phẩm hữu ích lớn nhất

Nội dung để xác định hiệu quả kinh tế bao gồm các nội dung sau:

- Xác định các yếu tố đầu vào: Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem xétkết quả hữu ích được tạo ra như thế nào, với chi phí là bao nhiêu, trong cácđiều kiện cụ thể nào, có thể chấp nhận được không Như vậy hiệu quả kinh tếliên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó với các yếu tốđầu ra của quá trình sản xuất

Trang 10

- Xác định các yếu tố đầu ra: Đây là việc xác định các mục tiêu đạt được, cáckết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sảnphẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận.

Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội vàđược xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được vớilượng hao phí xã hội

2.1.1.3 Công thức tính hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay được áp dụng trongnghiên cứu kinh tế ở nước ta:

a) Công thức 1:

Hiệu quả = kết quả thu được - chi phí bỏ ra, H=Q-C

Trong đó H là hiệu quả, Q là kết quả thu được, C là chi phí bỏ ra Côngthức này cho biết quy mô hiệu quả của đối tượng nghiên cứu, loại chỉ tiêu nàyđược thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi tính chiphí là chi phí trung gian hay chi phí vật chất hoặc tổng chi phí Xác định hiệuquả kinh tế từ các chỉ tiêu chủ yếu của hệ thống tài khoản quốc gia và đượcxác định bằng công các công thức sau:

+ Tổng giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất vàdịch vụ được tạo ra trong thời kỳ nhất định thường là một năm

+ Chi phí sản xuất bỏ ra có thể được hiểu theo các khía cạnh như sau:

- Tổng chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyênbằng tiền mà chủ thể bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch

vụ trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó

- Tổng chi phí vật chất (CPVC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất tínhbằng tiền, gồm chi phí trung gian cộng với khoản chi phí khấu hao tài sản cốđịnh, khoản tiền thuế và chi phí tài chính khác trong quá trình sản xuất tạo rasản phẩm đó

Trang 11

- Tổng chi phí sản xuất (CPSX): Là tổng hao phí tính bằng tiền của các nguồntài nguyên và các chi phí dịch vụ vật chất khác tham gia vào quá trình sảnxuất ra tổng sản phẩm đó Hay tổng chi phí sản xuất được bao gồm tổng chiphí vật chất và chi phí tính bằng tiền của lao động gia đình.

+ Hiệu quả tính theo công thức 1 biểu hiện qua các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Giá trị gia tăng: GTGT = GTSX – CPTG

- Thu nhập hỗn hợp: TNHH = GTSX – CPVC

b) Công thức 2: Hiệu quả = Kết quả thu được/ chi phí bỏ ra, hay H = Q/C

Việc tính toán theo công thức này cho phép xác định kết quả sản xuất

và chi phí sản xuất có phạm vi rộng hơn

Phần tử số là kết quả và hiệu quả chung như: Tổng giá trị sản xuất hoặcgiá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận

Phần mẫu số có thể là chi phí các yếu tố đầu vào như: Tổng chi phíbằng tiền (CPTG, CPVC, CPSX) hay tổng vốn đầu tư sản xuất, tổng diện tíchcanh tác, tổng số lao động đầu tư trong sản xuất ra sản phẩm đó

c) Công thức 3: So sánh mức chênh lệch của kết quả sản xuất với mức chênhlệch của chi phí bỏ ra So sánh số tuyệt đối và số tương đối, công thức nàyđược tính cụ thể như sau:

H = ∆Q - ∆C hay H = ∆Q /∆C

+ Cách xác định kết quả sản xuất thu được và chi phí sản xuất bỏ ra cũngđược hiểu tương tự như đối với công thức hai ở trên Xác định chênh lệch ∆Q

và ∆C của Q và C theo thời gian hay theo tình huống của đối tượng cụ thể mà

ta nghiên cứu Do đó nó cũng có nhiều chỉ tiêu xác định cụ thể, tuỳ từng đốitượng và mục đính nghiên cứu mà lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp

+ Chỉ tiêu đánh giá ở trường hợp H = ∆Q - ∆C phản ánh mức hiệu quả đạtđược khi đầu tư thêm một lượng chi phí yếu tố đầu vào nào đó cho sản xuất.Trường hợp H = ∆Q /∆C phản ánh mức độ hiệu quả đạt được khi đầu tư thêmmột đơn vị yếu tố đầu vào nào đó cho sản xuất Công thức này xác định hiệu

Trang 12

quả kinh tế của đầu tư theo chiều sâu hoặc hiệu quả kinh tế của việc áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

2.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

Với cách tính hiệu quả kinh tế thì có hai nhóm yếu tố làm ảnh hưởngđến hiệu quả kinh tế là: Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số kếtquả (Q) và nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chi phí hay mẫu số (C)

Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q): Nhóm này thể hiệngiá trị sản phẩm của quá trình sản xuất, nó phụ thuộc vào hai yếu tố là giá bán

và sản lượng hàng hóa sản xuất ra

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán như: Thị phần của sản phẩm, chất lượngsản phẩm, thời điểm bán sản phẩm, kênh tiêu thụ phẩm, quy cách, tính chấtcủa sản phẩm, chiến lược của nhà sản xuất, thị hiếu người tiêu dùng, chínhsách phát triển sản xuất của đất nước cũng như giá của các sản phẩm thay thế,

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu vật liệu như: Giá mua congiống, chất lượng con giống, điều kiện tự nhiên của vùng thu mua, thời gianthu mua, đối tượng cung cấp, hình thức vận chuyển, …

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định như: Đặc điểm vùngsinh thái, tính hiện đại của máy móc công nghệ, giá thành lắp ráp, thời gian sửdụng, nhà cung cấp, …

Trang 13

+ Chi phí sức lao động phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như:Sức lao động, trình độ lao động, thị trường lao dộng, chiến lược đào tạo sửdụng lao động của nhà sản xuất, …

+ Chi phí sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Chính sách thuế củanhà nước, mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất, thị trường bán sản phẩm củadoanh nghiệp,…

Tóm lại có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Tuy nhiênmức độ ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chính sách và cơchế quản lý của nhà nước, trình độ năng lực của nhà sản xuất và người laođộng, mức độ phát triển của khoa học công nghệ, tập quán tiêu dùng và canhtác, …

Từ nhận định đó có thể đưa ra một số nhận xét về hiệu quả kinh tế là:+ Việc đánh giá một cách chính xác và việc nâng cao hiệu quả kinh tế là vấn

đề khó và phức tạp, để làm được việc đó cần phải đánh giá chính xác các yếu

tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, các yếu tố cấu thành và tác động đến đầuvào và đầu ra của quá trình sản xuất

+ Hiệu quả kinh tế luôn biến động, chỉ thể hiện tương đối chính xác mối quan

hệ giữa giá trị các yếu tố đầu vào và đầu ra trong một giai đoạn nào đó nhấtđịnh

+ Đạt hiệu quả kinh tế là mục đích chung của nhà sản xuất và quản lý trongquá trình sản xuất

2.1.2 Mô hình canh tác

+ Khái niệm về mô hình: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đốitượng nghiên cứu, được diễn đạt hết sức ngắn ngọn, phản ánh những đặctrưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu

Trang 14

+ Khái niệm về mô hình canh tác: Mô hình canh tác là hình mẫu trong canhtác, thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong điều kiện canh tác cụ thể,nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế.

