1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

95 556 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 0,99 MB
File đính kèm Thực trạng tiêu thụ rau an toàn.rar (125 KB)

Nội dung

Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về tiêu thụ RAT, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tiêu thụ tốt hơn lượng RAT sản xuất trên địa bàn huyện Đông Anh. Mục tiêu cụ thể: Khái quát hoá lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm nói chung và tiêu thụ RAT nói riêng. Đánh giá thực trạng tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Đông Anh. Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Đông Anh, góp phần giảm bớt sự mất cân bằng giữa lượng RAT sản xuất ra và lượng RAT được tiêu thụ theo đúng giá trị của nó.

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Rau xanh là loại thực phẩm rất cần thiết và không thể thay thế đượctrong đời sống hàng ngày của con người trên khắp hành tinh Cây rau cungcấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể con người nhưcác loại vitamin, chất khoáng, vi lượng, chất xơ…

Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu về lương thực vàcác thức ăn giàu đạm được bảo đảm thì yêu cầu về sản phẩm rau xanh khôngchỉ đơn giản là đủ về số lượng mà cần yêu cầu cả về chất lượng

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với nông sản, nhất là rauxanh đang được xã hội đặc biệt quan tâm Hơn lúc nào hết nhu cầu được sửdụng RAT của người tiêu dùng lại nhiều như hiện nay, nhu cầu này sẽ ngàycàng tăng, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM Tại Hà Nộinhu cầu RAT khoảng 1.200 tấn/ngày Không những thế người tiêu dùng cònsẵn sàng mua RAT với giá cao gấp 4-5 lần rau thông thường để được dùngRAT

Tuy nhu cầu về RAT ngày càng tăng nhưng có đến gần 74% lượng rausản xuất theo quy trình an toàn phải bán trên thị trường, chỉ có 24% bán trongcác cửa hàng, siêu thị RAT

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp mua rau trôi nổi trên thị trường về,rồi đóng gói gián nhãn mác là RAT rất phổ biến… theo lực lượng liên ngànhthành phố, các cuộc kiểm tra mặt hàng rau sạch gần đây đều phát hiện saiphạm trong quy trình sản xuất, sơ chế và kinh doanh rau an toàn Không chỉcác cơ sở kinh doanh rau an toàn nhỏ lẻ mà nhiều siêu thị, cửa hàng lớn cóthương hiệu lâu năm cũng vi phạm: tại quầy bán rau an toàn của siêu thịIntimex (131 Hào Nam, quận Đống Đa) nhiều sản phẩm rau, củ như cải xanh,cải ngọt, đậu cô ve, rau muống, bắp cải, cà chua, ớt, cải thảo, khoai sọ gắnmác “rau hữu cơ”, không có tem chứng nhận chất lượng Hay tại cửa hàng

Trang 2

Tiện Lợi (17 T9 khu Trung Hòa - Nhân Chính, quận Cầu Giấy), quầy kinhdoanh rau treo biển rau an toàn nhưng bày bán rau không rõ nguồn gốc, xuất

xứ Hơn 60 mặt hàng rau trên quầy thời điểm kiểm tra không bảo đảm cácquy định về bao bì, nhãn mác và niêm phong

Và chính kiểu kinh doanh nhập nhằng, chạy theo lợi nhuận của một sốcửa hàng nêu trên đã làm mất niềm tin nơi người tiêu dùng, tạo cho họ mộttâm lý nghi ngờ và hoang mang về chất lượng RAT Lâu nay, bởi cái mác

“rau an toàn” trưng bày tại các cửa hàng, siêu thị có giấy phép kinh doanhđàng hoàng đã đánh lừa họ

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có12.000ha đất trồng rau, trong đó có 2.600ha chuyên trồng rau an toàn Đếnnay, chi cục mới cấp 42 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàncho các hộ, hợp tác xã sản xuất rau an toàn trên tổng diện tích hơn 260ha.Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương Hà Nội) cũng cho biết hiện có

141 đơn vị được cấp giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn trên địa bàn HàNội Tuy nhiên, số này chủ yếu là gia hạn, còn các đơn vị được cấp phép mớikhông đáng kể

Để “siết chặt” công tác quản lý rau an toàn, mới đây, UBND TP HàNội đã ban hành Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND quy định quản lý vàkinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Đây có thể coi là “cây gậy” pháp lý

để chi cục BVTV kiểm tra việc sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT ở các địaphương Tuy nhiên, từ khi có quyết định đến nay, chi cục mới chỉ mời đượccác cơ sở đủ điều kiện sản xuất và sơ chế RAT lên tại chi cục để triển khai vàhướng dẫn thực hiện, còn các cơ sở kinh doanh không thuộc chức năng, thẩmquyền trên thì chi cục… chưa phổ biến được Chính “điểm yếu” của các cơquan quản lý này đã khiến người tiêu dùng vẫn phải “tiền mất, tật mang” vàkhông biết đến bao giờ, người tiêu dùng mới được sử dụng RAT thực sự “antoàn” như tên gọi của nó

Trang 3

Đông Anh với hơn 327500 người (theo số liệu thống kê tính đến30/12/2008) là một huyện ngoại thành lớn của Hà Nội Huyện đã tham giavào chương trình trồng RAT từ rất sớm và thu được một số kết quả nhất định,bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩmRAT.

Để rau an toàn thực sự có chỗ đứng trên thị trường và trong lòng ngườitiêu dùng không chỉ khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản mà cả khâu tiêu thụ cầnđược chú trọng hơn nữa Đồng thời để trả lời cho một số câu hỏi như hoạtđộng tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện diễn ra như thế nào? Làm sao để tiêuthụ mạnh hơn nữa lượng RAT sản xuất ra… từ đó chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

* Mục tiêu chung:

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn vềtiêu thụ RAT, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tiêu thụ tốt hơn lượngRAT sản xuất trên địa bàn huyện Đông Anh

* Mục tiêu cụ thể:

- Khái quát hoá lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm nói chung vàtiêu thụ RAT nói riêng

- Đánh giá thực trạng tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Đông Anh

- Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ RAT trên địa bànhuyện Đông Anh, góp phần giảm bớt sự mất cân bằng giữa lượng RAT sảnxuất ra và lượng RAT được tiêu thụ theo đúng giá trị của nó

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu các đối tượng tham gia mạng lưới tiêu thụ RAT trên địa

bàn huyện

Trang 4

- Nghiên cứu khả năng tiêu thụ RAT trên địa bàn, cụ thể: các hình thức

cung ứng sản phẩm RAT, khả năng đáp ứng nhu cầu RAT cho người tiêudùng về số lượng và chất lượng sản phẩm, hệ thống thị trường, các kênh tiêuthụ, quan hệ kinh tế giữa các thành viên tham gia trong kênh

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ RAT tại Đông Anh

từ năm 2007 đến năm 2009 và điều tra trực tiếp năm 2010

- Phạm vi không gian: địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

2 Cơ sở lí luận và thực tiễn về tiêu thụ rau an toàn

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức Nông lương và lươngthực của Liên Hiệp Quốc (FAO) [12] thì RAT phải bảo đảm các yêu cầusau:

- Rau bảo đảm phẩm cấp, chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo

và không ủ bằng chất hoá học độc hại

- Dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat và kim loại nặng dướimức cho phép

- Rau không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây hại cho người vàgia súc

Theo Trần Khắc Thi (1996) [7], sản phẩm rau được xem là an toànkhi đáp ứng được các yếu tố sau:

Trang 5

- An toàn, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch không có bụi bẩn tạpchất, thu đúng độ chin (khi có chất lượng cao nhất) không có triệu chứngsâu bệnh, có bao bì vệ sinh hấp dẫn.

