1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển sản xuất rau an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện gia lâm thành phố hà nội

116 509 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,36 MB
File đính kèm Phát triển sản xuất rau an toàn.rar (156 KB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Thông qua việc nghiên cứu hiện trạng sản xuất RAT tại huyện Gia Lâm thời gian qua đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng rau tại huyện Gia Lâm trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Đánh giá thực trạng sản xuất RAT ở huyện Gia Lâm thời gian qua;  So sánh đối chiếu qui trình sản xuất RAT tại huyện với sản xuất rau theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP);  Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức trong sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ nông dân huyện Gia Lâm;  Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trồng rau huyện Gia Lâm trong thời gian tới.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong báo cáo khóa luận tốt nghiệp này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Trần Hoài Thảo Trang

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Tuấn Sơn , và các thầy cô giáo trong bộ môn Phân tích và định lượng – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.

Qua đây tôi cũng xin cảm ơn Cán bộ nhân viên Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng Kinh tế huyện Gia Lâm; Hợp tác xã Lệ Chi, Hợp tác xã Đặng Xá, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2010

Tác giả

Trần Hoài Thảo Trang TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trang 3

Nghiên cứu này được tiến hành ở 2 xã được lựa chọn thuộc huyện Gia Lâm làĐặng Xá và Lệ Chi Dựa vào thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn 60 hộ dântại xã nghiên cứu này nhằm: i) Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn (RAT) ở huyệnGia Lâm thời gian qua; ii) so sánh đối chiếu qui trình sản xuất RAT tại huyện với sảnxuất rau theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); iii) phân tích nhữngthuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức trong sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP củahộ nông dân huyện Gia Lâm và iv) đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RAT theo tiêuchuẩn VietGAP nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trồng rau huyện GiaLâm trong thời gian tới Với mục tiêu như trên chúng tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu như sau:

Phương pháp phân tích số liệu được áp dụng nhằm thống kê mô tả lại các hiệntượng trong quá trình sản xuất của nông hộ, tính các kết quả, chi phí sản xuất rau.Phương pháp so sánh nhằm so sánh giữa quy trình VietGAP và điều kiện sản xuất thực

tế của hộ nông dân cũng như so sánh nhóm 1(nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAPtại xã Đặng Xá) và nhóm 2 (nhóm sản xuất rau an toàn theo quy trình thông thường).Phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức của các hộ nông dân ở 2 xã Lệ Chi và Đặng Xá trong quá trình sản xuất rau

an toàn theo hướng VietGAP, kết hợp mặt mạnh với thách thức, mặt yếu với cơ hội để

từ đó đưa ra giải pháp cụ thể cho từng xã nhằm phát triển sản xuất RAT theo VietGAPcủa xã, làm cơ sở để phát triển sản xuất RAT theo VietGAP của toàn huyện

Qua quá trình thực hiện đề tài khóa luận này tôi thu được một số kết quả như sau:

 Đánh giá được thực trạng sản xuất rau an toàn tại huyện Gia Lâm và nhậnthấy: diện tích và năng suất rau an toàn của huyện có xu hướng tăng dần qua các năm,các loại rau ngày càng đa dạng về chủng loại, cải bẹ cải bắp, cà chua là những loại rau

có tỉ lệ tăng bình quân về diện tích cao Nghiên cứu thực tế sản xuất tại các nông hộ vàkết luận rằng: trong 3 loại rau nghiên cứu cải bẹ có chi phí trung gian thấp hơn cải bắpnhưng hiệu quả kinh tế cao hơn, bình quân lãi 2869,55 nghìn đồng/sào Mô hình sảnxuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đặng Xá đạt hiệu quả kinh tế cao, trungbình một hộ trong mô hình lãi 5030,85 nghìn đồng/sào cà chua, cao hơn các hộ trồng

Trang 4

hình sản xuất cà chua theo hướng VietGAP chưa đạt được các mục tiêu đã đề ra cụ thểsản phẩm chưa được đóng bao bì, nhãn mác, giá bán cao hơn giá sản phẩm cà chuathường không đáng kể, chưa có nơi thu mua sản phẩm, nông dân vẫn phải bán sảnphẩm ở các chợ trong khu vực

 So sánh đối chiếu qui trình sản xuất RAT tại huyện với sản xuất rau theo quytrình thực hành nông nghiệp tốt nhận thấy các hộ nông dân nhóm 1 (nhóm sản xuấttheo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đặng Xá) cơ bản đã đảm bảo được gần đầy đủ nhữngyêu cầu của quy trình, còn nhóm 2 (nhóm sản xuất rau an toàn theo quy trình thôngthường) mức độ đáp ứng còn thấp, mới chỉ ở giai đoạn nhận thức tác dụng của quytrình và áp dụng vào thực tiễn sản xuất một số tiêu chuẩn như: không dùng phân tươi,thu gom rác thải hóa chất, thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật dài hơn

 Để phát triển sản xuất theo quy trình VietGAP các mô hình đều chịu nhiềuảnh hưởng tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài, trong đó có những yếu tốthuận lợi và cả những yếu tố cản trở Thuận lợi hiện tại là người dân có nhiều kinhnghiệm sản xuất, đã được tập huấn nhiều lần quy trình sản xuất RAT theo VietGAP,

mô hình sản xuất cà chua theo VietGAP ở huyện đã được triển khai thực hiện và thuđược thành công về hiệu quả kinh tế Khó khăn hiện tại chủ yếu là khó khăn về đầu racho sản phẩm, giá bán sản phẩm của mô hình thấp, sản phẩm chưa có nhãn hiệu vàchưa được thị trường công nhận, công tác tổ chức sản xuất còn nhiều yếu kém, có rất ítnhóm hộ nông dân, HTX đứng lên thành lập một đơn vị độc lập để cùng xây dựngvùng sản xuất, chứng nhận RAT, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm

 Trước những khó khăn cản trở nêu trên, những biện pháp hiệu quả để pháttriển sản xuất RAT theo hướng VietGAP cụ thể là: mở rộng mô hình sản xuất RATtheo hướng VietGAP trên địa bàn huyện, làm tốt hoạt động liên kết với các cửa hàng,siêu thị để tìm đầu ra, bao tiêu cho sản phẩm, tạo lòng tin cho người sản xuất theo môhình

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT LUẬN VĂN ii

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ viii

DANH MỤC VIẾT TẮT ix

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Lý luận về phát triển sản xuất rau 4

2.1.2 Lý luận về VietGAP 13

2.2 Cơ sở thực tiễn 20

2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới 20

2.2.2 Tình hình sản xuất rau của Việt Nam 26

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 31

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 31

Trang 6

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 33

3.2 Phương pháp nghiên cứu 44

3.2.1 Phương pháp chọn điểm chọn mẫu nghiên cứu 44

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin - số liệu 44

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 45

3.2.3 Phương pháp SWOT 46

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 47

PHẦN V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49

4.1 Thực trạng sản xuất rau an toàn của huyện Gia Lâm (2007-2009) 50

4.1.1 Diện tích rau của huyện 50

4.1.1.1 Diện tích rau theo đơn vị sản xuất 50

4.1.1.2 Diện tích trồng rau theo chủng loại 53

4.1.2 Năng suất và sản lượng rau an toàn của huyện 54

4.1.2.1 Năng suất 54

4.1.2.2 Sản lượng rau toàn huyện Gia lâm 55

4.1.3 Các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất rau của huyện 57

4.1.3.1 Chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật 57

4.1.3.2 Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất 59

4.1.3.3 Triển khai thực hiện các dự án phát triển vùng sản xuất rau an toàn 59

4.1.3.4 Chương trình hỗ trợ sản xuất rau tại các xã 60

4.1.4 Đánh giá chung về tình hình sản xuất rau và rau an toàn của huyện Gia Lâm 61

4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau của các hộ nghiên cứu 62

4.2.1 Điều kiện sản xuất chung của các hộ nghiên cứu 62

4.2.1.1 Đặc điểm của hộ 62

4.2.1.2 Đất đai và lao động 63

4.2.1.3 Trang thiết bị phục vụ sản xuất 64

Trang 7

4.2.1.4 Kinh nghiệm và kỹ thuật phục vụ sản xuất 66

4.2.1.5 Đánh giá chung 68

4.2.2 Thực trạng sản xuất rau tại các hộ nghiên cứu 68

4.2.2.1 Diện tích sản lượng một số loại rau chính của hộ 68

4.2.2.2 Đầu tư chi phí sản xuất 70

4.2.2.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cải bắp của các hộ điều tra 76

4.3 Đánh giá khả năng phát triển sản xuất rau theo quy trình VietGAP của các hộ nghiên cứu 81

4.3.1 Thực trạng triển khai VietGAP tại huyện 81

4.3.2 So sánh thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã với tiêu chuẩn VietGAP 87

4.4 Phân tích SWOT và những biện pháp phát triển sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP cho các hộ nông dân huyện Gia Lâm 94

4.4.1 Phân tích SWOT 94

4.4.2 Các chiến lược kết hợp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn tại địa bàn huyện Gia Lâm theo hướng VietGAP 97

4.4.3 Một số giải pháp phát triển sản xuất RAT tại Gia Lâm- Hà Nội 101

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 103

5.1 Kết luận 103

5.2 Đề nghị 104

Tài liệu tham khảo……….……… 106

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Gia Lâm 34

Bảng 3.2 Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Gia Lâm 36

Bảng 3.3 Tình hình phát triển kinh tế ở huyện Gia Lâm 38

Bảng 3.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lâm 40

Bảng 4.1 Diện tích gieo trồng rau an toàn của huyện Gia Lâm chia theo đơn vị sản xuất 2007-2009 51

Bảng 4.2: Diện tích và cơ cấu trồng các loại rau và rau an toàn của huyện Gia Lâm 2007-2009 52

