1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng mối liên kết “3 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ Sản phẩm thủy sản, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến và cơ hội, thách thức, đồng thời định hướng và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết ba nhà và nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế, tìm hiểu thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở xã Nam Phú. Phân tích những thuận lợi và khó khăn những yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết trong quá trình sản xuất và tiêu thụ thủy sản ở Nam Phú. Kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết bền chặt 3 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản mang lại hiểu quả kinh tế cao.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện khoá luận này tôi đã nhận được nhiều sự động viên vàgiúp đỡ Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáoKhoa kinh tế và phát triển nông thôn, Bộ môn phân tích định lượng, TrườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong quátrình học tập cũng như thực hiện khoá luận này
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Tô ThếNguyên, Bộ môn Phân tích định lượng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,người đã tận tình định hướng, chỉ dẫn, truyền đạt kiến thức bổ ích trong quátrình thực hiện đề tài này
Cuối tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè những người luôn cổ
vũ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Tác giả luận văn
Đinh Công Thao
Trang 3TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là địa phương có nhiềuđiện kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản Nam Phú có 3km đường bờbiển, 893ha diện tích nước lợ ven biển, 150ha diện tích nuôi ngọt dành chonuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, cũng như thực tế chung các ngành sản xuấtnông nghiệp của Việt Nam, thủy sản Nam Phú còn nhiều hạn chế, sự liên kếtcòn thiếu chặt chẽ, các doanh nghiệp chế biến ít quan tâm đến lĩnh vực này
Do vậy hiệu quả đạt được chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng Đặc biệt,mối liên kết giữa hộ nuôi trồng - doanh nghiệp - nhà khoa học là rất trong sảnxuất và tiêu thụ là chưa được hình thành chặt chẽ, không hiệu quả Xuất phát
từ thực tế đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng mối liên kết ba nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở xã nam phú, huyện tiền hải, tỉnh thái bình” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Thực hiện đề tài, chúng tôi nhằm đạt được mục đích chung là, nghiêncứu thực trạng mối liên kết ba nhà trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản ở xãNam Phú và kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết này
Trong nghiên cứu này chúng tôi có sử dụng một số phương pháp chủyếu sau:
(1) Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập quabáo cáo kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như qua tài liệuchuyên ngành thủy sản, qua sách báo Số liệu sơ cấp được chúng tôithu thập khi tiến hành điều tra 60 hộ nuôi trồng thủy sản, phân thànhhai nhóm hộ liên kết và không liên kết, ý kiến của hai cán bộ địaphương, và ý kiến của cán bộ khuyến nông, khuyên ngư nhằm phảnánh thực trạng liên kết từ nhiều góc độ
Trang 4(2) Phương pháp thống kê: Mô tả thực trạng về liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ thủy sản ở địa phương được phản ánh qua các chỉ tiêu vềdiện tích, vốn đầu tư, lao động, năng suất, giá bán, lợi ích và nhucầu của hộ khi tham gia liên kết
(3) Phương pháp so sánh: So sánh quy mô sản xuất, mức độ đầu tư,năng suất, sản lượng, giá bán, kết quả các hộ nuôi trồng
(4) Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng số trung bình, số tươngđối, số tuyệt đối, số lớn, số bé để phân tích thực tế liên kết ở địaphương
(5) Phương pháp chuyên gia: Trao đổi nhanh tham khảo ý kiến của lãnhđạo địa phương, cũng như ý kiến của các nhà khoa học về vấn đềliên kết
Qua nghiên cứu tại địa phương chúng tôi đã đạt được một số kết quảsau đây:
(1) Vấn đề liên kết trong sản xuất ở Nam Phú vẫn còn rất sơ khai, lỏnglẻo, chủ yếu là liên kết trong cung ứng con giống Các tác nhântham gia chủ yếu và được hưởng lợi ích là các hộ nuôi trồng, các hộthu gom, Trung tâm giống và Trung tâm khuyến nông khuyến ngư
So sánh kết quả với nhóm hộ không liên kết, các hộ tham gia liênkết đều có khả năng mua giống, thức ăn và tiếp cận với nguồn vốntốt hơn Tuy nhiên không có sự khác biệt quá lớn giữa hai nhóm hộnày
(2) Trong tiêu thụ mức độ liên kết, khả năng tiếp cận với thị trường chỉ
ở mức độ thỏa thuận miệng chiếm 95%, thông qua hợp đồng chỉ có5% Hiệu quả của liên kết thật sự chưa tương xứng với tiềm năngcủa địa phương
Trang 5(3) Hộ liên kết đạt hiệu quả cao hơn so với hộ không tham gia liên kết.Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra hướng liên kết chủ yếu ở những hộ
có quy mô diện tích lớn hơn 5ha và mong muốn nhất là liên kết cónguồn vốn, con giống và bao tiêu sản phẩm
(4) Thực tế cho thấy sự liên kết ba nhà trong sản xuất và tiêu thụ thủysản ở Nam Phú còn rất đơn giản, chủ yếu là sự liên kết giữa hộ nuôivới thương lái thu mua vào thời điểm thu hoạch và các trung tâm,công ty giống hoặc thông qua hộ buôn để mua giống theo hình thứchợp đồng miệng, tính pháp lý ràng buộc lỏng lẻo nên hiệu quản liênkết mang lại chưa cao Đa số hộ nuôi cho rằng hợp đồng văn bản làphức tạp và không cần thiết khi khối lượng hàng hóa ít Chưa có sựliên kết giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản với các hộ nuôi,thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương Do vậy, kết quả đạtđược còn rất hạn chế
(5) Nông dân phải mua giống ở Nha Trang, Đà Nẵng, Nam Định vậnchuyển xa nên con giống không qua kiểm định nên chất lượngkhông đảm bảo, tiệu thụ chủ yếu cho thương lái, rồi đến các đại lý,nhà hàng hoặc trực tiếp cho người tiêu dùng nên thường bị ép giá.(6) Trình độ nhận thức và thói quan sản xuất đã làm ảnh hưởng nhiềuđến phát triển các mối quan hệ liên kết
(7) Điều kiện của các yếu tố cho phát triển các mối liên kết ba nhà cònchưa thuận lợi như khoa học kỹ thuật, tín dụng ngân hàng, cơ sởcung cấp cấp giống, thức ăn, cơ sở hạ tầng
Đánh giá chung về thực trạng liên kết ở địa phương là rất lỏng lẻo,chưa có doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản Thiếu
sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự tham gia các doanh nghiệp trongsản xuất và tiêu thụ thủy sản ở địa phương
Trang 6Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tăngcường mối liên kết ba nhà trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản ở Nam Phú Đó
là các giải pháp về con giống, thức ăn, về vốn, giải pháp thị trường, về cơ cấu
(3) Hỗ trợ người nuôi trồng về vốn với lãi suất ưu đãi để ngườidân phát triển đầu tư mở rộng sản xuất
(4) Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất, mởrộng thị trường tiêu thụ
(5) Quy hoạch vùng nuôi lớn đủ điều kiện để tham gia liên kếtnâng cao hiệu quả
(6) Mặt khác phải tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật thayđổi nhận thức nuôi trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản
Thực hiện tốt các giải pháp đó, các mối liên kết ba nhà ở địa phương sẽgắn kết chặt chẽ hơn và hiệu quả cao hơn, mang lại thu nhập ổn định chongười dân
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Lý luận về liên kết kinh tế 5
2.1.2 Liên kết trong nuôi trồng thủy sản 13
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN Ở NAM PHÚ 18
2.2.1 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam 18
2.2.2 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam trong những năm qua 23
2.3 TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 29
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN 31
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 31
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 33
Trang 83.1.3 Dân số và nguồn lực 35
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu 41
3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 44
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
4.1 THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN Ở NAM PHÚ.45 4.1.1 Thực trạng về sản xuất thủy sản tại xã Nam Phú 45
4.1.2 Thực trạng về tiêu thụ thuỷ sản ở Nam Phú 51
4.2 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN Ở NAM PHÚ 53
4.2.1 Khái quát chung về các tác nhân tham gia liên kết 53
4.2.2 Thực trạng tham gia liên kết của các tác nhân tham gia liên kết 56
4.2.3 Thực trạng về liên kết trong sản xuất thuỷ sản ở Nam Phú 59
4.2.4Thực trạng liên kết trong tiêu thụ thuỷ sản ở Nam Phú 67
4.2.5 Đánh giá về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản ở Nam Phú 72
Ngoài ra còn các tác nhân như nhà khoa học, Nhà nước cũng được hưởng lợi ích từ quá trình liên kết 77