- An toàn về chất lượng: khi các loại rau có chứa dư lượng thuốcBVTV, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng và dư lượng sinh vật gâyhại không quá ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới

Tác giả Tô Kim Oanh [6] cho rằng: RAT là rau không bị dập nát,hưhỏng, không có đất bụi bao quanh, không chứa các sản phẩm hóa học độchại, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũngnhư các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo các tiêu chuẩn RAT vàđược trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kim loại nặng, canh tác theonhững quy trình tổng hợp, hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ và thuốcbảo vệ thực vật ở mức tối thiểu cho phép

Phạm trù sản phẩm an toàn nói chung và RAT nói riêng hiện đangtồn tại hai xu hướng trong giới chuyên môn đó là an toàn tương đối và antoàn tuyệt đối

- An toàn tương đối là rau đáp ứng các tiêu chuẩn về dư lượngthuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng và lượng vi sinhvật gây hại theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới

- RAT tuyệt đối ngoài các tiêu chuẩn trên còn không dùng thuốc trừsâu và thuốc hoá học khác trong canh tác

Từ một số dẫn liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng khái niệm RATphải bảo đảm cả về chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng, đó là sảnphẩm rau cần phải tươi sạch, hấp dẫn và dư lượng các yếu tố gây độc hạicho người sử dụng ở ngưỡng cho phép của quốc tế và Việt Nam

2.1.1.3 Tiêu chuẩn rau an toàn của thế giới và Việt Nam

Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trêncác sản phẩm rau như hàm lượng nitrat, kim loại nặng, hoá chất BVTV, vi

Trang 6

sinh vật… có thể gây độc hại tới sức khoẻ người sử dụng tuỳ thuộc vào

mức độ ô nhiễm Do đó, sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng

được các thông số kỹ thuật cho phép của các cơ quan giám định chất

lượng và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp Theo tổ chức

Y tế thế giới, dư lượng cho phép trong sản phẩm rau đối với các yếu tố ô

nhiễm như sau:

Bảng 2.1 Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau

(Theo qui định của WHO)

ĐVT: mg/kg sản phẩm

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về RAT được các nhà nghiên cứu khoa

học quan tâm từ đầu những năm 1990 và tới năm 1996, tiêu chuẩn tạm thời về

RAT đã được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành Các tiêu

Trang 7

chuẩn này dựa trên qui định của WHO, được đưa vào áp dụng trong việc quản

lý sản xuất và lưu thông tại Việt Nam

2.1.2 Tiêu thụ rau an toàn

2.1.2.1 Đặc điểm tiêu thụ rau an toàn

RAT trước hết là sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp bởi vậytrong quá trình lưu thông ra thị trường nó cũng mang những đặc điểm của sảnphẩm nông nghiệp: sản phẩm vừa tiêu dùng tại chỗ vừa trao đổi trên thịtrường; cung về nông sản hàng hoá và cầu về đầu vào có tính thời vụ cao…Ngoài ra, tiêu thụ RAT còn mang một số đặc điểm riêng sau:

- Sản xuất rau là ngành sản xuất hàng hoá Hầu hết các sản phẩm saukhi thu hoạch đều đưa ra thị trường, do vậy thị trường là nhân tố quyết địnhcho sự tồn tại và phát triển của ngành Đặc biệt đối với RAT thị trường tiêuthụ rất nghiêm ngặt, nó đặt ra tiêu chuẩn cho người sản xuất những sản phẩm

đủ tiêu chuẩn qui định mới tồn tại trong thị trường Mặt khác do việc RATchưa có thương hiệu, kiểm tra chất lượng chưa nghiêm ngặt đã phần nào mấtniềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm RAT Người tiêu dùng nghingờ không biết thực sự là rau bảo đảm tiêu chuẩn RAT hay không?

- RAT là loại cây trồng rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện thờitiết khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng Và do sản xuất theo những tiêuchuẩn cho trước nên sản xuất RAT phải tuân thủ những qui định nghiêm ngặtcủa kĩ thuật, đòi hỏi mức độ đầu tư vật chất, lao động cao hơn sản xuất raubình thường, trong khi đó năng suất và sản lượng thấp hơn Đây là nguyênnhân chính dẫn đến giá bán loại rau này thường cao hơn nhiều so với sảnphẩm cùng loại sản xuất trong điều kiện bình thường, nhất là trong giai đoạn

đầu Điều này hạn chế đến sức mua, sức cạnh tranh của nó trên thị trường

- RAT là loại thực phẩm tươi, dễ héo úa và dập nát, do đó trong quátrình vận chuyển, tiêu thụ thường có sự hao hụt và giảm phẩm chất, mẫu mã

2.1.2.2 Các kênh tiêu thụ rau an toàn trên thị trường

Trang 8

Chuỗi ngành hàng RAT hiện nay trên thị trường chủ yếu đi theo cáckênh tiêu thụ như sơ đồ 2.1.

Trang 9

Người

sản

xuất

Người bán sỷ

Người thu gom

Hợp tác

Người bán lẻ

Hợp tác

Người bán lẻ

Người bán buôn

Cửa hang, siêu thị

Nhà hàng, khách sạn

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

(1) 6%

(2) 45%

(3) 30%

(4) 15%

(5) 3%

(6) 1%

Sơ đồ 2.1 Các kênh phân phối RAT trên thị trường

Người bán buôn

Cửa hàng, siêu thị

Trang 10

(Nguồn: BC Giải pháp phát triển nghề trồng RAT ở TP Hà

Nội)

2.1.2.3 Các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ rau an toàn

Qua điều tra của chúng tôi, hệ thống kênh tiêu thụ RAT của Hà Nộinhìn chung bao gồm các tác nhân sau:

1, Tác nhân người sản xuất: hộ nông dân

Tác nhân người sản xuất đóng vai trò quan trọng đứng đầu trong kênh,nếu không có người sản xuất RAT thì sẽ không tồn tại sản phẩm RAT trên thịtrường và sẽ không có dòng lưu chuyển sản phẩm này đến tay người tiêudùng

2, Tác nhân trung gian: thường đứng liền sau tác nhân người sản xuất,gồm trung gian bán buôn và trung gian bán lẻ

- Trung gian bán buôn: gồm có hai đối tượng chính

+ Những người thu gom là những cá nhân hay tập thể (HTX) thu muaRAT tại ruộng hoặc tại nhà của người sản xuất Những người này thường làngười địa phương Người thu gom RAT thường ít có quyết định đối với giá cảsản phẩm đầu ra bởi nó phần lớn do người bán buôn ấn định

+ Người buôn rau đường dài: ở đây chúng tôi đề cập đến chủ yếu lànhững người ở nơi khác đến vùng trồng RAT mua buôn RAT ở chợ đầu mối,sau đó bán lại cho những người bán lẻ hoặc người tiêu dùng tập thể có nhucầu trong nội thành và một số tỉnh khác Người bán buôn có chức năng đầy đủnhư một nhà phân phối và ít có khả năng tiếp cận với người tiêu dùng Ngườibán buôn thường có quy mô kinh doanh lớn, đòi hỏi số lượng vốn nhiều,phương tiện kinh doanh đầy đủ nên có khả năng chi phối thị trường

- Trung gian bán lẻ: các cửa hàng, quầy hàng, siêu thị

Là người trực tiếp chuyển giao sản phẩm RAT đến người tiêu dùng.Người bán lẻ thường có quy mô kinh doanh nhỏ, vốn ít, hình thwucs bán hàng

Trang 11

phong phú, chịu sự chi phối của người bán buôn Họ rất nhanh nhạy nắm bắtnhu cầu của người tiêu dùng, phản ứng linh hoạt với thị trường.

3, Tác nhân người tiêu dùng:

Đây là tác nhân đứng cuối cùng trong kênh tiêu thụ, kết thúc kênh tiêuthụ; gồm có người tiêu dùng cá nhân (hộ gia đình) và người tiêu dùng tập thể(nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể)

2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ rau an toàn

- Dân số: sản phẩm RAT cũng giống như các hàng hóa tiêu dùng khác,qui mô dân số càng lớn thì qui mô thị trường càng lớn, điều đó có nghĩa là sứcmua của thị trường càng nhiều Đây là một ưu thế của các đô thị đông dân cưnói chung và Hà Nội nói riêng

- Giá cả RAT: RAT sản xuất theo qui trình nghiêm ngặt, chi phí vậtchất và công lao động cao hơn và năng suất thấp hơn so với phương thức canhtác truyền thống, bởi vậy giá cả cũng cao hơn, thời vụ cung cấp sản phẩmchưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, do vậy giá cả thường không ổn định trongthời gian dài Mặt khác, lại chịu tác động rất lớn của mùa vụ rau thường

- Cơ cấu chủng loại rau và mức độ rải vụ: RAT cũng giống như nhữngsản phẩm trồng trọt khác, có tính mùa vụ Khi chính vụ giá rau giảm một phần

do lúc này cung lớn, còn rau trái vụ thì giá cả cao hơn

- Thu nhập của người tiêu dùng: ảnh hưởng tới tiêu dùng nói chung vàđặc biệt với tiêu dùng RAT thể hiện khá rõ RAT có chi phí đầu tư cao hơnrau thường nhưng năng suất lại thấp hơn, dẫn tới giá thành cao hơn Kết hợpvới quá trình lưu thông phân phối yêu cầu phải đáp ứng nhất định về điều kiện

cơ sở vật chất do vậy giá bán tới người tiêu dùng thường khá cao, điều này cóảnh hưởng không nhỏ tới lượng tiêu thụ RAT

- Chất lượng sản phẩm: thể hiện ở giá trị dinh dưỡng, hương vị, độ tươi,

vệ sinh an toàn thực phẩm và hình thức bề ngoài Chất lượng sản phẩm là yếu

tố quan trọng quyết định tới sức mua của người tiêu dùng Tuy nhiên, việc

Trang 12

đánh giá chất lượng sản phẩm nói chung và RAT nói riêng hiện nay còn gặpnhiều khó khăn

