1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp tại xã văn đức gia lâm hà nội

138 585 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,49 MB
File đính kèm sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp.rar (190 KB)

Nội dung

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng việc liên kết giữa bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp tại xã Văn Đức Gia Lâm Hà Nội. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết bốn nhà làm cho việc sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp nói riêng và RAT nói chung ngày một phát triển. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tà nghiên cứu.  Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT nói chung tại xã.  Đánh giá thực trạng việc liên kết giữa bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp tại đây.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết trên.  Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và tăng cường mối liên kết trên góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp nói riêng và RAT nói chung của xã.

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giớinhư hiện nay, thì tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế hầu như đều bị cuốn vàovòng xoáy của nó và có mối liên hệ qua lại ảnh hưởng lẫn nhau Xu hướngphát triển mạnh và nhanh nhất hiện nay ở hầu hết các nước là trong lĩnh vựccông nghiệp Khi công nghiệp phát triển kéo theo quá trình công nghiệp hóa -

đô thị hóa (CNH - ĐTH) làm diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp vàgây sức ép đến sản xuất nông nghiệp nói chung và rau an toàn (RAT) nóiriêng Mà rau là sản phẩm giầu Vitamin và không thể thiếu trong mỗi bữa ănhàng ngày của người dân Khi cuộc sống của người dân ngày càng được nângcao thì nhu cầu về những sản phẩm sạch lại càng được coi trọng Chính xuấtphát từ nhu cầu đó mà rau sạch đã được trồng ở các khu vực ngoại thành HàNội từ năm 1996 Đặc biệt diện tích trồng RAT phát triển mạnh từ sau năm

1999 khi thành phố có chủ trương phát triển vùng sản xuất RAT để cung cấpcho các quận nội thành Một số xã như Văn Đức, Đặng Xá thuộc huyện GiaLâm, xã Vân Nội - Đông Anh, xã Lĩnh Nam -Thanh Trì và xã Thanh Xuân,Đông Xuân thuộc huyện Sóc Sơn được chọn làm điểm sản xuất thí điểm,cũng nhờ các chủ trương này mà diện tích trồng rau đã tăng lên đáng kể

Hà Nội là một trong những địa bàn có nhu cầu cũng như cung cấp sảnlượng RAT lớn nhất khu vực phía Bắc Để đảm bảo nhu cầu rau sạch chongười dân thành phố vừa qua UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định vềviệc phê duyệt đề án sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2009-2015 với tổng

Trang 2

tích RAT ở các vùng sản xuất tập trung, phấn đấu đưa tổng diện tích đạt5.000 đến 5.500 ha với năng suất trung bình 20 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt hơn

320 nghìn tấn/năm và có khả năng đáp ứng 35% nhu cầu người tiêu dùng củathành phố

Trong đó Gia Lâm là một huyện ở ngoại thành Hà Nội có lợi thế về sảnxuất rau sạch, với những địa bàn đã có uy tín trên thị trường như xã Đặng Xá,Văn Đức, Đông Dư Hiện nay Văn Đức là một xã có truyền thống trồng rau

từ bao đời nay với cơ cấu cây trồng chuyên rau là chính, trong tổng số 286hađất canh tác thì có tới 200ha là đất trồng rau Trong đó cả 200ha này đã đượcquy hoạch để sản xuất RAT, trong đó 20ha diện tích trồng rau đã được cấpgiấy chứng nhận vùng sản xuất RAT từ năm 2006 Mà diện tích cây cải bắp ởđấy chiếm 50% với tổng diện tích năm 2009 là 100ha Nên việc sản xuất haytiêu thụ cải bắp đã mang những đặc điểm chung của vùng về sản xuất haytiêu thụ RAT ở đây

Nhưng hiện nay tình trạng tìm đầu ra và quản lý chất lượng sản phẩmRAT còn gặp nhiều bất cập nên gây khó khăn cho cả người sản xuất và tiêudùng Tình trạng nhập nhằng giữa RAT và rau thường đã gây mất lòng tincủa người tiêu dùng vào RAT Một trong những nghịch lý đáng buồn làngười tiêu dùng lúc nào cũng thấy cung trên thị trường RAT còn thiếu nhiều,trong khi đó thì người sản xuất thì vẫn kêu không có đầu ra cho RAT củamình Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề trên là tình trạng lỏnglẻo trong liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ, quản lý chất lượng đầu ra cho sảnphẩm rau sạch Tuy Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 về tăng cường liên kết vàkhuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua hợp đồng với sự hỗ trợ củaNhà nước thông qua các chính sách ưu đãi và sự tham gia của nhà khoa họctrong nghiên cứu chuyển giao công nghệ (còn được gọi là chủ trương liên kếtbốn nhà) Quyết định 106/QĐ-BNN quy định về quản lý sản xuất và kinh

Trang 3

doanh RAT Đây là những chủ trương rất đúng và hay nhưng việc thực hiệnnó còn gặp nhiều bất cập và khó khăn Mà hiện nay muốn phát triển nôngnghiệp sạch theo hướng hàng hóa thì cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữacác bên từ khâu sản xuất, tiêu thụ đến quản lý chất lượng sản phẩm Có nhưvậy thì nền nông nghiệp mới phát triển bền vững và có chỗ đứng trên thị

trường trong nước và thế giới Nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp tại xã Văn Đức - Gia Lâm - Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng việc liên kết giữa bốn nhà trong sản xuất và tiêuthụ rau cải bắp tại xã Văn Đức - Gia Lâm - Hà Nội Từ đó đề xuất giải phápnhằm tăng cường mối liên kết bốn nhà làm cho việc sản xuất và tiêu thụ raucải bắp nói riêng và RAT nói chung ngày một phát triển

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tà nghiên cứu

 Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT nói chung tại xã

 Đánh giá thực trạng việc liên kết giữa bốn nhà trong sản xuất và tiêuthụ rau cải bắp tại đây

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết trên

 Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và tăng cường mốiliên kết trên góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp nóiriêng và RAT nói chung của xã

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 4

Những mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ như liên kết giữa nôngdân với đối tượng thu mua rau, nông dân với HTX, giữa nông dân với nhàkhoa học, giữa HTX với doanh nghiệp và nhà khoa học

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Nghiên cứu thực trạng liên kết của bốn nhà trong sản xuấtvà tiêu thụ rau sạch của xã, cụ thể là rau cải bắp, vì cải bắp chiếm 50% tổngdiện tích rau (100ha rau cải bắp trong tổng số 200ha rau của toàn xã).Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới mối liên kết đó Nhằm đề xuất giảipháp tăng cường mối liên kết trên thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ RAT của

xã ngày một phát triển

Về không gian: Nghiên cứu tại xã Văn Đức - Gia Lâm - Hà Nội

Về thời gian:

+ Thu thập số liếu từ năm 2007 - 2009 chủ yếu là năm 2009

+ Thời gian thực tập từ 1/2010 - 5/2010

Trang 5

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Lý thuyết về liên kết

2.1.1.1 Khái niệm liên kết

Liên kết kinh tế là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của nềnkinnh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợpvới nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quátrình phát triển Điều này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững

Theo Trần Văn Hiếu “liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập phối hợpvới nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tựnguyện nhắm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trongkhuôn khổ luật pháp, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt các tiềmnăng của các chủ thể tham gia liên kết Liên kết kinh tế có thể tiến hành theochiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, mộtquốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế” ( Trần VănHiếu, 2005, liên kết giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước,LSTSKT, Bộ GD&ĐT, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội)

Còn theo từ điển ngôn ngữ học (1992) thì: “Liên kêt” là kết lại vớinhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ

Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên cáchoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thưchiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinhdoanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