4.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản ở Nam Phú 78
4.2.7 Đánh giá chung về thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản ở Nam Phú 80
4.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MốI LIÊN KẾT “BA NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN TẠI XÃ NAM PHÚ 81
4.3.1 Cơ sở cho định hướng và giải pháp 81
4.3.2 Định hướng phát triển 83
4.3.3 Các giải pháp phát triển ngành NTTS 86
5.1 KẾT LUẬN 92
5.2 KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Nam Phú 31
Bảng 3.2 Ngành nghề và mức sống dân cư xã Nam Phú 34
Bảng 3.3 Dân số và lao động xã Nam Phú 37
Bảng 4.1 Lược sử hình thành nghề nuôi nước ngọt tại Nam Phú 46
Bảng 4.2 Một số đối tượng nuôi nước ngọt tại Nam Phú 47
Bảng 4.3 Lược sử hình thành nghề nuôi mặn lợi tại Nam Phú 49
Bảng 4.4 Một số đối tượng nuôi mặn lợ chủ yếu của Nam Phú 49
Bảng 4.5 Giá trị và sản lượng các loài thuỷ sản nuôi ở Nam Phú 50
Bảng 4.6 Một số điểm thu gom hải sản tại Nam Phú 51
Bảng 4.7 Đối tượng và nội dung tham gia liên kết 54
Bảng 4.8 Tình hình lao động của hộ 56
Bảng 4.9 Tình hình đất đai và nguồn vốn của hộ 57
Bảng 4.10 Tình hình mua giống của hộ nuôi trồng thuỷ sản năm 2009 60
Bảng 4.11 Khả năng mua các loại thức ăn 61
Bảng 4.12 Đánh giá chất lượng thức ăn 63
Bảng 4.13 Mức độ đánh giá về hiệu quả trước và sau liên kết của hộ 65
Sơ đồ 4.3 Các tác nhân tham gia liên kết trong tiêu thụ thủy sản 67
Bảng 4.14 Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm thủy sản 68
Bảng 4.15 Hình thức thanh toán của các hộ 69
Bảng 4.16 Đối tượng liên kết của các hộ 69
Bảng 4.17 Phân tích nhu cầu tham gia liên kết 71
Bảng 4.18 Mức độ ưu tiên về các lựa chọn khi tham gia liên kết xếp theo đối tượng ưu tiên nhất 71
Bảng 4.19 Các mối liên kết, mức độ và lợi ích liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản ở Nam Phú 74
Bảng 4.20 Kết nuôi trồng thủy sản tính cho 1 sào diện tích nuôi trồng thủy sản ở Nam Phú năm 2009 76
Bảng 4.21 Phân tích lợi ích của liên kết trong nuôi trồng nuôi trồng thủy sản Nam Phú năm 2009 77
Trang 10Bảng 4.23 Một số ý kiên của hộ nuôi trồng thủy sản ở Nam Phú đối với liên kết trong tiêu thụ 78 Bảng 4.24 Một số khó khăn hộ sản phẩm thuỷ sản đang gặp phải 83 Bảng 4.25 Tình hình phát triển nuôi thuỷ sản trong 5 năm tới 84
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN
Sơ đồ 2.1 Mối liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản 16
Sơ đồ 4.1 Mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia liên kết 55
Sơ đồ 4.2 Các tác nhân tham gia liên kết 59
Trang 12PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với lợi thế là một quốc gia biển, Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn3.260 km Tổng diện vùng vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226 km2, diện tíchvùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 làn diện tích đất liền.Ngoài ra trong vùng biển có 4000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn
có dân cư như Vân Đồn, Cá Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc…, có nhiềuvịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sảnthuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện thự nhiên để phát triển nuôi trồng vàxâu dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùngbiển, Việt nam còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở trong 2.860 con sônglớn nhỏ, nhiều triệu héc ta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn,đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long… Như vậy có thể nói đây
là điều kiện tạo nên thế mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
Trong vòng hai thập niên gần đây, thuỷ sản đang vươn lên như mộtngành nông nghiệp chủ lực của Việt Nam trong việc tạo ra ngoại tệ từ hoạtđộng xuất khẩu, cải thiện đời sống của ngư dân, nông dân nuôi trồng thuỷ sản
và xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp thuỷ sản có tiếng tăm lan rộngkhông chỉ trong nước mà có tầm ảnh hưởng đến khu vực và quốc tế ViệtNam đã là một trong mười quốc gia sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản lớn nhấtthế giới tính đến năm 2009 Ngành Thủy sản đã liên tục hoàn thành vượt mứctoàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra Nếu như năm 1991, giá trị sản lượngthủy sản tăng từ 1 triệu 81 ngàn tấn, tăng lên 3 triệu 377 ngàn tấn năm 2005,tăng 3,17 lần so với năm 1991 Trong năm 2009, mặc dầu ngành thuỷ sản vẫncòn nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế thế giới nhưng vẫn đóng góp vào kimngạch xuất khẩu của cả nước lên đến 4,2 tỷ đô la Mỹ và vẫn đạt được giá trị
Trang 13sản lượng trong lên đến 4 triệu 486 ngàn tấn vượt quá chỉ tiêu 4 triệu tấn đặt
ra trong chiến lược phát triển thuỷ sản 2005 - 2010 gần nửa triệu tấn và trướcmột năm về thời hạn Cả hai ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đều tăngtrưởng mạnh mẽ và có thành tích ấn tượng Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thuỷsản ngày càng chứng minh năng lực vượt trội khi chiếm đến 53% giá trị sảnlượng của toàn ngành thuỷ sản trong năm 2009 và suốt gần hai thập niên từ
1990 đến 2008, ngành thuỷ sản đạt mức tăng trưởng sản lượng bình quân là8,6% mỗi năm; trong đó ngành nuôi trồng đóng góp mức độ tăng trưởng bìnhquân lên lến 17,4% so với mức tăng trưởng bình quân 6,3% mỗi năm từngành khai thác Những thành tích đáng khích lệ trên là thành quả của những
nỗ lực không mệt mỏi, sự lao động cần cù, sáng tạo của người nông dân, ngưdân; là nỗ lực vượt biển lớn chinh phục thị trường quốc tế của các doanhnghiệp; là sự chung vai góp sức từ trí tuệ, từ những nghiên cứu miệt mài củacác nhà khoa học; và là sự lãnh đạo sáng suốt, sự quan tâm hỗ trợ sâu sát củacác cơ quan quản lý nhà nước từ địa phương đến trung ương Tuy nhiên,ngành thuỷ sản nói chung và ngành nuôi trồng thuỷ sản nói riêng cũng đangđối đầu với những thách thức không hề nhỏ, những thách thức vượt ra khỏiphạm vi một quốc gia đơn lẻ, những thách thức của cả nhân loại Đó là sự suythoái về môi trường, sự cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, cạn kiệt tài nguyên thiênnhiên, sự bất bình đẳng trong cộng đồng dân cư, rào cản thâm nhập thị trường
từ các quốc gia nhập khẩu và những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm.Mặc dầu những thách thức đặt ra cho sự phát triển ngành thuỷ sản bao hàm cảnhững nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Tuy nhiên, giảiquyết những thách thức này trở thành mệnh lệnh bắt buộc và khẩn thiết đốivới sự phát triển bền vững Phát triển bền vững trở thành một nhu cầu cấpthiết cho cả nhân loại trước ngưỡng thế kỷ 21
Nông nghiệp và thủy sản đã trở thành một trong những nguồn thu ngoại
tệ quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Sản xuất nông
Trang 14nghiệp và thủy sản ở nước ta còn mang nặng tính tự phát, năng lực cạnh tranhcủa nông nghiệp còn kém, giá thành cao, chất lượng chưa phù hợp với thịhiếu của người tiêu dùng Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệphàng hóa hiện đại, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số80/2002/QDTTG, ngày 24 tháng 6 năm 2002 về “chính sách khuyến khíchtiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng” Tuy nhiên quá trình triểnkhai còn có nhiều tồn tại, hạn chế Ở nhiều địa phương việc thực hiện chỉ đạocòn chưa quyết liệt, doanh nghiệp và nông dân còn chưa thực sự gắn bó vàthực hiện đúng cam kết hợp đồng đã ký kết; tỷ lệ hàng hóa nông sản tiêu thụqua hợp đồng còn thấp; doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư cho vùng nguyênliệu; một số nông dân không bán nông sản cho doanh nghiệp như hợp đồng đã
ký Ngày 25/8/2008 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/08/2008
về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản qua hợp đồng
Thực hiện tinh thần đó tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo, xây dựng các đề ánnhằm khuyến khích người dân tham gia liên kết, tháo gỡ khó khăn nâng giá trịsản xuất nông nghiệp Tiền Hải là một huyện giáp biển, có nhiều điều kiệncho phát triển nuôi trồng đánh bắt thủy sản.Trong đó xã Nam Phú nằm phíatây nam của tỉnh Thái Bình, giáp biển Đông, Kiến Xương và Thái Thụy XãNam Phú nằm trên trục tỉnh lộ 39B cách Thành phố Thái Bình 20 km Diệntích tự nhiên 286,980 km2 trong đó có 893ha đất mặt nước nuôi trồng thủysản, chiếm hơn 35% diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Tiền Hải Với lợithế là vùng đất giàu truyền thống và điều kiện thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp nhưng nguồn lợi thủy sản ở Nam Phú trong vài năm gần đây đã bị suygiảm nhiều do nhiều vấn đề bất cập chưa được giải quyết, người nông dânkhông gắn bó với sản xuất Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã nghiên cứu
đề tài “Thực trạng mối liên kết ba nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở xã nam phú, huyện tiền hải, tỉnh thái bình”.
