1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử của xã Lê Hồ phát hiện ra những khó khăn còn tồn tại để đưa ra các biện pháp khác phục khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tình hình sản xuất dưa chuột bao tử Thực trạng, HQKT trong sản xuất dưa chuột bao tử, phát hiện ra những vấn đề khó khăn trong quá trình sản xuất dưa chuột bao tử của xa Lê Hồ. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử. Từ đó đưa ra một số định hướng phát triển và giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện để tài.
Sinh viên
Nguyễn Thị Loan
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa KT & PTNT – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS Nguyễn Minh Đức- giảng viên bộ môn PTNT, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo UBND, HTXDVNN và nhân dân xã Lê Hồ đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian tôi làm việc tại địa phương
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ,
cổ vũ tôi hoàn thành luận văn thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Loan
Trang 3TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hầu hết các địa phươngđều có những điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu và có những thử nghiệm để xemxét khả năng phù hợp của cây trồng với điều kiện tự nhiên nơi đó Mục đíchcủa việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm thay thế những cây trồng có giá trịkinh tế thấp bằng những cây trồng cho giá trị kinh tế cao hơn Dưa chuột bao tử
là loại cây trồng được lựa chọn để thay thế một phần nhỏ diện tích trồng lúa ở
xã Lê Hồ Vậy thực trạng sản xuất dưa chuột bao tử của xã Lê Hồ hiện nay rasao? Có khó khăn gì đang gặp phải trong quá trình sản xuất dưa chuột bao tửcủa xã hiện nay? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sản xuấtdưa chuột bao tử? Cần phải có những giải pháp như thế nào để khắc phục khó
khăn đó? Trước tình hình đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và
một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử tại xã Lê Hồ - Huyện Kim Bảng - Tỉnh Hà Nam”.
Với những mục tiêu cụ thể như sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn về tình hình sản xuất dưa chuột bao tử; Tìm hiểu thực trạng và HQKT
trong sản xuất dưa chuột bao tử trong xã Lê Hồ, phát hiện ra những vấn đề khó
khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột bao tử của xã Lê Hồ; Tìm
hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuộtbao tử; Từ đó đưa ra một số định hướng phát triển và giải pháp khắc phục khókhăn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử
Về hiệu quả kinh tế cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau song nhìnchung các quan điểm này đều tập chung phản ánh các quan hệ trong mối liên
hệ giữa chi phí và kết quả đạt được Tìm hiểu tình hình sản xuất dưa chuột bao
tử trên thế giới và trong nước Ngoài ra tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóccho cây dưa chuột bao tử Trong đề tài nghiên cứu, tôi cũng tham khảo rấtnhiều luận văn, khóa luận của một số đề tài nghiên cứu trước đó
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng những phương pháp để nghiêncứu như: Phương pháp thu thập số liệu: thứ cấp và sơ cấp; phương pháp xử lýthông tin đã thu thập bao gồm phương pháp xử lý thông tin, phương pháp phân
tổ thống kê theo tiêu thức, phương pháp phân tích thông tin; sử dụng hệ thốngcác chỉ tiêu để phân tích
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã thu được những kết quả nghiên cứu như sau:
Trang 4- Tìm hiểu về thực trạng sản xuất dưa chuột bao tử của xã Lê Hồ và biếtđược thực trạng sản xuất của các hộ được điều tra, họ đang sản xuất như thếnào, gặp phải những khó khăn gì, doanh thu mà họ thu được từ một vụ dưađược khoảng bao nhiêu,… Từ kết quả điều tra được tôi tiến hành tổng hợp vàtính toán theo các chỉ tiêu.
- Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử của các hộđược điều tra sẽ được tính toán dựa vào số liệu thu thập được và thông qua hệthống chỉ tiêu Để tính toán được rõ ràng tôi tiên hành phân tổ kết quả điều tratheo mùa vụ và theo nhóm hộ Sau khi đã tính toán rõ ràng đưa ra các nhận xét
về cơ cấu đầu tư theo mùa vụ và theo nhóm hộ có đặc điểm gì Kết quả tổnghợp cho thấy dưa chuột bao tử vụ đông cho năng suất cao hơn vụ xuân, các hộkhá giả có điều kiện về kinh tế, có trình độ thì hầu hết năng suất cao hơn các hộnghèo Không phải có tiền đầu tư nhiều cho năng suất cao Cây dưa chuột bao
tử là loại cây có yêu cầu về dinh dưỡng cao, về kỹ thuật tương đối vì vậy mà hộnghèo khó có được điều kiện để đáp ứng
- Từ kết quả đó tôi đưa ra một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử của xã Nó bao gồm các nhân tố bêntrong như kỹ thuật, trình độ sản xuất của người dân, tình hình đầu tư các yếu tốđầu vào, sâu bệnh,…và các nhân tố bên ngoài như là tình hình giá cả đầu ra đầuvào, các chính sách của Đảng và của các cấp chính quyền tại địa phương,…
- Từ tất cả các kết quả đó đưa ra phương hướng để phát triển cây dưachuột bao tử của xã Và với những khó khăn thu thập được đưa ra một số giảipháp để khắc phục những khó khăn đó
Nội dung nghiên cứu của tôi gồm năm phần
Phần I: Mở đầu
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần III: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần V: Kết luận và kiến nghị
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt khoá luận iii
Mục lục v
Danh mục các bảng biểu viii
Danh mục hộp x
Danh mục viết tắt xi
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế 4
2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả 4
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 5
2.1.2 Phân loại hiệu quả kinh tế 6
2.1.2.1 Phân loại hiệu quả kinh tế theo không gian 6
2.1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế theo thời gian 7
2.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế theo các yêu tố sản xuất 7
2.1.3 Nội dung bản chất hiệu quả kinh tế 7
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 9
2.2.1 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử trên thế giới 9
2.2.2 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử ở Việt Nam 10
2.2.3 Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất dưa chuột bao 12
Trang 62.2.3.1 Một số đặc điểm kinh tế của cây dưa chuột bao tử 12
2.2.3.2 Kỹ thuật sản xuất dưa chuột bao tử 13
2.2.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước đó 14
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 16
3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 16
3.1.1.2 Thời tiết và khí hậu 16
3.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội 18
3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã 18
3.1.2.2 Tình hình dân số lao động của xã 23