Bảng 4.3 Năng suất rau thường và rau an toàn của Gia Lâm 2007-2009 55

Bảng 4.4 Sản lượng rau thường và rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm 2007-2009 56

Bảng 4.5 Tình hình nhân khẩu và sản xuất của hộ 62

Bảng 4.6 Tình hình đất đai và lao động của hộ 63

Bảng 4.7 Trang thiết bị phục vụ sản xuất ở các hộ điều tra 65

Bảng 4.8 Kinh nghiệm sản xuất và tỷ lệ áp dụng các quy trình của hộ nghiên cứu 67

Bảng 4.9: Diện tích và sản lượng bình quân một số loại rau chính được trồng tại các hộ điều tra ở 2 xã năm 2009 69

Bảng 4.10: Chi phí sản xuất 1 sào cải bắp tại các hộ điều tra 72

Bảng 4.11: Chi phí sản xuất 1 sào cải bẹ tại các hộ điều tra 74

Bảng 4.12: Chi phí sản xuất 1 sào cà chua tại các hộ điều tra 76

Bảng 4.13: Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 sào cải bắp tại các hộ điều tra 78

Trang 9

Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 sào cải bẹ tại các hộ điều tra 79

Bảng 4.15: Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 sào cà chua tại các hộ điều tra 80

Bảng 4.1.6: Nhận thức của người dân về tiêu chuẩn VietGAP 83

Bảng 4.17: Thực trạng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ điều tra 89

Bảng 4.18: Thực trạng việc sử dụng phân bón trong sản xuất rau của các hộ điều tra 90

Bảng 4.19: Thực trạng việc sử dụng nước tưới cho sản xuất rau của các hộ điều tra 91

Bảng 4.20: So sánh thực tế sản xuất rau của các hộ điều tra với quy trình VietGAP 93

Bảng 4.21: Phân tích SWOT về thực trạng sản xuất rau của các hộ nông dân huyện Gia Lâm .99

Trang 10

IPM Intergrated Crop Management

Quản lý dịch hại tổng hợp cho cây trồng

VietGAP Viet Namese Good Agricultural Practise

Thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi ở Việt NamVSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 11

PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn (RAT) ngày càng tăngcao Đáp ứng nhu cầu này các hộ nông dân ngày càng đẩy mạnh sản xuất rau an toàntheo các quy định tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VietGAPtrên rau quả chè là một tiêu chuẩn mới ban hành vào tháng 7 năm 2008 với mục tiêusản xuất rau đạt chất lượng rau an toàn của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu trongnước và xuất khẩu

Hiện cả nước có 15 mô hình sản xuất áp dụng VietGAP được chứng nhận, trong

đó trên địa bàn Hà Nội đã có 1 giấy chứng nhận dành cho cơ sở sản xuất rau an toàn.Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2011, tất cả các tỉnh, thành trong cảnước hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung; 50% các

tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung bảo đảm đủ điều kiện sảnxuất, sơ chế sản phẩm phù hợp VietGAP và đến năm 2015 thì con số chỉ tiêu là 100%lượng rau tại các vùng sản xuất an toàn được chứng nhận, hoặc tự đánh giá và công bốsản xuất theo VietGAP Như vậy việc nhanh chóng triển khai tuyên truyền tiêu chuẩnVietGAP đến cho người dân ở các vùng sản xuất rau an toàn từ đó khuyến cáo ngườidân phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm rau cũng như thu nhập của các hộ nông dân là vô cùng cần thiết

Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là một trong các huyện có nhiều vùng đượcchứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn Một số cơ sở của huyện đã sản xuất vàcung ứng một lượng lớn rau an toàn ra thị trường Hà Nội, tuy nhiên việc thực hiện sảnxuất RAT theo VietGAP còn nhiều hạn chế, nông dân nơi đây vẫn còn nhận thức chưađầy đủ và băn khoăn trong việc lựa chọn phương thức sản xuất rau an toàn theo tiêuchuẩn VietGAP Vậy nhận thức về quy trình VietGAP của người dân nơi đây như thếnào? Điều kiện sản xuất còn thiếu và còn yếu những gì so với tiêu chuẩn VietGAP?Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện sản xuất rau theo quy trình này củacác hộ nông dân là gì? Và cần có những giải pháp hữu hiệu nào để phát triển sản xuất

Trang 12

rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP? Để góp phần trả lời những câu hỏi trên chúng tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất rau an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội”.

Một số câu hỏi đặt ra cần giải quyết:

 Tiêu chuẩn VietGAP là gì ?

 Thực trạng sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân ở huyện Gia Lâm, thànhphố Hà Nội như thế nào?

 Đối chiếu với tiêu chuẩn VietGAP các hộ nông dân sản xuất rau ở huyện GiaLâm còn thiếu và còn yếu những điểm nào?

 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của nông dân ở Gia Lâm trongviệc sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP là gì?

 Những giải pháp chủ yếu nào nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất RAT theo tiêuchuẩn VietGAP ở huyện Gia Lâm ?

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Thông qua việc nghiên cứu hiện trạng sản xuất RAT tại huyện Gia Lâm thờigian qua đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP nhằmnâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng rau tại huyện Gia Lâm trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Đánh giá thực trạng sản xuất RAT ở huyện Gia Lâm thời gian qua;

 So sánh đối chiếu qui trình sản xuất RAT tại huyện với sản xuất rau theo quytrình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP);

 Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức trong sản xuất RATtheo tiêu chuẩn VietGAP của hộ nông dân huyện Gia Lâm;

 Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP nhằmnâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trồng rau huyện Gia Lâm trong thờigian tới

Trang 13

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

 Các hộ nông dân trồng rau an toàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cụ thể làtại xã Lệ Chi và Đặng Xá

 Các tổ chức xã hội có liên quan đến sản xuất: Trạm khuyến nông, trạm BVTV

 Các quy định của Bộ Nông nghiệp – PTNT về sản xuất RAT theo tiêu chuẩnVietGAP

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi về nội dung

Trong phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiêncứu thực trạng sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân huyện GiaLâm, thành phố Hà Nội; phân tích những khó khăn, thuận lợi trong việc triển khai thựchiện VietGAP từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩnVietGAP

Trang 14

2007-PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về phát triển sản xuất rau

2.1.1.1 Lý luận về sản xuất

Khái niệm sản xuất

Trong nông nghiệp sản xuất là một quá trình sức lao động sử dụng tư liệu laođộng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm lao động

Trong đó sức lao động là toàn bộ những năng lực về thể chất và tinh thần tồn tạitrong một cơ thể con người đang sống, và được đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ramột giá trị sử dụng nào đó

Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tácđộng vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người

Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sựtác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động theomục đích của mình

Trong sản xuất rau thì đối tượng lao động là hạt giống, phân bón, thuốc BVTV,

……Tư liệu lao động là cày, quốc, quang gánh, xe thồ, bình phun thuốc trừ thực hiệncác hoạt động sản xuất và tiêu thụ rau của mình sử dụng bình phun thuốc để trừ sâubệnh, dùng quang gánh, xe thồ để vận chuyển rau ra chợ tiêu thụ

Như vậy có thể định nghĩa ản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt độngchủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sảnphẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vàonhững vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, giá thành sản xuất vàlàm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản

phẩm? (http://vi.wikipedia.org/wiki/sanxuat) Hay nói một cách đơn giản sản xuất là

quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng laođộng để tạo ra các sản phẩm đầu ra Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không

có sẵn trong tự nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội

Trang 15

Khái niệm kết quả và hiệu quả sản xuất

Kết quả sản xuất nông nghiệp là toàn bộ các sản phẩm do lao động nông nghiệptạo ra trong một khoảng thời gian nhất định (một chu trình sản xuất hoặc một năm).Trong sản xuất rau thì kết quả đó là toàn bộ khối lượng rau mà người nông dân trồng ratính từ lúc trồng đến lúc thu hoạch

Hiệu quả sản xuất là sự phản ánh chung giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra và mốiquan hệ mật thiết giữa chúng Hiệu quả sản xuất có hai mặt của nó, được xác định bằngchi phí sản xuất và kết quả sản xuất thu được trong một lĩnh vực nhất định Hiệu quảsản xuất được xác định bằng nội dung kinh tế xã hội Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sảnxuất chính là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

2.1.1.2 Lý luận về rau an toàn

Khái niệm rau an toàn

Theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn thì rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rauăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm ) được sản xuất, thu hoạch, sơchế, bao gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hoá chấtđộc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định

Như vậy, rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canhtác trên các diện tích đất có thành phần hoá-thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểmsoát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ cácchất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được sản xuấttheo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốctrừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra

Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phânbón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn,thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho

Trang 16

phép Trong rau an toàn vần tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng khôngđến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng.

Trong đời sống hàng ngày, rau an toàn thường được gọi là rau sạch Để phânbiệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ các loại rau đượcsản xuất theo các quy trình canh tác sạch đặc biệt, như rau thuỷ canh, rau “hữu cơ” Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều

so với rau an toàn Sản lượng rau sạch được sản xuất ở nước ta hiện nay là không đáng

kể (phần lớn giới hạn trong phạm vi các dự án khoa học-sản xuất)

Rau an toàn ở Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tácbằng các kỹ thuật thông thường, khó kiểm soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm.Ở các nước phát triển, với quy trình công nghệ sản xuất rau chuẩn hoá, với việc sửdụng phân bón và chất bảo vệ thực vật kiểm soát được, vấn đề rau an toàn về cơ bản đãđược giải quyết

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn

- Những đặc điểm cơ bản của cây rau là: rau là loại cây trồng ngắn ngày, phầnlớn các loại rau có thể trồng được nhiều vụ trong năm Cải ngọt, cải canh từ khi gieocấy đến khi thu hoạch trong khoảng 30 – 40 ngày, thậm chí khi gieo trong nhà lưới chỉcần 21 ngày đã thu hoạch, cải bắp 75 – 90 ngày, một số loại rau gia vị như xà lách chỉcần 15 – 20 ngày đã cho thu hoạch Một số loại rau còn có ưu điểm trồng một lần chothu hoạch trong nhiều lứa như cà chua, các loại đậu,dưa chuột tuy nhiên thời giansinh trưởng ngắn nên sản phẩm thu hoạch rau xanh khá tập trung Như vậy, phát triểnsản xuất rau xanh trên diện tích lớn sẽ giúp người nông dân có thu nhập đều, ổn định,

góp phần cải thiện đời sống nông dân (Tạ Thị Thu Cúc, 1979).