Trang 151.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng mối liên kết “3 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ Sảnphẩm thủy sản, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến và cơ hội, thách thức,đồng thời định hướng và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường mối liênkết ba nhà và nâng cao hiệu quả kinh tế
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn vềcác mối quan hệ liên kết kinh tế, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản,chủ thể là các hộ nuôi trồng, các hộ thu gom, các doanh nghiệp chế biến, cán
bộ địa phương, các nhà khoa học, để có một cái nhìn tổng quan và sâu sắcnhất về thực trạng liên kết ở địa phương
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về nội dung: Nghiên cứu lý luận, thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, cácmối quan hệ liên kết “3 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại
xã Nam Phú và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết này
Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành chủ yếu tại xã Nam Phú,huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với các đối tượng là hộ nuôi trồng thủy sản,các cơ sở thu gom hải sản, cán bộ địa phương Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu
ý kiến của một số cán bộ Phòng thủy sản huyện tiền Hải nhằm tìm hiểu thựctrạng cũng như vai trò của ba nhà trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản
Về thời gian: Nghiên cứu được tiền hành từ ngày 19/1/2010 đến10/5/2010 với các số liệu thống kê giai đoạn 2007 - 2009
Trang 16PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Lý luận về liên kết kinh tế
2.1.1.1 Một số khái niệm về liên kết
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến trithức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động
do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanhphát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước.Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tếthông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai tháctốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung,bảo vệ lợi ích cho nhau”
Theo từ điển kinh tế học hiện đại (David.W.pearce): Liên kết kinh tếchỉ tình huống mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khuvực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách cóhiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển Nó đikèm với phát với phát triển bền vững
Theo quyết định số 38HĐBT ra ngày 10/04/1989: Liên kết kinh tế lànhững hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùngnhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việcsản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất.Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị trong tổ chức lên kết kinh tế cùngnhau ký hợp đồng những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình đểthực hiện
Tóm lại, liên kết kinh tế là các quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều chủthể kinh tế với mục đích đạt được lợi ích kinh tế xã hội của các bên, dựa trênnhững hợp đồng đã ký kết với những toả thuận nhất định, những giấy tờ, bằngchứng có tính ràng buộc bằng pháp luật, những cam kết trong hoạt động sảnxuất kinh doanh
Trang 172.1.1.2 Các loại hình liên kết kinh tế
a Liên kết dọc: Là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một ngành hàng màtrong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc mốt số công đoạn nào đó,
là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinhdoanh (theo dòng vận động của sản phẩm) Kiểu liên kết theo chiều dọc toàndiện nhất bao gồm: các khâu sản xuất đến thu gom và tiêu thụ sản phẩm.Trong liên kết này mỗi tác nhân vừa là khách hàng của tác nhân kế trước, vừabán hàng cho tác nhân kế sau trong chuỗi ngành hàng Kết quả của liên kếtdọc là hình thành chuỗi ngành hàng làm giảm chi phí vận chuyển, giảm chiphí trung gian
b Liên kết ngang: Là liên kết giữa các tác nhân trong cùng ngành hàng, làhình tức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm chủ thị trường sảnphẩm Hình thức liên kết này có nhiều dạng: hội nghề nghiệp… Các cơ sởliên kết với nhau là những cơ sở độc lập nhưng có quan hệ với nhau và thôngqua bộ máy kiểm soát chung
Như vậy, liên kết kinh tế có thể diễn ra ở mọi ngành sản xuất kinhdoanh, thu hút được sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu củamọi thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý
2.1.1.3 Nội dung liên kết kinh tế
a Hợp đồng văn bản:
Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp đồng là sự thỏa thuận giữa nôngdân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản việc tiêu thụ sản phẩm trongtương lai và thường với mức giá đặt trước Liên kết theo hợp đồng là quan hệmua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong mua nguyên liệuhoặc bán sản phẩm Theo Michael Boland (2002): Liên kết dạng hợp đồng làhình thức một công ty mua hàng hóa từ một nhà sản xuất với một mức giáđược xác định trước khi mua Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà
Trang 18chế biến chỉ sự điều chỉnh của những văn bản thỏa thuận cá nhân mang tínhpháp lý những giao dịch có thể là giá mua bán, thị trường, chất lượng và sốlượng nguyên liệu đầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… đượcthỏa thuận trước khi bán Liên kết hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong sự chia
sẻ rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham gia hợp đồng Hợp đồngđược ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng, tín dụng, trung tâmkhoa học kỹ thuật… và hộ theo hình thức:
(1) Cung trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lạinông sản: Trong liên kết này thường diễn ra giữa các chủ thể trực tiếp sảnxuất, kinh doanh là các hộ, doanh nghiệp với các đối tượng hộ hay doanhnghiệp hoặc với các Trung tâm, Viện nghiên cứu của các trường đại học, caođẳng nhằm chuyển giao tiến bộ cho doanh nghiệp, cho hộ sản xuất kinh doanhhay là liên kết giữa doanh nghiệp cho bà con nông dân ứng trước sản xuất đểchủ động nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm cho doanh nghiệp Liên kếtnày phần lớn được thể hiện qua hợp đồng kinh tế, một phần là sự thỏa thuậnngầm định giữa các bên tham gia nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bêntham gia liên kết
(2) Bán vật tư, mua lại sản phẩm: Phổ biến nhất là liên kết giữa doanhnghiệp bán chịu vật tư cho bà con sản xuất và cuối vụ mua lại sản phẩm Thựchiện tốt liên kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích mà doanh nghiệp chủ độngnguồn nguyên liệu sản xuất và có một thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.Còn nông dân có vốn, vật tư để xuất và yên tâm về đầu ra sản phẩm Ví dụ,liên kết giữa nhà máy đường Lam Sơn đầu tư giống, phân bón, tư vấn kỹthuật sản xuất cho bà con trồng mía và cuối vụ thu mua mía nguyên liệu là môhình liên kết hiệu quả
(3) Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư:Nội dung liên kết này là chủ yếu nhằm vào khâu tiêu thụ sản phẩm, thường là
Trang 19nông dân trực tiếp ký kết mua vật tư đầu vào, thuê mướn tư vấn kỹ thuật tiêuthụ sản phẩm với doanh nghiệp, hoặc tổ chức làm công tác nghiên cứu khoahọc Nội dung này thông qua những hợp đồng kinh tế chặt chẽ đảm bảo lợicủa các bên tham gia Và quy mô sản xuất và khối lượng hàng hóa phải đủlớn Đây là xu thế chung của sản xuất nông nghiệp của nước ta trong nhữngnăm tới.