3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng 25
3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của xã 26
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 29
3.2.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp 29
3.2.1.2 Thu thập tài liệu sơ cấp 29
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 31
3.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu 32
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ CỦA XÃ LÊ HỒ 34
4.1.1 Tình hình về diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột bao tử của xã qua 3 năm 34
4.1.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột bao tử của hộ nông dân xã 36
4.1.3.1 Kết quả sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ nông dân 36
4.1.3.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột bao tử của hộ nông dân 38
4.1.3.3 So sánh hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột bao tử với một số cây trồng khác trên địa bàn nghiên cứu 48
Trang 74.1.3 Những khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột bao tử
của xã Lê Hồ 52
4.1.4 Kết quả rút ra từ phần phân tích thực trạng 55
4.1.4.1 Sản xuất và hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử 55
4.1.4.2 Những vấn đề còn tồn tại 56
4.2 TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ 58
4.2.1 Yếu tố bên trong 58
4.2.2 Yếu tố bên ngoài 65
4.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HQKT TRONG SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ 68
4.3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất dưa chuột bao tử của hộ nông dân 68
4.3.1.1 Thuận lợi 68
4.3.1.2 Khó khăn 69
4.3.2 Định hướng phát triển cây dưa chuột bao tử của xã 71
4.3.3 Giải pháp 72
4.3.3.1 Giải pháp kinh tế 72
4.3.3.2 Giải pháp kỹ thuật 74
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
5.1 KẾT LUẬN 77
5.2 KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 83
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Lê Hồ 20
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Lê Hồ 22
Bảng 3.3 Tình hình phân bổ và sử dụng lao động ở xã Lê Hồ 24
Bảng 3.4: Cơ sở hạ tầng của xã Lê Hồ năm 2009 27
Bảng 3.5: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Lê hồ 28
Bảng 3.6: Bảng tóm tắt nội dung nghiên cứu, chỉ tiêu, nguồn thông tin, phương pháp thu thập thông tin 30
Bảng 4.1: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột bao tử
của xã Lê Hồ 36
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột bao tử của các nhóm hộ điều tra năm 2009 37
Bảng 4.3: Chi phí sản xuất cho 1 sào dưa chuột bao tử (360 m2) theo mùa vụ ở xã Lê Hồ năm 2009 40
Bảng 4.4: Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 sào dưa chuột bao tử (360 m2) theo mùa vụ ở xã Lê Hồ năm 2009 41
Bảng 4.5: Tình hình giá đầu vào và đầu ra cho dưa chuột bao tử 42
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất tính cho 1 sào dưa chuột bao tử 44
Bảng 4.7: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất 1 sào dưa chuột bao tử của
các nhóm hộ điều tra ở xã Lê Hồ năm 2009 46
Bảng 4.8: Kỹ thuật bón phân cho dưa chuột bao tử tính cho 1 sào BB 47
Bảng 4 9: Chi phí sản xuất cho 1 sào (360 m2) dưa chuột bao tử Xuân và lúa Chiêm năm 2009 ở xã Lê Hồ 50
Bảng 4.10: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất Dưa chuột bao tử
Xuân và Lúa Chiêm ở xã Lê Hồ năm 2009 51
Biểu số 4.11: Tình hình về giá cả một số vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất dưa chuột bao tử của xã 57
Bảng 4.12: Thống kê trình độ của người sản xuất theo nhóm hộ 59
Trang 9Bảng 4.13: Kết quả sản xuất theo trình độ của người sản xuất 59
Bảng 4.14: Tình hình người trồng dưa được đi tập huấn theo hộ được
điều tra 61
Bảng 4.15: Số hộ được tập huấn ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất và năng suất thu được theo nhóm hộ 62
Bảng 4.16: Tiêu chuẩn hái quả dưa chuột bao tử và giá thu mua 62
Bảng 4.17: Hình thức sử dụng phân của người dân 63
Bảng 4.18: Chi phí và kết quả sản xuất theo nhóm hộ 64
Bảng 4.19 Tình hình biến động giá phân và giá thu mua sản phẩm từ năm 2007-2009 67
Bảng 4.20: Tình hình tập huấn cho người dân 69
Trang 10DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Chú Hoàng Văn Hữu - khuyến nông viên cơ sở xã Lê Hồ cho biết 52
Hộp 4.2 Chú Tạ Quốc Toản- Chủ nhiệm HTXDVNN Lê Hồ 53
Hộp 4.3 Tâm sự của bà Hoàng Thị Tuyết- người dân trồng dưa của xã 53
Hộp 4.4 Tâm sự của bác Hoàng Thị Dung – nông dân 54
Hộp 4.5 Chú Tạ Quốc Toản- chủ nhiệm HTX DVNN Lê Hồ cho biết 55 Hộp 4.6 Tâm sự của cô Hoàng Thị Xuyến- người dân trồng dưa chuột bao tử 61 Hộp 4.7 Tâm sự của bác Hoàng Thị Lam- người trồng dưa chuột bao tử ở xã.63 Hộp 4.8 Tâm sự của bác Nguyễn Tiến Vương - người sản xuất dưa trong xã .65
Trang 12PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho người nông dân thìĐảng và nhà nước đã đưa ra các chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng vậtnuôi khá hiệu quả giúp người dân thoát nghèo và làm giàu cho bản thân Rấtnhiều cây trồng đã được lựa chọn và đưa vào sản xuất song chỉ có một vài loạicây tỏ ra thực sự có hiệu quả kinh tế và được người dân lựa chọn phát triển vớidiện tích rộng như cây cà chua, súplơ, ớt đặc biệt dưa chuột bao tử đang đượcrất nhiều địa phương trồng và đã tạo ra thu nhập khá cao cho hộ nông dân
Cây dưa chuột bao tử là cây trồng ngắn ngày, trồng hai vụ trong một năm
và là sản phẩm được nhiều quốc gia ưa thích Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưachuột bao tử là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó có nhiều vitamin
A, B, B6, E,… và đặc biệt có nhiều men tiêu hóa làm cho quá trình đồng hóa
và hấp thụ thức ăn được tốt hơn Thế nên sản phẩm có đầu ra tốt, đáp ứng đượcnhu cầu của thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Nga và thị trường Đông Âu Nhậnthức được khả năng đó nên rất nhiều vùng ở Việt Nam đã mạnh dạn trồng thửgiống cây này đã cho năng suất cao, thị trường ổn định, thu được hiệu quả kinh
tế cao hơn so với việc trồng lúa, tăng thu nhập, giúp người dân xóa đói giảmnghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống
Hà Nam vốn là một vùng quê nghèo, người dân sống chủ yếu dựa vàosản xuất lúa nhưng từ khi cây dưa chuột bao tử được đưa vào trồng tăng thuthập thêm từ vụ đông thì cuộc sống của rất nhiều hộ nông dân đã được cảithiện Hiện nay cây dưa chuột bao tử được rất nhiều huyện trong tỉnh lựa chọn
là cây trồng hàng hóa như Lý Nhân, Duy Tiên, Kim Bảng Nó không những đãgiúp người dân thoát nghèo mà còn làm cho rất nhiều hộ trở nên khá giả Điểnhình như huyện Kim Bảng, cây dưa chuột bao tử đã có mặt ở rất nhiều xã vàđang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân, đặc biệt đã đem lại cho
Trang 13những hộ gia đình khó khăn niềm tin, hy vọng mới về cuốc sống tốt đẹp hơn.