Rau chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, do đó năng suất và chấtlượng rau biến đổi rất lớn phụ thuộc vào môi trường canh tác Yêu cầu về đất trồngkhông quá khắt khe nên rau có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiênđất phù sa là loại đất phù hợp cho nhiều loại đất khác nhau

Trang 17

- Yêu cầu chăm sóc của cây rau đòi hỏi tỉ mỉ, người lao động phải nắm bắt đượcyêu cầu cụ thể của từng loại rau để bố trí thời vụ, luân canh cây trồng một cách hợp lýnhằm đạt năng suất, hiệu quả cao Trồng rau cũng đòi hỏi nhiều công lao động nêntrồng rau cũng tạo cơ hội việc làm cho những người nông dân ở khu vực nông thôn vàngoại thành Trong một số khâu công việc như vun xới, làm cỏ, có thể sử dụng cônglao động phụ, cho nên trồng rau còn tận dụng được lao động phụ và một số vật tư khác.Chi phí về phân bón, thuốc BVTV cho cây rau, nhất là RAT không lớn và không đòihỏi tập trung, nó được sử dụng theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng phát triểncủa cây rau.

- Tư liệu sản xuất của cây rau chủ yếu là đất Mặc dù sự tiến bộ của khoa học kỹthuật đã giúp con người có thể trồng rau trong điều kiện không có đất như trồng rauthủy canh, trồng rau trên giá thể nhưng chi phí sản xuất theo những phương pháp nàythường cao và không phù hợp với điều kiện của nông dân Việt Nam, do đó đất vẫn là

tư liệu sản xuất thiết yếu và không thể thay thế được

- Thu nhập từ trồng rau được đánh giá là cao hơn trồng lúa Ở Việt Nam, thunhập từ trồng rau cao hơn trồng lúa từ 2 đến 5 lần Đặc biệt một số loại rau ở khu vựcHà Nội còn cho thu nhập cao hơn nhiều các cây lương thực, ví dụ như trồng cà chuacho thu nhập cao gấp 10,14 lần lúa và 10,39 lần ngô; cải bắp cao gấp 5,02 lần so với

lúa và 5,15 lần so với ngô (Hoàng Xuân Phương, 2008) Như vậy, trồng rau mang lại

nguồn thu nhập lớn cho các hộ sản xuất sản phẩm nông nghiệp, có khả năng cải thiệnđời sống của người sản xuất

Đặc điểm của sản xuất rau theo quy trình VietGAP

- Ngoài những đặc điểm về sản xuất rau nói chung, sản xuất rau theo quy trìnhVietGAP đòi hỏi vốn đầu tư cao như xây dựng khu vệ sinh sơ chế sản phẩm, chi phíđánh giá kiểm tra chất lượng định kỳ sản phẩm và các yếu tố đầu vào

- Trong quá trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, người sản xuất phảitham gia các lớp tập huấn về sản xuất, sơ chế, bảo quản rau sao cho đạt những tiêu

Trang 18

chuẩn của VietGAP, bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất bắt buộc phải dành thời gian

cho việc lưu trữ đầy đủ nhật ký sản xuất sản phẩm (Nguyễn Quang Vọng, 2007).

Điều kiện trong sản xuất rau an toàn

- Đất trồng: Phải cao ráo, thoát nước tốt có tầng canh tác dày (20-30 cm).

Không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, khu dân cư

đông đúc… Không nhiễm các hoá chất độc hại cho con người và môi trường (Trần Khắc Thi và cộng sự, 2008)

- Nước tưới: Chỉ dùng nước giếng khoan, nếu nước từ các ao hồ sông rạch thì

phải sạch, lưu thông tốt Không dùng nước thải từ khu công nghiệp, thành phố, bệnhviện, ao tù nước đọng

- Phân bón: Chỉ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, rơm rạ mục,…) đã ủ hoai

mục Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân hoá học, đảm bảo hàm lượng đạm (N)dưới mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới trên từng loại rau Ngưng bón phân hoáhọc trên rau ăn lá từ 7-10 ngày trước khi thu hoạch, trên các loại rau dài ngày phải từ10-12 ngày Đối với phân bón lá phải đảm bảo thời gian cách ly từ 5-10 ngày Hạn chếtối đa việc sử dụng chất kích thích và điều hoà sinh trưởng

- Thuốc BVTV: Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, có thể sử

dụng các loại thuốc sinh học hay vi sinh, nhất thiết phải đảm bảo thời gian cách ly

(Cục bảo vệ thực vật, sổ tay danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam, 2009).

Vai trò của sản xuất rau an toàn theo VietGAP

- Vai trò của sản xuất rau

+ Cung cấp các loại thực phẩm không thể thiếu được cho tiêu dùng hàng ngày.Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho con người trong các bữa ăn hàng ngày vàcũng là loại thực phẩm không thể thay thế bởi lẽ rau xanh cung cấp rất nhiều chất quantrọng cho sự phát triển của con người như các loại vitamin A, B, C, D, E , các chất

khoáng protein, lipit và nhiều chất quan trọng thiết yếu trong cơ thể con người (Nguyễn Lân Hùng, 1997).

Trang 19

+ Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống.

Với việc phát triển về diện tích, chất lượng đem lại doanh thu lớn cho người sảnxuất, rau an toàn đã ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất sản phẩmnông nghiệp của các hộ nông dân ở khu vực nông thôn và ngoại thành Rau an toàn đãcung cấp cho thị trường một lượng lớn sản phẩm hàng hóa có giá trị tiêu dùng cao, gópphần nâng cao thu nhập cho người dân

+ Cung cấp nguyên liệu chế biến, sản phẩm, hàng hóa cho xuất khẩu, tạo khảnăng thu ngoại tệ quan trọng trong xuất khẩu nông sản

- Vai trò của sản xuất rau theo VietGAP

+ Theo phương diện sức khỏe

Do các khâu sản xuất đều được tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn đặt ra về mức độvà thời hạn sử dụng thuốc trừ sâu, nên độ an toàn của rau được đảm bảo, rau sẽ thểhiện được đầy đủ các giá trị dinh dưỡng đích thực của nó từ đó người tiêu dùng sẽđược sử dụng những sản phẩm rau chất lượng và tuyệt đối an toàn

+ Theo phương diện môi trường

Việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất VietGAP sẽ giảm được tối đa cáctác nhân gây ô nhiễm môi trường Công tác bảo vệ thực vật sẽ chuyển sang sử dụng kếthợp các biện pháp canh tác, đấu tranh sinh học, vật lý, cơ giới, hóa học một cách đồngbộ, trong đó các biện pháp hóa học sẽ chuyển mạnh sang sử dụng các loại thuốc vi sinh

ít ảnh hưởng đến các loại thiên địch, con người và vật nuôi, không để lại tồn dư hóachất độc hại trong đất, từ đó góp phần cải tạo môi trường sinh thái một cách cân bằng

theo hướng có lợi cho con người (Nguyễn Quang Vọng, 2007).

+ Theo phương diện kinh tế - xã hội

Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, giá trị của các vùng sản xuấttăng hơn trước, nông hộ giảm được chi phí đầu tư vật tư nông nghiệp, sản phẩm có sứccạnh tranh cao trên thị trường, đặc biệt là có giá trị xuất khẩu cao Rau có chất lượngcũng sẽ được người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn, giá trị cho sản phẩm rau được nâng

Trang 20

lên, tiêu thụ tăng kích thích trở lại cho sản xuất rau an toàn phát triển, tạo công ăn việclàm, tăng thu nhập cho người nông dân.

Tóm lại sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP có vai trò quan trọng, góp phần

nâng cao sức khỏe cộng đồng, nó là cầu nối giữa nông sản Việt Nam với thị trường tiêuthụ của thế giới, là giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng và mức độ an toàn của sảnphẩm rau, nó là cái nôi cung cấp cho thị trường những sản phẩm rau chất lượng, antoàn, cung cấp cho người nông dân tiếng nói, thương hiệu và lợi nhuận cao

2.1.1.3 Lý luận về phát triển sản xuất rau an toàn

Khái niệm phát triển

Phát triển: Được hiểu là một quá trình nhiều mặt liên quan đến những thay đổi

cơ bản trong kết cấu xã hội, những quan điểm phổ thông, thể chế quốc gia cùng với sựtăng trưởng kinh tế nhanh, giảm bất công, và giảm nghèo đói Phát triển, về bản chất,phải thể hiện sự thay đổi đồng bộ, trong đó xã hội đảm bảo những nhu cầu cơ bản,những mong muốn của các cá nhân, các nhóm dân cư trong xã hội đó; chuyển từ trạngthái mà người dân phải đối mặt với sự thiếu thốn, không thỏa mãn sang trạng thái mà

người dân được hưởng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần tốt hơn (Todaro and Smith 2003, 16-17).