(4) Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết vớicác doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, diện tích mặt nước, sau đó
hộ được sản xuất trên diện tích đó hoặc cho thuê và bán lại sản phẩm chodoanh nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ và doanh nghiệp
b Hợp đồng miệng:
Là thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân camkết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó Hợp đồng miệngcũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địađiểm Cơ sở của hợp đồng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thựchiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng Hợp đồng miệng thường được thựchiện giữa các tác nhân có có quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bàn
bè, …) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất kinhdoanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện nguồn lực tàichính, khả năng tổ chức và trách nhiệm, giữ chữ tín với đối tác Tuy nhiên,hợp đồng miệng thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá
cả, điều kiện giao hàng Hợp đồng miệng có thế có hoặc không có đầu tư ứng
về tiền vốn, vật tư, cũng như các hỗ trợ giám sát kỹ thuật So với hợp đồngvăn bản thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn
Tóm lại, nội dung liên kết là sự thể hiện cụ thể mối quan hệ phân công
và hợp tác lao động giữa hai chủ thể tham gia một liên kết kinh tế Nó quyđịnh những hoạt động, trách nhiệm, chức năng, việc làm cụ thể về kinh tế - kỹ
Trang 20thuật mà mỗi bên phải cùng nhau thực hiện để cùng nhau hợp tác, tạo ra thànhquả lao động chung của liên kết kinh tế Nội dung liên kết tế gồm: Liên kếthợp tác trong tiêu thụ nông sản phẩm, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nôngdân, huy động vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
2.1.1.4 Mục tiêu của liên kết kinh tế
Tạo mối ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hoạt động kinh
tế hoặc quy chế hoạt động của từng tổ chức để tiến hành phân công chuyênmôn hóa và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiền năng của từng đơn vị thamgia liên kết để tăng cường sản lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế,thu nhập cho các bên liên kết, tăng thu ngân sách Nhà nước
Tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vịthành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm, bảo vệ lợi ích kinh tế của nhau,nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
Giúp nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản lý, đào tạo, bồidưỡng cán bộ kinh tế và cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, cung ứng vật tư,tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin… thể hiệnqua hợp đồng kinh tế
2.1.1.5 Hình thức liên kết kinh tế
Liên kết sản xuất là hình thức hợp tác giữa các chủ thể nhưng khôngthay đổi tư cách pháp nhân cũng như hình thức tổ chức của từng chủ thể Nóchỉ liên kết ở một số khâu của quá trình sản xuất kinh doanh
Liên doanh sản xuất là hình thức hùn vốn giữa các bên tham gia, thànhviên được hưởng lợi và chịu rủi ro theo số vốn góp
Liên hiệp hoá sẩn xuất : Là liên kết ở mức cao của liên kết dọc, liên kếtngang theo một tổ chức thống nhất Liên kết này làm chủ thị trường, dâychuyền sản xuất ở mức độ cao như:
Trang 21(1) Xí nghiệp liên ngành.
(2) Liên hiệp các xí nghiệp ngành quả lý ở cấp vùng hoặc quốc gia
2.1.1.6 Ý nghĩa kinh tế, xã hội trong liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông
Tăng cường liên minh công nông tri thức: Việc chuyển đổi phươngthức sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá thì việcliên minh công nông tri thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho quátrình sản xuất - chế biến - tiêu thụ được hiệu quả hơn
Thực hiện quan hệ hợp tác: Qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tácgiữa các bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn
Giải quyết quan hệ phân phối: Thông qua liên kết vấn đề phân phối thunhập, trách nhiệm quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể hơn,sản phẩm đến với người tiêu dùng mạnh hơn
Thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật: Liên kết giúp cho việc vậndụng, sử dụng các tiến bộ mới vào sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao hơn,chất lượng sản phẩm làm ra tốt hơn
Tạo sự gắn kết ba nhà (Nhà khoa học - doanh nghiệp - nhà nông): Khicác nhà cùng tham gia vào liên kết thì hiệu quả thu được sẽ cao hơn, đồng bộhơn trong thực hiện Với sự có mặt của nhà khoa học, kỹ thuật tiến bộ sẽ đượccập nhật và áp dụng thường xuyên trong sản xuất thay thế cho những kỹ thuậtlạc hậu không hiệu quả, giống cây - giống con cho năng suất và hiệu quả thấp.Còn với các doanh nghiệp và người dân thông qua liên kết giúp cho họ yêntâm hơn trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, ổn định yếu tố đầu vàothị trường đầu ra, giảm thiểu rủi ro cũng như được chia sẻ rủi ro trong sảnxuất, và với sự liên kết như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuấtkinh doanh
Trang 22Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, giúpcho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng ngày càng phát triểnbền vững phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nướcnhà theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ liên kết
a Các yếu tố từ hộ sản xuất
Đối với người sản xuất do trình độ hiểu biết còn hạn chế về liên kết, vềhợp đồng, trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi trước mắt màkhông nhìn lâu dài Họ sợ sự ràng buộc về mặt pháp luật khi kí kết hợp đồng
Mặt khác, có những hộ sản xuất mặc dù đã kí hợp đồng tiêu thụ vớicông ty nhưng nơi nào mua với giá cao hơn họ vẫn bán, thậm chí một số hộnhiều nông dân trên cùng một diện tích và sản lượng lại kí hợp đồng tiêu thụdẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng, làm các công ty không chủ động đượcnguyên liệu
Một yếu tố ảnh hưởng nữa là mặc dù công ty tạo điều kiện cho ngườidân sản xuất bằng cách ứng vốn, mua phân bón, chuyển giao khoa học kỹthuật, thu mua với giá đảm bảo ổn định, vậy mà vẫn có những trường hợpnông dân không “chung thuỷ” với công ty sẵn sàng bán cho công ty khác khi
họ trả giá cao hơn
Một thực tế khó khăn ảnh hưởng đến sự liên kết giữa công ty và hộ sảnxuất đó là hộ sản xuất luôn muốn chất lượng hàng hoá của mình là cao trongkhi đó thực tế lại không đạt như vậy Vì vậy, dẫn đến tình trạng xảy ra cácmâu thuẫn trong thu mua giữa công ty và hộ sản xuất không bán theo hợpđồng với công ty mặc dù công ty đã đầu tư ban đầu (hộ sản xuất sẵn sàng điđến với các công ty và cơ sở sản xuất khác mà hộ không ký kết)
Sản xuất của hộ vẫn tự phát, không tập trung, quy mô kinh tế của hộ rấtnhỏ, diện tích manh mún, không mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa Đãthế tư tưởng thay đổi phương thức sản xuất của hộ rất ít, hầu như hộ không
Trang 23giám mạnh dạn đầu tư trong sản xuất của mình, sợ ảnh hưởng mà quyền lợi
mà họ đang có, sợ rủi ro trách nhiệm khi tham gia liên kết
Như vậy, nhận thức của liên kết sản xuất của hộ rất kém, các lý dochính trên là làm cho việc liên kết còn hạn chế và để liên kết trong sản xuấtcủa hộ được hiệu quả hơn cần giải quyết tốt các lý do ảnh hưởng trên
b Các yếu tố từ doanh nghiệp
Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nông sản ổn định nhưng vẫn còntình trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báo chonông dân, trong khi mua còn gây khó dễ với nông dân nhất là vào thời điểmchính vụ nông sản
Chế tài mà công ty đưa ra để sử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệulực chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫnxảy ra nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm mà giá hơn giá thị trường
Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùngnguyên liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương, với hộnông dân chưa cao
c Các yếu tố từ nhà khoa học
Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật còn hạn chế, ảnhhưởng đến sự gắn liền đất sản xuất của hộ Tổ chức khoa học giữ vai trò rấtquan trọng trong quá trình liên kết Họ chính là người giúp nông dân ứngdụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng giảmchi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Tuy nhiêncho đến nay, số đông các cơ quan khoa học vẫn lúng túng khi thực hiện liênkết ba nhà
Vẫn còn thiếu vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạn chủđộng đưa định hướng liên kết thành một ưu tiên trong việc triển khai các môhình, chương trình, dự án nghiên cứu Ngay cả những hợp đồng được kí kết
Trang 24thông qua hoạt động liên kết thì quyền lợi vật chất của các cơ quan khoa họchay các nhà khoa học cũng chưa được xác định rõ ràng.