- Công tác Marketing: để tiêu thụ được sản phẩm RAT, một số cơ sởsản xuất và tiêu thụ của Nhà nước và HTX tiêu thụ đã tìm kiếm thị trường,giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của họ Tuy nhiên, thực tế lượng RAT tiêuthụ đúng nghĩa với tên của nó còn hạn chế Khả năng tiếp thị của người nôngdân bị hạn chế do họ thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu phương tiện và thiếuvốn để thực hiện Họ thực sự chỉ biết sản xuất RAT và khả năng sản xuất của

họ còn được phát huy khi sản phẩm RAT có thị trường rộng lớn Hiện naykhâu tiêu thụ, họ trông chờ vào các tổ chức kinh tế Nhà nước hoặc nếu không

họ chỉ biết bán như rau thường tại các chợ truyền thống

- Ảnh hưởng của chủ trương, chính sách: trên góc độ vĩ mô, Nhà nướccũng như các cơ quan nghiên cứu đã ban hành các chủ trương, chính sáchkhuyến khích phát triển nông nghiệp bền bững Việc triển khai sản xuất RAT

là một trong những việc làm đi theo định hướng mới hiện nay Trên địa bànthành phố Hà Nội, UBND, các Sở, Ban ngành đã thành lập Ban tổ chức quản

lý sản xuất và tiêu thụ thực phẩm an toàn, trong đó sản phẩm RAT rất đượcchú trọng Tính đến thời điểm hiện nay đã có nhiều chủ trương, công việc cụthể giao cho các Sở như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế.Đây là một yếu tố thuận lợi cho các đơn vị triển khai sản xuất và tiêu thụRAT Tuy nhiên, bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách bằng vănbản, việc tiêu thụ RAT rất cần có sự kiểm tra, giám sát chất lượng của các cấp

có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, đồng thời nângcao lòng tin của người tiêu dùng

- Trang bị cơ sở vật chất: RAT đòi hỏi qui định nghiêm ngặt về chấtlượng nên việc đầu tư cơ sở vật chất cho tất cả các khâu từ sản xuất tới lưuthông, phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng, nếu không được đáp ứng thì

có thể rau sản xuất ra không bảo đảm các chỉ tiêu của RAT Nếu một khâu

Trang 13

trong quá trình sản xuất - tiêu thụ không bảo đảm sẽ ảnh hưởng đến chấtlượng của cả ngành hàng Ví dụ trong quá trình vận chuyển hoặc bày bán tạicác quầy hàng, cửa hàng không đủ điều kiện kinh doanh RAT sẽ ảnh hưởngđến chất lượng vệ sinh, trước hết về hình thức có thể dập, úa sẽ không hấp dẫnngười tiêu dùng

- Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng do thói quen tiêu thụ của người tiêudùng, hiểu biết của người tiêu dùng về RAT…

Sơ đồ 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ RAT 2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên thế giới

Tùy theo phong tục tập quán của từng nước mà rau được sử dụng theocác phương thức khác nhau Ở các nước đang phát triển, rau thường được nấuchín và ăn như các món ăn thêm hoặc ăn lẫn với thịt, cá hay thức ăn khác Tạicác nước phát triển, nhu cầu rau tươi rất cao Riêng đối với một số nước có

Tiêu thụ RAT

Chất lượng RAT

Giá cả RAT

Cơ cấu, chủng loại RAT

Công tác

Marketing

Dân số

Trang 14

mùa đông kéo dài thường phải dùng cả rau đông lạnh nhưng sở thích của họvẫn là rau tươi Một số loại rau có thể được để đông lạnh như đậu các loại…Đối với một số nước châu Phi lại có kiểu sử dụng rau khác so với tình hình sửdụng chung Ví dụ như trồng sắn, ngoài việc ăn củ, họ còn dùng cả lá.

Mức tiêu thụ rau khác nhau tùy theo mỗi quốc gia và thường phụ thuộcvào mức thu nhập, tuy nhiên có một số nước còn phụ thuộc vào tập quán ănuống của người dân ở đó

* EU

Theo Euromonitor (2004), tổng mức tiêu thụ rau (bao gồm cả khoai tây)

ở thị trường EU đạt khoảng 29 triệu tấn, trong đó tiêu thụ khoai tây chiếm trên50% tổng lượng rau tiêu thụ và cà chua chiếm khoảng 10% Đức là thị trườngtiêu thụ rau tươi lớn nhất EU với lượng tiêu thụ khoảng 5,6 triệu tấn, tiếp theo

là Anh, Italia và Hà Lan

Với thị hiếu ưa dùng những sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, Anh có thịtrường rau quả chế biến lớn nhất EU, chiếm 20% tổng giá trị của toàn EU, vàđứng thứ 3 EU về sản lượng tiêu thụ với 16%, chỉ sau Đức (21%) và Italia(17%) Năm 2006, tiêu thụ hoa quả chế biến của Anh có sản lượng 4,7 triệutấn, đạt giá trị 6 tỷ Euro

Italia là nước tiêu thụ rau quả chế biến và bảo quản lớn thứ batrongEU Từ năm 2001 - 2005, trị giá tiêu thụ rau quả chế biến và bảo quảncủa nước này tăng 4% Tiêu thụ rau quả chế biến và bảo quản bình quân đạt84kg/người, cao hơn mức bình quân của EU (62kg/người)

Kinh doanh rau quả tươi tại thị trường châu Âu chủ yếu là do mạng lướicác siêu thị đảm nhận, ngoại trừ Italia, các nhà nhập khẩu thường là các trunggian phân phối Trong tất cả các trường hợp nhà nhập khẩu thường có mốiquan hệ làm ăn lâu dài với các nhà cung cấp về chất lượng, kích cỡ và bao bìsản phẩm

Trang 15

Tại châu Âu, phương thức bán buôn trực tiếp giữa nhà sản xuất / nhàxuất khẩu và mạng lưới bán lẻ rộng khắp đã phần nào thu hẹp dần vai trò củanhà nhập khẩu Các hình thức chủ yếu của mạng lưới bán lẻ rau quả bao gồm:Các cửa hàng chuyên bán rau quả; Siêu thị hay cửa hàng bán tự động; chợngoài trời; nhà sản xuất/nông dân Các kênh buôn bán truyền thống như chợ,cửa hàng, rau quả vẫn có một vai trò quan trọng tại hầu hết các thị trường kinhdoanh rau quả.

* Thái Lan

Là một đất nước trồng rau nhiệt đới và ôn đới nên chủng loại rau củaThái Lan rất phong phú Hiện nay có khoảng trên 100 loại rau được trồng ởnước này, trong đó có 45 loại được trồng phổ biến

Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53 kg/người/năm với cáckênh tiêu thụ rau chủ yếu trên thị trường là:

Loại kênh thứ nhất: Người sản xuất Nhóm nông dân tự thành lập Người bán buôn (tại Băng Cốc)/người chế biến/người xuất khẩu - Người bánbuôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng

-Loại kênh thứ hai: Người sản xuất - Người thu gom trên địa bàn trồngrau - thị trường bán buôn trung tâm - người bán buôn tại Băng Cốc - Ngườibán lẻ - Người tiêu dùng

2.2.2 Tình hình tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam

2.2.2.1 Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Trong giai đoạn vừa qua, Đảng và Nhà nước cũng như các cơ quanchức năng có sự quan tâm đặc biệt đến việc sản xuất và tiêu thụ RAT Ở đâychúng tôi đưa ra một số chủ trương và chính sách sau:

1, Chỉ thị số 08/1999/CT - TTg ra ngày 15/04/1999 của Thủ tướngChính phủ về việc tăng cường bảo đảm chất lượng ATVSTP

Trang 16

2, Nghị định số 163/2004/NĐ - CP ngày 07/09/2004 quy định chi tiếtthi hành một số điều của pháp lệnh ATVSTP.