Khái niệm phát triển sản xuất rau an toàn theo VietGAP

VietGAP là một quy trình mới ban hành, hiện nay chưa có một khái niệm cụ thểnào cho phát triển sản xuất rau an toàn theo VietGAP Tuy nhiên theo quan điểm củachúng tôi phát triển sản xuất rau an toàn theo VietGAP là tăng về quy mô, sản lượng,chất lượng rau an toàn nhằm mục đích tăng cao giá trị sản phẩm từ đó tăng thu nhậpcho người nông dân Sự an toàn của sản phẩm rau sản xuất theo quy trình VietGAPđược khẳng định ở việc cho phép truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm

Trang 21

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn

- Yếu tố tự nhiên

+ Khí hậu thời tiết

Sản xuất rau ở nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa.Các yếu tố như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa ảnh hưởng đến quá trình sinhtrưởng của cây rau, rau vụ đông ở nước ta phần lớn là những cây ưa rét như: su hào,bắp cải, cà chua, khoai tây, súp lơ… tuy nhiên trong thời gian ươm giống hầu hết cácloại cây đều ưa ấm vì vậy khi gieo hạt giống phải có biện pháp phòng chống các điềukiện bất lợi cho cây con cũng như lựa chọn các giống cây phù hợp với nhiệt độ, thời

tiết từng vùng (Tạ Thị Thu Cúc, 1979).

+ Đất đai

Cây rau có bộ rễ nông do vậy tính chịu hạn, chịu úng kém, lại dễ bị nhiễm sâubệnh nên loại rễ hợp với rau vụ đông là đất thịt nhẹ, đất trung bình sau đó đến đất phacát Để cây rau cho năng suất cáp đòi hỏi phải có tầng đất canh tác tơi, xốp, giữ ẩm, giữnhiệt, dễ thoát nước, giàu chất dinh dưỡng hấp thụ vì cây vụ đông cần phải được luâncanh một cách triệt để Về độ PH của đất, nói chung phần lớn các loại rau yêu cầu đất

trung tính đến ít chua, đặc biệt các loại rau họ đậu (Tạ Thị Thu Cúc, 1979).

- Yếu tố về kỹ thuật

+ Giống

Giống đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sản xuất Nếu đầu tư giống khácnhau sẽ cho năng suất khác nhau Giống tốt là những giống có năng suất, khả năng chịubệnh tốt, chất lượng sản phẩm cao

+ Phân bón

Phân bón có quan hệ chặt chẽ với khả năng chống chịu sâu bệnh của rau mặc dùcây tau là câu có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nhưng đòi hỏi khối lượng phânbón cũng tương đối nhiều, song không phải lúc nào lượng phân bón cũng tỷ lệ với năngsuất rau Đặc biệt chú ý đến từng loại cây trồng mà có sự phối trộn tỷ lệ khác nhau giữa

Trang 22

các loại phân bón Ví dụ : đối với rau ăn lá thì dung nhiều phân đạm, rau ăn củ, quảdung nhiều phân lân.

+ Kỹ thuật canh tác

Trong trồng trọt nói chung và đặc biệt là trồng rau nói riêng thì kỹ thuật canh tác

có vai trò vô cùng quan trọng Các công việc như làm đất, làm cỏ, tưới nước, phunthuốc trừ sâu… Là những biện pháp kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, độthoáng khí, nồng độ CO2 trong đất, độ ẩm thích hợp để cho rau sinh trưởng phát triểntốt Nếu có chế độ chăm sóc thường xuyên và hợp lý sẽ cho năng suất cao và ngược lại

(Tạ Thị Thu Cúc, 1979).

+ Bảo vệ thực vật

Đây là yếu tố quan trọng không kém khâu chọn giống, yếu tố này quyết địnhđến sản lượng cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân bảo vệ cây trồng, tránhđược sự phá hoại của các loài dịch hại từ đó tăng năng suất mùa vụ

- Yếu tố về kinh tế xã hội

+ Vốn

Vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa, do đó nó đóngmột vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị sảnxuất Vốn để phục vụ quá trình sản xuất rau của các hộ nông dân không cần nhiềunhưng bắt buộc cần phải có để mua các nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón,thuốc sâu để phục vụ cho quá trình sản xuất Mặt khác, trong sản xuất nông nghiệp dođối tượng sản xuất là sinh vật nên trong quá trình sản xuất không thể tránh được nhữngrủi ro và để khắc phục những rủi ro này cũng cần phải có vốn

Ngoài những nguồn vốn thể hiện bằng hiện vật, thì vốn bằng tiền cũng rất quantrọng trong quá trình sản xuất Nếu nông hộ có vốn đầu tư lớn thì sẽ rất chủ động trongquá trình sản xuất hơn hẳn các nông hộ có nguồn lực về vốn trung bình hoặc nghèo Vì

họ không đủ nguồn lực trong quá trình sản xuất, thường xuyên phải đi vay vốn, hạn chếtrong các khâu đầu tư nên sản lượng rau thường thấp hơn và thu nhập cũng thấp hơn

Trang 23

+ Lao động

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các ngành sảnxuất kinh doanh Nhưng trong nông nghiệp, lao động không phải là yếu tố quan trọngbậc nhất bởi lao động nông nghiệp chỉ cần một số lượng ít và chỉ tập trung vào mùa vụ.Tuy nhiên hiện nay hiện tượng quá nhiều thanh niên lên thành phố kiếm việc đangkhiến nông thôn ngày càng thiếu lao động dẫn đến tăng chi phí thuê lao động trongmùa vụ và tăng chi phí sản xuất của các hộ nông dân

+ Thị trường

Thị trường luôn là khâu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Thịtrường tiêu thụ rau cũng vậy, do đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp nên yếu tốnày ngày càng quan trọng hơn, nó ảnh hưởng đến quyết định có sản xuất nữa haykhông của người sản xuất hay nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của ngành

+ Chính sách nhà nước

Cơ chế chính sách của nhà nước tác động trực tiếp đến tình hình chung của một

số nông sản trên thị trường Đi đôi với việc kích thích sản xuất bởi các chính sách giácả, chính sách tiêu thụ sản phẩm thì nhà nước còn cần chú ý đến các chính sách về đầu

tư vốn, xây dựng các mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy chế biến, thumua nông sản để nông dân yên tâm sản xuất Đối với sản xuất RAT thì chính sách củanhà nước, của địa phương lại càng có ý nghĩa rất lớn thúc đẩy sản xuất phát triển Hiệnnay rất nhiều địa phương có các chính sách tốt cùng với chính sách hỗ trợ của trungương giúp nông dân đẩy mạnh sản xuất RAT Các chính sách này được thể hiện như:tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho nông dân, xây dựng mô hình để nông dânhọc tập, cho vay vốn sản xuất với lãi suất thấp, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tậptrung…

2.1.2 Lý luận về VietGAP

2.1.2.1 GAP là gì ?

Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là nhữngnguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ,

Trang 24

thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vikhuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng,hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sửdụng.

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai,phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộngvà vận chuyển sản phẩm, v.v nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đíchđảm bảo an toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất bảo vệ môi trường, truynguyên được nguồn gốc sản phẩm

Quy trình nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practice) là một quytrình tự nguyện đề ra những tiêu chuẩn nhằm ngăn ngừa những mối nguy có ảnh hưởngđến an toàn thực phẩm, chất lương sản phẩm, môi trường và công nhân trong sản xuất,cách xử lý rau quả trái cây tươi lúc thu hoạch và sau khi thu hoạch Quy trình đề ranhững ứng dụng tiêu chuẩn không những cho giai đoạn canh tác sản xuất ở vườn trại,mà còn cho cả các công ty, tổ hợp ở địa phương nơi sản phẩm được chế biến, bao bìđóng gói để sau đó bán ra thị trường Quy trình được biên soạn thành 4 Mô đun: (i) Antoàn thực phẩm; (ii) Quản lý môi trường; (iii) Sức khoẻ, an toàn và phúc lợi người côngnhân lao động; và (iv) Chất lượng sản phẩm để bảo đảm tất cả các nguy cơ dù tiềm ẩn

vẫn được trình bày một cách rõ ràng minh bạch (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục trồng trọt – Ban chỉ đạo chương trình rau hoa quả, 2008).

Trước tình hình mậu dịch về thực phẩm ngày càng phát triển trên bình diện thếgiới cũng như trong khu vực, nhiều thành phần liên hệ trong ngành đã đề ra những yêucầu về quy trình nông nghiệp an toàn GAP Thành phần liên hệ này gồm có chính phủ,giới chế biến thực phẩm và thị trường bán lẻ, giới nông gia, giới công nhân làm việctrong ngành nông nghiệp và giới tiêu thụ Như vậy nhìn từ mặt sản xuất, nông gia vànhà sản xuất sẽ phải ứng dụng những kỹ thuật thích hợp để vừa bảo đảm sản xuất mangtính kinh tế cao, vừa có thể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn giá trị văn hoá và xã

Trang 25

hội Nhìn từ mặt tiêu thụ, những quan tâm của giới tiêu dùng về tính vệ sinh an toàn vàchất lượng cao của sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất cũng sẽ được thỏa mãn.

2.1.2.2 ASEAN GAP

ASEAN GAP là một quy trình nông nghiệp an toàn có tiêu chuẩn tự nguyện ứngdụng cho suốt quá trình sản xuất, thu hoạch và các công đoạn xử lý sau thu hoạch củarau quả trái cây tươi cho các nước thành viên ASEAN Các ứng dụng trong ASEANGAP có mục đích ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đến mức tối đa những mối nguy có thểxãy ra Những mối nguy mà ASEAN GAP đề cập đến gồm có mối nguy về an toànthực phẩm; mối nguy tác động đến môi trường; mối nguy về sức khoẻ, an toàn và phúclợi người lao động; và mối nguy về chất lượng sản phẩm Mục đích then chốt của quytrình cuối cùng là tạo sự dễ dàng thuận lợi trong việc xuất nhập rau quả trái cây tươi

của các thành viên trong và ngoài khu vực ASEAN (Nguyễn Quan Vọng, 2007).