2.1.3 Một số lý luận về nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng

2.1.3.1 Một số khái niệm

* Nuôi trồng thủy sản: Theo định nghĩa của FAO [11], NTTS là bao gồm cáchoạt động canh tác trên các đối tượng sinh vật thuỷ sinh như cá, nhuyễn thể,giáp xác, thực vật thuỷ sinh,… Quá trình nuôi được bắt đầu từ khâu thả giống,chăm sóc, nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong Có thể tiến hành nuôi từng cáthể hay cả quần thể với rất nhiều hình thức nuôi như bán thâm canh, thâmcanh, quảng canh, nuôi tổng hợp,…

* Mô hình nuôi trồng thuỷ sản: Được hiểu là hình mẫu, hình ảnh quy ước hay

sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của quá trình nuôi trồng thuỷ sản

* Thâm canh: Là hình thức chăn nuôi với mức đầu tư tương đối cao vào mộtđơn vị diện tích, nguồn dinh dưỡng chủ yếu dựa vào thức ăn được cung cấp,

sự phát triển, gia tăng sản lượng nuôi trồng có sự đóng góp của tự nhiênnhưng không dáng kể

* Nuôi tổng hợp (nuôi ghép): Là hình thức nuôi nhiều đối tượng trong cùngmột đơn vị diện tích nuôi hay thuỷ vực để lợi dụng tự nhiên một cách hợp lý

2.1.3.3 Đặc điểm đất trũng và canh tác trên đất trũng

Đặc điểm cơ bản của đất trũng [11] là chưa và thường bị ngập úng,không phù hợp với phần lớn những loại cây trồng thông thường như lúa, ngô,

Trang 15

khoai,…nếu gieo cấy thì cho năng suất rất thấp Thường được sử dụng vàomục đích nuôi trồng thủy sản, hoặc một số cây trồng ưa nước như sen, raumuống, rau cần,…

Nuôi trồng thủy sản trên đất trũng:

+ Đối tượng NTTS là động vật thủy sinh, nó là nguồn tài nguyên hết sức nhạycảm, có khả năng tái tạo cao nhưng lại dễ dàng bị hủy hoại, có nhiều loài cógiá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao

+ NTTS là quá trình kết hợp giữa tự nhiên xen kẽ và nhân tạo nên thời giansản xuất và thời gian lao động không trùng nhau Do vậy nên NTTS mangtính thời vụ cao

+ Do địa hình thấp, đối tượng NTTS lại hầu như thích di cư, nếu bị ngập nước

bờ ao, thì người sản xuất có nguy cơ mất trắng toàn bộ sản phẩm, do đó việcđầu tư công sức tiền vốn cho xây dựng bờ ao là rất lớn, đôi khi còn vượt quákhả năng tài chính của chủ sản xuất

2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sảnbao gồm: Các yếu tố tự nhiên, các yếu tố kinh tế và các yếu tố về xã hội

* Nhóm 1: Các yếu tố về môi trường tự nhiên

- Khí hậu: Bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, là nhữngyếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nuôi thuỷ sản,ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể các đối tượng thuỷ sản nuôi

- Thuỷ văn: Nguồn nước là một trong những điều kiện thiết yếu đầutiên cho nuôi thuỷ sản Nguồn nước đủ và không có biến động lớn: không quácao hay quá thấp, là điều kiện lý tưởng cho nuôi thuỷ sản

- Thổ nhưỡng, môi trường: điều kiện về thổ nhưỡng và môi trườngnước là những điều kiện cơ bản cho phát triển nuôi thuỷ sản Bao gồm các chỉ

số chính về thành phần cơ học, thành phần hoá học các thuỷ vực, thuỷ sinh vật

Trang 16

- Nguồn lực các giống loài thuỷ sản: Ngày nay do sự phát triển của tiến

bộ khoa học kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo, di giống và thuần hoá giốngthuỷ sản nuôi nên nguồn thuỷ sản tự nhiên đã giảm đi phần nào vai trò quantrọng của nó Tuy nhiên, đến nay nó vẫn có ý nghĩa trong việc duy trì sản xuấtcác đối tượng nuôi chưa sản xuất được giống nhân tạo, các loài nuôi đặc sản

có giá trị kinh tế cao của địa phương, trong việc cấy ghép gen để tăng khảnăng phù hợp với điều kiện sống của mỗi địa phương

* Nhóm 2: Các yếu tố kinh tế kỹ thuật

- Vốn đầu tư: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuấtkinh doanh của mọi ngành kinh tế nói chung, của nuôi thuỷ sản nói riêng.Trong vấn đề về vốn đầu tư thì việc bố trí cơ cấu sử dụng vốn đầu tư hợp lý làhết sức cần thiết

- Thị trường: Là yếu tố quyết đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinhdoanh, cho cả yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của sản xuất Chọn đốitượng nuôi và thời điểm bán được giá là việc làm cần thiết của người nuôithuỷ sản

- Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến: Bao gồm các khâu từ chuẩn bị sảnxuất, sản xuất đến bảo quản và chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, nó ảnh hưởng trựctiếp đến số lượng, chất lượng và giá thành cũng như giá bán sản phẩm nuôi

- Tổ chức sản xuất và quản lý: Là yếu tố rất quan trọng, mặc dù chỉ cóảnh hưởng gián tiếp đến kết quả, hiệu quả nuôi thuỷ sản nhưng nó ảnh hưởngrất lớn đến sự phát triển chung của nuôi thuỷ sản trên một vùng cụ thể

* Nhóm 3: Các yếu tố về kinh tế -xã hội

- Chính sách: Là yếu tố cực kỳ quan trọng, mặc dù nó cũng chỉ có ảnhhưởng đến kết quả, hiệu quả nhưng các chính sách sẽ tạo ra môi trường kinh

tế, kinh tế-xã hội thuận lợi, tạo đà cho phát triển nuôi thuỷ sản

Trang 17

- Nhu cầu thị trường: Là yếu tố hết sức quan trọng, việc điều tra nắmbắt được nhu cầu thị trường là việc làm rất cần thiết khi muốn phát triển mộtngành sản xuất hàng hoá lớn nào đó.