3, Quy định tạm thời về sản xuất và tiêu thụ RAT (Ban hành kèm theoQuyết định số 67 - 1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 4 năm 1998)

4, Bộ đã xây dựng đề án phát triển rau, hoa quả đến năm 2010, trong đó

Hà Nội là một trong những địa phương trọng tâm của đề án này

5, Đề án “Lưu thông, tiêu thụ RAT, thực phẩm sạch trên địa bàn thànhphố Hà Nội” Sở Thương mại Hà Nội được UBND TP Hà Nội phê duyệttháng 07/2003

6, Chương trình sản xuất RAT của TP Hà Nội đã được phê duyệt vàchính thức triển khai vào tháng 2 năm 1996

7, Công tác thí điểm cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất RAT, đăng kíthương hiệu có mã vạch của Sở NN và PTNT Hà Nội triển khai từ tháng 7đến hết tháng 12 năm 2004

Ngoài ra, Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg ngày 24/06/2002 củaThủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoáthông qua hợp đồng cũng là một trong những quyết định có tính chất địnhhướng và có giá trị thực tiễn rất lớn thể hiện tính ưu việt khi các đơn vị ápdụng

2.2.2.2 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam

- Thuận lợi và khó khăn, nguyên nhân

Sản lượng sản xuất ra không nhiều so với nhu cầu, qui mô của thịtrường lại rất lớn Nhưng thời gian qua, việc tiêu thụ và phát triển diện tíchRAT vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại Vậy vấn đề nằm ở đâu? Vấn đề thuộc

cả về 2 phía, phía cung RAT và phía cầu RAT

Về phía cung (phía các HTX) gặp một số khó khăn như việc điều phốisản xuất và cung ứng còn yếu, chưa liên kết chặt chẽ, chưa theo sát nhu cầucủa thị trường, do đó sản lượng cung ứng thấp và không đều đặn; tính chủ

Trang 17

động trong việc tìm khách hàng, tạo nhu cầu của thị trường của các HTXchưa cao; chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu và bao bì cho sảnphẩm và vốn kinh doanh còn hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng cung ứng vàgây tâm lý ngần ngại đầu tư cho bao bì, tiếp thị…

Không những khó tiêu thụ, một nguyên nhân khác khiến RAT bán với giá rẻ

là do niềm tin của người tiêu dùng với loại rau gắn mác RAT còn rất hạn chế.Nguyên nhân là do một số cửa hàng vì lợi nhuận đã trà trộn rau thường thànhrau sạch

Còn về phía cầu, có thể thấy những khó khăn chính như lòng tinngười tiêu dùng đối với rau an toàn chưa cao, nhận thức cũng như độ sẵn lòngchi trả của người tiêu dùng đối với rau an toàn còn hạn chế Bên cạnh đó, hệthống phân phối và các cửa hàng bán rau an toàn chưa nhiều, chưa tiện dụng

để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng…

Ngoài ra, sự biến động của giá cả vật tư đầu vào, trong khi giá bán lại tương đối ổn định, chưa có sự chênh lệch giữa rau an toàn và rau sản xuất theo cách thông thường, cộng với sự cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa nói chung cũng như trong các hệ thống phân phối hiện đại, đã gây ra những bất ổn trong việc thúc đẩy phát triển rau an toàn thời gian qua

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, hiện mới chỉ có 26% sản lượng RAT được bán trong các siêu thị, trung tâm thương mại hoặc bán trong hệ thống cửa hàng của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), còn lại một lượng rất lớn phải bán trôi nổi trên thị trường tự do với giá như rau thường Đáng nói là chi phí để sản xuất RAT cao gấp 2 – 3 lần so với trồng rau bình thường, vì vậy nhiều hộ nông dân đang “nản” với mô hình trồng RAT

Trang 18

Bên cạnh nhiều trở ngại nói trên, vấn đề tiêu thụ RAT thời gian quacũng có một số thuận lợi nhất đinh: được Nhà nước và các ban ngành liênquan rất chú trọng Đến nay đã có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đếntiêu thụ RAT được ban hành nhằm tháo dỡ các bất cập trong tiêu thụ RAT vàđẩy mạnh lượng RAT tiêu thụ, đúng theo giá trị của nó Năm 1997, việc sảnxuất RAT đã manh nha hình thành tại Hà Nội Và đến năm 2009, thành phố

đã phê duyệt đề án Sản xuất tiêu thụ RAT 2009 - 2015 với số tiền đầu tư lêntới 7.463 tỷ đồng Đây là một trong những đề án có kinh phí đầu tư lớn nhấtcủa ngành nông nghiệp Thủ đô Nhưng liệu với sự đầu tư trên có giúp cácvùng rau Hà Nội từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó kiểm soát về chất lượngthành các vùng RAT như kỳ vọng không?

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, phát triển thị trường RAT gặp nhữngkhó khăn gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Nguyên nhân cơ bản hạnchế phát triển thị trường RAT hiện nay là hiệu quả kinh tế thấp và không ổnđịnh của ngành trồng RAT do thiếu các biện pháp tổ chức và quản lý phù hợpđối với hệ thống phân phối và tiêu thụ RAT

Nhìn chung, mạng lưới phân phối và tiêu thụ rau thường đã được hìnhthành và phát triển trong giai đoạn lâu dài và về cơ bản thích hợp với điềukiện kinh tế - xã hội và tập quán sản xuất, tiêu dùng của nước ta Tuy nhiên,

từ khi ngành sản xuất RAT hình thành, khối RAT được hòa nhập vào khối rauthường, qua các kênh phân phối đến tay người tiêu dùng Sản xuất RAT đòihỏi chi phí cao hơn nên phải bán được giá cao hơn mới đủ bù đắp chi phí và

có lãi Một bộ phận đáng kể người tiêu dùng (có thu nhập trung bình trở lên)sẵn sàng trả giá cao hợp lý nếu họ có đủ cơ sở tin tưởng rằng rau họ mua làRAT thực sự Trong thực tế, một khối lượng nhất định RAT tiêu thụ qua quan

hệ mua bán trực tiếp giữa người trồng rau với các nhà máy chế biến, siêu thị,cửa hàng rau quả, các khách sạn và các hộ gia đình Do có sự bảo đảm và tin

Trang 19

cậy lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng, bộ phận RAT tiêu thụtheo kênh này thu được giá cao cần thiết Tuy nhiên một phần đáng kể RATcòn lại phải tiêu thụ theo các kênh như rau thường

Vấn đề mấu chốt dẫn đến hiệu quả thấp của ngành trồng RAT là tới nayvẫn chưa có phương thức phân định giữa rau an toàn và rau thường trên thị trường Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phân định và quản lý chất lượng rau gặp nhiều khó khăn và gần như không khả thi trong thực tế Rau quả là mặt hàng thực phẩm tươi sống rất nhanh hư hỏng, được kinh doanh vớikhối lượng lớn và trên địa bàn rải rộng với nhiều người tham gia kinh doanh Đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan không bảo đảm độ tin cậy Xác định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các phương pháp phòngthí nghiệm đòi hỏi thời gian dài (2 - 3 ngày) và chi phí quá lớn (1,5 - 3 triệu đồng/mẫu), không phù hợp với tính chất mặt hàng

- Kết quả

Tuy mặt thuận lợi còn ít hơn mặt khó khăn nhưng tiêu thụ RAT thời gian qua vẫn đạt được một số kết quả: nhận thức về vấn đề sản xuất và tiêu thụ RAT trên góc độ bảo vệ sức khỏe và chống ô nhiễm môi trường đã tăng lên đáng kể nhờ hoạt động truyền bá tích cực của nhà khoa học cũng như của

dư luận xã hội Nhờ sự quan tâm mạnh mẽ của các cấp chính quyền, các cấp chuyên môn, các tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, sự hưởng ứng của người nông dân, ngành hàng sản xuất RAT đã hình thành và bước đầu phát triển

Trong thời gian qua việc tiêu thụ RAT tuy đã có bước tiến đáng kể nhưng chưa xứng với tiềm năng hiện có Rau xanh và rau an toàn là loại hàng hóa khó bảo quản và phần lớn phải tiêu thụ hết trong ngày Số lượng các đơn

vị sản xuất có cơ sở chế biến, đóng gói còn hạn chế Tại những cơ sở chế biến

Trang 20

đóng gói thì lượng sơ chế, đóng gói chưa đáp ứng được nhu cầu của thị

trường do quy mô đầu tư cho xưởng, cơ sở chưa nhiều…

Phần lớn sản lượng rau sản xuất ra được tiêu thụ thông qua các tổ chứckinh tế của Nhà nước do khả năng tự tiếp thị của người dân còn hạn chế dùhiện đã có một số hộ thực hiện tốt công tác marketing Từ năm 2002 - 2009,thành phố Hà Nội đã tổ chức 5 phiên chợ RAT, các quận huyện đã chủ động

tổ chức nhiều phiên chợ RAT trên địa bàn Các phiên chợ không chỉ là nơigiới thiệu và bán sản phẩm RAT đến tận tay người tiêu dùng mà còn là nơigặp gỡ, tạo mối liên kết giữa người sản xuất, người tiêu dùng, các nhà khoahọc và nhà quản lý

Cho đến nay, sản xuất RAT đã được triển khai ở nhiều địa phương trên

cả nước, đặc biệt ở vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận với các thành phốlớn So với tổng diện tích và sản lượng rau hằng năm nói chung, RAT hiệnnay chiếm chưa tới 10% Nhu cầu đối với RAT và khă năng sản xuất RAT làrất lớn Nói đúng hơn, về lâu dài trên thị trường chỉ được phép cung ứng vàtiêu thụ RAT, tất cả diện tích trồng rau cần phải chuyển sang sản xuất RAT.Dưới đây là một số thông tin về sản xuất và tiêu thụ RAT của một số địaphương trong thời gian qua:

Ở Hà Nội: từ 1996 - 2001 các dự án sản xuất, kinh doanh RAT đã được

thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, kết quả thể hiện thông qua một

số số liệu sau:

Tuy nhiên chương trình RAT từ sản xuất đến tiêu thụ ở Hà Nội cònnhiều tồn tại lớn đó là áp dụng quy trình sản xuất chưa nghiêm túc Đặc biệtchưa thiết lập được hệ thống kiểm tra chất lượng, kiểm soát quá trình sảnxuất, sơ chế, đóng gói… lượng RAT được tiêu thụ tại các điểm bán rau códấu hiệu RAT còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: diện tích RAT tập trung ở các huyện Củ

Chi, Hóc Môn, Bình Chánh Hiện nay, việc sản xuất RAT ở thành phố Hồ Chí

Trang 21

Minh đã đi vào nề nếp, có tổ chức giao sản phẩm rau trực tiếp đến một số cửahàng RAT Việc tổ chức tiêu thụ RAT dưới nhiều hình thức khác nhau: dạng

mô hình chuyên kinh doanh RAT như một số siêu thị có bán rau; dạng môhình chuyên kinh doanh RAT nhưng nhận hàng trực tiếp từ người sản xuấtrau, sau đó sơ chế đóng gói và bán luôn cho khách hàng; dạng mô hình vừasản xuất vừa kinh doanh, sản phẩm được sơ chế bán cho các đơn vị kinhdoanh hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng Thành phố đang đề ra kế hoạchđưa 100% diện tích trồng RAT hiện nay trở thành vùng RAT vào năm 2010.Đồng thời xúc tiến các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ như xây dựng các chợđầu mối nông sản có kho chứa và bảo quản theo công nghệ mới, tổ chức cácmạng lưới phân phối RAT đến các hệ thống siêu thị, nhà hàng…[10]

Tại Hải Phòng: đây là địa bàn đã tham gia chương trình sản xuất RAT

ngay trong năm 1997 Sở Nông nghiệp và Trung tâm khuyến nông đã chuyểngiao công nghệ mới tới người trồng rau, trước hết là những huyện ven đô, sau

đó lan ra các huyện thuần nông xa hơn như An Lão… Một số cơ sở đã kýđược hợp đồng tiêu thụ với cơ sở chế biến đông lạnh của thành phố với giácao hơn rau thường Phần còn lại vẫn chủ yếu do người sản xuất tự tiêu thụ

Vĩnh Phúc: là một trong những tỉnh đi đầu về sản xuất RAT trong cả

nước Đã có nhiều tổ chức khoa học công nghệ trong nước và quốc tế (trên 20nước) về tham quan địa bàn tỉnh, dự hội nghị và hội thảo khoa học về côngnghệ sinh học và nông nghiệp hữu cơ tổ chức tại Việt Nam Họ đánh giá caocách làm RAT có tính sáng tạo theo mô hình RAT cộng đồng Nói RAT VĩnhPhúc là mô hình RAT cộng đồng vì người trồng rau làm RAT đại trà ngoàiđồng; Chủ trương của Vĩnh Phúc là trước hết đầu tư về kỹ thuật thay vì đầu tư

cơ sở vật chất, bảo đảm cả lợi ích của người sản xuất lẫn lợi ích của ngườitiêu dùng Thông qua kiot của các HTX dịch vụ tại các chợ truyền thống RATđáp ứng nhu cầu của địa phương Mặt khác, RAT của Vĩnh Phúc cũng đã có

Trang 22

mặt tại một số địa phương khác qua việc tham gia vào các hội chợ tại nhữngnơi này [2].

Nghệ An: nơi được coi là vùng sản xuất nông nghiệp khó khăn của cả

nước, sản xuất RAT được triển khai tại Quỳnh Lưu Điều khiến người tiêudùng quan tâm đó là xã Quỳnh Lương đã đạt giải nhất năng suất xanh “Nhàsản xuất” của tỉnh Nghệ An năm 2002 và giải C hội thi giới thiệu sản phẩmRAT toàn quốc tại Hà Nội do tổ chức Nhà sản xuất Việt Nam và tổ chức Nhàsản xuất châu Á phối hợp thực hiện năm 2003 Hiện nay Quỳnh Lương đã cómột trang web với hai thứ tiếng Việt Nam và Anh ngữ để giới thiệu về sảnphẩm của mình, thông qua đó đã có một số đối tác

Về xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả của nước ta đã có từ năm 1957 với những sản phẩmđầu tiên được xuất sang Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm

2009 đạt khoảng 400 triệu USD

Tình trạng khô hạn ở miền Bắc và lũ lụt vào tháng 9 - 10 ở miềnTrung, đã khiến sản lượng rau thu hoạch sụt giảm nhiều so với mọi năm.Trong 8 tháng đầu năm 2009, sản phẩm rau hoa quả của nước ta chỉ xuấtkhẩu được sang 20 thị trường, giảm 17 thị trường so với cùng kỳ 2008 Trong

đó, 3 thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Nga và Nhật Bản (3 thịtrường này chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam).Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, các đơn đặt hàng từ nước ngoài lạităng đột biến

Thị trường tiêu thụ tăng trưởng mạnh nhất cho rau quả nước ta là NhậtBản Nhu cầu rau cấp đông và khoai tây cấp đông xuất khẩu sang thị trườngNhật mỗi tháng lên hơn nghìn tấn

Trung Quốc vẫn là thị trường chính của rau quả Việt Nam, tiếp đó là

Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đài Loan Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào TrungQuốc trong cả năm 2009 đạt gần 50 triệu USD Các mặt hàng tiêu thụ mạnh

Trang 23

tại thị trường này là súplơ, cà tím, thảo quả, thanh long, dừa, khoai.

Từ tháng 11/2009 đến nay, xuất khẩu rau quả sang Campuchia đã tăngmạnh so với trước, hiện đạt gần 200 tấn mỗi ngày Các thương lái ở An Giangmỗi ngày xuất sang Campuchia gần 80 tấn rau quả, thế nhưng vẫn không đủhàng để bán Với một số mặt hàng như khoai tây, cải thảo, su hào, cà rốt, bôngcải cao cấp các thương lái ở An Giang phải lên tận chợ đầu mối Tp.HCM,hoặc lấy hàng từ Đà Lạt về

Xuất khẩu rau sang Singapore cũng đang tăng mạnh Trước đây,Malaysia là nguồn cung cấp rau chủ yếu của Singapore Tuy nhiên do nămnay mùa mưa đến sớm nên thu hoạch rau của Malaysia bị giảm sút, lượng raucủa nước này xuất sang Singapore cũng giảm Để bù đắp thiếu hụt, ổn định thịtrường, các nhà nhập khẩu Singapore đã tăng cường nhập khẩu rau từ TrungQuốc và Việt Nam

Hiện đã có 47 mặt hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tuynhiên, vẫn chưa thể hiện hết được khả năng cung ứng đa dạng các sản phẩmrau hoa quả của Việt Nam Trong các nhóm hàng rau hoa quả xuất khẩu sangthị trường Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi vẫn còn nhiều hạn chế donhững yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm

Xuất khẩu rau quả nước ta vẫn rơi vào tình trạng bấp bênh không ổn định Vào nửa đầu năm, khi nguồn rau quả dồi dào thì tiêu thụ lại khó khăn.Trong khi vào thời điểm cuối năm thì ngược lại, thị trường đang rộng mở thìlại không có nhiều rau quả để bán Giải thích về điều này, các doanh nghiệpcho rằng năm nay ở miền Bắc khô hạn nên rau thu hoạch ít; ở miền Nam domùa mưa đến sớm nên rau bị vàng, dập nhiều khiến giảm sản lượng thuhoạch Tuy nhiên theo các chuyên gia, đấy mới chỉ là nguyên nhân kháchquan, còn về chủ quan vẫn là do các doanh nghiệp thiếu chiến lược bài bản,nhất là vấn đề xây dựng thương hiệu và xây dựng vùng nguyên liệu