Trang 6

năng từng đơn vị tham gia liên kết, hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung,phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từngloại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau Liên kết kinh tế có thể có nhiềuhình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng với nhu cầu sản xuất kinhdoanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết Những hình thức liên kếtphổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hộiđồng sản xuất theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu…Cácđơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, không phân biệt hình thức sởhữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý nhà nước, ngành kinh tế - kỹ thuậthay lãnh thổ Trong khi tham gia liên kết kinh tế, không một đơn vị nào bịmất quyền tự chủ của mình, cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa

vụ nào đối với nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ hợp đồng đã ký với cáchợp đồng khác

Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của nhiều bên không kể quy

mô hay lọai hình sở hữu Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bùđắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằmđem lại lợi ích cho các bên

2.1.1.2 Nội dung của liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ rau

* Hoạt động liên kết

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có rất nhiều các hoạtđộng, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng Trong mỗi mộthoạt động nó thể hiện sự quan tâm của các đối tác tham gia liên kết tronghoạt động nào

Có các hoạt động liên kết: Liên kết trong việc mua bán nguyên liệuđầu vào cho quá trình sản xuất như (giống, phân bón, thuốc trừ sâu…), liênkết trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật như (các giống mới, kỹthuật chăm sóc mới, hay công thức luân canh cây trồng mới…), liên kết trongviệc chế biến sản phẩm hay liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm

Trang 7

Khi có sự liên kết trong việc mua bán nguyên liệu đầu vào cho quátrình sản xuất thì thường là sự liên kết giữa hộ nông dân với các công ty, đạilý, cửa hàng cung cấp các đầu vào này ngay tại địa phương hay ở ngoài Khihoạt động liên kết này diễn ra thì thường người nông dân có nhu cầu đảm bảochất lượng các đầu vào này của mình tốt, chuẩn để sản xuất, hay họ không đủđáp ứng về vốn để đầu tư nên họ chọn hoạt động liên kết này để như là mộthình thức vay tạm vốn bằng hiện vật để đầu tư sản xuất Thông qua hoạt độngliên kết này thì các công ty, cửa hàng, đại lý có lợi là bán được hàng nhiềuhơn còn người nông dân thì có được các đầu vào đảm bảo chất lượng, muachịu đầu vào khi chưa có đủ vốn.

Khi có sự liên kết trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,thì thường la sự liên kết của các Trường, Viện nghiên cứu của các cơ quannhà nước hay các công ty tư nhân với nông dân thông qua các cơ quan đoànthể tại địa phương Các cơ quan đoàn thể tại địa phương thường là HTX, hộinông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…để đưa các tiến bộ khoa học kỹthuật tới nông dân Các Trường, Viện nghiên cứu của các cơ quan nhà nướcđưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật này đến với nông dân thường dựa vào chủtrương của nhà nước là ngày càng nâng cao trình độ cũng như kỹ thuật canhtác của nông dân đê góp phần tăng thu nhập nâng cao mức sống của họ Côngtác này thường mang tính chất hỗ chợ là chính nông dân không phải mất phí

để tiếp thu nhưng tiến bộ mới này Bên cạnh các cơ quan của nhà nước thìcác công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng muốn liên kếtvới nông dân thông qua việc tuyên truyền, quảng bá các giống, phân bón,thuốc trừ sâu,… mới cũng như các kỹ thuật chăm sóc mới để nâng cao năng

Trang 8

Khi có sự liên kết trong việc chế biến sản phẩm thì đây là một hìnhthức góp phần làm nâng cao giá trị của sản phẩm Sự liên kết này thường diễn

ra giứa cơ sở chế biến với hộ nông dân thông qua một tổ chức đại diện chonông dân tại địa phương như HTX, tổ, đội sản xuất hay câu lạc bộ sản xuất.Thường khi liên kết trong hoạt động nay thì yêu cầu về số lượng và chấtlượng sản phẩm cao hơn cũng như thời hạn giao hàng khắt khe hơn Bù lại đóthì nông dân nhận được một mức giá cao hợp lý và tiêu thụ ổn định hơn vớisố lượng cũng nhiều hơn

Hiện nay đại đa phần người nông dân muốn liên kết trong khâu tiêuthụ sản phẩm vì mục đích cuối cùng của hộ sản xuất là làm sao bán được sảnphẩm của mình làm ra và thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt Mà muốnthu được lợi nhuận nhiều nó phụ được vào giá bán và lượng hàng mình bán ravới độ dễ dàng hay khó khăn như thế nào Thường khi liên kết trong tiêu thụthì các hộ nông dân hay liên kết với các thương lái thu gom tại địa phương,các thương lái thu gom ở các thị trường khác, hay các cơ sở chế biến, cácdoanh nghiệp ngay gần địa phương mình Khi liên kết trong tiêu thụ thìngười nông dân sẽ an tâm để sản xuất hơn vì bán được lượng hàng thườngxuyên và ổn định còn bên mua hàng thì có được đủ số hàng mình cần ổnđịnh không tốn nhiều công đi thu mua

Tùy từng nhu cầu liên kết ở mỗi địa phương mà ưu tiên các hoạt độngliên kết nào Nhưng tốt nhất vẫn là liên kết toàn diện tất cả các hoạt động thì

sẽ có một kết quả toàn diện nhất có lợi cho tất cả các bên nhất

* Nguyên tắc của liên kết

Sự thỏa thuận hay cam kết của các bên trong quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm, các cam kết này phải được công nhận là sự hợp tác giứacác bên tham gia chứ không phải là quan hệ cạnh tranh hay bóc lột giữa bênnày với bên kia

Trang 9

Cam kết phải có các điều kiện ưu đãi: Ưu đãi này phải được xâydựng trên quan hệ cung cầu thị trường, hay nói cách khác các bên đều đượchưởng lợi từ cam kết.

- Trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện cam kết: Các bên có tráchnhiệm thực hiện đúng, đủ và nghiêm túc theo cam kết

* Hình thức liên kết

Đánh giá mức độ liên kết hay độ sâu của liên kết - mức độ quan hệchặt chẽ giữa các tác nhân trong việc tiếp cận thị trường như cung ứng nguồnlực đầu vào, đầu ra đặc biệt là công tác quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm Các mối quan hệ liên kết này được thể hiện thông qua các hình thứcvới các nội dung cơ bản sau:

+ Hợp đồng miệng

Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bảngiữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động công việcnào đó Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chấtlượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng Cơ sở của hợp đồngmiệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các bêntham gia hợp đồng Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tácnhân có quan hệ thân thiết như (họ hàng, bạn bè, anh em ruột…) hoặc giữacác tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhaumà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khảnăng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác Tuy nhiên hợp đồngmiệng chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiệngiao nhận hàng hóa

Trang 10

tương lai và thường với giá đặt trước” Đây là hình thức kinh tế hợp tác trựctiếp, quan hệ giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó nó có tính ổnđịnh hơn Quan hệ hợp tác trên cơ sở hợp đồng được thực hiện dưới hai hìnhthức:

+ + Hợp đồng trên cơ sở cá nhân : Là quan hệ trực tiếp giữa ngườisản xuất nông nghiệp (nông hộ, trang trại) với cơ sở chế biến được thực hiệnthông qua hợp đồng ký kết với hai bên Các chủ thể có trách nhiệm giao nộpsản phẩm đúng thời gian, địa điểm, số và chất lượng cho cơ sở chế biến.Ngược lại cơ sở chế biến có trách nhiệm nhận nông sản và thanh toán hợpđồng cho bên kia Bên nào vi phạm sẽ có trách nhiệm bồi thường theo thỏathuận

+ + Hợp đồng trên cơ sở nhóm: Có hai dạng

Dạng thứ nhất: Hợp tác thông qua hiệp hội, hiệp hội là tập hợp cácnhà sản xuất có cùng nhu cầu trong tiêu thụ sản phẩm của quá trình sản xuấtnông nghiệp trên thị trường Hiệp hội thay mặt các nhà sản xuất ký hợp đồngchung với cơ sở chế biến về thời gian giao nộp sản phẩm, địa điểm, số vàchất lượng, giá cả cũng như phương thức thanh toán

Dạng thứ hai:Hợp tác thông qua HTX dịch vụ Người sản xuất cóquan hệ gián tiếp với cơ sở chế biến và quan hệ trực tiếp với HTX dịch vụ.HTX thay mặt người sản xuất ký hợp đồng với cơ sở chế biến, trực tiếp thanhtoán, nhận, trả với cơ sở chế biến sau đó thanh toán cho từng cơ sở sản xuấthoặc từng hộ nông dân

2.1.1.3 Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục những hạn chế về mặtquy mô Trong hoạt động sản xuất kinh doanh , mỗi đơn vị sản xuất kinhdoanh (hộ, HTX, doanh nghiệp) đều thực hiện một chuỗi các hoạt động từcung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra, không tự sản xuất ra tất cả mà là kết quảcủa quá trình phân công lao động, liên kết, hợp tác của hai hay nhiều bên

Trang 11

nhằm phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí sản xuất, giúp chủ động ổn địnhsản xuất kinh doanh.

- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh với các thay đổicủa thị trường do các nguyên nhân sau:

+ Nhu cầu của thị trường là luôn thay đổi

+ Liên kết kinh tế giúp cho tiêu thụ sản phẩm được nhanh hơn thôngqua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản xuất bằnghình thức đại lý bán hàng

+ Liên kết kinh tế còn giúp cho các chủ thể có thể tiếp cận nhanhchóng các công nghệ kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ởcác trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước

- Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh Đứng trướcmột cơ hội sản xuất lớn, nhiều khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp, nếudoanh nghiệp bỏ sẽ mất cơ hội làm ăn, nhưng nếu doanh nghiệp đơn độc mộtmình triển khai thực hiện dự án thì có nhiều khả năng dẫn đến hiệu quả thấp,thậm chí thua lỗ Để tránh được hiện tượng này, nhiều doanh nghiệp đã biếtphân tán rủi ro bằng cách mời gọi các doanh nghiệp khác cùng tham gia thựchiện dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc tùy theo nănglực của từng doanh nghiệp Như vậy mối doanh nghiệp tham gia dự án chỉphải chịu một phần rủi ro nếu có Ở một khía cạnh khác nếu hai doanh nghiệptrước đây là đối thủ của nhau, cạnh tranh nhau trên cùng một loại sản phẩm,trong cùng một thị trường Đến nay để giảm thiểu rủi ro cạnh tranh họ liênkết lại để cùng thỏa hiệp phân chia thị trường, kể cả việc sáp nhập để tạo nênđộc quyền

Trang 12

đoạn thị trường và lũng đoạn nền kinh tế, ảnh hường nghiêm trọng đến đờisống của dân cư.

2.1.1.4 Các yếu ảnh hưởng tới mối liên kết bốn nhà

* Các yếu tố từ hộ sản xuất

Đối với người sản xuất do trình độ hiểu biết còn hạn chế về liên kết,về hợp đồng, trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi trước mắtmà không nhìn lâu dài Họ sợ sự rằng buộc về mặt pháp luật khi ký kết hợpđồng

Một yếu tố ảnh hưởng nữa là mặc dù công ty tạo điều kiện cho ngườidân sản xuất bằng cách ứng vốn, mua phân bón, chuyển giao khoa học kỹthuật, thu mua với giá đảm bảo ổn định, vậy mà vẫn có những trường hợpnông dân không “chung thuỷ” với công ty sẵn sàng bán cho công ty khác khihọ trả giá cao hơn

Một thực tế khó khăn ảnh hưởng đến sự liên kết giữa công ty và hộsản xuất đó là hộ sản xuất luôn muốn chất lượng hàng hoá của mình là caotrong khi đó thực tế lại không đạt như vậy Vì vậy, dẫn đến tình trạng xảy racác mâu thuẫn trong thu mua giữa công ty và hộ sản xuất không bán theo hợpđồng với công ty mặc dù công ty đã đầu tư ban đầu (hộ sản xuất sẵn sàng điđến với các công ty và cơ sở sản xuất khác mà hộ không ký kết)

Sản xuất của hộ vẫn tự phát, không tập trung, quy mô kinh tế của hộrất nhỏ, diện tích manh mún, không mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa

Đã thế tư tưởng thay đổi phương thức sản xuất của hộ rất ít, hầu như hộkhông giám mạnh dạn đầu tư trong sản xuất của mình, sợ ảnh hưởng đếnquyền lợi mà họ đang có, sợ rủi ro trách nhiệm khi tham gia liên kết

Như vậy, nhận thức của liên kết sản xuất của hộ rất kém, các lý dochính trên đã làm cho việc liên kết còn hạn chế và để liên kết trong sản xuấtvà tiêu thụ của hộ được hiệu quả hơn cần giải quyết tốt các lý do ảnh hưởngtrên

Trang 13

* Các yếu tố từ doanh nghiệp

Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nông sản ổn định nhưng vẫncòn tình trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báocho nông dân, trong khi mua còn gây khó dễ với nông dân nhất là vào thờiđiểm chính vụ nông sản

Chế tài mà công ty đưa ra để sử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệulực chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫnxảy ra nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm mà giá hơn giá thị trường

Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùngnguyên liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương, với hộnông dân chưa cao

* Các yếu tố từ nhà khoa học

Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật còn hạn chế, ảnhhưởng đến sự gắn liền đất sản xuất của hộ Tổ chức khoa học giữ vai trò rấtquan trọng trong quá trình liên kết Họ chính là người giúp nông dân ứngdụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượnggiảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Tuynhiên cho đến nay, số đông các cơ quan khoa học vẫn lúng túng khi thực hiệnliên kết bốn nhà

Vẫn còn thiếu vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạnchủ động đưa định hướng liên kết thành một ưu tiên trong việc triển khai cácchương trình, dự án nghiên cứu Ngay cả những hợp đồng được kí kết thôngqua hoạt động liên kết thì quyền lợi vật chất của các cơ quan khoa học hay

Trang 14

Vai trò, chức năng về trung gian, cầu nối của chính quyền các cấp cònhạn chế do chính sách và do bản thân chính quyền (nhất là chính quyền cấp

cơ sở) đã không phát huy và làm tròn trách nhiệm là trọng tài để giải quyếtcác vấn đề ảnh hưởng đến liên kết Chính quyền cơ sở gần như thả nổi để tự

cơ sở chế biến và hộ sản xuất thoả thuận với nhau trong hợp đồng liên kết

Chưa xác định rõ về sự rằng buộc, trách nhiệm, lợi ích giữa các bêntham gia liên kết nên dẫn đến phá vỡ quá trình này, nhất là khi cơ sở chế biến

vi phạm hợp đồng

Chính sách chưa thật sự đi sát với người sản xuất nông sản, còn ở dạngchung chung khiến cho hộ nông dân gặp khó khăn trong khi vận dụng vàoliên kết

Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng cơ bản của các bên khi tham gialiên kết và chính các yếu tố này đã ảnh hưởng đến quá trình liên kết bền vữngtrong sản xuất nông sản và muốn có một quá trình liên kết bền vững thì cầngiải quyết tốt những yếu tố ảnh hưởng trên

2.1.2 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của sản xuất rau an toàn

2.1.2.1 Khái niệm

RAT là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trêncác diện tích đất có thành phần hóa - thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất làđược kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từphân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tạitrong đất), được sản xuất theo những quy trình nhất định (đặc biệt là quytrình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới) Nhờ vậy rauđảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lýnhà nước đặt ra

Gọi là RAT vì trong qua trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phânbón có nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạnchế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong

Trang 15

danh mục cho phép Trong RAT còn dư lượng nhất định các chất độc hạinhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Theo tổ chức y tế thế giới, RAT phải đảm bảo được các tiêu chuẩnnghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, kim loại nặng và

vi sinh vật trong rau phải đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép Nếu vi phạmmột trong bốn tiêu chuẩn trên thì không được gọi là RAT