Lê Hồ là một xã đã đạt được khá nhiều kết quả khả quan về trồng dưachuột bao tử Đây là một xã thuộc huyện Kim Bảng Từ năm 2002 khi cây dưachuột bao tử được đưa vào sản xuất thử nghiệm đã đem lại hiệu quả kinh tế caocho người dân Ngay sau đó thì nó đã nhanh chóng được các hộ lựa chọn làmcây trồng chính trong vụ đông Sau vài năm trồng dưa chuột bao tử cuộc sốngcủa người dân đã được cải thiện rất nhiều Vài năm trở lại đây do điều kiện vềthời tiết khiến cho trên cây dưa cũng đã xuất hiện nhiều nấm bệnh làm giảmnăng suất, và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu năm 2008 đã tác động đến giá vật tư nông nghiệp đặc biệt là thịtrường phân bón vô cơ có nhiều biến động trong khi giá thu mua dưa thì khôngthay đổi tức là doanh thu không đổi đã gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sảnxuất cũng như hiệu quả kinh tế của người trồng dưa chuột bao tử tại xã Lê Hồ.Trước tình hình như vậy thì thực tế thực trạng sản xuất dưa chuột bao tử của xã
Lê Hồ hiện nay như thế nào? Khó khăn đang gặp phải trong quá trình sản xuấtdưa chuột bao tử của xã hiện nay là gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệuquả kinh tế của việc sản xuất dưa chuột bao tử? Cần phải có những giải phápnhư thế nào để khắc phục khó khăn đó?
Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử tại xã Lê
Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao
tử của xã Lê Hồ phát hiện ra những khó khăn còn tồn tại để đưa ra các biệnpháp khác phục khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
Trang 141.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử của hộ trong xã Lê Hồ
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình sản xuất dưa chuột bao tử của
hộ ở xã Lê Hồ- huyện Kim Bảng- tỉnh Hà Nam
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Lê huyện Kim Bảng- tỉnh Hà Nam
Hồ Phạm vi thời gian: Thời gian đánh giá thực trạng 2007Hồ 2009: thời giancho định hướng phát triển cây dưa chuột bao tử năm 2010
Trang 15PHẦN II
CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả
Theo các nhà kinh tế học, phạm trù hiệu quả được hiểu theo nhiều cáchkhác nhau nhưng đều tập trung ở một điểm: Đó là sự so sánh giữa kết quả thuđược với chi phí bỏ ra trong một quá trình sản xuất Như vậy thuật ngữ hiệuquả được hiểu như sau:
- Hiệu quả là một phạm trù phản ánh tổng hợp chất lượng hoạt động củacon người trong việc khai thác sử dụng các nguồn lực
- Chúng ta đều biết rằng các nguồn lực trong tự nhiên không phải là vô tận
và nó đang dần cạn kiệt đi do sự khai thác của con người Càng ngày các nguồntài nguyên càng trở nên khan hiếm đặc biệt là các nguồn không có khả năng táitạo Vì thế mà ngày nay các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng: hiệu quả hoạtđộng sản xuất, kinh doanh nào đó không chỉ xét đơn thuần ở việc so sánh giữakết quả thu được và chi phí vật chất bỏ ra mà phải được xem xét theo nghĩarộng, bao hàm cả mục tiêu kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường
+ Hiệu quả kinh tế: Thể hiện mối liên quan giữa kết quả thu được về mặtkinh tế và chi phí bỏ ra đê đạt được kết quả đó
+ Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kếtquả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, hiệu quả xã hội được thể hiện như:Thay đổi diều kiện đặc biệt,cải thiện điều kiện sống tăng thêm việc làm, cải tạomôi trường Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế có mối quan hệ mật thiết vớinhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thứ nhất Hiệu quả kinh tế là
Trang 16một phạm trù kinh tế trung nhất, nó liên quan trực tiếp với nền sản xuất hànghóa, với tất cả phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
+ Hiệu quả kinh tế- xã hội: Bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội,không chỉ xét về kết quả kinh tế mà còn về cả kết quả xã hội đạt được, phảnánh mối tương quan giữa các kết quả đạt dược tổng hợp các lĩnh vực kinh tế và
xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt dược kết quả đó
+ Hiệu quả phát triển: Thể hiện sự phát triển của các đơn vị sản xuất củaquốc gia Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như tình hình đời sống vậtchất, trình độ dân trí, phát triển cơ sở hạ tầng (1)
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Từ năm 1878, Sapodonicop và nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học đã bàn vềvấn đê HQKT song mãi đến năm 1910 mới có văn bản pháp quy để đánh giáHQKT Từ đó đến nay, khái niệm này đã và đang được quan tâm nghiên cứu và
là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trường
Tổng quát về HQKT là so sánh kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra đểđạt được kết quả đó Tuy nhiên khái niệm HQKT của các nhà kinh tế ở nhiềunước và nhiều lĩnh vực có quan điểm nhìn nhận rất khác nhau Ở đây chúng tôichỉ đưa ra một số quan điểm sau:
Theo Carorop: “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạchhóa trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nên kinh tế chung bằng cách sosánh các kết quả của sản xuất đối với chi phí hoặc nguồn dự trữ đã sử dụng” (14) (Nguồn: Va Carorop và cộng sự, năm 1987).
Quan điểm thứ hai: Theo Culicop, HQKT là kết quả của một nền sảnxuất nhất định, tức là đem so sánh hiệu quả với chi phí bỏ ra để đạt được kếtquả đó Ta lấy tổng giá trị sản phẩm chia cho vốn sản xuất ta được hiệu suất
Trang 17vốn; tổng giá trị sản phẩm chia cho vật tư được hiệu suất vật tư … (15) (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, năm 2009).
Quan điểm tiếp theo: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt độngkinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa (16) (Trần Đình Đằn, năm1997).
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạtđộng kinh tế Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế có nghĩa là tăng cườngtrình độ, lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động, đây là đòi hỏikhách quan của một nền sản xuất xã hội do nhu cuộc sống vạt chất của conngười ngày càng tăng Nói một cách biện chứng thì do nhu cầu ngoại cảnh củacông tác quản lý kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù kinh tế
Theo cách biện luận của triết học Mac: Bản chất của hiệu quả kinh tế nềnsản xuất xã hội là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian biểuhiện trình độ sử dụng các nguồn lực xã hội Bằng sức lao động của mình, conngười đã tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho hôm nay và ngày mai qua tích lũy Laođộng được đo lường bằng thời gian và suy đến cùng mọi tiết kiệm là tiết kiệmthời gian Với một mục tiêu nhất định con người phải thực hiện trong nhữngthời gian lao động ít nhất, hay nói cách khác trong số lượng thời gian lao độngnhất định,kết quả đạt được cao nhất.(17) (Nguyễn Viết Thông, năm 2009).
Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế là việc sản xuất ra một lượng củacải vật chất nhiều nhất với lượng chi phí lao động nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng cao của xã hội Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát tử mụcđích sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vềcật chất và tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội
2.1.2 Phân loại hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Phân loại hiệu quả kinh tế theo không gian
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả tính chung cho toàn nền kinh tế
+ Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ: Là hiệu quả kinh tế được tính riêng cho
Trang 18từng vùng, từng tỉnh, từng huyện,
2.1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế theo thời gian
Theo thời gian có thể tính toán hiệu quả kinh tế theo từng giai đoạn, theotừng năm, từng chu kỳ Trong nông nghiệp do đặc điểm của đối tượng sản xuất
là cây trồng vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau nên đôi khihiệu quả kinh tế phải được tính theo niên vụ sản xuất
2.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế theo các yêu tố sản xuất
- Căn cứ vào yếu tố tổ chức quản lý kinh tế theo các cấp, các ngành thìhiệu quả kinh tế được phân thành:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân (tính chung cho toàn bộ nền kinh tế quốcdân)
+ Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ(tính riêng từng vùng, tỉnh, huyện)
+ Hiệu quả kinh tế của xí nghiệp, doanh nghiệp
- Căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương thức tác động vàosản xuất thì hiệu quả kinh tế gồm:
+ Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên như đất đai,…
+ Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc, thiết bị
+ Hiệu quả các biện pháp khoa học quản lý
2.1.3 Nội dung bản chất hiệu quả kinh tế
Sản phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất là kết quả của sự kết hợp nhiềuyếu tố đầu vào với sự mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn của tài nguyên với nhucầu ngày càng tăng của con người, vì vậy cần phải xem xét đến việc kết quả đótạo ra như thế nào và chi phí phải bỏ ra là bao nhiêu Do đó yêu cầu đặt ra chongười quản lý kinh doanh câu hỏi phải làm sao để có được kết quả cao với chi
Trang 19phí đầu tư vào là thấp nhất hay nói cách khác với nguồn lực giới hạn nhất địnhphải đạt được kết quả lớn nhất Khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất khôngchỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công táchoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trườngđang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinhdoanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu mục đích khác nhau nhưng mục đíchcuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận Nhưng làm thế nào để có hiệu quả kinh tế caonhất, là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sảnxuất, nguồn lực nhất định Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích yêu cầu khoahọc kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách… quy luậtkhan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hoá, dịch vụngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được HQKT
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu
tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ của kết quả và hiệu quả sản xuất
- Xác đinh chi phí đầu vào: Tùy góc độ nghiên cứu mà có thể biểu hiệntheo từng chỉ tiêu đó là: chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí lao động,…vấn đề xác định các khoản thu gián tiếp không được tính như cơ sở hạ tầng(giao thông, thông tin) đào tạo, tuyên truyền, khoa học kỹ thuật, chủ trương,đường lối chính sách, các yếu tố tự nhiên tác động tích cực và tiêu cực vào sảnxuất
- Xác định các yếu tố đầu ra: Trước hết là các mục tiêu đạt được của từngdoanh nghiệp tùy cơ sở sản xuất mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu chung củanền kinh tế quốc dân Tùy mục đích xem xét mà kết quả đạt được có thể biểuhiện bằng các chỉ tiêu: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng,thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận (18) ( Nguyễn Thế Mạnh, năm 1995)
Theo cách biện luận của triết học Mac : Bản chất của hiệu quả kinh tế nền sảnxuất xã hội là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian biểu hiện
Trang 20trình độ sử dụng các nguồn lực xã hội Bằng sức lao động của mình, con người
đã tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho hôm nay và ngày mai qua tích lũy Lao độngđược đo lường bằng thời gian và suy đến cùng mọi tiết kiệm là tiết kiệm thờigian Với một mục tiêu nhất định con người phải thực hiện trong những thờigian lao động ít nhất, hay nói cách khác trong số lượng thời gian lao động nhấtđịnh,kết quả đạt được cao nhất.(17) (Nguyễn Viết Thông, năm 2009)
Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế là việc sản xuất ra một lượng củacải vật chất nhiều nhất với lượng chi phí lao động nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng cao của xã hội Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát tử mụcđích sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vềcật chất và tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử trên thế giới
Malaysia là một nước có xuất phát điểm nông nghiệp gần giống với ViệtNam nhưng những năm qua tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh và ổn định Việcthực hiện chính sách nông thôn của Malaysia đạt được nhiều kết quả toàn diện.Malaysia khuyến khích sản xuất các loại cây ăn quả và các loại rau dùng chochế biến đóng lọ như dưa chuột bao tử Các loại cây này được cân nhắc lựachọn trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước Lựa chọn thế mạnh nôngnghiệp qua từng thời kỳ Dưa chuột bao tử được nước này đưa vào một trongmười bốn loại rau chủ lực với diện tích 2.985 ha, và là nước đạt năng suất caonhất các nước Đông Nam Á (23 tấn/ha vào năm 2000) (2) Có được kết quả đó lànhờ vào các chính sách khuyến khích hỗ trợ cùng với sự quan tâm của cán bộđến việc sản xuất của người dân, giúp người dân lựa chọn những giống chonăng suất cao, chất lượng tốt Phát triển cây dưa chuột bao tử cũng là mục tiêucủa chính phủ Malaysia nhằm đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến vàtăng kim ngạch xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới
Trang 212.2.2 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử ở Việt Nam
Cùng với một số cây trồng mới như ngô bao tử thì dưa chuột bao tử cũng
là loại cây trồng đang được rất nhiều địa phương quan tâm để phát triển sảnxuất nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho gia đình Đây là loại câytrồng mới được phát triển ở nước ta mặc dù trước đó cũng có rất nhiều địaphương trồng dưa chuột nhưng diện tích manh mún và không có thị trường tiêuthụ mà chỉ sản xuất để tiêu dùng cho gia đình hoặc bán nhỏ lẻ tại các chợ nhà
Với kỹ thuật trồng dưa chuột đã có thì ngay sau khi dưa chuột bao tửđược đưa vào đã được người dân ở các địa phương đón nhận rất nhanh Ngaysau khi một số tỉnh ban hành chỉ thị cho một vài địa phương trồng thử thì đãcho năng suất cao, lại có các hợp đồng tiêu thụ của các công ty chế biến đến tậnnơi sản xuất để thu mua thì các địa phương có điều kiện phù hợp đã lần lượtchuyển đổi sang trồng dưa chuột bao tử vụ đông và vụ xuân
Dưa chuột bao tử là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao, dễ tiêu thụ vàcho thu nhập ổn định Đây là loại cây được trồng nhiều ở đồng bằng sôngHồng và diện tich tập trung ở các tỉnh như : Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên,Hải Phòng, Bắc Giang,
Ở Hưng Yên, người dân đã rất vui mừng từ khi chuyển sang sản xuất dưachuột bao tử, nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ vào nó Đã có rất nhiều huyệntriển khai việc phát triển cây dưa chuột bao tử cho các xã của mình để giúpngười dân nâng cao thu nhập Điển hình là xã Tam Đa (Phù Cừ, tỉnh HưngYên) đã trồng được 110 mẫu dưa bao tử, đạt sản lượng gần 1000 tấn, đem lạinguồn thu gần 6 tỷ đồng Nó đã đem lại hiệu quả cao và khá ổn định cho ngườinông dân, hầu hết các hộ trồng dưa bao tử đều có thu nhập từ 10 triệu đồng/sào,nhiều hộ trồng 2- 3 sào thì chỉ tính riêng vụ đông đã cho nguồn thu từ 25- 30triệu đồng (3) Do đó mà tỉnh cũng đã không ngừng chỉ thị các huyện tìm kiếm
3 http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?