- Trình độ của nguồn nhân lực: Có ảnh hưởng đến việc tiếp thu cácthông tin kinh tế, thị trường và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến trong quá trình phát triển nuôi thuỷ sản

- Mức sống tích luỹ: Có ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm nuôi thuỷsản và mức độ đầu tư cho nuôi thuỷ sản là yếu tố cần được nghiên cứu khixây dựng các kế hoạch phát triển

2.1.1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản trên đất trũng

+ Việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế sẽ góp phần giảm chi phí và phát triển sảnxuất ổn định và phát triển NTTS bền vững, tận dụng tối đa diện tích hiện có,làm tăng giá trị cho tài nguyên đất, nước

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất trũng thông qua chuyển đổi phươngthức sản xuất phù hợp

+ Về mặt xã hội: Tạo việc làm, tăng thu nhập và làm giảm tỷ lệ nghèo tăng tỷ

lệ hộ giàu cho nông dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xãhội

+ Về mặt môi trường: Giảm ô nhiễm môi trường, làm tăng đa dạng sinh học

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản

2.2.1.1 Đối với nền kinh tế quốc dân

Hiện nay phát triển NTTS không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việccung cấp thực phẩm hàng ngày của nhân dân và tạo nguồn hàng xuất khẩu,chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng hiệu quả

sử dụng tiềm năng hiệu quả sẵn có Ngoài ra nó còn góp phần quan trọngtrong việc xây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn vùng ven biển, mở rộng

Trang 18

quan hệ quốc tế, tạo việc làm xoá đói giảm nghèo, làm giàu cho nhân dâncũng như đất nước Vì vậy NTTS được coi là lĩnh vực kinh tế quan trọngtrong nông nghiệp, nông thôn nước ta, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước.

- Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế:

Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộngquan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới Năm

1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùnglãnh thổ trên thế giới Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ

Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷsản đã tạo dựng được uy tín lớn Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ,Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thườngxuyên của ngành Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thịtrường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giátrị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ

Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế củangành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiềubài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộnghơn vào khu vực và thế giới

- An ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo:

Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho conngười Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi ngườidân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn(17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người) Cũng giống như một số nướcchâu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêudùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng gópkhông nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia

Trang 19

Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra việc làm vàthu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạnsản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.

Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996)lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗinăm tăng thêm hơn 100 nghìn người Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thườngxuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cảnước (2%/năm)

Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷsản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lựclượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệpxoá đói giảm nghèo Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm,tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhậpđáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nôngthôn, miền núi Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệlên đến 90%

2.2.1.2 Đối với hộ NTTS

* Cải thiện dinh dưỡng

Sản phẩm từ thủy sản là nguồn cung cấp prôtêin động vật gồm vitamin,muối khoáng quan trọng chiếm khoảng 19% tổng số nhu cầu prôtênin độngvật trên thế giới Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, nếu mức độ tiêu thụ hảisản trung bình 18 kg/người/năm thì sản lượng thế giới tăng 125 triệu tấn(FAO) Đối với Việt Nam NTTS với quy mô nhỏ là nguồn cải thiện chính chocác hộ nông dân

* Tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân

Đây là vai trò quan trọng nhất của nghề NTTS, đặc điểm nước ta vớihơn 70% dân số sống bằng nông nghiệp, thêm vào đó tình trạng tăng dân sốcòn cao, đất đai ngày càng bị thu hẹp, số người thất nghiệp trong nông thôn

Trang 20

không ngừng gia tăng Do đó NTTS phát triển sẽ tạo điều kiện giải quyết một

số bộ phận không nhỏ lao động nhàn rỗi trong nông thôn, đặc biệt là các khuven biển nơi mà NTTS với quy mô lớn sẽ tạo nên một khu vực kinh tế biểnthu hút một lực lượng lao động lớn cho đánh bắt và dịch vụ

Bên cạnh đó, do có giá trị xuất khẩu cao, NTTS còn mang lại thu nhậpcao hơn nhiều so với sản xuất ngành trồng trọt Đối với Việt Nam, ở vùng venbiển thì thu nhập của người dân ven biển phần lớn là từ đánh bắt và NTTS

2.2.2 Đặc điểm nuôi trồng thủy sản trên đất trũng

Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản là động vật thuỷ sinh, nó là đối tượng hếtsức nhạy cảm, có khả năng tái tạo cao nhưng lại dễ dàng bị huỷ diệt, có nhiềuloài có giá trị kinh tế cao

Quá trình nuôi trồng thuỷ sản là sự lợi dụng lợi thế của vùng đất trũngkhông có lợi thế hay hiệu quả trong việc trồng lúa chuyển sang nuôi trồngthuỷ sản

Điều kiện sống của thuỷ sản dựa vào tự nhiên nên yêu cầu người laođộng phải am hiểu điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, thuỷ văn để có biệnpháp phòng tránh rủi ro và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi các dịch vụ hỗ trợ lớn đặc biệt là giống,thức ăn, tín dụng, khuyến ngư và thị trường tiêu thụ

2.2.3 Hiệu quả của các mô hình NTTS ở một số tỉnh của Việt Nam

a) Mô hình nuôi thâm canh cá rô đồng ở Phú Hòa- Lương Tài- Bắc Ninh

Với cỡ cá giống 700-800 con/kg, sau thời gian 3 tháng nuôi cá của các

hộ đạt trọng lượng từ 17-20g/con vào khoảng 50-70 con/kg Với tốc độ pháttriển như vậy sau 6 tháng nuôi cá của các hộ đạt trọng lượng 70-90g/con (12-

14 con/kg), mật độ nuôi 15 con/m2 (150.000 con/ha), tỷ lệ sống 70%-80%,năng suất thu được vào khoảng 8,5-10 tấn/ha theo giá thị trường 25-30 nghìn/

kg, tổng thu được 230 triệu-290 triệu/ha/6 tháng nuôi trừ các khoản chi phí

Trang 21

như giống và thức ăn, công chăm sóc… nông dân thu lãi khoảng 80-120 triệuđồng/ha/6 tháng.

Với 0,3 ha (3.000m2), thả 45.000 con giống (15 con/m2) cỡ giống

700-800 con/kg, nhờ áp dụng đúng theo quy trình kỹ thuật do cán bộ khuyến ngưhướng dẫn như chế biến thức ăn, duy trì mầu nước, bón phân, vôi, định kỳcho ăn thuốc phòng bệnh… đặc biệt là tuân thủ nghiêm công thức 4 định (sốlượng thức ăn, chất lượng thức ăn, thời gian cho ăn, địa điểm cho ăn) Nhờtuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật do cán bộ khuyến ngư xây dựng mà chỉsau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trên 80g/con (tỷ lệ sống 80%) tổng sảnlượng thu được trên 2,8 tấn với giá bán trung bình 30.000 đ/kg, sẽ thu đượchơn 86 triệu đồng, trừ tiền giống và thức ăn, công chăm sóc… còn lãi khoảng

35 triệu/0,3 ha/6 tháng

b) Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trên ruộng lúa ở V ĩnh Long