2.1.2 Liên kết trong nuôi trồng thủy sản
2.1.2.1 Các hình thức nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi trong đó, con giống,thức ăn dựa hoàn toàn vào tự nhiên, không đòi hỏi kỹ thuật hay trang thiết bị.Điều kiện thự nhiên khác nhau sẽ có những loại hải sản khác nhau, thường cócác loại hải sản như tôm sú, tôm, cá tự nhiên, rong câu và cua biển Diện tíchcác đầm nuôi thường rất lớn, thường trên 20ha/đầm Việc thay nước cũng nhưthu hoạch sản phẩm là dựa vào chế độ thủy triều
Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của môhình nuôi quảng canh truyền thống nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn.Giống thường là tôm sú hay vua biển, tôm sú thường nuôi ở mật độ 2 - 3con/m2 Việc thay nước cũng chủ yếu dựa vào chế độ thủy triều nhưng có thểtrang bị thêm máy bơm để chủ động trong việc điều chỉnh mức nước, do phảiđầu tư thêm trong quá trình nuôi nên diện tích các đầm nuôi thường lớn hơn
Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi trồng có áp dụng các tiến bộcủa khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăncũng như quản lý và chăm sóc hàng ngày Diện tích của đầm nuôi thườngnhỏ, khoảng 5 - 10 ha/đầm Đây là hình thức nuôi được sử dụng rộng rãi ởViệt Nam hiện nay vì nó phù hợp với khả năng đầu tư cũng như kiến thức củangười nuôi
Nuôi thâm canh hay nuôi công nghiệp: Là hình thức nuôi trong đó conngười chủ động hoàn toàn về số lượng và chất lượng con giống, dùng thức ănnhân tạo, mật độ thả giống cao Diện tích đầm nuôi thường nhỏ dưới2ha/đầm Máy móc thiết bị đầy đủ, kỹ thuật viên có trình độ và được trang bị
Trang 25đầy đủ các dụng cụ quản lý Hình thức này đòi hỏi đầu tư vốn và kiến thức.Đây chính là hình thức nuôi độc canh.
Nuôi siêu thâm canh: Là hình thức nuôi hiện đại, sử dụng máy mócthiết bị để tạo ra đối tượng nuôi có những điều kiện khá tối ưu Nuôi siêuthâm canh thường có diện tích nhỏ, mật độ giống chu kỳ ngắn Các máy mócđược trang bị trong hình thức nuôi này gồm hệ thống làm sạch nước, hệ thốnglàm tăng dưỡng khí, hệ thống chế độ nhiệt, hệ thống cung cấp thức ăn phùhợp với từng giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi
2.1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật của ngành nuôi trồng thủy sản
Môi trường khắt khe: Nuôi trồng hải sản là quá trình khai thác sinhtrưởng của các loại sinh vật dưới tác động hỗ hợ của các yếu tố tự nhiên nhưđất đai, nguồn nước, lượng mưa, độ mặn, độ pH, nhiệt độ không khí, độ kiềm.Các yếu tố này phải luôn ổn định, nếu một trong các yếu tố dao động mạnh sẽlàm cho vật nuôi bị sốc và chết hàng loạt, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tếtrong nuôi trồng
Thời gian nuôi trồng giữa các loài cá không đồng nhất: Với các hìnhthức nuôi trồng quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống hay bán thâmcanh trên một diện tích nhất định thường nuôi nhiều loại hải sản, mỗi loại hảisản có một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định
Khả năng lan truyền dịch bệnh nhanh: Nuôi trồng thủy hải sản thường
là trong môi trường nước rộng, hình thức nuôi trồng hiện nay là phải thườngxuyên thay nước trong đầm nuôi nguồn nước lấy vào, thải ra chủ yếu từ sông,kênh, mương, cửu biển thường ít có sự kiểm soát chặt chẽ, trong khi đó khảnăng phòng và chữa bệnh cho đối tượng nuôi trồng này là rất khó và kém hiệuquả, khả năng lan truyền các bệnh dịch rất nhanh và khó kiểm soát, làm ảnhhưởng đến cả một vùng nuôi trồng rộng lớn
Trang 26Chịu tác động lớn của môi trường phía bên ngoài: Vị trí các đầm nuôi
phần lớn là ở các bãi triều cửa sông, cửa biển nên nguồn nước thường bị ảnhhưởng do ô nhiễm từ các dồng sông chảy ra, các chất thải từ các dòng sôngchảy ra, từ các hoạt động tàu thuyền ngoài khơi đưa vào
2.2.1.3 Đặc điểm về kinh tế
Các đối tượng nôi rất dễ cho việc thâm canh tăng năng suất: Theo kếtquả nghiên cứu cả các chuyên gia cho thấy nuôi trồng thủy hải sản rất dễ thâmcanh đặc biệt là nuôi tôm sú, khi bảo đảm đủ các yếu tố như thức ăn, lượngoxi hòa tan trong nước, độ mặn nếu mật độ nuôi từ 5 - 10/m2 sẽ cho năngsuất từ 1 - 1,5 tấn/ha/vụ, mặt khác chi phí đủ sẽ rút ngắn thời gian nuôi tạođiều kiện thâm canh tăng vụ
2.2.1.4 Liên kết trong nuôi trồng thủy sản
(4) Tác nhân là các Trung tâm khoa học, công ty giống, Nhà nước
b Mối liên kết giữa các tác nhân
Với các hoạt động kinh tế của riêng mình các tác nhân này thực hiệntừng nội dung trao đổi, hợp tác với nhau thông qua mối quan hệ liên kết qualại, dựa trên các ràng buộc cụ thể và được thể hiện trong hợp đồng đôi bên, từ
đó tạo nên sự gắn kết hỗ trợ phát huy thế mạnh của các tác nhân đồng thờicùng chia sẻ những rủi ro trong kinh doanh
Trang 27Sơ đồ 2.1 Mối liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản
Các tác nhân có các mối quan hệ liên kết với nhau ở các khâu của quátrình sản xuất và tiêu thụ Hộ nuôi trồng liên kết với nhà khoa học, doanhnghiệp để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hộvay vốn của các tổ chức tín dụng, cá nhân, ngân hàng đáp ứng vốn cho sảnxuất, diện tích mặt nước, các dịch vụ khác từ Nhà nước hay từ các chính sáchcủa Nhà nước, như khuyến khích nuôi trồng thủy sản, hộ được các cơ sở chếbiến, bán buôn ứng trước vốn, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
Các cơ sở, hộ tiêu thụ thu mua và tiêu thụ sản phẩm Tác nhân này huyđộng vốn từ Nhà nước, các tổ chức, ngân hàng, tín dụng nhằm đáp ứng nhucầu vốn trong kinh doanh Thông qua các kỹ năng, các phương thức riêng sẽlưu thông và tiêu thụ các sản phẩm, từ đó thu được lợi nhuận, các cơ sở, hộtiêu thụ trong quá trình lưu thông cũng cần nhận được hỗ trợ kỹ thuật côngnghệ, cách thức tiêu thụ có hiệu quả
Nhà khoa học, khuyến nông: Xác định những khó khăn, vướng mắc mà
hộ gặp phải để nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Nhà nước
Tổ chức ngân hàng, tín dụng, nhà hoa học
Cơ sở chế biến
Hộ nuôi
trồng thủy
sản
Tiêu thụ
Trang 28Ngân hàng: Cung cấp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tín dụng cho hộnuôi trồng và doanh nghiệp.
Nhà nước: Ra các chính sách, khung pháp lý giám sát, kiểm tra, cungcấp thông tin thị trường
c Lợi ích của các tác nhân
(1) Đối với các doanh nghiệp chế biến khi tham gia liên kết kinh tế:Tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí đầu tư không hiệu quả trong hoạt động sảnxuất kinh doanh; giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tiếp cận, phảnứng nhanh hơn với thay đổi của thị trường; giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi
ro trong kinh doanh
(2) Đối với hộ nuôi trồng thì tham gia liên kết có lợi ích sau: Bảo đảmđược thị trường tiêu thụ và giảm rủi ro về giá cả đối với nông sản; được hỗ trợ
về giống, kỹ thuật và các thông tin về thị trường; ổn định và phát triển sảnxuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở những vùng khó khăn
(3) Đối với các cơ sở tiêu thụ: Việc tham gia liên kết bảo đảm lượnghàng, có nhiều cơ hội về vốn, công nghệ, cơ hội mở rộng thị trường, đối tácmới nâng cao hiệu quả kinh doanh
(4) Đối với ngân hàng, tín dụng, Trung tâm khoa học kỹ thuật, khuyếnnông liên kết sẽ mang lại một phần thu nhập cho đơn vị, hoàn thành nhiệm vụNhà nước giao phó, góp phần thúc đẩy nuôi trồng thủy sản theo hướng pháttriển bền vững
d Lợi ích của các mối liên kết trong phát triển kinh tế - xã hội
Loại bỏ được vai trò của tầng lớp mua bán trung gian nên trực tiếp bảo
vệ người sản xuất, khuyến khích phát triển sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng
và nguyên liệu cho các ngành chế biến xuất khẩu
Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản và hộ nông dân cung cấpnguyên liệ cho phép xóa bỏ độc quyền đối với các doanh nghiệp ép cấp, épgiá khi mua sản phẩm của người nông dân
Trang 29Thực hiện quan hệ hợp tác: Qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tácgiữa các bên, giúp cho quan hệ cung - cầu phù hợp và hiệu quả hơn.