co_id=30354&cn_id=363920
Trang 22các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và liên kết với các công ty để cung cấp đầu vàochất lượng cho người dân yên tâm sản xuất
Cùng với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Nam cũng đã lỗ lực để giúp người dântăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống ngoài việc trồng lúa Cây dưa chuộtbao tử cũng được lựa chọn để đưa vào sản xuất cùng với cây lúa Điển hình như
xã Nhân Nghĩa huyện Lý Nhân đã dành hơn 33 ha đất để trồng dưa chuột bao
tử và bán cho các nhà máy chế biến rau quả, liên tiếp những năm gần đây câycho mùa bội thu, năng suất đạt 44 đến 45 tấn/ha/vụ, cho thu nhập lên tới 140đến 150 triệu đồng/ha/vụ, trong đó lãi ròng chiếm gần 80%, hiệu quả kinh tếcao gấp từ 4 đến 5 lần so với trồng lúa(4)
Hay như ở Bắc Giang, cây dưa chuột bao tử đã trở thành loại cây trồnggiảm nghèo cho người dân Xã Hương Sơn (Lạng Giang-Bắc Giang) có hơn 3nghìn hộ dân sinh sống, trong đó hơn 50% là dân tộc ít người Những nămtrước đây, nông dân địa phương chỉ cấy lúa, trồng khoai lang nên đời sống gặpnhiều khó khăn.Vụ xuân năm 2006, Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ nông dânthôn Hương Thân và thôn Càn trồng thử nghiệm 2,7 ha dưa chuột bao tử xuấtkhẩu Do được chăm sóc đúng kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên dưachuột bao tử đạt năng suất bình quân 600 kg/sào Nói về hiệu quả của dưachuột bao tử, sản lượng đạt gần 450 tấn, thu gần 3 tỷ đồng (5) Sau đó thì diệntích trồng dưa chuột bao tử không ngừng tăng lên trong các xã trong các huyện.Trước mắt thì cây dưa chuột bao tử là loại cây trồng mang lại hiệu quảkinh tế khá cao cho người dân Song nhu cầu của thị trường ngày càng cao đặcbiệt khi Việt Nam giờ đây đã hội nhập vào thị trường chung WTO nên yêu cầungoài mẫu mã thì chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu Theo ôngNguyễn Quốc Vọng, là thành viên WTO, nông nghiệp Việt Nam đang đứng
4 TTXVN http://xttmagroviet.gov vn/Site/vi- VN/64/109/20642 Default.aspx
5 http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xaydungnongthonmoi/2009/6/18609.html
Trang 23trước bốn thách thức lớn Đó là xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp antoàn GAP ( Good Agricultural Practices) để cho dưa chuột bao tử sạch, hợp vớicác tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dưlượng kháng sinh, hóa chất ; hai là tập trung sản xuất dưa chuột bao tử có quy
mô lớn ; ba là đảm bảo chất lượng cao và bổ dưỡng ; bốn là giá rẻ để nâng caotính cạnh tranh trên thị trường quốc tế Vì vậy mà thách thức lớn mà người dânsản xuất dưa chuột bao tử cần phải vượt qua đó là sản xuất dưa chuột bao tửsạch, không có dư lượng hóa chất Và một khó khăn nữa đối với cả cán bộ làngười dân là chất lượng và sự bổ dưỡng của sản phẩm Điều này dựa vào giốngdưa và việc lựa chọn trồng giống dưa phù hợp
2.2.3 Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất dưa chuột bao
2.2.3.1 Một số đặc điểm kinh tế của cây dưa chuột bao tử
Dưa chuột bao tử là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, cho năng suất cao,mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác, tận dụng đượcnguồn lao động thất nghiệp, không có việc làm, tạo ra thu nhập để cải thiệncuộc sống, khai thác tối đa sức sản xuất của đất đồng thời có tác dụng cải thiệnđất trồng vì trồng dưa chuột phải sử dụng rất nhiều phân hữu cơ Đồng thời đâylại là cây trồng chính trong vụ động mà vụ đông là vụ thường người dân khôngmuốn sản xuất do điều kiện không phù hợp để cấy lúa nhưng lại phù hợp vớicây dưa chuột bao tử Như vậy không những người dân đã khai thác được tối
đa sức sản xuất của đất mà còn tạo ra được việc làm cho bản thân mà khôngcần phải di cư đi nơi khác kiếm việc làm,có được một thu nhập khá cao cho giađình Hơn nữa sản phẩm dưa chuột bao tử được sản xuất ra có thị trường tiêuthụ ổn định Người nông dân không phải lo bán sản phẩm Vì vậy mà giờ đâydưa chuột bao tử đã trở thành cây trồng có vị trí quan trọng trong ngành nôngnghiệp Việt Nam
2.2.3.2 Kỹ thuật sản xuất dưa chuột bao tử
Trang 24Ở nước ta, các vùng trồng dưa chuột chủ yếu tập trung ở Hải Dương, HảiPhòng, Nam Định, Bắc Ninh và một số tỉnh duyên hải miền Trung và ĐôngNam Bộ Đây là nhóm cây á nhiệt, nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng, phát triển(25-300C), quả dưa chuột chứa tới 95% nước cùng với bộ lá rất lớn, nên yêucầu về độ ẩm cho cây rất cao, nhất là thời kỳ ra hoa, tạo quả Đất trồng thíchhợp có thành phần cơ giới nhẹ, độ pH 5,5-6,5.