Với diện tích 25.000m2, trong đó diện tích mặt nước ao nuôi cá khoảng1.500 – 2.000m2, còn lại là đất trồng lúa, thả nuôi 2 loài cá rô phi (45kg) vàchép (12kg) Kết thúc vụ nuôi thu hoạch được 2.500kg cá thịt, giá bán bìnhquân 18.000đ/kg, sau khi trừ chi phí còn lời 32 triệu đồng

C ) Hiệu quả của mô hình lúa –cá ở xã Tiên Phương – Chương Mỹ - Hà Tây

- Từ năm 2003, Tiên Phương đã tiến hành chuyển đổi diện tích trũng,cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình lúa – cá, trong đóthả cá là chính Tính đến nay, diện tích chuyển đổi đạt 111ha, Năm 2009, tiênPhương là xã được quy hoạch là vùng thuỷ sản trọng điểm của huyện Chương

Mỹ nhằm cung cấp nguồn thuỷ sản cho thị trường Thủ đô Theo kết quả đánhgiá mới đây của UBND xã Tiên Phương, thu nhập từ nuôi trồng thuỷ sản đạt

65 triệu đồng/ha

Trang 22

2.3 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây

2.3.1 Các nghiên cứu về mô hình NTTS trên đất trũng

Nghiên cứu của viện kinh tế nông nghiệp 2003 về Mô hình chuyển đổiđất vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản ở xã Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninhđều đạt giá trị sản lượng trên 50 triệu/ha/năm

Nghiên cứu của Vương Khả Khang 2006 về hiệu quả kinh tế Mô hìnhnuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng ở huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh

Bảng 2.1 Kết quả và hiệu quả mô hình lúa - cá

Tổng chi phí cố định Phải trả(TCp) 1000đ 1500

Bảng 2.2 Hiệu quả của mô hình chuyên cá

Tổng chi phí cố định Phải trả(TCp) 1000đ 9050,0

Trang 23

- VA/TCp lần 5,24

2.3.2 Chính sách của đảng nhà nước đối với NTTS nói chung và NTTS trên đất trũng nói riêng

+ Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước:

- Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của chính phủ về một số chủtrương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp

- Quyết định số 103/2000/QĐ- TTg ngày 25/8/2000 của thủ tướng chính phủ

về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản

- Nghị định số 86/2001/NĐ- CP ngày 16/11/2001 về điều kiện kinh doanh cácngành thuỷ sản

- Quyết định số 132/2001/QĐ- TTg ngày 20/12/2001 về cơ chế tài chính thựchiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôitrồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn

- Các chính sách về trợ giá, trợ cước, hỗ trợ giống thuỷ sản cho vùng sâu,vùng xa

+ Chủ trương chính sách của ngành thuỷ sản

- Quyết đinh số 03/2002/QĐ-BTS ngày 23/01/2002 về việc ban hành quy chếquản lý thuốc thú y thuỷ sản

- Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24/01/2002 về việc ban hành quy chếquản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung

+ Chủ trương chính sách của huyện Nga Sơn, của xã

- Nghị quyết số 02/2004/NQ-HU ngày 15/8/2004 về chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH và chương trình xây dựngcánh đồng 50 triệu/ha/năm

- Đề án số 03/ĐA-HU về chuyển đổi một số diện tích vùng đồng chiêm sang

mô hình sản xuất Lúa- cá- chăn nuôi kết hợp

Trang 24

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Phía Tây giáp với xã Hà Vinh - huyện Hà Trung – Thanh Hoá

Phía Đông giáp xã Nga Giáp – Nga Sơn – Thanh hóa

Phía Nam giáp xã Nga Trường – Nga Sơn – Thanh hóa

Phía bắc giáp tỉnh Ninh Bình bởi dãy núi Tan Điệp

Với vị trí địa lý giáp với nhiều xã như vậy Nga Thiện có nhiều thịtrường để tiêu thụ sản phẩm cũng như mua các yếu tố đầu vào đây sẽ là điềukiện thuận lợi để phát triển kinh tế và phát triển nuôi trồng thuỷ sản

3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Xã Nga Thiện nằm ở tiểu vùng khí hậu đồng bằng phía bắc Thanh Hoá,nên có đặc trưng sau:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm là 25 – 27oC, nhiệt độ thấp nhất

Trang 25

+ Gió: hàng năm có 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa ĐôngNam, mùa hè thường có đợt gió Tây khô nóng mà người dân hay gọi là gióLào.

Nhìn chung Nga Thiện có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triểnnông nghiệp đa dạng và phong phú, vụ đông khí hậu khô lạnh phát triển cáccây mùa đông như rau cải bắp, xu hoà, hành, tỏi…Mùa hè thì trồng các câynhư Lạc, Cà, Đậu và các loại cây ăn qảu khác Yếu tố hạn chế là mưa tậptrung với lượng lớn làm cho diện tích đồng chiêm bị ngập có nguy cơ mấttrắng nếu không tiêu úng kịp thời, Nhưng đây lại là điều kiện thuân lợi đểNga Thiện phát triển nuôi trồng thủy sản

3.1.1.3 Địa hình, đất đai

Đất đai xã Nga Thiện hình thành qua quá trình bồi đắp phù sa từ lâuđời, xưa kia đây là của biển có dòng sông Hoạt chảy qua, quá trình xâm thực

tự nhiên nên cấu tạo địa hình không đồng đều đã hình thành nên 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng đất màu vàn cao: Diện tích 100,85 ha Trên diện tích đất nàyhàng năm luân canh cây trồng hai vụ: 1 vụ lúa, 1 vụ màu trong đó vụ 5 chủyếu trồng các loại rau màu như ngô, khoai, đậu lạc và các loại rau màu khác,đặc biệt là cây hành và cây Cà cho giá trị thu nhập đạt 50 triệu/ha/năm Diệntích đất màu không chỉ cung cấp rau màu mà nó còn cung cấp cỏ và rau xanhphục vụ cho nuôi cá ( nuôi cá trắm cỏ), điều này sẽ góp phần phát triển NTTScủa xã

+ Vùng đồng chiêm trũng: Diện tích 441,34 ha, trên diện tích này hàngnăm chuyên canh hai vụ lúa cho năng xuất bình quân 180-195 kg/sào Nhưngnăng xuất bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, trên diện tích nàytheo chủ trương của huyện và của địa phương UBND xã đã và đang chuyểnsang xây dựng các mô hình NTTS kết hợp, đặc biệt là mô hình lúa - cá

+ Vùng hàng cương: Đây là vùng nằm lọt giữa hai dãy núi Tam Điệptạo thành vùng thung lũng rộng với gần 100 ha đất, có dòng sông Hoạt đưa

Trang 26

nước từ thượng nguồn các huyện Thạch Thành, Hà Trung đổ ra của thần phù.