RAT của Việt Nam được nói đến chủ yếu để phân biệt với rau đượccanh tác bằng kỹ thuật thông thường, khó kiểm soát trên góc độ vệ sinh antoàn thực phẩm Ở các nước phát triển, với quy mô sản xuất rau chuẩn hóa,với việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật kiểm soát được, vấn đềRAT về cơ bản đã được giải quyết

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam đưa ra nhữngquy định về sản xuất RAT như sau:

Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ,hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hóa chấtđộc và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn thấp chophép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là raubảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là RAT

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm củasản phẩm rau đặt ra như sau:

- Về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêucầu của từng loại rau, đúng độ chin kỹ thuật, không dập nát, hư thối, khônglẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp

- Về nội chất phải bảo đảm mức qui định cho phép:

Trang 16

+ Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh ( E.coli, Samollela,trứng giun, sán…)

Sản phẩm rau chỉ được coi là đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thựcphẩm khi hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu trên không vượt quá giới hạn quyđịnh

2.1.2.2 Vai trò và đặc điểm của sản xuất rau an toàn

* Vai trò của sản xuất rau an toàn

Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể trồng rau quanh năm, ngànhrau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 4% trong tổng giá trịngành nông nghiệp

Trong cuộc sống con người, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồncung cấp cácVitamin phong phú như các loại Vitamin A, B, C, D…, các loạiaxit hứu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe, rất cần thiết cho sự phát triển củacon người mà nhiều thực phẩm khác không thay thế được Rau không chỉcung cấp Vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng chữa bệnh Chất xơtrong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột,Vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và lợi Vitamin D trong rau giàuCaroten có thể hạn chế những biến thế về ung thư phổi

Khi lương thực và nguồn đạm động vật đã được đảm bảo thì nhu cầuvề số lượng và chất lượng rau xanh càng tăng Người ta xem rau như mộtnhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ Phát triển raucó ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội: Tạo việc làm, tận dụng lao động, đất vànguồn tài nguyên cho hộ gia đình Rau là cây ngắn ngày, có những loại raunhư cải canh, cải củ từ 30- 40 ngày đã cho thu hoạch, rau cải bắp từ 75-85ngày, rau gia vị chỉ 15- 20 ngày một vụ,…Cho nên một năm có thể trồngđược từ 2-3 vụ, thậm chí 4-5 vụ Cây rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vìvậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất

Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được

Trang 17

cao, 1ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2-3 lần, thậm chí có thể lên tới 4- 5lần so với trồng lúa Vì vậy trồng rau là nguồn tạo ra thu nhập lớn cho hộ.

Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu chochế biến Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế , gópphần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con đường CNH -HĐH Sản xuất rau tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế caonhư cải bắp, cà chua, dưa chuột…, đóng góp một phần đáng kể vào sản xuấtchung của cả nước và mở rộng quan hệ quốc tế

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh ởmiền Bắc thích nghi cho nhiều loại rau ôn đới, nếu khai thác tốt vụ đông sẽcó khối lượng rau lớn để xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địaphương, vùng Trong tương lai gần, ngành sản xuất rau sẽ là ngành sản xuấthàng hóa lớn và có giá trị xuất khẩu cao trong ngành nông nghiệp (sau gạo,cà phê, cao su, hải sản)

Sản xuất rau cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp thựcphẩm nhằm tăng dự trữ góp phần điều hòa cung trên thị trường, ổn định giácả, đồng thời để xuất khẩu và tăng giá trị sản phẩm rau Một số cây rau nhưkhoai tây, khoai sọ có giá trị như cây lương thực vì vậy trong thời gian qua đãgóp phần vào việc đảo đảm an ninh lương thực của quốc gia Sản xuất raucòn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi góp phần phát triển chăn nuôithành ngành sản xuất chính

Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,nó cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệucho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông

Trang 18

- Rua là cây ngắn ngày, rất phong phú về trủng loại, yêu cầu việc bốtrí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vậtvà tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý khoa học.

- Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều công lao động

- Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hóa cao, sản phẩm rau cóchứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khóvận chuyển và bảo quản

- Sản xuất và tiêu thụ rau mang tính thời vụ do đó khả năng cung cấpcủa chúng co thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp

vụ Nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ thơi điểm nào trong năm

+ Đặc điểm riêng cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

- Quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt

- Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước tưới, giống,phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất) vàđặc điểm sản phẩm Nên gây ra cho người sản xuất, người cung ứng khó chủđộng được hoàn toàn về chất lượng và số lượng rau ra thị trường Điều này dẫnđến sự giao động lớn về giá cả, số lượng, chất lượng rau trên thị trường

- Tiêu dùng RAT còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán,thói quen người tiêu dùng

- Hiện nay, ở nước ta nhu cầu tiêu dùng RAT đang tăng đã tạo ra thịtrường tiêu thụ RAT phát triển cả về số lượng, trủng loại và chất lượng sản phẩm

2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau ở một số nước

* Thái Lan

Là một đất nước trồng cả rau nhiệt đới và ôn đới nên có thể nói, trủngloại rau của Thái Lan rất phong phú Hiện nay có trên một trăm loại rau đượctrồng ở Thái Lan, trong đó có 45 loại được trồng phổ biến

Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53kg/người/năm với các

Trang 19

Loại kênh thứ nhất: Người sản xuất – nhóm nông dân tự thành lập –người bán buôn (tại Băng Cốc) /người chế biến /xuất khẩu – người bán buôn– người bán lẻ - người tiêu dùng.

Loại kênh thứ hai: Người sản xuất – người thu gom trên địa bàn trồngrau – thị trường bán buôn trung tâm – người bán buôn tại Băng Cốc – ngườibán lẻ - người tiêu dùng

Thông thường, phần lớn các thương lái thu gom rau trực tiếp tại nônghộ và chở rau đi bằng xe bán tải Một số nông hộ cũng có thể bán trực tiếprau ra chợ bằng cách chuyên chở bằng xe tải riêng của gia đình Rau thườngđược vận chuyển vào buổi chiều và được tiêu thụ chủ yếu ở các chợ bán buônlớn ở Băng Cốc Khoảng hơn 20% lượng rau ở các chợ bán buôn được đưađến các siêu thị và khuynh hướng này đang tăng dần trong cách tiêu thụ RATở Thái Lan

Đối với thị trường giao dịch theo hợp đồng: Cục nội thương trựcthuộc Bộ Thương Mại thiết lập thị trường để phục vụ cho các giao dịch theohợp đồng giữa người nông dân hoặc tổ chức nông nghiệp với những ngườimua hàng Cục nội thương đề ra tiêu chuẩn hàng hóa, đề ra mẫu hợp đồngtiêu chuẩn, văn phòng thương mại của cục nội thương đặt tại các tỉnh để điềutiết các hoạt động ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng, tham gia cùng với bantrọng tài và các bên ký kết giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp Người bán(nông dân, nhóm nông dân, HTX) và người mua (nhà máy chế biến côngnghiệp, nhà xuất khẩu…) mong muốn được ký kết hợp đồng để mua bán cácnông sản sẽ phải thông báo ý định đó cho Cục nội thương hoặc văn phòngthương mại ở các tỉnh để họ xem xét Nếu được chấp thuận các bên phái đến

Trang 20

nống sản giữa nông dân với các doanh nghiệp, Cục nội thương tổ chức hộinghị với sự tham gia của người mua, người bán và các đối trọng có liên quanđến việc ký hợp đồng Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc chấphành hợp đồng, hỗ trợ tài chính cho người mua đã ký hợp đồng thỏa thuậntrong trường hợp đặc biệt Nhứng loại nông sản có khả năng ký kết hợp đồngđược xác định là cà chua, gừng, ngũ cốc non, măng tây, chôm chôm, vải, nhã,dứa, đu đủ,…