Nhờ chính sách thương mại ngày càng tự do nên mậu dịch về rau quả trái câytươi đã phát triển nhanh một cách toàn diện trên toàn thế giới Thay đổi về cách sốngcủa người tiêu dùng ngày nay ở khu vực ASEAN và trên thế giới đã hình thành nênnhững đòi hỏi về an toàn và chất lượng cao của rau quả trái cây tươi, sản phẩm đượcsản xuất và xử lý theo những kỹ thuật không làm phương hại đến môi trường, cũng nhưkhông ảnh hưởng đến sự an toàn và phúc lợi của nông dân và người lao động

Tác động của những khuynh hướng nói trên ngày một tăng buộc các nhà bán lẻphải theo đúng quy trình GAP và tuân thủ những luật lệ do chính phủ đề ra về an toànthực phẩm; bảo vệ môi trường; và sức khoẻ, an toàn và phúc lợi của người lao động

2.1.2.3 VietGAP trên rau

Khái niệm VietGAP

VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa

là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam, là những

nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chếbảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻngười sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản

Trang 26

phẩm (Quy định số 379/QĐ – BNN – KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn).

Theo bản hướng dẫn VietGAP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có

thể hiểu: VietGAP là chương trình an-toàn-thực-phẩm-dùng-trong-nông-trại để sản

xuất rau quả trái cây tươi của Việt Nam Chương trình VietGAP này luôn liên hệ vớicác chương trình chất lượng & an toàn thực phẩm khác của các hệ thống cung cấp xuấtrau quả trái cây tươi ở trong và ngoài nước

VietGAP - dựa theo chương trình ASEAN GAP vốn đặt nền tảng trên Hệ thống

phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis CriticalControl Point; HACCP) - được biên soạn theo yêu cầu của nông gia, các nhà buôn bán

sĩ, siêu thị, nhà chế biến, nhà xuất khẩu v.v… để cung cấp một chu trình nông nghiệpnhằm thoả mãn các đòi hỏi về an toàn vệ sinh mà thị trường và các pháp lệnh trong vàngoài nước quy định

VietGAP là một chương trình kiểm tra chất lượng nông trại dễ quản lý, ít tốn

kém, nhưng hiệu quả cao và thích hợp với nhiều loại xuất rau quả trái cây tươi khácnhau VietGAP cũng đã được giới sản xuất như các công ty bán sỉ, công ty chế biếnthực phẩm công nhận là một chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm độc lập có hiệuquả, được giới tiêu thụ cũng như cơ quan kiểm sát về an toàn thực phẩm trong và ngoàinước tín nhiệm Chính vì vậy nên tất cả nông gia và các nhà sản xuất muốn cung cấpxuất rau quả trái cây tươi cho chợ bán sỉ, chợ đầu mối, siêu thị hoặc công ty xuất nhậpkhẩu đều buộc phải xuất trình chứng chỉ VietGAP

VietGAP là chu trình nông nghiệp an toàn phục vụ ngành xuất rau quả trái cây

tươi Việt Nam, do công ty VietGAP Limited quản lý Công ty VietGAP Limited làcông ty phi-lợi-nhuận (non-profit company) do các Hiệp hội về rau quả và trái cây ViệtNam kết hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT đăng ký hoạt động để quản lý chương trìnhVietGAP Vì là công ty phi-lợi-nhuận nên hoạt động của Công ty VietGAP Limitedcần có sự yểm trợ tài chính của các hiệp hội hội viên Ban Giám đốc (Board ofDirectors) của VietGAP Limited có trách nhiệm soạn thảo chính sách, thủ tục và kiểm

Trang 27

tra các hoạt động của chương trình VietGAP Văn phòng VietGAP (VietGAP Office)

có trách nhiệm quản lý các hoạt động từng ngày của VietGAP (Nguyễn Quang Vọng, 2008).

Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn VietGAP là những tiêu chuẩn, trình tự,hướng dẫn sản xuất rau nhằm mục đích cuối cùng là tăng lợi nhuận cho người sản xuấtvà tăng chất lượng cho người tiêu dùng

Quá trình hình thành phát triển

VietGAP – Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau an toàn tạiViệt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức ban hành ngày28/1/2008 kèm theo quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN nhằm mục đích đảm bảo cáctiêu chuẩn gắt gao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm về sản phẩm rau quả vàchè tại các tỉnh trên khắp đất nước Việt Nam VietGAP là những tiêu chuẩn của rauquả Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thừa kế các tiêu chuẩn GAP đã ra đời trước đó

như GlobalGAP, Asengap và các GAP khác trên thế giới (Nguyễn Quang Vọng, 2007).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng đã khẳng địnhVietGAP chính là bước “chạy đà” để tiến đến hòa nhập vào GlobalGAP trong vài nămtới, và theo dự định tiến trình hòa nhập sẽ mất khoảng 4-5 năm Rau, quả, chè là nhữngđối tượng được xác định áp dụng đầu tiên; sau đó sẽ mở rộng đến gạo, mía, tiêu, điềuvà các đối tượng còn lại

Tuy mới ra đời được 2 năm nhưng tiêu chuẩn VietGAP đã được bà con nôngdân ở nhiều nơi đón nhận và tham gia thực hiện tốt Theo Cục Trồng trọt, cả nước hiện

có 15 mô hình sản xuất áp dụng VietGAP được chứng nhận, tập trung ở các tỉnh Đồngbằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Long An,Vĩnh Long, Bến Tre Riêng địa bàn HàNội có một giấy chứng nhận giành cho sản xuất rau an toàn Bên cạnh đó theo số liệuthống kê hiện nay Việt Nam có khoảng 800 ha rau an toàn, 5ha vải và 3.000ha thanhlong đang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP Riêng ở Tiền Giang, một trong những địaphương đi tiên phong về sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn GAP, đã có một số sảnphẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm như vú sữa Lò Rèn, lúa ở Mỹ Thành

Trang 28

Nam chiếm được độ tin cậy cao của người tiêu dùng từ đó có được giá bán cao, ổnđịnh.

Với việc nhanh chóng triển khai các chương trình, dự án phát triển sản xuất rau

an toàn theo hướng VietGAP đồng thời xây dựng các tổ chức chứng nhận VietGAP tạinhiều tỉnh thành, Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2011, tất cả cáctỉnh, thành trong cả nước hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàntập trung; 50% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung (SXATTT)bảo đảm đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm phù hợp VietGAP; 30% lượng hàngnông sản tại các vùng này được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theoVietGAP Đến năm 2015, nước ta phấn đấu toàn bộ 100% lượng rau, quả, chè tại cácvùng SXATTT được chứng nhận, hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP;100% các tổ chức, cá nhân tại các vùng SXATTT đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơchế sản phẩm nông sản phù hợp VietGAP Để đạt được mục tiêu này từ năm 2010-

2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phát động phong trào thi đua áp dụngVietGAP trong sản xuất rau, quả an toàn; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các

cơ quan quản lý Nhà nước, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về vệ sinh antoàn thực phẩm đối với các sản phẩm rau, quả; huy động sự quan tâm từ trong nước vàquốc tế để đầu tư, hỗ trợ cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rau, quả an toàntheo tiêu chuẩn VietGAP, phục vụ xuất khẩu

Mục đích và phạm vi của VietGAP

Mục đích của VietGAP là làm tăng sự hoà hợp (thống nhất) của quy trình GAPcủa Việt Nam cho hợp vớI các nước hội viên ASEAN Điều này sẽ làm cho việc muabán giữa Việt Nam và các nước trong ASEAN cũng như khắp thế giới ngày thêm dễdàng, từ đấy cải thiện đời sống nông dân, giúp ổn định dây chuyền cung cấp thực phẩm

an toàn và bảo vệ môi trường

Phạm vi mà VietGAP đề cập đến gồm có các phương pháp sản xuất, thu hoạchvà xử lý sau thu hoạch các mặt hàng rau quả trái cây tươi trên vườn trại và kho bãi sauthu hoạch, bao bì được thực hiện Những sản phẩm có nguy cơ cao về mặt an toàn thực

Trang 29

phẩm như giá sống và các loại rau mầm, rau tươi ăn liền (fresh cut product) sẽ không

nằm trong phạm vi của quy trình VietGAP này (Nguyễn Quang Vọng, Hà Nội, 2007).