Vì vậy về mùa mưa nơi đây là cái rốn nước, nước có thể dâng cao khoảng 2,5m so với mặt ruộng, do đó chỉ gieo cấy 1 vụ lúa, nhưng năng xuất thấp chỉđạt 100-150kg/sào Từ năm 2002 xã đã chuyển đổi sang trồng cói và NTTSbước đầu cho thu nhập khá, tuy nhiên do hệ thống tưới tiêu chưa chủ động vàgiao thông đi lại khó khăn, xa khu dân cư nên kinh tế ở khu vực này chưaphát triển Vùng này còn có 412,9 ha đồi núi đã được đưa vào trồng rừng theochương trình 327

2-Đất đai là một yếu tố quan trong không thể thiếu trong sản xuất nôngnghiệp cũng như bấtcú ngành nào, đất vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệusản xuất

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Nga Thiện

(Nguồn số liệu: Địa chính xãNga Thiện2009)

Nga thiện là xã có diện tích đất tự nhiên thuộc loại trung bình (1113,73ha) của huyện Nga Sơn Đất nông nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích đất tựnhiên của xã (50,84%) Nguồn đất chưa sử dụng của xã nga thiện cũng chiếmmột phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã (30,83%), mặc dù diệntích đất chưa sử dụng này lớn nhưng diện tích này lại toàn là núi đá nênkhông thể phát triển nông nghiệp được, tuy nhiên đây được đánh giá là nguồnnguyên liệu có thể phát triển ngành công nghiệp Xi Măng trong tương lai và

Trang 27

là tiềm năng phát triển du lịch của xã Diện tích đất trồng lúa 441,34 ha đây làdiện tích có thể chuyển sang các mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp.

Diện tích đất tự nhiên năm 2009 tăng lên 3,24 ha là do trong năm 2008huyện Nga sơn kiểm kê đất thừa nên điều chỉnh mốc lộ giới giữa các xã, diệntích này được điều chỉnh vào diện tích đất chuyên dùng của xã

Diện tích đất nông nghiệp hàng năm liên tục giảm là do hàng năm đều

có điều chỉnh một it sang diện tích đất ở

Diện tích đất trồng lúa hàng năm cũng giảm là do diện tích này đã đượcchuyển sang làm các mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Nguồn nhân lực

Dân số và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xãhội của huyện Nó vừa là đầu vào của sản xuất và nó lại là lực lượng tiêu thụsản phẩm đầu ra cho xã hội Tuy nhiên việc tăng dân số quá nhanh lại là yếu

tố kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế xã hội vì khi đó nó sẽ kéo theo việc:Diện tích đất nông nghiệp giảm, đất khu dân cư tăng, việc làm…

Số liệu bảng 3.2 cho thấy hiện nay dân số của xã là 5421 người, tốc độtăng dân số bình quân từ 2007-2009 là 1,58%, trong đó ta thấy tỷ lệ lao độngtrong nông nghiệp liên tục giảm qua các năm từ 92,18% năm 2007 xuống91,04% năm 2009, tỷ lệ lao động tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp tăngliên tục từ 7,82% năm 2007 lên 8,96% năm 2009, tỷ lệ lao động tham gia vàonuôi trồng thuỷ sản của xã cũng tăng qua các năm từ 4,47% năm 2007 lên5,13% năm 2009 Năm 2009 thì số hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản của xãtăng lên 14 hộ là do năm 2008 xã tiến hành dồn điền đổi thửa và đã áp dụngchính sách ưu tiên cho các hộ có nguyện vọng tham gia chuyển đổi diện tíchcủa hộ mình dồn về một vùng để làm mô hình nên số hộ tham gia nhiều lên.Bảng 3.2 Tình hình dân số lao động của xã từ 2007 - 2009

Trang 28

BQ(% )

(Nguồn số liệu: Biểu thồng kê xã Nga Thiện2009)

Nhìn chung lao động của xã có sự biến đổi theo xu hướng tốt, thể hiện

có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế giảm lao động sản xuất thuần sang laođộng sản xuất theo hướng các mô hình và đang chuyển dần sang lĩnh vực phinông nghiệp

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng, là nền tảng cho sự phát triểnkinh tế xã hội của vùng cũng như của đất nước

Hiểu biết được vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng xã Nga Thiện mặc

dù là xã thuộc xã nghèo của huyện nhưng đã quan tâm tới việc đầu tư cho cơ

sở hạ tầng, nhờ vào sự hỗ trợ của huyện và sự đóng góp của nhân dân đến nay

cơ sở hạ tầng của xã đã tương đối đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của xãnhư: 100% các ngõ hạng đã được bê tông hoá, hệ thống đường liên xã dài 3,2

km đã được bê tông hoá, hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 đã được bê tông hoá

Trang 29

Xã đã có hệ thống mạng lưới điện quốc gia đến từng hộ gia đình trongkhu vực làng, còn ở các khu vực có mô hình nuôi trồng thuỷ sản thì nhiềuvùng chưa có điện lưới Một số gia đinh đã sử dụng nước giếng khoan, nhưngchủ yếu vẫn là dung nước giếng đào và nước mưa.

Hệ thống thông tin liên lạc: Xã Nga Thiện có một trung tâm bưu điệnvăn hoá xã để phục vụ cho nhân dân, toàn xã có 1100 máy điện thoại cố định

và hơn 2000 máy điện thoại di động, hệ thống truyền thanh của xã đảm bảomọi vùng trong xã đều nghe được thông tin tuyên truyền

3.1.2.3 Tình hình an ninh, trật tự xã hội, giáo dục và y tế

+ Tình hình trật tự, an ninh ở xã Nga Thiện luôn được giữ vũng và ổnđịnh, người dân sống hoà thuận, chịu khó làm ăn, đồng thời đội ngũ an ninhcủa huyện và của xã làm việc hiệu quả nên ở các khu vực áp dụng các môhình nuôi trồng thuỷ sản của xã và trong toàn xã hiện tượng trộm cắp ít xảy

ra, người dân có thể yên tâm tiến hành sản xuất Điều kiện an ninh trật tự ổnđịnh là yếu tố rất quan trọng góp phần đảm bảo tính hiệu quả và ổn định chođầu tư sản xuất

+ Về giáo dục: Hệ thống trường lớp để dạy và học được đầu tư xâydựng khang trang sạch đẹp, an toàn, chất lượng học tập của học sinh ngàycàng cao, đội ngũ giáo viên có đủ điều kiện, trình độ năng lực đạt chuẩn Sốhọc sinh giỏi, giáo viên giỏi ngày một nhiều, số người có trình độ đại họcngày càng tăng Đây là yếu tố tích cực tác động đến nhận thức, ngày càng cao

về các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước Đây cũng là yếu tố gópphần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương và cho đất nướcđiều này sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và việcphát triển của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản của xã

+ Về công tác văn hoá - thể thao: Văn hoá - thể dục thể thao cũng được

xã hết sức quan tâm, hiện nay xã đã xây dựng xong 3 làng văn hoá cấp huyện.Các thôn, các làng đều có nơi vui chơi giải trí hội họp hàng năm nhân dịp các