* Ấn Độ

Mặc dù diện tích trồng rau chỉ chiếm 3,32% tổng diện tích gieo trồngcủa cả nước và giao động trong khoảng từ 0,17%-13,03% ở các bang khácnhau, nhưng Ấn Độ vẫn là nước có nhiều tiến bộ và đạt kết quả tốt trong hoạtđộng sản xuất và tiêu thụ RAT

Ở Ấn Độ hiện nay có 7 kênh tiêu thụ rau xanh nhưng trong đó, kênhtiêu thụ có sự tham gia của HTX đóng vai trò là tác nhân trung gian đượcđánh giá là kênh tiêu thụ có hiệu quả nhất: Người sản xuất – HTX tiêu thụRAT – người bán buôn – người bán lẻ - người tiêu dùng

* Trung Quốc

Hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc phát triển nhanh trongkhoảng 10 năm lại đây Theo kết quả khảo sát của Trung Quốc thì hầu hếtnông dân được phỏng vấn đồng tình với phương pháp sản xuất theo hợp đồngvà hưởng ứng cách làm này Tuy nhiên, sản xuất theo hợp đồng có xu hướng

bỏ qua những người sản xuât nhỏ Nông dân xác định được giá cả ổn định vàđược tiếp cận thị trường như nhưng ưu điểm chính của phương pháp này đểký hợp đồng với doanh nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp coi việc cải tiếnchất lượng sản phẩm là mấu chốt để đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện.Kết quả là sản xuất theo phương thức này là chất lượng sản phẩm cao hơn,chi phí sản xuất và tiếp thị thấp hơn Trong chương trình công nghiệp hóanông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc có chủ trương hỗ trợ và thúc đẩy

Trang 21

và khả năng cạnh tranh cho sản xuất nông nghiệp Hợp đồng sản xuất nôngnghiệp như phương tiện để gắn kết nông dân sản xuất nhỏ với các doanhnghiệp chế biến quy mô lớn Chính quyền địa phương đã nhận thức tiềmnăng của sản xuất theo hợp đồng trong việc cơ cấu lại sản xuất và tăng thunhập cho nông dân

Bốn đặc điểm chính có được từ phương thức sản xuất theo hợp đồng là:

- Số hàng hóa nông nghiệp sản xuất theo phương thức này tăng mộtcách vững chắc

- Địa bàn áp dụng phương thức sản xuất này cũng tăng nhanh chóng,ngay cả những vùng kém phát triển của miền Trung và miền Tây TrungQuốc

- Quy mô của phương thức sản xuất này cũng mở rộng và số lượnghợp đồng cũng tăng nhanh

Kết quả phân tích từ điều tra 1036 hộ nông dân, trong đó có 220 hộ(chiếm 21%) thực hiện hợp đồng đã chỉ ra những lý do tại sao việc thực hiệnhợp đồng còn khó khăn và có liên quan đến cả hai phía nông dân và doanhnghiệp

2.2.2 Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm

2008, tổng diện tích rau của cả nước là 722 nghìn ha, năng suất trung bình đạt

159 tạ/ha với sản lượng hơn 11,4 triệu tấn Sáu tháng đầu năm 2009, cả nướcsản xuất gần 500 nghìn ha rau, đậu các loại, trong đó Miền bắc là 240 nghìn

ha Ðồng thời tổ chức, triển khai xây dựng một số mô hình điểm trong sảnxuất RAT theo hướng VietGAP ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng Hình

Trang 22

qua hệ thống cửa hàng, đại lý bán lẻ

Hiện nay, một số địa phương đang triển khai đề án quy hoạch cácvùng sản xuất RAT theo hướng dài hạn nhằm cung cấp rau tại chỗ cho nhândân trên địa bàn Ðể thúc đẩy chương trình, vừa qua UBND TP Hà Nội đãban hành quyết định về việc phê duyệt đề án sản xuất và tiêu thụ RAT giaiđoạn 2009-2015 với tổng kinh phí hơn bảy nghìn tỷ đồng Mục tiêu của đề ánlà phát huy tối đa lợi thế và nguồn lực, tập trung chỉ đạo nhằm hình thành vàphát triển các vùng chuyên canh sản xuất RAT đáp ứng nhu cầu của nhân dânthành phố, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Ðến năm 2015, Hà Nội sẽ mởrộng phát triển diện tích RAT ở các vùng sản xuất tập trung, phấn đấu đưatổng diện tích đạt 5.000 đến 5.500 ha với năng suất trung bình 20 tấn/ha/vụ,sản lượng đạt hơn 320 nghìn tấn/năm và có khả năng đáp ứng 35% nhu cầungười tiêu dùng của thành phố

Tuy nhiên, diện tích các vùng sản xuất RAT tập trung được quyhoạch còn rất hạn chế, cả nước mới đạt khoảng 8 đến 8,5% tổng diện tíchtrồng rau Riêng vùng đồng bằng sông Hồng mới đạt 14.816 ha, trong đó TPHà Nội là 6.820 ha, Hải Phòng 2.500 ha, Hải Dương 3.000 ha và chỉ có 676

ha được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT Ðặc biệt, nhiều tỉnh, thànhphố đến nay vẫn chưa đầu tư để quy hoạch vùng sản xuất rau Bên cạnh đó,tình trạng sử dụng hóa chất, phân bón và các chất điều tiết sinh trưởng thiếukhoa học vẫn phổ biến; rau sản xuất ra chỉ qua khâu sơ chế đơn giản đã đượcđưa ra thị trường tiêu thụ Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ rất phổ biến ởcác vùng trồng rau để tăng năng suất cây trồng đã làm ảnh hưởng chất lượngrau; số đông người sản xuất rau không thường xuyên làm vệ sinh đồng ruộng,bón phân hữu cơ chưa được ủ hoải, bón nhiều phân u-rê đơn độc; thời giancách ly lần tưới phân cuối cùng đến thu hoạch không bảo đảm và lạm dụngphun thuốc kích thích sinh trưởng đối với các loại rau ăn lá Hơn nữa, nướctưới cho rau chủ yếu lấy từ các ao hồ, sông dẫn vào kênh mương nội đồng,

Trang 23

một phần nhỏ lấy từ giếng khoan nên chưa bảo đảm chất lượng vệ sinh antoàn thực phẩm Qua kiểm tra, giám sát về sản xuất RAT vùng đồng bằngsông Hồng trong sáu tháng đầu năm 2009 tại một số tỉnh như: Bắc Ninh,Hưng Yên, Hà Nam cho thấy, 22/28 mẫu rau đã lấy có hàm lượng chì caohơn mức cho phép, 14/28 mẫu rau phân tích có hàm lượng ni-tơ-rát cao hơnmức quy định, 19/28 mẫu có chứa E.cô-li và 27/28 mẫu có chứa Cô-li-phom.Nguyên nhân của tình trạng trên là do sản xuất rau chủ yếu là nhỏ lẻ, phântán; đa số các vùng trồng RAT chưa được đầu tư về hệ thống giao thông, thủylợi Việc sản xuất rau chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao;vấn đề tiêu thụ sản phẩm chưa được gắn với sản xuất; chưa hình thành cácliên kết bền chặt giữa người sản xuất và người tiêu dùng; thị trường đầu racho sản phẩm RAT chưa ổn định; việc xây dựng và phát triển thương hiệugặp nhiều khó khăn

Nguyên nhân chính hạn chế phát triển thị trường RAT hiện nay làhiệu quả kinh tế thấp và không ổn định của ngành trồng RAT do thiếu cácbiện pháp quản lý phù hợp đối với hệ thống phân phối và tiêu thụ RAT