2.3 Một số công trình nghiên cứu về tiêu thụ rau an toàn

Trang 24

- Đề tài “Phát triển các cửa hàng và siêu thị có bán rau tươi tại TP HàNội và TP HCM” của tác giả Nguyễn Thị Tân Lộc, đề tài thạc sỹ khoa họctại Monpellie - Cộng hoà Pháp Đề tài đã khái quát hoá được tình hình cácsiêu thị và cửa hàng có bán rau tươi tại Việt Nam đồng thời rút ra một số yếu

tố ảnh hưởng đến việc phân phối của các cửa hàng và siêu thị từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm thích ứng tốt hơn cung và cầu về rau tười trong các cửa hàng

và siêu thị

- Nghiên cứu của Phạm Văn Hùng, Bùi Thị Gia, Tsuji Kazuari, NguyễnThị Minh Hiền về hệ thống tiêu thụ rau ở một số huyện thuộc đồng bằng sôngHồng, Việt Nam (Vegetable Marketing System in Red River Delta, NorthernViet Nam) năm 2000 thuộc dự án HAU - JICA CBRD khẳng định ngoài sảnxuất lúa đóng vai trò chủ đạo thì ngành rau cũng đóng góp to lớn vào sự pháttriển chung của nông nghiệp Trong những năm gần đây ngành rau đã cónhững bước phát triển vượt bậc tạo thuận lợi cho việc hội nhập vào nền kinh

tế khu vực và toàn cầu Tuy nhiên, hoạt động trong hệ thống thị trường tiêuthụ rau chủ yếu là tư nhân, hệ thống thị trường chưa thực sự phát triển và cânbằng Hệ thống thiết bị vận chuyển nghèo nàn hủ yếu là các phương tiện thô

sơ, các thương nhân tham gia vào hệ thống kênh tiêu thụ rau còn ít hơn so vớicác sản phẩm khác như lúa Ngoài ra đề tài còn đưa ra một số giải pháp nhằmphát triển hơn nữa hệ thống tiêu thụ rau

- Theo tác giả Laurent Dini [3] chính sách bán hàng trực tiếp của cácđơn vị sản xuất đã thu hút được nhiều khách hàng tiêu thụ RAT trên địa bàn

Hà Nội hiện nay Các nhà sản xuất mời những nhà phân phối lớn như các siêuthị tới thăm cơ sở sản xuất để củng cố lòng tin về sản phẩm của mình đối với

họ đồng thời mang sản phẩm của mình tới tận nhà phân phối Bên cạnh đóngười sản xuất còn bán hàng trực tiếp qua các quầy RAT của mình Chính sựhiện diện của người sản xuất đã củng cố lòng tin đối với người tiêu dùng

Trang 25

- Chiến lược của các tác nhân trong kênh cung cấp rau cho Hà Nội

(Strategies of stakeholders in vegetable commodity chain supplying Hanoimarket), 2002, của RIFAV và VASI [8]

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về thực trạng của một số vùngcung cấp rau cho Hà nội, mô tả dòng (flow) cung cấp cho thị trường rau HàNội, tìm hiểu vai trò và mối quan hệ giữa các tác nhân trong các kênh ngànhhàng cung cấp rau cho thị trường Hà nội và những thuận lợi cũng như cản trởđối với từng tác nhân Nghiên cứu tập trung vào kênh tiêu thụ của 4 vùngkhác nhau: rau an toàn từ Đông Anh, nguồn cung cấp chính rau an toàn chocác siêu thị, cửa hàng, các công ty nhà nước, công ty tư nhân, căntin củatrường học và nhà trẻ; rau từ Mê Linh - cung cấp chủ yếu cho chợ đầu mốiDịch Vọng; kênh cung cấp rau từ Gia Lâm - cung cấp chủ yếu cho chợ đầumối Bắc Qua và kênh tiêu thụ rau từ Thanh Trì - cung cấp chủ yếu cho Mỗ vàchợ Ngã Tư Sở

Nghiên cứu sử dụng các kết quả nghiên cứu chợ đêm của Viện Rau quả

và VASI để tìm ra nguồn cung cấp rau quả cho Hà nội và kênh cung cấp, chợđầu mối, chợ bán lẻ Sử dụng các nghiên cứu của hai Viện về người thu gom,người bán đầu mối tại các chợ trung tâm và các chợ đầu mối, chợ bán lẻ đểtìm hiểu về tổ chức, hoạt động và kết quả của các tác nhân trong quá trìnhthương mại hoá sản phẩm Nghiên cứu cũng đánh giá vai trò và mối quan hệcủa các tác nhân trong các kênh Ngoài ra, các tác giả cũng phân tích các kếtquả tài chính của các tác nhân, khả năng tạo lợi nhuận của mỗi đối tượngtrung gian trong các dòng chu chuyển khác nhau từ đó có thể thấy chiến lượckinh tế của các tác nhân

Nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ giữa các vùng sản xuất và các chợ phụthuộc vào khoảng cách từ vùng sản xuất tới các chợ Các tác nhân tham giatrực tiếp vào thị trường, đặc biệt là người sản xuất và người thu gom nhằmtăng thu nhập, tạo sự cạnh tranh cao hơn Chiến lược này làm quy mô của các

Trang 26

tác nhân trở nên nhỏ hơn và sự kết nối giữa các tác nhân yếu đi Chiến lượccủa các tác nhân là mở rộng quy mô sản xuất và buôn bán đặc biệt là kênh rauquả sạch Trên thực tế, khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có yêu cầu cao hơn

về cả chất lượng, số lượng, chủng loại và dịch vụ Tuy nhiên tiêu dùng rausạch ở thành phố còn giới hạn, điều này ảnh hưởng tới thu nhập của người sảnxuất Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các tác nhân trong kênh ngành hàng rausạch cùng tạo nên một chuẩn về chất lượng sản phẩm Một vấn đề quan trọngnữa là chi phí vận chuyển và bến bãi cho tất cả các kênh ngành hàng rau quả

- Đề tài “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại trung

tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội”, 2001 của Đinh Đức Huấn [8]

Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ rausạch tại Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội, nghiên cứu phân tích một sốyếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rau sạch, đánh giá hiệu quả kinh

tế trong sản xuất và tiêu thụ rau sạch đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hơn nữa quá trình sản xuất và tiêu thụ rau sạch

Nghiên cứu đưa ra một số kết luận sau:

• Quy mô sản xuất rau sạch hiện tại của Trung tâm còn nhỏ, năng suất và sảnlượng của một số loại rau sản xuất theo quy trình sạch thập

• Chất lượng rau được sản xuất ra tại Trung tâm đều đảm bảo được các tiêuchuẩn chẩt lượng của nhà nước quy định nhưng chủng loại rau còn nghèo nànchưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Trung tâm chưa có hệ thốngcửa hàng để tiêu thụ sản phẩm, chưa tiếp cận trực tiếp được với đối tượng tiêudùng nên hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm

• Đa số dân chúng chưa có điều kiện tiếp cận với các loại rau sạch được sảnxuất ra

• Cần tìm ra các loại giống rau mới có chất lượng cao, có khả năng chốngchịu tốt, hoàn thiện quy trình sản xuất rau sạch Nhà nước cần có chính sáchđầu tư vốn và mở rộng hoạt động khuyến nông cho người sản xuất Cần tạo

Trang 27

cơ hội thị trường cho rau sạch không những đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn

có thể phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu nhằm phát triển sản xuất rau sạch vớiquy mô lớn hơn

- Nghiên cứu “Nhận thức của người tiêu dùng rau Hà Nội (cà chua vàrau muống) về - Consumer perception of vegetable (tomatoes and watermorning glories) quality in Hanoi)”, năm 2003 của CIRAD [8]

Năm 2003, Dự án SUSPER đã tiến hành điều tra 500 người tiêu thụ tại

Hà Nội về những đánh giá (nhận thức) của họ về ra quả vùng ven đô (chủ yếu

và cà chua và rau muống) Nghiên cứu tập trung vào đánh giá của người tiêu thụ về chất lượng sản phẩm nhập từ Trung Quốc, Đà Lạt từ vùng ven đô, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn (rau quả sạch) và các sản phẩm bán tại các siêu thị Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai mặt nổi lên khi đưa ra những nhận xét

về chất lượng các sản phẩm là liên quan tới sức khỏe con người và mẫu mà hình thức bề ngoài của sản phẩm Các sản phẩm của Trung Quốc luôn bị đánhgiá thấp trong mọi trường hợp Các sản phẩm bán tại siêu thị được đánh giá cao nhưng được xem là đắt Rau hữu cơ và rau sạch thí có hình thức không đẹp và không tạo đươc sự tin cậy Ngược lại rau của các vùng ven đô có hình thức tốt và tạo được cho là có chất lượng nhưng lại không được xem là tốt chosức khoẻ Niềm tin vào chất lượng sản phẩm được tạo nên hình ảnh người báncũng như địa điểm bán sản phẩm Cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất nâng cao khả năng marketing sản phẩm

- Nghiên cứu “Tổ chức thị trường rau Hà Nội”, thực hiện năm 2003 của

tổ chức MALICA [8]

Nghiên cứu đưa ra bức tranh rõ nét về thị trường rau sạch tại Hà Nộithông qua việc tìm hiểu nguồn gốc rau bán tại Hà Nội vào các khoảng thờigian trong năm, nghiên cứu tập trung vào các phương tiện vận chuyển, tổchức các kênh thị trường rau, mối quan hệ giữa các mùa, nguồn gốc địa lý củacác loại rau, khả năng phát triển sản xuất rau trái mùa…

Trang 28

Nghiên cứu tiến hành khảo sát vào tháng 3, 6, 8 và 11 để thấy được sựthay đổi trong nguồn gốc sản phẩm và trong cách tổ chức kênh cung cấp.Phỏng vấn tập trung vào các tác nhân khác nhau tham gia thị trường rau HàNội: người sản xuất, đầu mối, bán buôn, bán lẻ… Nghiên cứu cũng thực hiệncác khảo sát ở cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ

Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính:

• Hầu hết loại rau ăn lá bán tại Hà Nội được trồng gần thành phố Mặc dù loạirau này được trồng quanh năm nhưng sản lượng giảm vào mùa lạnh Các loạirau này hoàn toàn không nhập từ các vùng ngoài đồng bằng sông Hồng

• Hầu hết rau quả ôn đới (cà rốt, cà chua, bắp cải) bán tại Hà Nội vào mùalạnh được trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Vào mùa nóng và ẩm, hầuhết rau quả này được chuyển về từ những nơi xa như Sơn La, Lâm Đồng vàTrung Quốc

• Hầu hết rau được chở tới chở bằng phương tiện hai bánh (xe máy, xe đạp),chỉ một phần nhỏ (1%) được chở tới chợ bằng xe tải

3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Bắc giáp với huyện Sóc Sơn

- Phía Nam giáp Hà Tây

Trang 29

- Phía Tây Nam giáp với Sông Hồng, Sông Đuống và nội thành HàNội.