Trang 30

ngày kỷ niệm các làng văn hoá tổ chức giao lưu văn nghệ, thi đấu thể dục thểthao như bóng chuyền, bóng đá Điều này không những tạo điều kiện tốt choviệc giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao tăng cường sự đoàn kết củanhân dân trong xã mà còn là điều kiện tốt để tuyên truyền về phát triển kinh tế

xã hội của địa phương

+ Về y tế: Lĩnh vực y tế của xã cũng được quan tâm đầu tư xây dựng cơbản, đội ngũ cán bộ biên chế của trạm và cán bộ y tế thôn cơ bản đáp ứng yêucầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và kịp thời phát hiện dịch bệnh, phòngngừa dịch bệnh, chỉ đạo làm công tác về sinh môi trường, Điều này góp phầnhạn chế dịch bệnh xảy ra cho cả người và vật nuôi, đây cũng là yếu tố gópphần thức đẩy kinh tế của xã phát triển Xã đã được công nhận là xã đạt chuẩnquốc gia về y tế từ năm 2004

3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã giai đoạn 2007 – 2009

Quán triệt mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn theo NghịQuyết Đại Hội Đảng và các chỉ thị Nghị Quyết ban chấp hành Trung ƯơngĐảng khoá IX, thực hiện Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ các cấp về phát triểnkinh tế xã hôi, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại, xã Nga Thiện đãxác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triểnsản xuất hàng hoá, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người laođộng và cải thiện đời sống cho nhân dân

Trên cơ sở những điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của xã thìphương hướng sản xuất của xã là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồngvật nuôi theo hướng đa cây, đa con, đa thời vụ, đa ngành nghề, đẩy mạnh mởrộng phát triển mô hình kinh tế trang trại, mô hình nuôi trồng thuỷ sản kếthợp Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thật, đưa nhiều loại cây trồng vật nuôimới vào sản xuất, đồng thời cũng quan tâm phát triển TTCN và DVTM, nhânrộng mô hình cánh đồng có thu nhập 50 triệu/ha, hộ có thu nhập 50 triệu/năm

Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã:

Trang 31

Xu thế chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tỷ trọngchăn nuôi và nuôi trồng thỷ sản tăng dần và giảm dần tỷ trọng trồng trọt.Trong nội bộ từng phân ngành nông nghiệp, cơ cấu sản xuất cũng chuyển dịchtheo hướng tích cực: Năng suất, sản lượng các sản phẩm truyền thống có quy

mô lớn như sản xuất rau màu vụ đông, nuôi trồng thuỷ sản Trong ngành chănnuôi, cơ cấu vật nuôi cũng đã được chuyển đổi mạnh sang các loại gia súc, giacầm có khả năng cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt là những đặcsản được ưa chuộng như: Dê, lơn nạc, bò lai, vịt, vịt siêu trứng…

Qua bảng 3.3 cho thấy xã Nga Thiện như bao địa phương khác cũngđang cố gắng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng trồngtrọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản

Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp xã Nga Thiện 2007 – 2009

(Nguồn số liệu: Ban thống kê xã Nga Thiện,2009)

+ Trồng trọt: Trồng trọt là ngành sản xuất mang tính truyền thống lâuđời của xã, trồng trọt đóng góp 42,52% thu nhập toàn xã Hàng năm UBND

xã đều xây dựng các phương án sản xuất cho ngành trồng trọt, tạo cơ chếkhuyến khích để nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa cây đacon, đa thời vụ, lấy vụ đông là sản xuất chính cho giá trị thu nhập cao, lấy câyhành và cây cà là hai loại cây trồng chính của vụ đông, ngoài ra còn các loạicây trồng khác như: Cây Lạc, Cây Cói, Cây Rau Đậu các loại

+ Chăn nuôi của xã phát triển chậm, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 29,38% thunhập của xã, tổng đàn lợn có 2115 con, mặc dù không có các loại dịch bệnh

Trang 32

phát sinh trên địa bàn xã nhưng do giá thực phẩm trên thị trường thấp, giáthức ăn chăn nuôi tăng cao nên có sự ảnh hưởng làm đàn lợn phát triển chậm

và chủ yếu ở các hộ chăn nuôi lớn Đàn Trâu, Bò hiện có 450 con và đang cóchiều hướng giảm, đàn Dê đang được khôi phục hiện có 945 con, đàn gia cầm

và thuỷ cầm có 29.600 con

+ Công nhgiệp và tiểu thủ công nghiệp

Do có vùng nguyên liệu cói dồi dào được đưa vào khai thác sử dụngchuyển từ cấy lúa năng suất thấp và bấp bênh sang cấy cói thu 2 vụ với gần

100 ha cho năng suất 7-8 tấn/ha Với nguồn nguyên liệu cói hiện có của địaphương nên ngoài việc bán cói thì nhân dân đã đầu tư phát triển nghề dệtchiếu và xe lõi dưới hai hình thức là làm tại nhà hay hình thành các tổ hợp sảnxuất, hiện xã có 3 tổ hợp sản xuất chiếu cói với khoảng 30 lao động thườngxuyên nhưng do thị trường tiêu thụ chiếu cói đang gặp nhiều khó khăn nênquy mô của các tổ sản xuất đang bị thu hẹp

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nga thiện là một trong 6 xã thuộc vùng đồng chiêm trũng của huyệnNga Sơn, là xã đi đầu và có phong trào chuyển ruộng trũng sang nuôi trồngthuỷ sản kết hợp sôi nổi của huyện Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, về vị tríđịa lý, địa hình, chọn 3 thôn trong tổng số 8 thôn của xã để nghiên cứu baogồm các thôn là thôn 4, thôn 5, thôn 7 Các thôn này có diện tích nuôi nhiềuđồng thời các thôn này cũng có những đặc điểm riêng riêng về thời gianphát triển, loại mô hình

Thôn 4: Có các hộ làm mô hình sớm nhất, có nhiều dạng mô hình,trong đó mô hình lúa – cá – vịt chiếm 45,06 %, mô hình chuyên cá42,07%, mô hình lúa – cá 12,87%

Trang 33

Thôn 5: Phong trào phát triển muộn so với thôn 4, trong thôn chỉhai loại mô hình lúa – cá và lúa – cá – vịt Mô hình lúa – cá 63,06%, môhình lúa – cá – vịt 36,94%.