Quy định

Những quy định về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của VietGAP bao gồm:

Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn

nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm có ảnh hưởng đến sự antoàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi

xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước

và nước ngoài đăng ký sản xuất, kinh doanh rau, quả, các tổ chức, cá nhân liên quan đếnchứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế; chứng nhận và công bố; kiểm tra và xử lý viphạm trong sản xuất, kinh doanh rau, quả, an toàn tại Việt Nam

Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP

1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

2 Giống và giống ghép

3 Quản lý đất và giá thể

4 Phân bón và chất phụ gia

5 Nước tưới

6 Hóa chất

7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

8 Quản lý và xử lý giác thải

9 Người lao động

10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

11 Kiểm tra nội bộ

12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

(Quy định số 99/2008/QĐ-BNN, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Trang 30

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới

2.2.1.1 Tình hình sản xuất rau an toàn

Thái Lan

Thái Lan, để phát triển sản xuất rau an toàn, Thái Lan đã có chiến lược pháttriển dài hạn: Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, ban hành các chính sách khuyếnkhích sản xuất như ưu tiên vay vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và ứng dụng các kỹthuật, công nghệ mới Xây dựng các tiêu chuẩn cho các nông sản tiêu thụ trong vàngoài nước và khuyến khích áp dụng thực hiện nông nghiệp tốt (GAP) Thái Lan cũngban hành các chính sách nhằm quản lý chất lượng sản phẩm, thực hiện các thủ tục giámsát “từ đồng ruộng đến bàn ăn”, xây dựng thương hiệu, chứng nhận các sản phẩm xuấtkhẩu phù hợp với yêu cầu, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh công tácxúc tiến thương mại cả trong nước và nước ngoài Thái lan thực hiện “Chương trìnhnông nghiệp hữu cơ quốc gia” với tổng kinh phí lên tới trên 1 tỷ Baht cho 3 năm từ2004-2007 Theo chương trình này, ước tính các hoá chất sử dụng trong nông nghiệptoàn quốc sẽ giảm đi 50%, thu nhập của người dân tăng lên 20%, lượng và kim ngạchxuất khẩu tăng lên 100% vào năm 2006 Để đẩy nhanh hơn nữa nông nghiệp hữu cơ,Thái Lan đã kết hợp với các tổ chức quốc tế như Hiệp hội thương mại hữu cơ Thái Lankết hộp với Trung tâm thương mại quốc tế ở trong nước, nhiều cơ quan của Chính phủThái Lan cũng tham gia vào việc sản xuất, cấp phép, chứng nhận, tiếp thị sản phẩm câytrồng hữu cơ như cục nông nghiệp, Cục phát triển Đất trồng, Cục khuyến nông Tháng 8 năm 2007 Văn phòng Nội các chính phủ đã phê duyệt thêm 2 chiến lược tăngcường nông nghiệp hữu cơ ở Thái Lan, bao gồm:

(i) Thành lập Uỷ ban phát triển nông nghiệp hữu cơ chịu trách nhiệm hoạch định chínhsách, điều hành, điều phối các cơ quan quốc gia có thẩm quyền và các bên có liên quanđến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển thị trường lớn và tăng cường hệ thống cấpphép và chứng nhận theo hướng đáp ứng các yêu cầu quốc tế

(ii) Nông nghiệp hữu cơ sẽ phát triển theo hướng các tiêu chuẩn quốc gia

Trang 31

Thái Lan đã đưa ra một số giải pháp phát triển một nền nông nghiệp an toàn bền vững:(i) Đưa ra các biện pháp, chính sách đa chiều tầm quốc gia nhằm vận động nông dântham gia sản xuất rau an toàn.

(ii) Phối hợp tích cực với các Chính phủ các nước đang nhập khẩu thuộc khối EU vàNhật Bản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp giấy chững nhận và tăng thêm tínhcạnh tranh của nông dân trong các công đoạn sản xuất và tiếp thị sản phẩm Đồng thờiChính phủ cũng thường xuyên trao đổi với các chính phủ về vấn đề thương mại nhằmgiảm thiểu những biện pháp của các nước đó làm ảnh hưởng xấu tới vấn đề thâm nhậpthị trường

(iii) Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan đã kết hợp với các địa phương, các tổ chức, cácthành phần kinh tế tư nhân để khai thác các dự án thí điểm về nông nghiệp an toàn

trong đó có cây rau (http://niengiamnongnghiep.vn/help.php?self=detail&id=23).

Với các chính sách đúng đắn, Thái Lan đã trở thành nước xuất khẩu nông sảnthứ 4 trên thế giới Sản phẩm rau an toàn của Thái Lan không những tiêu thụ rộng rãitrong nước, mà còn xuất khẩu tới 52 nước và được chứng nhận đây là các loại rau antoàn

Trung Quốc

Trung quốc là một trong những quốc gia rất quan tâm đến vấn đề an toàn thựcphẩm Bộ nông nghiệp nước này được giao chịu trách nhiệm quản lý nhà nước quátrình sản xuất nông nghiệp, chất lượng và độ an toàn thực phẩm Bộ Y tế chịu tráchnhiệm giám sát và quản lý vệ sinh thực phẩm quốc gia và thiết lập các tiêu chuẩn vệsinh thực phẩm quốc gia Hiệp hội chứng nhận và cấp chứng chỉ Uỷ ban tiêu chuẩnhoá (AQSIQ) chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và điều phối việc chứng nhận - cấpchứng chỉ và đăng ký các sản phẩm có chất lượng Đến năm 2002, tiêu chuẩn an toànthực phẩm quốc gia đã áp dụng cho gần 4.000 mặt hàng trong đó có rau Do đòi hỏicủa người tiêu dùng, Trung Quốc đã nâng cao tính minh bạch trong hệ thống thông tin

về an toàn thực phẩm Hiện nay, Trung Quốc đã chú trọng kiểm soát toàn bộ quá trìnhsản xuất và tiêu thụ nông sản gồm quản lý cơ sở sản xuất, quản lý quá trình sản xuất,

Trang 32

đóng gói và nhãn hiệu, giám sát thị trường, theo dõi chất lượng rau an toàn, minh bạchthông tin Trung Quốc cũng rất quan tâm đến sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ là mộttrong những loại rau an toàn đang có xu hướng phát triển mạnh Từ năm 1994 trungQuốc đã thành lập tổ chức hữu cơ đầu tiên đó là “Organics Food DevelopmentCenter”(OFDC)” nhằm học tập các chính sách, quy chế và kinh nghiệm của các nướcphát triển Tổ chức này đã thảo ra các quy chế quản lý nhãn hiệu thực phẩm hữu cơ

“Regulations for management of organic food labels” và các tiêu chuẩn kỹ thuật chosản xuất, chế biến thực phẩm hữu cơ “Technical Criteria for Production an Procesing

of Organic Food” và năm 2001 đã biên tập lại lần thứ nhất về “Standard for OganicCertification - OFDC ” Trong những năm gần đây có thêm chính sách mang tầm cỡquốc gia đó là chiến dịch lớn phát triển miền Tây “Grand Campaign of Developing theWest” Theo số liệu thống kê năm 2007, ước tính thu nhập từ sản phẩm hữu cơ trong

đó có rau được hơn 500 triệu USD từ thị trường nội địa và trên 400 triệu USD từ xuấtkhẩu Trước năm 2003, chứng nhận rau hữu cơ do cơ quan “National Organic Foodcertification and Accreditation Committee (OFCAC)” cấp, từ tháng 11 năm 2003 đượcThủ tướng Trung Quốc quan tâm và ban hành Quy chế cho chứng nhận và đại diện củanước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Năm 2005, với sự cố gắng của các chuyên gia từcác lĩnh vực bảo vệ môi trường, nông nghiệp, chất lượng và xem xét kỹ lưỡng thời giancách ly v.v cùng với Uỷ ban tiêu chuẩn Nhà nước đã soạn thảo và ban hành Tiêuchuẩn sản phẩm hữu cơ của Trung Quốc “China National Organic Products Standard(CNOPS) ” bắt đầu thực hiện từ ngày 01 tháng 4 năm2005

481 đã ký vào điều luật dẫn đến sự phát triển và đẩy mạnh nông nghiệp hữu cơ Đối

Trang 33

với sản xuất rau quả tổ chức và phối hợp các cộng đồng nông dân, rèn luyện tập huấnmột mạng lưới và cộng tác có hiệu quả giữa các bên có liên quan vào sản xuất, kiểmsoát, chế biến và thị trường Sản xuất rau quả ở Philippine chủ yếu là theo mô hìnhtrang trại với quy mô không lớn bình quân khoảng 4-5.000m2 và các doanh nghiệp vừavà nhỏ tham ra vào sản xuát các sản phẩm an toàn bao gồm các loại rau gồm: Dưachuột, rau diếp, cà chua, diếp đắng, rau muống Tiêu thụ các sản phẩm này rất thíchhợp ở “chợ cuối tuần”, các sản phẩm an toàn và hữu cơ được bán nhiều ở các thịtrường chính tại Metro Manila với giá cao 30-50% so với các sản phẩm không phải là

an toàn, hữu cơ Thành lập tổ chức Liên kết thương mại các nhà sản xuất hữu cơ(OPTA) để tiêu thụ sản phẩm

( http://info.tcvn.vn/Default.aspx?TabId=ViewNews&NewsId=295&GroupNewsId )

2.2.1.2 Tình hình sản xuất rau an toàn theo GAP

Bên cạnh những chính sách trợ giúp người sản xuất như ưu đãi lãi xuất vốn vay,bảo hộ hàng hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v Chính phủ còn quan tâm đến nghiên cứuxây dựng các quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn rau an toàn hướng dẫn các nhà sản xuấtphải tuân thủ và chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn thực phẩm các loại sảnphẩm rau của mình Từ những năm đầu thế kỷ XXI, Cộng đồng châu Âu đã nghiên cứu

đề ra chương trình Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice) và tiêuchuẩn EUROGAP, tiếp theo đó là hàng loạt các nước trên thế cũng đặt ra các tiêuchuẩn GAP như ASIAGAP, ThaiGAP

Đài Loan

Đài Loan, Chính phủ quy định các hộ nông nghiệp không quá 3 hecta lúa nước,

6 hecta ruộng khô có độ mầu mỡ trung bình Các hộ có quá số đất vượt quá hạn điền,nhà nước trưng thu theo giá bán cho người lĩnh canh, thanh toán trong vòng 10 nămvới lãi suất 4%/năm Đất công do nhà nước hoặc tổ chức xã hội cộng đồng quản lý giaolại cho người lĩnh canh, Chính phủ còn cho vay vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng và áp dụngcác biện pháp canh tác bền vững Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sáchkhuyến khích các hộ nông dân tham gia vào các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo

Trang 34

tiêu chuẩn GAP Sau 10 năm khuyến nông có 1.726 Hợp tác xã, chiếm 39% các Hợptác nông nghiệp tham gia thực hiện GAP Viện Nghiên cứu chất độc và hoá chất nôngnghiệp được giao kiểm tra dư lượng chất độc trong nông sản thực phẩm Chính sáchthông tin minh bạch, chất lượng sản phẩm được thông báo rộng rãi trên các phươngtiện đại chúng Sản phẩm của các nhà sản xuất không đảm bảo chất lượng sẽ bị phạt từ15.000 đến 75.000 NT$ Đài Loan triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuấtthông qua các hợp đồng giữa HTX và nông dân.