- Phía Đông giáp với Bắc Ninh

Trên địa phận huyện có các tuyến đường bộ: đường cao tốc Bắc Thăng LongNội Bài, đường Quốc lộ số 3, đường 23b, các tuyến đường sắt Hà Nội - ĐôngAnh - Lào Cai, Hà Nội - Đông Anh - Thái Nguyên chạy qua, do đó Đông Anh

có nhiều điều kiện để phát triển về mọi mặt và giao lưu kinh tế với các vùngkhác

3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn

Đông Anh nằm ở khu vực sông Hồng, nên mang các đặc điểm thời tiếtkhí hậu vùng châu thổ sông Hồng

Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ riệt: mùa nóng ẩm kéo dài từtháng 4 đến tháng 10 với đặc điểm nóng lắm, mưa nhiều và độ ẩm cao Mùakhô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có đặc điểm hanh khô vàrét Giữa hai mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời gian chuyển tiếp hìnhthành nền khí hậu đa dạng Với đặc điểm khí hậu này Đông Anh rất thuận tiệncho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú về chủng loạisản phẩm Tại đây có thể sản xuất các loại sản phẩm có nguồn gốc nhiệt đới,cận nhiệt đới, á nhiệt và cả một số sản phẩm ôn đới

+ Nhiệt độ trung bình năm là 23oC Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đo được

là 38oC (thường đo được vào tháng 7), nhiệt độ tối thấp là 5oC (thường vàotháng giêng)

+ Lượng mưa hàng năm khoảng 2200 - 2500 mm nhưng phân bố khôngđiều thường tâp trung chủ yếu vào mùa nóng ẩm (tháng 2 và tháng 7) Do vậymùa mưa thường sảy ra úng lụt ở những vùng đất trũng, không tiêu nước kịp

+ Độ ẩm tương đối trung bình là 84%, cao nhất thường vào tháng 3(88% - 90%), thấp nhất thường vào tháng 11 (79%)

+ Lượng bức xạ nhiệt trung bình là 122,8 kcal/cm3

Trang 30

+ Tich ôn lên tới 8270oC/năm trong đó vụ xuân là: 3490oC và vụ mùalà:4780oC Với tổng diện tích ôn như vậy, kết hợp với các điều kiện sản xuấtkhác, Đông Anh có thể thâm canh từ 3 - 4 vụ/năm.

Nguồn nước: trên địa bàn huyện có 4 con sông chảy qua là sông Hồng,sông Đuống, sông Cà Lô, sông Ngũ Huyện Kê Nhìn chung nước tưới phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp của huyện tương đối tốt và thuận lợi Tuy nhiên,

hệ thống tiêu ở đây nhìn chung chưa bảo đảm để giúp người dân chủ độngtrong sản xuất nông nghiệp, gặp những trận mưa lớn nước không tiêu kịpthường gây ra úng lụt, làm giảm năng suất cây trồng, gây thiệt hại cho mùamàng nhất là đối với vùng miền Đông

3.1.1.3 Đặc điểm địa hình

Đông Anh là một huyện đồng bằng với địa hình tương đối bằng phẳng,

có hướng thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam Các xã phía Tây Bắc của huyệnnhư Bắc Hồng, Nguyên Khê, Kim Chung, Kim Nỗ, Vân Nội, Tiên Dương cóđịa hình tương đối cao, phần lớn là diện tích đất vàn cao Chính vì vậy ở đâyphù hợp với rất nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, ngô, khoai, rau cácloại… Các xã thuộc phía đông nam của huyện như Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú,

Cổ Loa, Mai Lâm lại có địa hình tương đối thấp, thường hay bị úng lụt vàomùa mưa Đất của vùng này chỉ thích hợp với loại cây chính là lúa nước

Do có hệ thống gồm 4 sông chảy qua nên huyện có một vùng đất vensông rộng lớn Đất vùng này chủ yếu là đất phù sa, rất thích hợp với việc pháttriển lúa, hoa màu, đậu các loại cũng như các cây công nghiệp ngắn ngày ở xứnhiệt đới

+ Phân vùng kinh tế: dựa trên các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hộicủa từng tiểu vùng, huyện Đông Anh được chia thành 4 tiểu vùng:

Vùng I: Các xã ven sông Hồng, sông Đuống (gồm 8 xã): Mai Lâm,Đông Hội, Sơn Canh, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Võng La, Đại Mạch.Đây là vùng có diện tích phù sa rộng lớn, do đó vùng này phát triển mạnh các

Trang 31

cây công nghiệp ngắn ngày Đây đồng thời cũng là vùng phát triển mạnh vềchăn nuôi: lợn nạc, bò sữa, bò thịt, dâu tằm, chim cút… chính vì vậy thu nhậpcủa nhân dân vùng này khá cao.

Vùng II: Vùng các xã miền đông, gồm 5 xã miền đông (Dục Tú, Liên

Hà, Vân Hà, Thụy Lâm, Việt Hùng) Đây là vùng có địa hình tương đối trũng,

do đó có rất ít cây trồng phù hợp với đặc điểm địa hình của vùng Cây trồng,vật nuôi chủ yếu là lúa nước và lơn thịt, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàthương mại dịch vụ cũng kém phát triển hơn so với các vùng khác do vậykinh tế vùng này kém phát triển hơn các vùng khác

Vùng III: Gồm trị trấn Đông Anh và 5 xã: Uy Nỗ, Cổ Loa, Xuân Nộn

và Kim Chung Đây là vùng phát triển chủ yếu về dịch vụ vì ở đây có nhiềudanh lam thắng cảnh, có nhiều xưởng sản xuất chế biến cũng như gia cônghàng xuất khẩu Hơn nữa đây còn là trung tâm trao đổi, giao lưu các loại hànghóa của huyện

Vùng IV: Gồm 5 xã Tiên Dương, Vân Nội, Nam Hồng, Bắc Hồng vàNguyên Khuê Đây là vùng chuyên sản xuất rau và rau an toàn vì ở vùng này

có lợi thế là đất cao và màu mỡ nên việc phát triển rau ở đây tương đối thuậnlợi Tại đây phát triển mạnh nghề trồng rau, hiện tại đã hình thành các vùngsản xuất rau an toàn tương đối lớn cung cấp cho thị trường nội thành và một

số tỉnh phụ cận

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình đất đai của huyện

Đất đai là tư liệu không thể thay thế được trong quá trình sản xuất nôngnghiệp Do đó việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này đòi hỏi phảihợp lý và hiệu quả Mỗi một địa phương có những điều kiện thuận lợi khácnhau về địa hình, địa chất và phương hướng phát triển kinh tế xã hội Là mộthuyện ngoại thành Hà Nội, thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Đông Anh

Trang 32

cũng có những định hướng phát triển và lợi so sánh riêng Tình hình biếnđộng đất đai của Đông Anh trong được thể hiện qua bảng 3.1.