Tại các tỉnh phía Bắc, dưa chuột có thể trồng 2 vụ trong năm, vụ Xuângieo hạt từ sau tiết lập xuân đến đầu tháng 3, vụ Đông gieo hạt cuối tháng 9,thu hoạch trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12 Các tỉnh phía Nam gieo hạtcuối tháng 4, thu hoạch giữa tháng 6 đến hết tháng 7
Đất trồng dưa chuột bao tử cần làm kỹ vì bộ dễ dưa leo phát triển kém, saukhi cày bừa, tiến hành lên luống ngay để tránh ma, rạch hàng chia luống vớikhoảng cách 1,5m mỗi luống (mặt luống 1,2m, rãnh 3m) cao 0,3m Trồng haihàng trên luống cách nhau khoảng 60cm-70cm, hốc cách hốc 40cm, trồng câycon trong bầu khi cây được 1-2 lá thật Chủ động tưới tiêu vì cây dưa tuy khôngphải là cây trồng nước nhưng lại cần điều kiện đất ẩm và cần tưới thườngxuyên để cây sinh trưởng, phát triển và cho nhiều hoa Lượng phân bón cho 1
ha trồng dưa chuột như sau: Phân chuồng mục 20 tấn, đạm urê 150kg, supe lân200kg, kali sunphat 220kg, nếu đất hơi chua, độ pH dưới 5 cần bón thêm vôibột Toàn bộ phân chuồng, vôi bột và lân cùng với 1/3 số phân đạm và kalidùng bón lót
Chăm sóc: Cây có 4-5 lá thật, lúc ra tua cuốn tiến hành xới vun kết hợpvới bón lót 1/3 số đạm và kali còn lại Khi khô rãnh, đất còn ẩm tiến hành cắmgiàn cho cây Giàn cắm theo hình chữ nhân, mỗi sào cần 1.400-1.500 cây dóc(mỗi hốc bình quân 1,2 cây/ hốc) Dưa chuột thường bị bệnh sương mai và
bệnh phấn trắng, cần liên tục kiểm tra phát hiện bệnh sớm (Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển, 2002, Số 13).
Trang 252.2.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước đó
Nghiên cứu về cây dưa chuột bao tử cũng có khá nhiều nhà nghiên cứutham gia vào vấn đề này Dưa chuột bao tử là loại cây vừa có giá trị dinh dưỡng
bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vừa có giá trị kinh tế đã được cácnhà khoa học nghiên cứu và kiểm chứng Vì vậy mà đây cũng là một loại câyrau được đưa vào danh sách những cây có tiềm năng xuất khẩu của nước ta.Điều tra cho thấy dưa chuột bao tử là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tếcao Do đó mà rất nhiều địa phương lựa chọn và trồng thử nghiệm Để đánh giáhiệu quả của giống cây này nhằm nhân rộng diện tích trồng dưa chuột bao tửtrên nhiều địa phương trên cả nước thì một số tác giả tập trung đánh giá hiệuquả của sản xuất dưa chuột như công trình nghiên cứu của Đào Đức Tô (1998),
“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột xuất khẩu tỉnh Hưng Yên”, luậnvăn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Đây là một nghiêncứu nhằm minh chứng cho tính ưu việt về hiệu quả của việc sản xuất dưa chuột.Song để có hiệu quả kinh tế thì thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là một vấn đềnan giải đối với người sản xuất Nắm bắt được những khó khăn về thị trườngtiêu thụ thì nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2007) “Thực trạng và giảipháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu dưa chuột bao tử ở tỉnh Hà Nam”, luận vănthạc sỹ, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chỉ ra tiềm năng xuất khẩu củaloại cây trồng này Điều này cũng là một điểm thuận lợi cho người sản xuất mởrộng quy mô sản xuất Vốn là một cây trồng ở rất nhiều địa phương nên việcphát triển cây trồng này trên diện rộng cũng cần có thời gian Do đó mà nghiêncứu của Nguyễn Thực Huy (2009) “Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ởhuyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường ĐHNN
Hà Nội nhằm phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở Bắc Giang Song để mởrông diện tích sản xuất cần phải thu hẹp diện tích sản xuất các loại cây trồngkhác nhưng phải cho người dân thấy được hiệu quả kinh tế của cây dưa chuộtbao tử phải cao hơn các loại cây trồng khác Cho nên nghiên cứu của Nguyễn
Trang 26Thị Hoài (2009) “ So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất dưa chuột bao tử với sảnxuất một số sản phẩm cây trồng khác tại xã Bắc Lý – huyện Lý Nhân – tỉnh HàNam”, luận văn tốt nghiệp đại học, trường ĐHNN Hà Nội Nghiên cứu tậptrung vào hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử và hiệu quả sản xuất của môt sốcây trồng khác để so sánh hiệu quả kinh tế của chúng
Trang 27PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý
Lê Hồ là một trong 18 xã của huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), là một xãđồng bằng không có núi, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho việc sản xuất nôngnghiệp Với năm thôn là Phương Thượng, thôn Phương Đàn, An Đông, ĐạiPhú và Đồng Thái Với vị trí địa lý như sau:
+ Phía đông xã giáp xã Đại Cương, Đồng Hóa
+ Phía tây giáp xã Tượng Lĩnh
+ Phía nam giáp xã Tân Sơn
+ Phía bắc giáp xã Nguyễn Úy
Địa hình
Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng
và dải đá trầm tích ở phía tây nên có địa hình đa dạng Phía bắc sông Đáy
là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía nam sông Đáy là vùngđồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét Mà Lê Hồ là một xã nằm ởphía bắc sông Đáy nên có địa hình thấp, đất đai khá màu mỡ phù hợp cho nhiềucây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt đăc biệt là cây dưa chuột bao tử làmột loại cây trồng rất thích hợp với điều kiện đất ẩm, màu mỡ và hơi chua
3.1.1.2 Thời tiết và khí hậu
Lê Hồ nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên mang đặc trưng chungcủa vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Thời tiết trong năm phân bố theo bốn mùa
rõ rệt có một mùa đông lạnh, khô, mùa xuân ẩm, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
Trang 28kéo dài và một mùa thu khô mát Chính vì có một mùa đông và một mùa xuânnên rất thích hợp cho cây dưa chuột bao tử phát triển Hai mùa này thời tiết ônhòa không quá nóng, nhiệt độ thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển củacây dưa.
từ Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ sinh trưởng và phát triển Vì chúng sinh trưởng vàphát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 300C vào ban ngày và 180C - 210C vàoban đêm Vì thế mà dưa chuột bao tử rất thích hợp để trồng vào vụ đông và vụxuân ở xã Lê Hồ
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình trong năm vào khoảng 1600 mm, chủ yếu tập trung
và các tháng từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm hơn 75% lượng mưa cả năm Trong
đó cao nhất là vào tháng 8 lượng mưa khoảng 307,6mm và có năm đã gây ratình trạng ngập úng Trong khi đó thì khoảng tháng 12 lại hầu như không cómưa Chính vì lượng mưa phân bố không đều vào các tháng, các mùa đã gây rakhông ít khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cho các cây trồngcần tưới nhiều như trồng dưa chuột bao tử Vì vậy mà việc bố trí diện tích trồngdưa chuột bao tử ở những cánh đồng thuận nước là một điều rất quan trọng đểtiết kiệm cho người dân trồng dưa một phần chi phí cũng như sức lao động.Song đó chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài đòi hỏi phải xây dựng hệthống thuỷ lợi một cách hợp lý, có hiệu quả, để việc tưới tiêu cho cây trồng
Trang 29được đúng lúc, đủ, kịp thời, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuấtnông nghiệp
Độ ẩm
Vùng có độ ẩm của không khí cao, độ ẩm bình quân năm là 82%, trongnăm độ ẩm dao động trong khoảng từ 60% đến 92%
Số giờ nắng lớn, trung bình vào khoảng 1471 giờ/năm
Về điều kiện gió, gió thổi theo hai mùa rõ rệt: mùa đông với gió mùa đôngbắc mang theo khô hanh và lạnh giá và thỉnh thoảng xuất hiện sương mù đặcbiệt là vào mùa xuân tạo ra điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh trên câytrồng phát triển và gây hại đặc biệt là trên cây dưa chuột bao tử Đến mùa hèxuất hiện gió mùa đông và đông nam mát mẻ, và đem theo những cơn mưa bấtchợt
Các tháng từ tháng 4 đến tháng 6 thỉnh thoảng xuất hiện gió tây khô, nóngbức, khó chịu nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất.