Khi ngành sản xuất RAT được hình thành, khối RAT được hòa nhậpvào khối rau thông thường qua kênh phân phối đến tay người tiêu dùng Sảnxuất RAT luôn đòi hỏi chi phí sản xuất cao hơn, nên phải đảm bảo giá caohơn thì mới đủ bù đắp chi phí và có lãi Một bộ phận đáng kể người tiêu dùng(người có thu nhập trung bình trở lên) sẵn sang trả giá cao hợp lý nếu họ cóđủ cơ sở tin tưởng rằng sản phẩm họ mua là an toàn Trong thực tế, một khốilượng nhất định RAT tiêu thụ qua quan hệ mua bán giữa người trồng rau vớicác nhà máy chế biến, siêu thị, cửa hàng rau quả, các khách sạn, các nhà

Trang 24

1 Qua chợ bán lẻ + giao trực tiếp theo hợp đồng

Sơ đồ 2.1 Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn hiện tại ở Việt Nam

Vấn đề mấu chốt dẫn đến tình trạng hiệu quả thấp của ngành RAT làcho đến nay vẫn chưa có phương thức phân đỉnh RAT và rau thường trên thịtrường Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phân định và quản lý chấtlượng rau gặp nhiều khó khăn và gần như không khả thi trong thực tế vì xácđịnh các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm bằng các phương pháp phòng thínghiệm đòi hỏi thời gian dài (2-3 ngày) và chi phí quá lớn (1,5-3 triệu đồng/1mẫu), nên không phù hợp với tính chất mặt hàng rau cần tiêu thụ ngay vì dễbị hư hỏng

2.2.3 Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ cải bắp ở Việt Nam

Cải bắp là loại rau được trồng từ lâu đời và suốt từ Bắc xuống Nam.Các tỉnh thành trồng nhiều cải bắp nhất là: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Lạt…Diện tích cải bắp khoảng80,11nghìn ha chiếm 12,6% tổng diện tích rau Cải bắp là loại cây dể trồng,khả năng thích nghi rộng, chịu bảo quản và chịu vận chuyển Cải bắp còn làmặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao

Giống cải bắp được trồng nhiều trên thế giới là giống cải bắp trắng Ởnước ta trướng đây người nông dân thường trồng những giống địa phươngnhư: Giống cải bắp Sapa, Lạng Sơn, Hà Nội Các giống cải bắp KK Cross,

biến, khách sạn, nhà trẻ, nhà ăn tập thể

Người bán

Cửa hàng, siêu thị

Người bán nhỏ lẻ

Người thu gom Người bán buôn

2 Chợ bán buôn + giao trực tiếp

3 Giao theo hợp đồng

4.

Người tiêu dùng cá nhân (các hộ

gia đình)

Trang 25

C90 Nhật Bản do có khả năng thích nghi rộng rãi , năng suất cao nên hiệnnay đang được ngươi trồng rau ưa chuộng.

Cải bắp là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị sử dụng lớn người

ta có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon từ cải bắp như: Cải băp luộc, cảibắp sào, cải bắp muối, cải bắp nộm, salát cải bắp, cải bắp cuốn thịt, sinh tốcải bắp…

Các nhà y tế thế giới đánh giá cao khả năng chữa bệnh của cải bắp, sửdụg loại rau này cho những người mắc các bệnh về tim, viêm ruột và bệnh dạdày rất tốt Thành phần hóa học của cải bắp không những phụ thuộc vàogiống, thời vụ, điều kiện chăm sóc mà còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậucủa mỗi nơi, mỗi năm Trong cải bắp có chứa nhiều loại Vitamin khác nhaurất cần thiết cho sức khỏe của con người

Rau cải bắp có thời gian sinh trưởng trung bình từ 110-130 ngày tùytheo từng giống Rau cải bắp có thể trồng được 3 vụ năm Tại miền Bắc raucải bắp thường được trồng từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 3 năm sau Tạivùng Đà Lạt - Lâm Đồng thời vụ gieo trồng từ tháng 9 đến tháng 12 Cáctỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long thời vụ gieo trồng tốt vào tháng 10tháng 11 thu hoạch vào dịp tết hoặc sau tết nguyên đán

Hiện nay cải bắp sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trongnước, lượng cải bắp xuất khẩu chưa nhiều Thị trường nhập khẩu cải bắpchính của Việt Nam là Trung Quốc và Nga

2.2.4 Liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam

Chủ trương liên kết bốn nhà trong sản xuất kinh doanh nông sản củanhà nước là hoàn toàn đúng đắn và rất hay Nó làm cho nền nông nghiệp

Trang 26

khi đó việc tiêu thụ lại đang gặp rất nhiều khó khăn vì RAT vẫn chưa có thịtrường tiêu thụ rộng Tuy liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ RATbước đầu đã đạt được những kết quả tốt nhưng bên cạnh đó những mặt bấtcập cũng còn rất nhiều.

Vân Nội là một trong những xã thực hiện khá thành công tinh thầncủa chu trương liên kết bốn nhà Trước đây, rau Vân Nội chỉ được đưa vàotiêu thụ ở vùng ven nội thành, vận chuyển bằng xe thồ bán lẻ, nhưng giờ đâyhoạt động tiêu thụ RAT tại Vân Nội được thực hiện bởi hầu hết các HTX.Vân Nội hiện có 12 HTX sản xuất và tiêu thụ RAT, với quy mô khoảng 8 –

15 xã viên/1 HTX, cùng nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh Ban quản trịHTX chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường và đầu ra cho sản phẩm, chỉ đạovà định hướng sản xuất cho xã viên Điều đặc biệt ở đây là mỗi hộ nông dânđều góp cổ phần ban đầu, khoảng 4-5 triệu để tham gia HTX Số tiền nàyđược ban quản trị sử dụng để tìm kiếm thị trường, xây dựng hệ thống đại lý,cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn Khi HTX mở thêm các đại lý bán lẻ, xãviên phải đóng góp trung bình khoảng 200.000đ/hộ cho 01 đại lý Đồng thời,

xã viên được chia cổ tức mỗi năm dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh và căn cứ vào số cổ phần nắm giữ Xã viên làm nhiệm vụ sản xuất, đếnngày thu hoạch họ báo cho HTX Nếu HTX không thu mua, hoặc thu muakhông kịp, họ hoàn toàn có quyền bán sản phẩm cho tư thương đồng thời yêucầu ban quản trị phải bồi thường hợp đồng kinh tế đã ký

Các hộ xã viên sản xuất theo sự hướng dẫn, kiểm tra và giám sát củaHTX từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thu hoạch đảm bảo chất lượng rauphải tuyệt đối an toàn và có nguồn gốc rõ ràng Trong hợp đồng thu mua giữa

xã viên với HTX quy định về trách nhiệm của xã viên đối với sản phẩm raucủa mình khi có sự cố Xã viên được hưởng chế độ giá thu mua tối thiểu bằnggiá thị trường và HTX có trách nhiệm thu mua toàn bộ sản lượng rau quyđịnh trong hợp đồng đã ký Số tiền này được tính vào cổ phần của xã viên

Trang 27

Quan hệ giữa xã viên và HTX không chỉ liên kết đơn thuần về mặtkinh tế bằng hợp đồng, mà còn có sự trao đổi thường xuyên về thông tin sảnxuất, tiêu thụ, thị trường Các quyết định quan trọng xã viên đều được thamgia dựa trên nguyên tắc biểu quyết, lấy ý kiến đa số.