Thái Lan

Hiện nay ở Thái Lan, toàn bộ quá trình chứng nhận GAP được thực hiện bởichính phủ, từ thiết lập các tiêu chuẩn đến kiểm tra, hình thành các cơ quan quản lýquốc gia để cung cấp các dịch vụ tư vấn, triển khai cấp giấy chứng nhận Việc kiểmsoát và kiểm tra việc sản xuất rau an toàn theo GAP từ khâu sản xuất đến chế biếnđược phân chia giữa các Sở dưới quyền Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩnGAP căn cứ vào tiêu chuẩn trang trại và quy trình khai thác sau thu hoạch, nhà đónggói sản phẩm rau và được tiến hành bởi công ty giống cây trồng của quốc gia này Giấychứng nhận sẽ không được cấp cho đến khi trang trại đã được kiểm tra và phù hợp vớicác yêu cầu của GAP

Trong tháng 5 năm 2008, các hộ nông dân Thái Lan đã đăng ký 363.946trang trại cho GAP, trong đó có 169.886 trang trại đã được chứng nhận GAP vớidiện tích 190.621 ha.Phần lớn là chứng nhận cho các loại trái cây có nhãn (59.247nông trại với 58, 178 ha), sầu riêng (11.073 nông trại với 18, 487 ha), măng cụt(14.295 nông trại với18, 306 ha), và xoài(7.469 nông trại với 16, 465) cũng như cácloại rau như ngô bao tử (1.382 nông trại với 736 ha), măng tây (1.608 nông trại với

533 ha) (WIbulwan Wannamolee, “Development of Good Agricultural Practices

(GAP) for Fruit and Vegetables in Thailand”).

Trang 35

Ấn Độ

Ấn Độ được thiết lập để có một chứng nhận nông nghiệp được gọi là thực hànhnông nghiệp tốt (GAP) nhằm nâng cao chất lượng nông sản tiêu thụ trong thị trườngtrong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới

Cơ quan chịu trách nhiệm chính của Ấn Độ trong việc giám sát xuất khẩu thựcphẩm chế biến và sản xuất sản phẩm nông nghiệp đã gửi một tài liệu GAP cùng traođổi với Bộ nông nghiệp để thông qua và thực hiện

Ấn Độ-GAP, một khi được thông qua để thực hiện., sẽ mang lại một sự chuyểnbiến trong khu vực kinh tế trang trại của đất nước Nó sẽ hoạt động như một hướng dẫncho nông dân trong mọi hoạt động sản xuất nông sản để sản phẩm sau thu hoạch đảmbảo được năng suất và chất lượng theo tiêu chuẩn IdiaGap

Ấn độ cũng ra một loạt các tài liệu sẽ bao gồm tất cả những hướng dẫn sản xuấttheo tiêu chuẩn IdiaGap cho các nông sản phẩm như rau, xung, ngũ cốc, các loại gia vịvà cây thuốc

Hiện nay, Ấn Độ cũng đang thực hiện theo tiêu chuẩn của nhà bán lẻ châu ÂuErouGap cho việc xuất khẩu các sản phẩm vườn như nho, xoài và lựu

Ấn Độ đang đặt ra mục tiêu cần khẩn trương hoàn thiện một hướng dẫn toàndiện trên các lĩnh vực nông nghiệp để tăng sản lượng nông nghiệp và đẩy nhanh tốc độtăng trưởng đến hơn bốn phần trăm trong giai đoạn kế hoạch hiện hành (2007-12)

Chính phủ Ấn Độ cũng đã cho ra đời một cơ chế xác nhận thông qua quan hệđối tác công-tư nhân ở mỗi tiểu bang, và cấp giấy chứng nhận cho các chủ trang trạituân thủ tiêu chuẩn IDIAGAP

Mục đích của việc tạo ra toàn bộ Ấn Độ-GAP sẽ bị đánh bại Nếu tài liệu đókhông được phân phối cho nông dân Từ việc sử dụng phân bón cho phù hợp đến việcthu hoạch nông sản tại địa phương, Ấn Độ-GAP là một câu trả lời hang loạt những vấn

đề nhức nhối của nông sản Ấn Độ từ trước đến nay

Trang 36

Ấn Độ đang phấn đấu thực hiện đúng tiêu chuẩn IDIA-Gap thông qua các môhình trang trại được chứng nhận bởi nếu thực hiện được điều trên chắc chắn xuất khẩunông sản của nước này sẽ được tăng 25-30%.

2.2.2 Tình hình sản xuất rau của Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình sản xuất rau an toàn

Diện tích sản xuất rau hàng năm của Việt nam khoảng gần 1 triệu ha, hầu hết diệntích trồng rau ở nước ta hiện nay được sản xuất theo hộ nông dân với qui mô nhỏ (từ500-6000m2/hộ) (Ths.Phạm Đình Chiến, báo cáo “Tình hình sản xuất rau an toàn của các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng) Chủng loại và quy trình canh tác chủ yếu theo tập

quán của vùng và yêu cầu của thị trường Việc sản xuất manh mún đã ảnh hưởng rất lớnđến việc chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật mới, đặc biệt là quy trình sản xuất rau an toàn

do môi trường canh tác (đất trồng và nước tưới) là đồng nhất trong một vùng nhưng hoạtđộng sản xuất lại riêng rẽ (thời vụ, chủng loại rau, quy trình canh tác, thu hái ) nên rấtkhó tạo ra những sản phẩm hàng hóa lớn đồng đều về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm.Vấn đề tạo đất sản xuất theo kiểu trang trại cho rau hiện nay ở nông thôn là rất khó

Việc đầu tư của các tỉnh cho phát triển rau an toàn còn hạn chế, có nhiều tỉnhchưa có quy hoạch tổng thể cho các vùng sản xuất rau và việc quy hoạch, điều chỉnhvùng trồng rau không còn phù hợp Có một số tỉnh đã hình thành vùng rau chuyên canh(Cần Thơ, Tiền Giang, Quảng Nam…) nhưng diện tích còn nhỏ, do vậy khó áp dụngcông nghệ trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, khó đầu tư cơ sở kỹ thuậtcho vùng sản xuất RAT như hệ thống thuỷ lợi, hệ thống tưới, nguồn nước sạch, hệthống đường nội đồng, nhà ươm cây con, cải tạo đất trồng, vệ sinh môi trường, cơ sở

thu gom đóng gói và tiêu thụ (TS Hoàng Xuân Phương, 2008).

Diện tích sản xuất rau an toàn của nước ta còn thấp so với tiềm năng, việc triểnkhai chương trình rau an toàn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu quy hoạch chi tiết vàkinh phí thực hiện

Mô hình trồng RAT phổ biến hiện nay là các hợp tác xã (HTX) sản xuất RAT.Tuy nhiên, với các xã viên trong các HTX sản xuất RAT vốn quen với phương thức

Trang 37

canh tác rau truyền thống, lại thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, quy mô nhỏ lẻ do đó việcđảm bảo đúng các tiêu chuẩn trồng RAT và tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường làviệc vô cùng khó khăn Từ đó cho ra đời các sản phẩm RAT không thật sự đạt tiêuchuẩn quy định.

Riêng địa bàn thành phố Hà Nội là nơi được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục

vụ sản xuất RAT khá tốt, trong năm 2008 có 05 dự án xây dựng vùng sản xuất RAT tậptrung ở 04 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì đã được thành phố phêduyệt quyết định chuẩn bị đầu tư UBND Thành phố phê duyệt dự án tổng thể xâydựng vùng sản xuất RAT xã Văn Đức, huyện Gia Lâm với tổng diện tích dự án là 170

ha, kinh phí khái toán 51,8 tỷ đồng

Năng suất rau an toàn của thành phố là 196tạ/ha, sản lượng rau an toàn: 37.834tấn, chiếm 24,2 % sản lượng rau của Thành phố sản xuất ra và mới chỉ đáp ứng được8,6% nhu cầu tiêu dùng Trên địa bàn thành phố có trên 100 điểm bán rau an toàn,trong đó có 79 điểm đã được Sở Thương Mại cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh

doanh (TS Trần Văn Khởi, 2008).

Tóm lại : Tình hình sản xuất rau an toàn ở nước ta đạt được những thành tựu và

khó khăn như sau:

Thành tựu:

- Việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân đã dần theo định hướng chỉ đạo của

cơ quan chuyên ngành, đảm bảo được hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng vànông sản

- Đã có nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học, độ an toàn cao và thời gian cách ly ngắn đượcngười dân sử dụng

- Hiện nay số lượng nông dân được tập huấn về thuốc bảo vệ thực vật, quản lý dịch hạitổng hợp trên cây rau ngày càng tăng cao

Khó khăn: Bên cạnh những thành tựu thì việc sản xuất rau an toàn của nước ta còn rất nhiều khó khăn sau:

Trang 38

- Quy mô sản xuất rau còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành những vùng sảnxuất RAT chuyên canh vừa và nhỏ, do vậy khó đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông,thủy lợi, điện, kho bãi, nhà xưởng sơ chế đóng gói cho vùng sản xuất RAT.