3.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội
3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã
Đất đai là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với người dân Đó chính làcuộc sống, là sinh kế của người dân Vì vậy mà việc phân bổ và sử dụng đất đainhư thế nào là rất cần thiết đối với cuộc sống của người dân Xã Lê Hồ với tổngdiện tích đất tự nhiên là 748,4 ha, địa hình bằng phẳng không có đồi núi và diệntích không thay đổi qua các năm bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
và đất chưa sử dụng Trong đó đất phi nông nghiệp có sự thay đổi qua các năm,đất phi nông nghiệp tăng dần lên Từ bảng số liệu 3.1 dưới đây cho ta thấy:Năm 2007 là 177,15 ha chiếm 23,672 % so với diện tích đất tự nhiên Với diệntích 178,06 ha là của năm 2008 chiếm 23,792 % so với diện tích đất tự nhiên
Và diện tích dất phi nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng đến năm 2009 diện tích là179,09 ha chiếm 23,930 % so với diện tích đất tự nhiên của xã Điều này chothấy diện tích đất phi nông nghiệp của xã có xu hướng tăng dần qua các năm,
Trang 30bình quân mỗi năm tăng 0,122 % Sở dĩ có việc tăng như vậy là do sự tăng dân
số nên diện tích đất ở tăng lên và đặc biệt là do người dân chuyển đổi sản xuất
từ nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh làm cho diện tích đất chuyên dùngtăng Sự phân bổ hợp lý diện tích đất phi nông nghiệp đã thúc đẩy các hoạtđộng kinh doanh của xã phát triển hơn và làm cho đời sống của người dântrong xã ngày được cải thiện
Bên cạnh đó xã vẫn còn một diện tích nhỏ đất chưa sử dụng là 0,94 hachiếm 0,126 % so với diện tích đất tự nhiên và diện tích này vẫn chưa được cảitạo và sử dụng
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp không giảm nhưng do có sự gia tăng vềdân số nên diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một nhân khẩu đang giảmdần qua 3 năm Năm 2007 là 692,78 m2/khẩu, năm 2008 là 689,93 m2/khẩu đếnnăm 2009 còn lại là 680,32 m2/khẩu Tương tự như vậy diện tích đất nông nghiệpbình quân trên một lao động cũng giảm qua 3 năm, năm 2007 là 132 m2, năm
2008 là 130,43 m2, năm 2009 là 128,94 m2, bình quân mỗi năm giảm 0,635 %.Tuy nhiên sự biến động này không lớn
Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một hộ cũng có sự biến độngnhưng không đáng kể, năm 2007 là 0,275 ha/hộ, năm 2008 là 0,278 ha/hộ, năm
2009 là 0,270 ha/hộ
Trang 31Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Lê Hồ
SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 08\07 09\08 BQ
Trang 32Vốn là một xã đồng bằng đất đai màu mỡ được phù sa bồi đắp nên diệntích đất sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu Mặc dù diện tích đất phục vụ sảnxuất nông nghiệp có giảm đi qua các năm song con số vẫn còn quá nhỏ Điều
đó minh chứng cho bản chất thuần nông của người dân trong xã Họ vẫn sốngchủ yếu dựa vào sản phẩm thu được từ sản xuất nông nghiệp Do đó việc phân
bổ đất đai như thế nào để tất cả người dân trong xã đều có thể sử dụng để sảnxuất hiệu quả là điều vô cùng quan trọng Qua bảng 3.2 đã cho ta thấy sự phân
bổ và sử dụng đất nông nghiệp của xã Với diện tích đất nông nghiệp có sự thayđổi qua các năm thì ta thấy Năm 2007 với diện tích sản xuất nông nghiệp570,28 ha chiếm 76,20 % so với diện tích đất tự nhiên của xã Đến năm 2008 thìdiện tích này chỉ còn là 569,40 ha chiếm 76,08 %, sang năm 2009 lại tiếp tục giảmcòn là 568,37 ha chiếm 75,95 %
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu được sử dụngcho cây trồng hàng năm mà cây trồng chính là cây lúa Song diện tích đất lúacũng đang giảm dần qua từng năm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng năng suấtthấp sang những cây trồng có năng suất cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế trong ngành trồng trọt Mặc dù diện tích đất được chuyển đổi vẫn còn rất nhỏsong nó cũng phần nào thể hiện sự thay đổi trong suy nghĩ của người dân Bởi
tư tưởng,tập quán canh tác của người dân thì rất khó thay đổi Họ đã quen vớiviệc trồng lúa và không tin tưởng nếu trồng một loại cây khác Do đó để tạolòng tin, khuyến khích được người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một việclàm rất khó khăn nhưng chính quyền xã Lê Hồ cùng phối hợp với các đoàn thểtrong xã đã làm được điều đó và đã cải thiện được phần nào cuộc sống vật chấtcho người dân
Trang 33Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Lê Hồ
Trang 343.1.2.2 Tình hình dân số lao động của xã
Lê Hồ với địa hình đồng bằng nên sản xuất nông nghiệp vẫn là ngànhnghề sinh sống chủ yếu của người dân Thông qua bảng (3.3) ta thấy: Với tổngnhân khẩu của toàn xã năm 2007 là 8236 khẩu ứng với 2247 hộ, năm 2008 là
8297 nhân khẩu với số hộ là 2270 tăng 23 hộ so với năm 2007 Năm 2009 sốnhân khẩu là 8369 ứng với số hộ là 2296 tăng so với 2008 là 24 hộ Từ đây tathấy số nhân khẩu và số hộ trong toàn xã luôn có sự biến động qua các năm Sựtăng này có nguyên nhân chính là do dân số của xã không ngừng tăng lên.Cùng với sự thay đổi số nhân khẩu và số hộ nói chung trong xã thì số hộ sảnxuất nông nghiệp của xã cũng có sự thay đổi đáng kể Năm 2007 số hộ sản xuấtnông nghiệp là 2072 hộ chiếm 92,21 % sang năm 2008 số hộ sản xuất nôngnghiệp có sự thay đổi So với năm 2007 thì con số này có sự giảm xuống chỉcòn là 2048 hộ chiếm 90,22 % Với chủ trương chung của Đảng và nhà nướcđưa đất nước phát triển theo hướng CNH- HĐH nên xã Lê Hồ đang từng bướchướng người nông dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang một số ngànhnghề khác cho thu nhập cao hơn và chuyển đổi cây trồng vật nuôi nhằm nângcao hiệu quả lao động nên năm 2009 thì số hộ sản xuất nông nghiệp chỉ là 2104