Giải quyết quan hệ phân phối: Thông qua liên kết vấn đề phân phối thunhập, trách nhiệm quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể hơn,sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh hơn
Thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật: Liên kết giúp cho việc vận dụng,
sử dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao hơn,chất lượng sản phẩm tốt hơn
Với sự có mặt của nhà khoa học kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật được cậpnhật và ứng dụng thường xuyên trong sản xuất thay thế cho những kỹ thuậtlạc hậu không hiệu quả, giống cây, giống con cho năng suất và hiệu quả thấp.Còn với các doanh nghiệp và người dân thông qua liên kết giúp cho họ yêntâm sản xuất, mạnh dạn đầu tư trong sản xuất, ổn định yếu tố đầu vào và thịtrường đầu ra, giảm thiểu rủi ro cũng như được chia sẻ rủi ro trong sản xuất
và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh
e Các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết: Môi trường tự nhiên, thời tiết, môitrường nước; môi trường sản xuất kinh doanh gồm các yếu tố đầu vào nhưgiống, thức ăn, giá cả vật tư, khoa học kỹ thuật; điều kiện về vốn; cơ chếchính sách của nhà nước như chính sách đất đai, vốn, xuất nhập khẩu; trình độhiểu biết và nhận thức của hộ sản xuất kinh doanh
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN Ở NAM PHÚ
2.2.1 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam
2.2.1.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta
về vấn đề liên kết trong sản xuất nông nghiệp
Thực tiễn hiện các Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc về phát triểnkinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng theo hướng
Trang 30công nghiệp hoá, hiện đại hóa (CNH - HĐH), Chính phủ đã ban hành một sốvăn bản quan trọng để triển khai và nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết giữacông nghiệp và nông nghiệp, giữa doanh nghiệp nhà nước và sản xuất củakinh tế hộ ở nông thôn, ngày 15/6/2000/NQ-CP về “một số chủ trương vàchính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theoNghị quyết yêu cầu “Tạo thêm các nguồn lực, phát triển các hình thức hợpđồng với nông dân, liên kết có hiệu quả giữa nông nghiệp, công nghiệp chếbiến và tiêu thụ nông sản”.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương V của Ban Chấp hànhtrung ương Đảng (khóa IX) “về đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, nôngthôn giai đoạn 2001 - 2010”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định80/2002/QĐ-TT ngày 24/6/2002, về chính sách khuyến khích tiêu thụ nôngsản hàng hóa thông qua hợp đồng; trong đó, quyết định nêu lên các hình thứcliên doanh, liên kết giữa các chủ thể kinh tế nhằm thúc đẩy việc phát triển sảnxuất gắn với tiêu thụ hàng hóa nông sản, bảo đảm lợi ích chính đáng của cácbên tham gia liên doanh, liên kết mà trước hết là lợi ích của người nông dân.Quyết định đã đạt ra mối quan hệ nhiều mặt giữa các cá nhân, tổ chức trong
xã hội trong đó chủ yếu là quan hệ giữa 4 nhà: nhà nông, doanh nghiệp, nhàkhoa học, ngân hàng và có sự tham gia của nhà quản lý ở các bộ, ngành,chính quyền đoàn thể các cấp
Cùng với các văn bản chỉ đạo phát triển các mô hình liên kết trongnông nghiệp, chính phủ cùng ban hành các văn bản có liên quan như: Nghịđịnh số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của chính phủ của chính phủ vềtín dung đầu tư phát triển của nhà nước; Nghị định số 20/2005/ NĐ-CP ngày28/2/2005; Nghị định số 106/2004/NĐ-CP; Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày2/6/2006; về đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 về chính sách khuyến nông,khuyến ngư…
Trang 31Sau 5 năm thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, để củng cố và tăngcường hoạt động liên kết, ngày 25/8/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký banhành chỉ thị số 25/2008/CT-TTg về việc Tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nôngsản qua hợp đồng.
Các văn bản trên được ban hành nhằm tạo thuận lợi bằng chính sách đểkhuyến khích phát triển các mô hình liên kết trong nông nghiệp Trên tinhthần các Nghị quyết, Quyết định, Nghị định của chính phủ, Bộ nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (PTNT), các ngành Trung ương và các địa phương đãban hành các văn bản chỉ thị, thông tư và hướng dẫn nhằm tổ chức thực hiệnkhuyến khích các mô hình liên kết trong nông nghiệp phát triển
2.2.1.2 Tình hình tổ chức thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/6/02được ban hành là cơ sở pháp lý đầu tiên để hình thành mối liên kết 4 nhà, đặcbiệt giữa nhà nông và doanh nghiệp Mặc dù một số doanh nghiệp không đợiđến quyết định số 80 ra đời nhưng họ đã thực hiện việc ký hợp đồng tiêu thụ
và ứng trước vật tư với nông dân từ lâu, bước đầu thực hiện thành công Điềunày chứng tỏ Quyết định 80 là chủ trương đúng đắn nhằm tạo ra sự liên kếtsản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp
Sau khi quyết định này ra đời, từ năm 2003 đến nay hầu hết các dịaphương trong cả nước đều lập kế hoạch triển khai các nội dung của quyếtđịnh 80, một số tỉnh còn lập ban chỉ đạo thực hiện quyết định 80 dưới nhiềuhình thức đa dạng, nhất là ở một số địa phương có vùng nguyên liệu (Nghệ
An, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Tây Ninh, Đồng Nai…), từ đó đã “dấy lên mộtphong trào “ mà chúng ta thường gọi là “Sản xuất theo hợp đồng và liên kết 4nhà” Từ việc triển khai, tổ chức thực hiện Quyết định 80, ở nhiều địa phương đãbước hình thành một số vùng sản xuất theo hợp đồng trên một số cây trồngchính
Trang 32Thực tế sản xuất nông nghiệp vừa qua đã có nhiều mô hình liên kếtkinh tế khá đa dạng và với nhiều mức độ khác nhau (như liên kết giữa 2 chủthể là nông dân doanh nghiệp, liên kết giữa nhà nông và nhà khoa học, liênkết 3 bên giữa nhà nông - doanh nghiệp chế biến và ngân hàng, liên kết 4 bêngiữa nhà nông - doanh nghiệp chế biến ngân hàng nhà khoa học…
Các hình thức liên kết trên đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sảnxuất nông nghiệp đảm bảo lợi ích của các bên tham gia
Trong các mô hình liên kết nêu trên, có 2 mô hình liên kết mang tínhphổ biến hơn đó là: mô hình “liên kết 4 nhà” (giữa nhà sản xuất, nhà chế biếnthương mại dịch vụ, cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ, ngân hàng,chính quyền); mô hình liên kết “2 nhà”(giữa nhà sản xuất, nhà chế biếnthương mại dịch vụ)
Một số mô hình cụ thể như sau:
a Liên kết “hai nhà”
Liên kết hai nhà thường chỉ có nhà nông (người sản xuất) và doanhnghiệp chế biến liên kết, hợp tác với nhau trong việc sản xuất chế biến và tiêuthụ sản phẩm, nhưng kiên kết hai nhà còn được thể hiện giữa nhà nông vớidoanh nghiệp sản xuất cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật Điển hình vềkiên kết 2 nhà thời gian qua là sự liên kết giữa công ty cổ phần bảo vệ thựcvật An Giang với nhà nông
Chương trình “cùng nông dân ra đồng“ của Công ty Cổ phần Bảo vệthực vật của tỉnh An Giang đã làm nòng cốt trong việc hỗ trợ nông dân sảnxuất cả cây lúa, rau, màu thực phẩm và cây công nghiệp Chương trình được
ra đời từ đầu vụ đông xuân 2005 - 2006, sau khi thực hiện thí điểm ở các môhình sản xuất cụ thể ở An Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh,… Từ năm 2007Công ty đã mở rộng mô hình liên kết 2 nhà ra khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam
b Liên kết “ba nhà”
Trang 33Liên kết ban đã xuất hiện từ những năm 1985, sau khi có chủ trương hỗtrợ nông dân thông qua việc ứng trước vốn, vật tư để phát triển diện tích nôngnghiệp với quy mô lớn (tăng diện tích), nhất là phát triển vùng nguyên liệucho công nghiệp chế biến Trong mối quan hệ này thường do các mô hình liênkết giữa: nhà nông - doanh nghiệp chế biến - ngân hàng để cung ứng vốn chođầu tư phát triển nguyên liệu; liên kết, hợp tác giữa nhà nông - nhà khoa học(các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHKT, Trung tâmkhuyến nông, khuyến ngư ) và doanh nghiệp chế biến để sản xuất ra các sảnphẩm của thị trường.