Thôn 7: Phong trào phát triển muôn hơn thôn 4 và thôn 5, trongthôn cũng chỉ có 2 loại mô hình là lúa – cá và lúa – cá – vịt, mô hình lúa– cá chiếm 68,37%, mô hình lúa – cá –vịt 31,63%

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Số liệu thứ cấp

Trong phần đặt vấn đề và phần tổng quan tài liệu nghiên cứu chúng tôithu thập những số liệu khái quát về tình hình phát triển nghề NTTS ở một sốtỉnh Nguồn tài liệu cung cấp những số liệu này bao gồm: báo cáo tổng kếttình hình thực hiện và kế hoạch hằng năm của địa phương, các website, và cácsách tham khảo, các công trình nghiên cứu về việc NTTS

Trong phần III mô tả về địa bàn nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng sốliệu để phản ánh đặc điểm kinh tế xã hội của xã Nga Thiện như: diện tích đấtđai, số lượng lao động, giá trị sản xuất của các ngành… Và số liệu phản ánhđiều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu như vị trí địa lý, địa hình, khí hậuthời tiết… Nguồn số liệu này được lấy từ các báo cáo tổng kết hàng năm củaUBND xã, văn phòng thống kê xã Nga Thiện, báo cáo tình hình NTTS, tìnhhình phát triển các ngành nghề khác… Đây là những số liệu phản ánh rõ néttình hình kinh tế xã hội, xu hướng phát triển, thuận lợi và khó khăn củađịa phương

3.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi trồngthuỷ sản được chọn bằng những bộ câu hỏi bán cấu trúc: Về điều kiện sản xuấtcủa hộ NTTS, năng suất, sản lượng, chi phí, tổng thu từ hoạt động NTTS, khókhăn mà hộ gặp phải trong quá trình nuôi

Trang 34

Để đảm bảo tính đại diện cho việc nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điềutra 30 hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã Nga Thiện Trong tổng số 8 thônchúng tôi tiến hành điều tra các thôn đó là thôn 4, thôn 5, thôn 7 những thônNTTS có những đặc trưng riêng cho từng thôn với số hộ điều tra lần lượt là

19, 10, 11 như bảng sau:

Bảng 3.4 Tổng hợp số mẫu điều tra đại diện cho xã năm 2009

Trong mỗi thôn chúng tôi điều tra các hộ một cách ngẫu nhiên dựa vào

tỷ lệ các mô hình trong từng thôn để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho

đề tài nghiên cứu

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được chúng tôi tiến hành dùng công cụ máy vitính để xử lý trên Excel như tính Chi phí, doanh thu, chỉ tiêu hiệu quả của các

mô hình và sản xuất 2 vụ lúa

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mặt lượngtrong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất và nghiên cứu theo hiện tượng sốlớn

Sử dụng phưong pháp thống kê mô tả để nêu lên: Mức độ của hiệntượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiệntượng với nhau

Trong phạm vi đề tài này tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả đểtính toán chi phí, doanh thu hiệu quả của các mô hình nuôi trồng thủy sản vàcủa sản xuất 2 vụ lúa, phân tích sự biến động về diện tích, số hộ làm mô hình,

Trang 35

phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng trong các mô hình và giữa các môhình với nhau và với sản xuất 2 vụ lúa.

3.2.4.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh bao gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tươngđối Trong đề tài sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chi phí, giá trị sảnxuất, các chỉ tiêu hiệu quả giữa các mô hình sản xuất

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài

* Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực NTTS của hộ

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất baogồm cả phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ nhận được trong mộtnăm sản xuất tính riêng cho từng mô hình chuyên cá, lúa –cá, Lúa – cá –vịt

* Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

- Hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích

Giá trị sản xuất/ ha

Giá trị gia tăng/ ha

- Hiệu quả về vốn đầu tư

Giá trị sản xuất/ 1 đồng chi phí trung gian

Giá trị gia tăng/ 1 đồng chi phí trung gian

Thu nhập hỗn hợp/ 1 đồng chi phí trung gian

- Hiệu quả sử dụng lao động

Trang 36

Giá trị sản xuất/ ngày người lao động

Giá trị gia tăng/ ngày người lao động

Thu nhập hỗn hợp/ ngày người lao động

* Các chỉ tiêu thể hiện về kinh tế - xã hội

- Số lao động được sử dụng trong các mô hình

- Số việc làm được tạo ra thêm

* Các chỉ tiêu thể hiện về môi trường

- Tính đa dạng sinh học

- Mức độ ô nhiễm môi trường ở vùng NTTS

Trang 37

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản của xã Nga Thiện

4.1.1 Tình hình chung về nuôi trồng thủy sản trên diện tích ruộng trũng của xã

Nga Thiện là một trong 6 xã thuộc vùng đồng chiêm trũng của huyệnNga Sơn, với diện tích đất tự nhiên là 1113.73 ha Trong đó có tới 441,34 hadiện tích trồng lúa có năng xuất thấp (180-195kg/sào), bấp bênh có khả năngphát triển nuôi trồng thuỷ sản kết hợp

Năm 1997 - 1998 UBND xã Nga Thiện giao thầu cho hộ Ông Mai VănTới, Nguyên Văn Tôn ở thôn 4 diện tích 2,5 ha thuộc khu vực Kênh Hầu đểsản xuất, ban đầu hai hộ này chỉ cấy lúa, nhưng sau chuyển sang nuôi cá kếthợp trồng lúa dần hình thành mô hình Lúa – Cá Trong giai đoạn này UBND

xã hỗ trợ các hộ bằng việc thu phí thầu với mức thấp Đến năm 1999 – 2000UBND xã tiếp tục tiến hành giao thầu một số diện tích ở dọc hai bên kênhVăn – Trường – Thiện để các hộ xây dựng mô hình Lúa – Cá

Từ thực tiễn xuất hiện một số hộ điển hình mạnh dạn chuyển dịch cơcấu cây trồng, vật nuôi UBND huyện Nga Sơn xác định cần phải chuyển dịch

cơ cấu cây trồng vật nuôi trên những diện tích ruộng trũng này nhằm tăng thunhập và ổn định đời sống cho nhân dân, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp đã đượcUBND huyện lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi ở vùng códiện tích này, tháng 8/2004 UBND huyện đã xây dựng bản đề án số 03/ĐA-

HU về chuyển đổi một số diện tích vùng đồng chiêm sang mô hình sản xuấtLúa- cá- chăn nuôi kết hợp Nga Thiện là một trong những xã đi đầu trongviệc thực hiện thí điểm đề án này trước khi nhân rộng ra toàn huyện

Trong 3 năm từ 2007 – 2009 thì một phần diện tích đất đồng chiêmtrũng đã được chuyển đổi sang các mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp Hiện

37

Trang 38

nay diện tích mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp của xã là 39,29 ha và 89 hộvới 3 loại mô hình clà chuyên cá, lúa – cá, lúa – cá- vịt, và diện tích các môhình còn tiếp tục tăng lên Số liệu thể hiện trong bảng 4.1

Bảng 4.1 Diện tích ruộng trũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản xã Nga Thiện giai đoạn từ 2007-2009

(Nguồn số liệu: Ban thống kê xã Nga Thiện, 2009)