hộ chiếm 91,76 % Chính vì vậy mà số hộ phi nông nghiệp đang có chiềuhướng tăng lên chủ yếu là tham gia vào các ngành công nghiệp, ngành tiểu thủcông nghiệp, thương nghiệp và mở các dịch vụ,… Năm 2009 số hộ CN –TTCN là 63 hộ tăng 4 hộ so với năm 2007 và giảm 33 hộ so với năm 2008 Hộlàm TM|– DV năm 2009 là 126 hộ tăng 10 hộ so với năm 2007 và giảm 16 hộ
so với năm 2008 Sự chuyển đổi này phần lớn là do tác động của sự suy thoáinền kinh tế toàn cầu khiến cho một số doanh nghiệp, xưởng thủ công không cóvốn hoạt động, hàng hóa không tiêu thụ được
Trang 35Bảng 3.3 Tình hình phân bổ và sử dụng lao động ở xã Lê Hồ
Trang 36Tổng số lao động thực tế của xã Lê Hồ cũng biến động không nhiều vìmấy năm gần đây tỷ lệ biến động dân số cũng không cao do nhận thức củangười dân đang dần nâng cao hơn Năm 2007 là 4338 lao động, năm 2008 là
4389 lao động, năm 2009 là 4394 lao động Số lao động thực tế của xã bao gồmlao động trong ngành nông nghiệp, CN – TTCN và TM – DV, năm 2007 laođộng CN – TTCN là 59 lao động chiếm 2.63 % so với tổng số lao động thực tế,năm 2008 là 96 lao động chiếm 4,23 %, năm 2009 là 63 lao động chiếm 2,75
%, như vậy lao động CN – TTCN có xu hướng tăng chậm trong 3 năm Tương
tự như vậy, lao động trong ngành TM – DV cũng có sự thay đổi song nhữngthay đổi đó không lớn nhưng nó lại phản ánh được sự thay đổi trong nhận thứccủa người dân Người nông dân không còn suy nghĩ theo lối mòn trước kia nữa
Họ bắt đầu quan tâm rất nhiều đến hiệu quả sản xuất để lựa chọn hình thức sảnxuất phù hợp nhằm nâng cao hơn thu nhập cho gia đình, cuộc sống đủ đầy hơn,
3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế xã hội,xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo nền tảng cho các ngànhkinh tế khác phát triển Những năm qua, ban lãnh đạo xã cùng với sự quan tâm,
hỗ trợ chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đã rất chú trọng đến việc xây dựng, tu bổ,sửa chữa cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các trạm điện, trường học, trạm
y tế cho địa phương và đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa rất to lớn đối
Trang 37với cuộc sống của người dân xã Lê Hồ: Với một trạm biến áp, 100% số hộtrong xã được dùng điện, xã đã xây dựng xong điểm bưu điện văn hoá xã vớirất nhiều các đầu sách báo phục vụ sản xuất, báo an ninh và rất nhiều sáchtruyện để phục vụ cho bà con trong địa bàn, xây dựng đài truyền thanh xã đểcập nhật những thông tin mới về thời tiết, chính sách, kỹ thuật phòng trừ sâubệnh cho các cây trồng, vật nuôi,…trạm y tế được sửa sang hoàn thiện khangtrang và rộng rãi hơn trước Đặc biệt xã đã giành nhiều sự quan tâm cho sựnghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ tương lai với hai trường mầm non C1, C2khang trang, hai trường tiểu học cùng một trường trung học cơ sở,… Tất cả đềuđược thể hiện rõ trong bảng (3.4).
3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của xã
Sự phát triển kinh tế xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dânluôn là mục tiêu hàng đầu của xã Lê Hồ Chính vì vậy mà chính quyền xã đãkhông ngừng tiếp thu những chính sách, những đổi mới, những chỉ đạo có lợicho người dân, những khoa học kỹ thuật tiến bộ và khuyến khích người dânlàm theo để nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống Và từ một xã thuần nông Lê
Hồ đang từng bước đổi mới mình với những bước đi vững chắc Từ việc thayđổi cơ cấu cây trồng vật nuôi bằng những cây hàng hóa, xuất khẩu mang lại giátrị kinh tế, ổn định thu nhập cho người dân, giảm thiểu tối đa những rủi ro đếnnhững chính sách dồn điền đổi thửa tạo ra những thuận lợi mới cho sản xuất,phát triển mạng lưới giao thông để mở rộng các hoạt động dịch vụ,…Nó đượcthể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch về cơ cấugiá trị sản phẩm giữa các ngành theo hướng sản xuất hàng hoá
Trang 38Bảng 3.4: Cơ sở hạ tầng của xã Lê Hồ năm 2009
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của xã)
Trang 39Bảng 3.5: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Lê hồ
Trang 403.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
- Chúng tôi thu thập tài liệu đã được công bố để tham khảo trên các sáchbáo, tạp chí có liên quan đến đề tài, internet… Các báo cáo tổng kết của cácphòng, ban của xã Lê Hồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sảnxuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa chuột bao tử nói riêng qua cácnăm Từ đó làm cơ sở đề phân tích, đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quátrình sản xuất trong xã và của hộ nông dân về các mặt: Diện tích, năng suất, sảnlượng, các yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra, kết quả sản xuất dưa chuột bao tử
3.2.1.2 Thu thập tài liệu sơ cấp
Để tìm hiểu chi tiết về tình hình sản xuất dưa chuột bao tử tôi tiến hànhchọn hộ điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tổng số hộ sản xuấtnông nghiệp toàn xã năm 2009 là 2104 hộ trong đó có khoảng 280 hộ trồng dưachuột bao tử, tôi tiến hành điều tra 60 hộ trong toàn xã
Trong đề tài này tôi chọn ngẫu nhiên 60 hộ để điều tra theo tiêu thức mức
độ kinh tế của hộ, chúng tôi chia 60 hộ này ra thành nhóm hộ có mức kinh tếnghèo, nhóm hộ có mức kinh tế trung bình và nhóm hộ có mức kinh tế khá đểtiến hành điều tra nghiên cứu
Các chỉ tiêu điều tra như: Các chỉ tiêu về chi phí vật chất, chi phí lao động,năng suất cây trồng, ngoài ra các biểu mẫu điều tra còn bao gồm các chỉ tiêuphản ánh đặc điểm cơ bản của hộ gia đình (số nhân khầu, số lao động, tuổi,trình độ học vấn của chủ hộ, điều kiện vật chất, diện tích canh tác,…)
- Điều tra hộ : Trong xã Lê Hồ chọn ra 60 hộ có trồng dưa chuột bao tứ
Từ kết quả điều tra đó để tổng quát hóa cho tình hình sản xuất dưa chuột bao tửcho xã
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ xã để tìm ra những khó khăn chung của xãtrong quá trình sản xuất dưa chuột bao tử