Mô hình liên kết 3 nhà tại Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp AnGiang (Antesco) cũng là mô hình điển hình mang lại hiệu quả đáng kể.Antesco đã chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu để đáp ứng cho yêu cầuchế biến của 2 nhà máy đông lạnh, củ, quả xuất khẩu với công suất 1200-1300/tấn/ngày Để có nguyên liệu chế biến, Công ty đã phối hợp với các địaphương hình thành các tổ chức đại diện cho nông dân như HTX và tổ hợp tácnhằm khắc phục được hạn chế về diện tích sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán
Quan hệ liên kết ở mô hình này bao gồm 3 chủ thể: Công ty có nhàmáy chế biến - HTX, tổ hợp tác - nông dân sản xuất nguyên liệu Việc duy trìmối quan hệ liên kết thông qua hợp đồng kinh tế là điền kiện để bảo đảm lợiích của các bên tham gia, trong đó quan trọng là lợi ích của cả doanh nghiệp
và của người sản xuất nguyên liệu…
c Liên kết 4 nhà
Liên kết 4 nhà ở nước ta đã hình thành và phát triển từ những năm
1996, nhất là sau khi có Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về “chính sáchkhuyến khích tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng” đến nay Trong mốiquan hệ này thường có sự liên kết giữa: nhà nông - doanh nghiệp chế biến -nhà khoa học và ngân hàng để cung ứng vốn cho đầu tư phát triển sản xuấtnông nghiệp Mỗi nhà có một vai trò riêng, nhưng trong một thể thống nhất
Trang 34quan hệ liên kết nhằm phát triển sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Nông dân có vai trò sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp (có thể thông qua
tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX)) liên kết, hợp tác với Viện, Trường, Trung tâmnghiên cứu, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư.… (nhà khoa học) để chuyêngiao khoa học kỹ thuật (KHKT); ngân hàng cung ứng vốn sản xuất và doanhnghiệp có vai trò thu mua nguyên liệu để chế biến và tiêu thụ ra thị trường
2.2.2 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam trong
(1) Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng số 38/HĐBT ngày 10/41989 về
“liên kết kinh tế trong sản xuất và lưu thông, dịch vụ”, quy định liênkết kinh tế giữa các đơn vị và tổ chức kinh tế kinh doanh sản xuất,lưu thông dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế
(2) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 132/2000/QĐ-TTg ngày02/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngànhnghề nông thôn, trong đó có nuôi trồng thủy sản Các chính sách ưutiên gồm: tạo điều kiện về vốn, đào tạo kỹ thuật, về đất đai,…
(3) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 02/2001/QĐ-TTg ngày02/01/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển sảnxuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án phát triển nông nghiệp
Trang 35(4) Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày24/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóathông qua hợp đồng.
(5) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 13/2009/QĐ-TTg ngày21/01/2009 về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, pháttriển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản
và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015
2.2.2.2 Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ thủy sản Việt Nam
Ngành thủy sản đã được tách khỏi nông nghiệp để trở thành một ngànhkinh tế độc lập từ năm 1960, sau khi có quyết định thành lập Tổng cục Thủysản trực thuộc Chính phủ, được Nhà nước giao quản lý để phát triển một cách
có hiệu quả nhất việc khai thác các tiềm năng thủy sinh có trong mặt nước đểđảm bảo góp phần cung cấp thực phẩm cho nhân dân, tạo thêm việc làm, giatăng giá trị các sản phẩm thủy hải sản cho tiêu dùng trong nước đồng thờitham gia xuất khẩu thu ngoại tệ
Những năm qua, ngành thủy hải sản duy trì được mức tăng trưởng cao,
có đóng góp nhất định vào tăng trưởng chung của cả nước, kim ngạch thủyhải sản không ngừng tăng qua các năm Nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước và sựtham gia của các thành phần kinh tế, nguồn vốn được huy động vào đầu tưcho cơ sở hạ tầng ngành nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên vì nhiều lý do khácnhau liên quan đến sự phối hợp liên ngành, sự phối hợp giữa các ngành vớiđịa phương, đặc biệt là những vướng mắc trong quy hoạch, đầu tư và khảnăng cân đối vốn ngân sách nên mức đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tầng chưađấp ứng được yêu cầu tăng trưởng của ngành thủy hải sản
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản gần đây nhất trên cơ sở đã có
114 dự án triển khai đủ thủ tục của các địa phương, Bộ Thủy sản đã có công
Trang 36chính, đồng thời đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tăng vốn ngân sách hỗtrợ các địa phương thực hiện các dự án thuộc chương trình nuôi trồng thủy hảisản với mức đầu tư 388 tỷ đồng ngân sách cho kế hoạch 2010.
Năm 2000 cả nước chỉ có vài trăm nghìn ha mặt nước nuôi trồng thủyhải sản, đến nay đã có gần một triệu ha mặt nuốc nuôi trồng thủy hải có hiệuquả kinh tế cao, 12 vùng nuôi nhuyễn thể lớn nhất nước ta đã được kiểm soát,
130 vùng nuôi tôm tập trung đã được đưa vào kiểm soát dư lượng kháng sinh
Từ chủ yếu khai thác con giống tự nhiên sang sản xuất thủy hải cũng đạt mứctiến lớn, toàn ngành hiện có 4.186 cơ sở sản xuất giống thủy hải sản, trong đó
số đông cơ sở sản xuất giống đã chủ động đảm bảo đủ số lượng, chất lượngcon giống theo thời vụ nuôi trồng thủy hải sản
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đạt tốc độ phát triển với trình độcông nghệ cao và ngày càng hiện đại so với các nước trong khu vực, bảo đảmsản phẩm làm ra không chỉ đủ sức hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn cạnhtranh được với nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển Hiệnnay ngành đã có 322 doanh nghiệp chế biến thủy hải sản Trong đó, 100doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, 147 doanh nghiệpđạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc Đặc biệt ngành côngnghiệp chế thủy hải sản đã không chỉ đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạngcủa thị trường trongg nước mà đã và đang bước phất triển công nghiệp chếbiến thủy hải sản đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế
a Tỉnh Ninh Bình
Vùng bãi bồi của huyện Kim Sơn có tổng diện 6.032ha mặt nước thuậnlợi cho việc khai thác phát triển kinh tế vùng ngập mặn, trồng rừng, nuôitrồng thủy hải sản, khai thác nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên, trồng cói, trồnglúa Hoạt động kinh tế vùng bãi bồi đang trong tình trạng sản xuất tiểu nông,mang tính tự phát Ruộng đất và mặt nước bị chia nhỏ, manh mún
Trang 37Theo số liệu thống kê của huyện năm 2007, người dân mới sử dụng300ha mặt nước nuôi cua và các loại hải sản khác với hình thức quảng canh làphổ biến nên năng suất thấp, 250kg/ha.… Vùng ngoài đê Bình Minh II chủyếu là để thu nguồn lợi từ tự nhiên với giá trị kinh tế thấp Từ năm 2007, một
số hộ dân nuôi thử tôm sú đạt kết quả khá, có hộ lãi 30 triệu đồng/ha Nhậnthấy khả năng nuôi tôm sú đem lại nguồn lợi lớn, năm 2008 diện tích tôm sútăng lên 470ha với sản lượng đạt trên 130 tấn, đạt trên 130 tấn, giá trị 13 tỷđồng Năm 2008 là nợ là 1.700ha, nuôi nước ngọt là 4.800ha, tập trung chủyếu ở các xã như Kim Đông, Kim Trung…