- Khi triển khai mô hình sản xuất RAT, nông hộ tham gia còn trông chờ, ỷ lạivào sự hỗ trợ của nhà nước, sự dao động của hộ tham gia mô hình khi so sánh hiệu quảgiữa trồng rau với trồng cây khác

- Nguồn nước sạch tưới cho RAT đang là yếu tố hạn chế, gây khó khăn cho sảnxuất RAT

- Thiếu nguồn vật tư đầu vào sạch cho sản xuất RAT như phân bón sinh học,thuốc trừ sâu sinh học, phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học

- Tiêu chí để công nhận vùng rau đủ điều kiện sản xuất RAT quá cao nên rấtkhó trong việc quy hoạch vùng sản xuất

- Kinh phí địa phương còn hạn chế nên việc đầu tư xây cơ sở hạ tầng cho vùngsản xuất RAT còn gặp nhiều khó khăn

- Địa chỉ kinh doanh RAT về mặt số lượng và chủng loại còn hạn chế Vì thế,người sản xuất RAT dần mất lòng tin và trở lại sản xuất và mua bán rau theo tập quántruyền thống

2.2.2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn theo VietGAP

VietGAP mới được ban hành nên chưa có sản phẩm được chứng nhận tuy nhiênhiện nay ở Việt Nam đã có nhiều chương trình sản xuất theo hướng GAP đang đượctriển khai và 7 mô hình được chứng nhận Global GAP Những thành tựu này bước đầu

đã tạo niềm tin cho người sản xuất rau trong nước Nhiều hợp tác xã và hộ nông dân đã

tự nguyện đăng ký sản xuất rau theo tiêu chuẩn VieGap và nhiều hộ nông dân bán đượcrau với giá cao nhờ có được giấy chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Hiện tại Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam đã công nhận 9 loại rau được sảnxuất tại 2 vùng chuyên canh rau Tiền Lệ, xã Tiền Yên và Phương Viên, xã SongPhương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch

9 loại rau gồm: rau cải cúc, cải chíp, cải mơ, cải ngọt, rau dền, su hào, cải bắp, cà chua

Trang 39

và rau mồng tơi Nhờ đạt tiêu chuẩn về sản xuất rau an toàn theo VietGAP nên hiệntrung bình mỗi ngày các vùng rau này cung cấp cho thị trường Hà Nội hàng chục tấnrau, củ các loại, thu nhập của các hộ nông dân trong vùng cũng nhờ đó mà ngày càngtăng cao.

Theo Bộ NN&PTNT, trên thực tế việc sản xuất nông sản theo tiêu chuẩnVietGAP đã được ban hành và áp dụng vào sản xuất từ lâu nhưng cho đến nay nhiềunông dân vẫn chưa hiểu rõ thông tin về quy trình này, nếu có hiểu cũng mù mờ, nêntriển khai theo cách nào cho đúng quy trình họ cũng chưa định hình được Theo CụcBảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), sau hơn 5 năm thí điểm (từ năm 2005) đến nay mớichỉ có 5% diện tích trồng rau, quả trên cả nước thực hiện được tiêu chuẩn VietGAP.Đây là kết quả tồi tệ trong khi tiềm năng sản xuất, xuất khẩu của chúng ta rất lớn vàyêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất bức thiết

Trên thực tế, hiện cả nước có 15 mô hình sản xuất áp dụng VietGAP đượcchứng nhận, tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Long An,Vĩnh Long, Bến Tre Ngoài ra, còn có 800 ha rau an toàn, 5ha vải và 3.000ha thanhlong đang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP Trong khi đó tại Hà Nội, VietGAP cũnghết sức xa lạ đối với nông dân, nhất là nông dân trồng cây ăn quả Vùng nhãn chínmuộn xã Đại Thành (Quốc Oai) và cam Canh, bưởi Diễn của huyện Hoài Đức, nơinông dân tiếp cận nhanh với tiến bộ kỹ thuật và đã có truyền thống trồng cây ăn quảnhưng vẫn có khoảng 80% số nông dân được điều tra nói rằng đã nghe nói về VietGAPnhưng chưa hiểu đúng quy trình Đồng thời, nếu so sánh điều kiện sản xuất thực tế củacác hộ dân ở đây với quy trình VietGAP có quá nhiều chỉ tiêu không đạt Người nôngdân quan niệm, VietGAP là sử dụng thuốc BVTV đúng quy cách còn các điều kiệnkhác như xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng, sản phẩm sau thu hoạch không được đểdưới đất, ghi chép nhật ký đồng ruộng lại không được nông dân coi trọng nên dễ

dàng bỏ qua trong khi đây là những điều kiện bắt buộc (TS Trần Văn Khởi, 2008).

Bộ NN&PTNT cho rằng, để nhanh chóng xây dựng nông sản theo tiêu chuẩnVietGAP, các địa phương cần xây dựng, mở rộng vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung

Trang 40

theo công nghệ sạch, chất lượng cao và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm Đồng thời,cần tập trung rà soát, xây dựng và chỉ đạo quy hoạch các vùng cây ăn quả, ưu tiên cácloại rau, quả "đặc sản" mang hương vị riêng cho từng địa phương.

Hiện tại, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2011 hoàn thành quy hoạch cácvùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung ở 100% tỉnh, thành phố trong nước 50%các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung bảo đảm đủ điều kiện sảnxuất, sơ chế sản phẩm rau, quả, chè phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP; 30% lượng hàngnông sản tại các vùng sản xuất an toàn tập trung được chứng nhận hoặc tự đánh giá vàcông bố sản xuất theo VietGAP

Để đạt mục tiêu đề ra, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng gợi mở thêm cách tiếp cận mới

để tham khảo như việc Thái Lan cấp chứng nhận các tiêu chuẩn GAP trực tiếp chonông hộ Lâu nay, Việt Nam chỉ xây dựng và cấp chứng nhận đạt các tiêu chuẩn GAPtrong sản xuất nông sản thông qua HTX nhưng hiện nay hầu hết các HTX còn quá yếu

Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu rau, quả nhưng sản lượng còn quá thấp

do không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn mà thế giới đặt ra VietGAP là bước điđầu tiên trong hành trình đưa nông sản Việt Nam đến gần với thế giới hơn Điều khónhất hiện nay là đa phần nông dân và cả các cơ quản quản lý chưa nhận thức đúng đắn,đầy đủ quy trình, mục đích áp dụng, người sản xuất chưa nhận được hỗ trợ khi thựchiện, đầu ra sản phẩm bấp bênh Vì thế, để có hàng hóa bảo đảm chất lượng, đạt các chỉtiêu an toàn thực phẩm, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các nhà khoa học, doanhnghiệp, HTX và sự hợp tác tích cực của nông dân

Ngày đăng: 06/05/2016, 13:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lân Hùng (1997), Nông dân cần thông tin khoa học kỹ thuật, báo Nhân dân, số 540, tr.50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Lân Hùng (1997), "Nông dân cần thông tin khoa học kỹ thuật
Tác giả: Nguyễn Lân Hùng
Năm: 1997
2. GS.TS. Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS.TS. Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), "Nguyên lý kinh tế nôngnghiệp
Tác giả: GS.TS. Đỗ Kim Chung và cộng sự
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2009
3. TS. Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Thống kê nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Nguyễn Hữu Ngoan (2005), "Thống kê nông nghiệp
Tác giả: TS. Nguyễn Hữu Ngoan
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2005
4. TS. Hoàng Xuân Phương (2008), Viện Quy hoạch và phát triển nông thôn, báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài: “Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách về tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụrau an toàn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Hoàng Xuân Phương (2008), Viện Quy hoạch và phát triển nôngthôn, báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài: "“Nghiên cứu đề xuấtcơ chế, chính sách về tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ"rau an toàn
Tác giả: TS. Hoàng Xuân Phương
Năm: 2008
5. Vong Q. Nguyen. (2007), ASEAN GAP Vietnamese version – . Ministry of Agriculture & Rural Development, Hanoi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vong Q. Nguyen. (2007), "ASEAN GAP Vietnamese version"– . "Ministryof Agriculture & Rural Development
Tác giả: Vong Q. Nguyen
Năm: 2007
7. PGS. TS Ph m Th Thu Cúc (1979), ạ ị Giáo trình k thu t tr ng rau. ỹ ậ ồ Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS. TS Ph m Th Thu Cúc (1979), ạ ị
Tác giả: PGS. TS Ph m Th Thu Cúc
Năm: 1979
8. Nguyen Q.V. (2007), VietGAP - Guidelines for implementing ASEAN GAP  for Vietnamese fresh fruit and vegetable producers, Vietnamese Government Ministry of Agriculture and Rural Development, Hanoi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyen Q.V. (2007), "VietGAP - Guidelines for implementing ASEANGAP"" for Vietnamese fresh fruit and vegetable producers, VietnameseGovernment Ministry of Agriculture and Rural Development
Tác giả: Nguyen Q.V
Năm: 2007
9. Cục bảo vệ thực vật, sổ tay danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục bảo vệ thực vật, "sổ tay danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phépsử dụng trên rau ở Việt Nam
10. Todaro and Smith (1998), Chapter 2: Economic Development Sách, tạp chí
Tiêu đề: Todaro and Smith (1998)
Tác giả: Todaro and Smith
Năm: 1998
11. WIbulwan Wannamolee (1998), Development of Good Agricultural Practices (GAP) for Fruit and Vegetables in Thailand Sách, tạp chí
Tiêu đề: WIbulwan Wannamolee (1998)
Tác giả: WIbulwan Wannamolee
Năm: 1998
12. Trần Khắc Thi, Nguyễn Văn Hiền, Tô Thị Thu Hà, Nghiên cứu các yếu tố môi trường và tác động tới việc sản xuất rau an toàn, đề tài cấp bộ, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Khắc Thi, Nguyễn Văn Hiền, Tô Thị Thu Hà, "Nghiên cứu các yếu tố môi trường và tác động tới việc sản xuất rau an toàn
13. Nguyễn Thị Thanh (2009), Nghiên cứu những mô hình sản xuất rau theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại một số quận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh (2009)
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh
Năm: 2009
6. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, quy định số 99/2008/QĐ-BNN quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w