Nhưng tình trạng chung hiện nay thì việc liên kết trong sản xuất vàtiêu thụ RAT này còn rất lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm và vướng mắc từ tất cảcác bên Cơ quan quản lý nhà nước lỏng lẻo trong khâu kiểm tra chất lượngRAT khi mà tình trạng giấy phép kinh doanh RAT hết hạn nhưng đơn vị kinhdoanh đó vẫn tiếp tục kinh doanh RAT Việc tập huấn và công tác kiểm tragiám sát chất lượng RAT còn nhiều bất cập, khi mà tình trạng việc tập huấnthì cứ tập huấn còn áp dụng hay không thì không ai khẳng định và đảm bảo,hay việc đợi kết quả kiểm tra chất lượng RAT thì hàng mấy ngày trời nênkhông phù hợp với đặc điểm tiêu thụ trong ngày của cây rau Các doanhnghiệp thì rất khó khăn trong việc thu mua sản phẩm của nông dân vì họ sảnxuất với quy mô nhỏ và trên địa bàn rất rộng hơn nữa tình trạng phá vỡ hợpđồng từ phía người dân làm cho doanh nghiệp rất sợ rủi ro khi làm ăn vớinông dân Và bên cạnh đó tình trạng ép giá, thu mua không đúng hợp đồng vàtrà tiền chậm gây phiền hà cho người dân từ phía doanh nghiệp cũng đangdiễn ra rất phổ biến Và một điều cũng rất buồn là việc thiếu quan tâm ủng hộtạo điều kiện cho bốn nhà gặp nhau trong sản xuất và tiêu thụ RAT của chínhquyền các địa phương cũng đang là một thực tế rất phổ biến ở những vùngsản xuất RAT

Vì vậy để việc liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ RAT trongthời gian tới đạt được những kết quả tốt thì còn cần sự quan tâm phối hợp của

Trang 28

2.2.5 Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Chương trình sản xuất RAT của thành phố Hà Nội đã được phê duyệtvà chính thức thực hiện vào tháng 2 năm 1996

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án phát triểnrau, hoa quả đến năm 2010, trong đó Hà Nội là một trong những địa bàntrọng tâm của đề án này

Một số chính sách khuyến khích phát triển RAT như: Lập dự án quyhoạch vùng, quy trình kỹ thuật sản xuất, tổ chức mạng lưới tiêu thụ… củaUBND TP Hà Nội giai đoạn 1996-2001

Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ra ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chínhphủ về tăng cường đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy định tạm thời về sản xuất và tiêu thụ RAT (ban hành kèm theoquyết định số 67-1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 4 năm 1998)

Pháp lệnh an toàn vệ sinh thực phẩm do Quốc hội ban hành ngày7/8/2003

Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 quy định chi tiết thihành một số điều của pháp lệnh an toàn vệ sinh thực phẩm

Đề án “Lưu thông, tiêu thụ RAT, thực phẩm sạch trên địa bàn HàNội” của Sở Thương mại được UBND TP Hà Nội phê duyệt tháng 7/2003

Công tác thí điểm cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất RAT, đăng kýthương hiệu có mã vạch của Sở NN & PTNT Hà Nội triển khai từ tháng 7đến tháng 12 năm 2004

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướngChính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông quahợp đồng

Trang 29

2.3 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.3.1 Các luận văn nghiên cứu của các thạc sĩ kinh tế trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

+ “Nghiên cứu cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây tre đan tỉnh HàTây- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phạm Đức Minh- 2008” Luận văn đãnghiên cứu cụ thể thực trạng các cơ chế liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm mây tre đan Với các cơ chế liên kết chủ yếu là thông qua hợp đồng cóđầu tư, thỏa thuận miệng co đầu tư và mua bán tự do trên thị trường của cáctác nhân trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó

+ “Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sản xuất míanguyên liệu và công ty mía đường Hòa Bình- Luận văn thạc sĩ kinh tế- NgôThị Thủy- 2004” Luận văn đã làm rõ được thực trạng liên kết thông qua hợpđồng với các nội dung: Quá trình hình thành hợp đồng, đối tượng tham giá liênkết, những khoản mục trong liên kết và hiệu quả của hình thức liên kết này

+ “Nghiên cứu mối liên kết sản xuất- tiêu thụ rau an toàn trên địa bànHà Nội- Luận văn thạc sĩ kinh tế- Lê Văn Lương- 2009” Luận văn đã nghiêncứu các mối liên kết ngang, liên kết dọc của các tác nhân trong chuỗi ngànhhàng Tìm ra những tác nhân còn hạn chế và mối liên kết chưa chặt chẽ đểđưa ra những giải pháp khắc phục

Các nghiên cứu này hầu hết đều mới chỉ đề cập đến mối liên kết giữacác tác nhân người sản xuất, người thu gom, người bán buân, người bán lẻ,người tiêu dùng theo ngành hàng và mối liên kết trực tiếp giữa người nôngdân và doanh nghiệp

2.3.2 Luận văn nghiên cứu của sinh viên trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

Trang 30

với người thu gom, HTX, người tiêu dùng và các bếp ăn tập thể Với các hìnhthức liên kết tự do hay thông qua hợp đồng miệng, văn bản.

+ “Vai trò của liên kết bốn nhà đến mô hình trồng tre măng Bát Độ tạihuyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái- Lê Thị Thu Hương PTNT & KN50- Luận văntốt nghiệp đại học” Luận văn đã phân tích được hiệu quả của việc liên kếtbốn nhà và thấy được sự khác biệt của hai nhóm đối tượng liên kết và khôngliên kết Với kết luận là nhóm những hộ tham gia liên kết này sẽ có hiệu quảhơn nhóm hộ không liên kết

Tuy vậy hai luận văn trên cũng chưa phân tích sâu thực trạng, cácnhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ

2.3.3 Nghiên cứu của các tác giả ngoài trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội

Vũ Trọng Khải 2009 đề cập đến sự bế tắc trong thực hiện liên kết bốn

nhà Một là khó khăn trong việc ký hợp đồng với hộ nông dân nhỏ lẻ Vớiquy mô nhỏ, các nhà nông này có thể dễ dàng tiêu thụ nông sản được sảnxuất theo kỹ thuật truyền thống ngay tại chợ quê Họ không cần liên kết vớinhà doanh nghiệp chế biến - tiêu thụ nông sản, họ không có khả năng vàkhông cần áp dụng quy trình và tiêu chuẩn toàn cầu về vệ sinh an toàn thựcphẩm (Global GAP) Còn doanh nghiệp lại không thể ký hợp đồng tiêu thụnông sản với hàng ngàn hộ nông dân nhỏ lẻ Hai là việc bội tín khi thực hiệnhợp đồng Quyết định 80/2002/QĐ-TTg quy định giá sàn trong quan hệ muabán giữa nhà nông và doanh nghiệp Khi giá cả xuống dưới giá sàn thì nôngdân bán nông sản cho doanh nghiệp nhưng khi giá nông sản tăng cao nôngdân vì lợi ích trước mắt lại bán cho bất kì ai theo giá thị trường Bản thândoanh nghiệp lại không thể mua theo giá này, hay nói cách khác phải buộc viphạm cam kết với nông dân, vì các hợp đồng đầu ra của doanh nghiệp đãđược ký kết từ trước, nếu tăng giá đầu vào doanh nghiệp sẽ bị lỗ Tác giả đềxuất đã đến lúc cần đánh giá lại việc thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTgtrong thời gian qua và thiết lập khung pháp lý mới cho giao dịch nông sản

Trang 31

Nguyễn Xuân Dũng, 2009 cho rằng Liên kết bốn nhà cần phải chặt

chẽ So với yêu cầu phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thì mức độphát triển của khu vực nông nghiệp chưa đạt yêu cầu Đặc biệt, dù đã là hộiviên của WTO, nước ta vẫn chưa có sự liên kết, đầu tư bài bản cho sản xuất,chế biến và tiêu thụ nông sản giữa nông dân, doanh nghiệp, ngân hàng và cácnhà khoa học Các ngành trong nội bộ khu vực kinh tế nông thôn chưa gắnkết, hỗ trợ nhau phát triển Có thể thấy rằng, một số chính sách kuyến khíchphát triển nông nghiệp, nông sản hàng hóa của Nhà nước chưa đồng bộ, côngtác quy hoạch các vùng trọng điểm, vùng động lực và vùng chuyên canh sảnxuất nông sản hàng hóa chưa dựa trên nhu cầu thị trường, một số hợp đồngkinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp đã được triển khai nhưng thiếu sự hỗtrợ của các nhà khoa học cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước Nhiềuhợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết giữa doanh nghiệp vànông dân còn thiếu chuẩn mực và chưa bình đẳng