Với tổng diện tích đất tự nhiên là 18230,32 ha, trong những năm quadiện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống để phục vụ cho những khucông nghiệp và đô thị Đất nông nghiệp năm 2007 chiếm 96,81% tổng diệntích của huyện, tương ứng với 9513,3 ha giảm xuống còn 94,15% năm 2009.Trong đó giảm mạnh nhất là đất trồng cây hàng năm, diện tích đất trồng câylâu năm và đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, do những năm gần đâyhuyện có chủ trương phát triển kinh tế trang trại, nhiều trang trại kinh doanhtổng hợp phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao

Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ thuần nông giảmnhanh, từ 0,21ha/hộ năm 2007 xuống còn 0,17 ha/hộ năm 2009 Một mặt do

số hộ của huyện tăng, mặt khác nhiều vùng quy hoạch phát triển khu côngnghiệp, khu đô thị, dẫn đến nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp ĐôngAnh là một huyện ngoại thành, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ngàymột nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế chung củahuyện nhưng cũng tạo ra một số khó khăn không nhỏ cho những nông hộ bịmất đất Tình hình đất đai của huyện được thể hiện qua bảng 3.1

Trang 33

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Đông Anh từ năm 2007- 2009

ĐVT: SL: ha CC: %

Trang 34

IV Đất chưa sử dụng 2.668,02 14,64 2.639,67 14,48 2.621,04 14,38 94,5 98,23 99,12Một số chỉ tiêu

Trang 35

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của huyện

Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cơ sở, gồm 23 xã và 1 thịtrấn Đông Anh là huyện đất chật người đông, theo số liệu thống kê năm

2008, dân số của huyện là 327500 người, mật độ dân số là 1796 người/km2.Qua bảng 3.2 chúng ta thấy, từ năm 2007 đến năm 2009, tổng cơ cấu nhóm hộ(hộ thuần nông, hộ phi nông nghiệp và hộ kiêm) thì hộ thuần nông có xuhướng giảm nhanh (năm 2007 chiếm 80,37% giảm xuống còn 78,06% năm2009), còn hộ phi nông nghiệp và hộ kiêm lại có xu hướng tăng Do đó dẫnđến cơ cấu của nhân khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệp cũng giảmmạnh; khẩu phi nông nghiệp, khẩu kiêm và lao động phi nông nghiệp, laođộng kiêm có sự tăng lên nhanh chóng Tuy nhiên, số hộ thuần nông củahuyện vẫn chiếm tỷ lệ cao, 78,06% năm 2009 Lao động nông nghiệp năm

2009 chiếm 64,96%, số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng 3.2

Có sự thay đổi như vậy là do chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH của Đảng, nhà nước và chínhquyền địa phương Bên cạnh đó, hiện nay nhà nước có chủ trương thu hồi đấtnông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hóa, làm cho những hộ thuầnnông giảm xuống Nhiều hộ nông dân do đất nông nghiệp giảm đi nên chuyểnsang làm một số ngành nghề khác để tăng thu nhập dẫn đến hộ kiêm có xuhướng tăng nhanh Mặt khác nhiều hộ nông dân thấy rằng việc sản xuất nôngnghiệp không hiệu quả bằng nhiều ngành nghề khác nên họ cho người khácmượn ruộng đất và chuyển hẳn sang nghề khác như kinh doanh buôn bán, đilàm công nhân, làm thuê, làm tiểu thủ công nghiệp… Do đó, các hộ phi nôngnghiệp tăng lên Từ đó các hộ kiêm và hộ phi nông nghiệp đều tăng

Xu hướng biến động lao động như vậy là phù hợp với quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Hiện nay tỉ lệ bình quân lao động nông nghiệp/ hộnông nghiệp khá thấp và có xu hướng giảm

Trang 36

Bảng 3.2 Dân số và lao động của huyện Đông Anh từ năm 2007 – 2009

ĐVT: SL: ha CC: %

I Tổng dân số người 242.561 100,00 297.017 100,00 346.582 100,00 122,45 116,69 119,571.Nông nghiệp người 223.001 91,94 243.908 82,12 256.105 73,89 109,38 105,00 107,18

2 Lao động kiêm người 40.623 23,6 46.287 26,01 54.023 27,72 113,94 116,71 115,33

Trang 37

3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện

Cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động

của đời sống xã hội Nó thể hiện trình độ, năng lực sản xuất cũng như sự phát

triển kinh tế xã hội của địa phương Mức trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật ngàycàng cao thì sản xuất càng phát triển, năng lực phát triển kinh tế càng nhiều.Tuy nhiên việc trang bị các trang thiết bị cơ sở vật chất phải diễn ra đồng bộ,phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện sản xuất cụ thể của từng địa phươngthì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bảng 3.3 Cơ sở hạ tầng của huyện Đông Anh từ năm 2007- 2009

IV.CSHT phục vụ cho GD

Trang 38

VI.Công trình phúc lợi

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện, 2009)

Những năm qua, được sự hỗ trợ của thành phố và sự nỗ lực của toàndân cùng các ban ngành đoàn thể trong huyện cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở

hạ tầng của huyện ngày càng được nâng cao và hoàn thiện

Qua bảng 3.3 ta thấy, toàn huyện có 111 trạm bơm tưới tiêu và hơn 96

km kênh mương được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Huyện có hệ thống đường giao thôngthuận lợi, là cầu nối giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâmthành phố Hà Nội, các tuyến đường quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội, các tuyếnđường quốc lộ như quốc lộ đường 23b, tuyến đường sắt Hà Nội - Đông Anh -Lào Cai… Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển và giao lưu kinh tếvới các vùng khác

Ngoài ra, qua bảng trên thấy được huyện có hệ thống cơ sở hạ tầngphục vụ thông tin liên lạc, kinh doanh buôn bán, giáo dục, y tế, sinh hoạt vănhóa không ngừng được nâng cấp và mở rộng, về cơ bản đã ổn định đáp ứngnhu cầu phát triển, bảo đảm cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện,góp phần thực hiện CNH-HĐH đất nước

3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện

Những năm gần đây huyện có sự chuyển mình rõ rệt, tổng giá trị sảnxuất tăng nhanh qua các năm, từ 6123,26 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 7770,48

tỷ đồng năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,57% năm Qua bảng3.4 ta thấy, ngành CN-TTCN&XD và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bìnhquân đạt 17,6% năm, ngành CN-TTCN&XD tốc độ tăng trưởng ngành nôngnghiệp có xu hướng giảm (bình quân 3 năm giảm 10,91%) do đại dịch H5N1

ở gia cầm và dịch tai xanh (bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản) của lợn ảnhhưởng nghiêm trọng tới kết quả sản xuất kinh doanh của ngành chăn nuôi,

Trang 39

mặt khác do quỹ đất nông nghiệp giảm cũng làm ảnh hưởng tới giá trị sảnxuất ngành trồng trọt của huyện.

Điều đáng chú ý là cơ cấu ngành CN-TTCN&XD chiếm tỷ trọng cao vàtăng nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện, năm 2005 ngành CN-TTCN&XD chiếm 73,8% giá trị sản xuất toàn huyện, đến năm 2007 đã chiếmtới 80,48% Cùng với nó là xu hướng giảm trong cơ cấu giá trị sản xuất toànhuyện Đây là xu thế sự thành công của huyện trong quá trình CNH-HĐHnông nghiệp nông thôn nói riêng và toàn huyện nói chung

Trang 40

Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Đông Anh từ năm 2005- 2007

Ngày đăng: 06/05/2016, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Bảy (2001). “Khó có thể nhận biết được thế nào là rau an toàn và rau độc hại”. Tạp chí khoa học ngày nay, số 4/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khó có thể nhận biết được thế nào là rau an toàn và rau độc hại
Tác giả: Hoàng Bảy
Năm: 2001
2. Chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc (2001). “Kết quả 5 năm thực hiện chương trình phát triển rau sạch cộng động ở Vĩnh Phúc 1997 - 2001” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả 5 năm thực hiện chương trình phát triển rau sạch cộng động ở Vĩnh Phúc 1997 - 2001
Tác giả: Chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc
Năm: 2001
3. Laurent Dini (2002). “Quản lý chất lượng vệ sinh trong phân phối rau ở Hà Nội”. Luận án thạc sỹ, Trung tâm quốc gia nghiên cứu vùng nhiệt đới (CNEARC). Cộng Hòa Pháp, tài liệu dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng vệ sinh trong phân phối rau ở Hà Nội”
Tác giả: Laurent Dini
Năm: 2002
4. Nguyễn Hữu Huân (1999). “Dư lượng thuốc bảo về thực vật trong rau quả ở khu vực TP Hồ Chí Minh”. Báo Nông nghiệp Việt Nam,22/10/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư lượng thuốc bảo về thực vật trong rau quả ở khu vực TP Hồ Chí Minh”
Tác giả: Nguyễn Hữu Huân
Năm: 1999
5. Nguyễn Thị Tân Lộc (2002). “Quản lý chất lượng vệ sinh trong phân phối rau ở Hà Nội”. Luận án thạc sỹ, Trung tâm quốc gia nghiên cứu nông nghiệp vùng nhiệt đới (CNEARC) – Cộng hòa Pháp, (Tài liệu dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng vệ sinh trong phân phối rau ở Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Tân Lộc
Năm: 2002
6. Tô Kim Oanh (2001).”Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Tô Kim Oanh
Năm: 2001
7. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2001). Kỹ thuật trồng rau sạch (RAT). Nhà xuất bản Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch (RAT)
Tác giả: Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội. Hà Nội
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w