Qua bảng cho thấy diện tích ruộng trũng chuyển sang làm các mô hìnhnuôi trồng thuỷ sản kết hợp tập trung chủ yếu ở thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn 7.Trong năm 2008 thì diện tích chuyển đổi có tăng nhưng tăng với diện tíchkhông lớn (4,37 ha) và tập trung ở thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn 7, nhưng sangnăm 2009 thì diện tích chuyển sang xây dựng các mô hình lại tăng nhanh(12,04 ha), điều này là do trong năm 2008 thì UBND xã tiến hành dồn đổiruộng đất lần 2 theo tinh thần NQ05/HU – Nga Sơn và xã đã tạo điều kiệncho phép các hộ dồn hết diện tích của hộ về một chỗ ở vùng đồng chiêm trũng

để nuôi trồng thuỷ sản kết hợp

Diện tích ruộng trũng chuyển sang kết hợp NTTS không ngừng tănglên qua các năm Điều này cho thấy chủ trương chuyển đổi diện tích ruộngtrũng cấy lúa cho năng suất thấp và bấp bênh, hiệu quả thấp sang kết hợp nuôitrồng thuỷ sản là phù hợp, có hiệu quả và được nhân dân đồng tình ủng hộ.Chủ trương của xã là trong năm 2010 mở rộng diện tích các mô hình nuôi

38

Trang 39

trồng thuỷ sản kết hợp ở vùng đồng chiêm trũng lên 70 ha, đẩy mạnh thâmcanh, nâng cao giá trị thu nhập đối với nhũng diện tích sản xuất mô hình này.

Tóm lại: Nga Thiện có cá hộ chuyển ruộng trũng sang trồng lúa và nuôitrồng thuỷ sản kết hợp từ rất sớm, chủ chương chuyển đổi ruộng trũng sangtrồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản kết hợp là một chủ chương đúng đắn củaUBND huyện Nga Sơn, xã Nga Thiện, tuy nhiên diện tích chuyển đổi của xãNga Thiện còn thấp

4.1.2 Phân bố diện tích nuôi trồng thủy sản trên dất trũng địa bàn xã

Hiện nay xã có 89 hộ với 39,29 ha diện tích ruộng trũng kết hợp trồnglúa và nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 3,53 % diện tích đất tự nhiên và chiếm 8,9

% diện tích đất trũng Như vậy còn 92,1% diện tích đất ruộng trũng có khảnăng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản chưa được khai thác sử dụng, đây là sự lãngphí nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương

Số liệu bảng 4.2 cho thấy diện tích đất ruộng trũng chuyển sang xâydựng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp phân bố không đồng đều giữacác thôn trong xã Tập trung nhiều nhất ở thôn 4 với 20,36 ha chiếm 51,82%diện tích, và thôn 7 với 6,2 ha chiếm 15,78% , thôn 6 với 4,6 ha chiếm 11,7%

và thôn 5 với 4,8 ha chiếm 12,22%, và thôn có diện tích ít nhất là thôn 1 vàthôn 8 diện tích chỉ chiếm từ 0,5 – 0,8 ha

Bảng 4.2 Diện tích, số hộ và số lao động nuôi trồng thuỷ sản của xã đến 2009

Diễn giải Diện tích(ha) Số hộ(hộ) Lao động(người) DTBQ

Trang 40

Các mô hình NTTS kết hợp trên ruộng trũng phân bố không đồng đềugiữa các thôn là do: Do địa hình của xã hình lòng chảo cao ở hai đầu và trũngxuống ở giữa Các thôn 1, thôn 2, thôn 8, thì cao hơn, và lại gần các con kênhlớn của huyện nên năng suất lúa cao hơn và ổn định hơn do đó người dân bámlấy ruộng trồng lúa nhiều, lý do nũa khiến cho diện tích và số hộ chuyển diệntích ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản ở các thôn 1, thôn 2, thôn 3, ít là do

ở các thôn này có nhiều người có các chế độ xã hội như lương hưu hay có concái đi làm ăn xa có thu nhập nên họ chỉ muốn làm ruộng cấy lúa để lấy gạo

ăn Còn ở thôn 8 thì đây là thôn cuối cùng của xã cũng là thôn mà đời sốngnhân dân khó khăn nhất, sở dĩ thôn này có diện tích đất trũng chuyển sangxây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp ít là do người dân thôn 8 hiểubiết còn thấp, không có vốn đầu tư nên chỉ làm lúa ăn và bán lấy tiền chi tiêu,

ở các thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn 7 là những thôn trũng hơn, người dân ở cácthôn này điều kiện kinh tế khá và họ khát khao muốn cải thiện đời sống vàvươn lên làm giàu

Qua bảng 4.2 Diện tích mô hình của các hộ còn rất thấp (bình quân/hộ0,44 ha) Điều này điều này chứng tỏ sản xuất của các mô hình mới chỉ mangtính nhỏ lẻ tự phát

Tóm lại: Sự phân bố diện tích các mô hình không đồng đều giữa cácthôn trong xã và diện tích bình quân/ hộ còn rất thấp

4.2 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra

4.2.1 Nguồn lực sản xuất của các hộ

a) Thông tin chung về lao động, diện tích NTTS

Để có dữ liệu phục vụ cho yêu cầu nội dung nghiên cứu, chúng tôi tiếnhành điều tra 40 hộ và chia các nhóm hộ theo tiêu chí về mô hình sản xuất của

hộ áp dụng

Bảng 4.3 Lao động và diện tích canh tác ( Tính bình quân 1 hộ )

40

Ngày đăng: 16/05/2016, 10:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9.Vương Khả Khanh (2006), “ Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng ở huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế mô hìnhnuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng ở huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Vương Khả Khanh
Năm: 2006
11. Đỗ Đoàn Hiệp (2000), “ Những khái niệm chung về nuôi trồng thuỷ sản”, Tuyển tập các bài báo khoa học,viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm chung về nuôi trồng thuỷ sản
Tác giả: Đỗ Đoàn Hiệp
Năm: 2000
7. Báo Bắc Ninh(2009), Hiệu quả mô hình nuôi cá rô đồng, báo điện tử Bắc Ninhhttp://www.bacninh.gov.vn/Story/NongNghiepKhuyenNong/KHCNNongNghiep/2009/10/19625.html Link
1. GS.TS Đỗ Kim Chung - PGS.TS Phạm Vân Đình (1997), giáo trình kinh tế nông nghiệp Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp - Hà Nội Khác
2. Niên giám thống kê 2008 – NXB thống kê – Hà Nội Khác
3. PGS.TS Vũ Đình Thắng – GVC.KS. Nguyễn Viết Trung (2005), giáo trình kinh tế thuỷ sản – NXB lao động – Xã hội Khác
4. TS Kim Văn Vạn – KS. Trịnh Đình Khuyến, bài giảng nuôi trồng thuỷ sản đại cương – 5/2006 Khác
5. Mai Ngọc Cường, năm 1996, Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê Hà Nội Khác
8. Lâm Khiế(2010), Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trên ruộng lúa tại Vĩnh Long Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w