Hơn nữa tại địa bàn xã Văn Đức- Gia Lâm- Hà Nội là một vùngchuyên sản xuất rau rất cần sự liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ rau.Nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu thực trạng của mối liên kết bốn

nhà ở đây Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Thực trạng liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp tại xã Văn Đức - Gia Lâm - Hà Nội”

để nghiên cứu

Trang 32

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của xã

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Văn Đức là xã thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội Xã nằmngoài đê về phía nam Hà Nội 15Km, cách huyện 13Km Xã Văn Đức có bathôn là thôn Trung Quang, Chử Xá và Sơn Hô, được chia thành 20 đội sảnxuất với tổng diện tích đất là 655,22ha, được giới hạn bởi: Phía Đông giápvới huyện Văn Giang- Hưng Yên; phía Tây và Nam giáp với sông Hồng; phíaBắc giáp với xã Kim Lan- Gia Lâm

Với vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã Văn Đứcphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu với các xã trong khu vực Đặcbiệt với 2 phía tiếp giáp với sông Hồng đã tạo tiềm năng lớn cho xã về pháttriển nông nghiệp và các nghề liên quan đến sông nước như: Giao thông, thủysản, khai thác cát…

3.1.1.2 Điều kiện địa hình, khí hậu

* Địa hình

Là xã nằm ngoài đê, nhưng địa hình xã Văn Đức bị chia cắt, lượnsóng, không bằng phẳng và thấp dần từ phía sông vào và từ phía Bắc xuốngNam do đó công tác thủy lợi gặp nhiều khó khăn

* Thời tiết khí hậu

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu của xã Văn Đức mangsắc thái đặc trưng của vùng, khí hậu ẩm, gió mùa Từ tháng 6 đến tháng 10 làmùa mưa, khí hậu ẩm ướt nhiều,với lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ trung bìnhlần lượt là 2200mm, 83%, 27,60C Từ đặc điểm khí hậu như vậy đã tạo điềukiện rất thuận lợi cho cây rau phát triển mạnh Song bên cạnh đó thì đây cũng

Trang 33

việc đảm bảo chất lượng RAT cũng gặp nhiều khó khăn Từ tháng 11 đếntháng 5 năm sau là mùa khô Điều kiện này ảnh hưởng khá lớn đến sản xuấtnông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng vì mùa đông lạnh lượng mưaít nên cây trồng khó phát triển thuận lợi Song có một thuận lợi là vào vụ nàythì bà con có thể trồng những cây rau mang tính chất ôn đới có giá trị kinh tếcao như cải bắp, súp lơ, cải thảo, đậu đỗ các loại…

Xã Văn Đức nằm trong mỏ nước ngầm của Hà Nội với trữ lượng lớncó thể cung cấp 730.000 m3/ngày Tuy nhiên hàm lượng Fe và Mn khá caochưa đáp ứng tiêu chuẩn nước uống và tiêu chuẩn cấp nước

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Trang 36

Bảng 3.2 Tình hình dân số vào lao động của xã Văn Đức qua 3 năm (2007 – 2009)

Trang 37

Lao động có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của địa phương, đặc biệt sự thay đổi của cơ cấu lao động nó thể hiệnhướng phát triển kinh tế trong tương lai của xã.

Qua bảng 3.2 ta thấy, nhìn chung cả số hộ, số nhân khẩu và số laođộng qua 3 năm đầu tăng lần lượt là 1,46%, 5%, 3,04% với mức độ tăng nhưvậy thì xã Văn Đức có mức tăng dân số và lao động khá cao điều này làm chonguồn lao động hàng năm của xã khá dồi dào Nhưng lại gây sức ép lớn choviệc giải quyết nhà ở, việc làm cho người lao động

Số hộ phi nông nghiệp trong ba năm qua của xã tăng mạnh 8,86% vàsố hộ nông nghiệp giảm tương đối 1,74% Điều này cho thấy xu hướng pháttriển kinh tế của xã đang theo chiều hướng tích cực và trong tương lai sẽ có

xu hướng phát triển mạnh hơn nữa Khẩu nông nghiệp và khẩu phi nôngnghiệp đều tăng nhưng tốc độ tăng của khẩu phi nông nghiệp lớn hơn tốc độtăng của khẩu nông nghiệp, với tốc độ tăng là 12,67% Lao động nông nghiệpvà lao động phi nông nghiệp cũng tăng theo chiều hướng trên với tốc độ tăngcủa lao động phi nông nghiệp trung bình trong ba năm là 6,56%

Một số chỉ tiêu bình quân của xã như khẩu/hộ, lao động /hộ, lao độngnông nghiệp/hộ qua 3 năm đều tăng nhưng mức độ tăng không đáng kể từ1,56% đến 3,49% Với bình quân khẩu/hộ và lao đông/hộ của năm 2009 là3,83 và 2,27 người Nhìn chung lao động của xã chủ yếu vẫn nằm trong lĩnhvực nông nghiệp với trình độ thấp chưa qua đâò tạo mặc dù qua 3 năm đã cósự chuyển biến theo chiều hướng tích cực Do vậy xã nên có hướng đào tạo,khuyến khích nâng cao trình độ cho người lao động, mở thêm các ngành nghềphụ để giải quyết việc làm cho người lao động

Trang 38

3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã

Bảng 3.3 Cơ sở vật chất của xã Văn Đức tính đến năm 2009

I Giao thông

II Phương tiện vận tải

III Công trình thuỷ lợi

IV Công trình điện

V Công trình phúc lợi

VI Một số chỉ tiêu

Nguồn: Ban thống kê xã Văn Đức

Thông qua cơ sở vật chất của xã và đặc biệt là hệ thống công trìnhthủy lợi, giao thông thì sẽ tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh nóichung và RAT nói riêng phát triển mạnh

Số Km kênh mướng cững nội đồng chỉ có 3Km, còn số Km kênhmương chưa cứng còn nhiều tới 12,3Km điều này rất khó khăn cho người dân

để chủ động nước tưới tự chảy Vì vậy mà số các giếng khoan của người dân

Trang 39

tự phát ở các khu đồng mọc lên ngày một nhiều với khoảng 1000 cái năm

2009 Điều này kéo theo việc mắc thêm các đường dây tạm ra các khu đồngnên rất nguy hiểm cho người dân vào mùa mưa Hiện đã chủ động nước tướicho 50% diện tích rau (100ha), còn lại 50% diện tích rau là do 5 trạm bơmnước của HTX cung cấp Nói chung xã cũng đã chủ động nước tưới được200ha rau, đáp ững nhu cầu nước tưới của người dân

Với 4 trạm biến áp và 23Km hạ thế đã đáp ứng được 100% nhu cầudùng điện của người dân với tỷ lệ hộ dùng điện là 100% Một trường cấp I với

13 lớp và 528 học sinh theo học, một trường cấp II với 11 lớp và 396 học sinhtheo học, một nhà trẻ mẫu giáo với 13 lớp và 423 trẻ Hệ thống cơ sở giáo dụcnày đã đảm bảo đủ số trường lớp cho con em của người dân trong xã theo họcnên tạo tâm lý yên tâm cho người dân để hoạt động sản xuất kinh doanh

Một trạm y tế với 8 phòng, một bưu điện, một đài phát thanh, một đàitưởng niệm và một chợ đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và các nhucầu về thông tin văn hóa của người dân

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã đã đáp ứng được các nhu cầu tốithiểu cho người dân Nhưng cơ sở vật chất của xã như vậy còn nghèo nàn đặcbiệt là hệ thống kênh mương cứng và đường liên xã Để tạo điều kiện thuậnlợi cho phát triển RAT của xã trong thời gian tới thì xã nên đầu tư tập trungcho hệ thống cơ sở này nhiều hơn nữa

3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã

Trang 40

Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2007 – 2009) ĐVT: Triệu đồng

Ngày đăng: 06/05/2016, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w