Đứng trước thực trạng như vậy, tỉnh Ninh Bình đã đưa ra nhiều giảipháp nhằm phát huy những tiềm năng sẵn có, đưa nền kinh tế của tỉnh thoátkhỏi vị thế kinh tế thấp nhất trong tổng số 10 tỉnh đồng bằng Sông Hồng Mộttrong những giải pháp đó là phát triển mạnh cách hình thức nuôi thủy hải sảnvùng bãi bồi văn biển Với hy vọng đến 2010 vùng bãi bồi ven biển sẽ manglại cho tỉnh giá trị xuất khẩu 45 triệu USD
Với mục tiêu như vậy tỉnh cũng đề ra những chính ưu đãi để phát triểnnuôi trồng thủy sản ở vùng bãi bồi Cụ thể như đất đai được giao ổn định lâudài từ 5 năm trở lên, miễn giảm thuế sử dụng đất đối với diện tích nuôi thâmcanh tôm sú, miễn giảm tiền thuế đát xây dựng trại giống, trợ giá cho giống tômchuyên gia Dự kiến đến năm 2015 Kim Sơn sẽ đạt diện tích nuôi trồng thủy sản
545 ha và nuôi quảng canh cải tiến là 259 ha, nuôi quảng canh là 79ha
Sau nhiều năm nuôi tôm sú thất bại do tôm nhiễm bệnh, nhiều hộ nôngdân trắng tay, cả vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển Kim Sơn với hơn 2.100ha
ao, đầm trở nên hiu hắt, nhiều lao động bỏ đi nơi khác kiếm sống, nhiều diệntích đầm bỏ hoang Năm 2009 ngành nông nhiệp tỉnh Ninh Bình đã tìm đượcgiải pháp và thực hiện thành công mô hình nuôi tôm sú xen với cá rô phi đơntính mở ra hướng đi mới để phục hồi và phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản
Trang 38tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn hộ dân ở 3 xã Kim Hải, Kim Trung
và Kim Đông thuộc huyện Kim Sơn
Theo đánh giá của Chi cục thuỷ sản Ninh Bình: Thực trạng nuôi tôm sú
và cua biển trong những năm qua ở vùng này cho thấy do khâu thuỷ lợi chưahoàn chỉnh, việc cấp nước và tiêu nước thải chưa tách rời, nguồn nước thường
bị ô nhiễm vào giữa vụ Do trình độ kỹ thuật nuôi trồng còn hạn chế, hầu hếtcác hộ nuôi tôm đều dùng nhiều loại thức ăn với số lượng không hợp lý, tôm
sử dụng không hết cùng với các chất thải của tôm lắng đọng dưới đáy ao nuôigây ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây dịch bệnh, chết cả tôm, cua Một
số hộ dân đã sử dụng một số chế phẩm sinh học như EM, BRF2 để làm phânhuỷ chất thải nhưng chi phí rất lớn Số hộ khác dùng máy bơm hút tạp chấtnhưng không triệt để Trước khó khăn trên, nhiều hộ nuôi tôm chán nản muốnlấp ao, đầm để phục hồi nghề trồng cói, trồng lúa Một số người thí nghiệmchuyển sang nuôi các loại thuỷ sản khác nhưng không đạt kết quả Trăn trởvới khó khăn của người nuôi trồng thuỷ sản, ông Vũ Minh Hoàng, cán bộ kỹthuật của Chi cục thuỷ sản, người đã nhiều năm gắn bó với vùng nuôi tôm đãthí nghiệm thành công việc đưa cá rô phi đơn tính vào nuôi ghép trong aonuôi tôm sú quảng canh đã cải tạo được môi trường nước và diệt trừ những vikhuẩn gây dịch bệnh cho tôm Để có được kết quả trên, ông Hoàng và cáccộng sự đã thí nghiệm liên tục trong 3 vụ nuôi tôm, theo dõi các ao nuôi đốichứng gần các ao thử nghiệm nuôi xen cá rô phi đơn tính Kết quả cho thấy:trong cùng điều kiện đầu tư chăm sóc như nhau, tại các đầm tôm nuôi theocách cũ, tỷ lệ tôm chết cao gấp đôi, tôm sinh trưởng chậm, đến cuối vụ chỉcòn lại khoảng 25% tổng lượng giống nuôi thả Ngược lại, các ao nuôi tôm súxen cá rô phi tỷ lệ tôm sống cao, đạt 50% lượng giống nuôi được thu hoạch,cùng với sản lượng cá thương phẩm cho giá trị kinh tế khá cao Một số đầmnuôi thí nghiệm đã cho thu nhập từ 100 - 130 triệu đồng/ha/năm Mô hìnhnuôi xen canh này đã được ngành Nông nghiệp & PTNT tỉnh khẳng định và
Trang 39chỉ đạo nhân ra diện rộng Năm 2009, toàn vùng nuôi trồng thuỷ sản Kim Sơn
đã có 360 hộ nuôi tôm sú xen cá rô phi đơn tính trên diện tích hơn 200ha aođầm Kết quả của mô hình này trong năm 2009 đạt hiệu quả khá cao so vớicách nuôi quảng canh như trước Toàn vùng đã thu hoạch được hơn 1.000 tấntôm sú và hàng trăm tấn cá rô phi Tính bình quân mỗi ha nuôi theo phươngpháp mới đạt hơn 50 triệu đồng Chi cục thuỷ sản tỉnh đã cử nhiều cán bộ vềtheo dõi, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho bà con, đồng thời theo dõi quá trìnhsinh trưởng của cả tôm, cá để có chế độ chăm sóc cho phù hợp
Từ kết quả đạt được, năm 2010, Ninh Bình dự kiến sẽ nhân rộng môhình nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm sú xen cá rô phi đơn tính lên từ 50 - 700ha
ao đầm Ngoài ra, các hộ có điều kiện kinh tế còn mở ra các mô hình mới cógiá trị cao như nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá vược, cá bống bớp để nângcao thu nhập từ nghề nuôi thuỷ sản ở vùng đất biển trù phú Kim Sơn
b Thành phố Hải Phòng
Hải Phòng có lợi thế nuôi trồng thủy hải sản, trong tổng diện tích hơn
45 nghìn ha mặt nước có khả năng năng nuôi trồng thủy hải sản, đến naythành phố đã khai thác gần hơn 16 nghìn ha, diện tích tăng nhanh trong thờigian qua, hầu hết là được chuyển dịch từ trồng lúa năng suất thấp, không ổnđịnh sang nuôi trồng thủy hải sản tạo ra bước phát triển mới của địa phương
Thời gian qua nghề nuôi trồng thủy hải sản ở Hải Phòng phát triểnmạnh ở các vùng nước ngọt, mặn lợ và biển, với nhiều hình thức nuôi trong
ao, ruộng sông, đầm, biển, diện tích, sản lượng và giá trị đều tăng nhanh Từnăm 2007, thành phố đã phê duyệt các dự án chuyển dịch sang nuôi trồngthủy hải sản của các huyện như chuyển dịch 250ha đầm, ruộng trũng cấy lúathấp ở An Lão sang nuôi tôm càng xanh, cá rô phi Dự án đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng chuyển 143ha ruộng trũng trồng lúa một vụ ở Kiến An sang nuôithủy hải sản, dự án chuyển 143ha ruộng trũng lúa một vụ ở Kiến An sangnuôi thủy hải sản, dự án chuyển 193ha đất bãi bối ven sông
Trang 40Thái Bình và sông Hóa thuộc huyện Vĩnh Bảo sang làm trang trại nuôitrồng thủy hải sản Trong quy hoạch phát triển nuôi thủy hải sản thành phố đã
bố trí vùng nuôi theo hướng chuyên canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằmnâng cao năng suất và sản lượng, cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạchthủy hải sản năm 2012, đạt kim ngạch xuất khẩu là 80 triệu USD, tổng sảnlượng thủy hải đạt 65 nghìn tấn
2.3 TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Lan, năm 2004 cho rằng huyệnTiền Hải, tỉnh Thái Bình có hơn 30km bờ biển với hơn 1000ha mặt nước nuôitrồng thủy sản với các sản phẩm đặc trưng là tôm sú, cua biển, vạng nhưnghiệu quả chưa cao do còn thiếu quy hoạch vùng sản xuất, thiếu vốn, kỹ thuậtsản xuất Từ nghiên cứu này thiết nghĩ còn thiếu một sự gắn kết chặt chẽ giữa
hộ nông dân nuôi trồng thủy sản với doanh nghiệp chế biến thủy sản, cũngnhư các trung tâm cung cấp giống sẽ đạt được hiệu quả cao hơn
Nghiên cứu của Lê Trịnh Minh châu, Trương Đình Chiến, ĐặngChương Linh trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống phân phốiliên kết dọc các nhóm ngành hàng lương thực và thực phẩm ở Việt Nam Đềxuất một số giải pháp phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc ngành hànglương thực và thực phẩm của Việt Nam Các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn
đề trong tiêu thụ các nông sản Tuy nhiên, chưa nghiên cứu kỹ về ngành thủysản Từ nghiên cứu này đã gợi mở cho chúng tôi một số vấn đề nhằm hoànthiện các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại địa phương
Nghiên cứu của tác giả Minh Hoài 2006 đã tổng hợp số lượng hợpđồng cũng như khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo hợp đồng của một số công
ty lớn như Tổng công ty lương thực, Tổng công ty cà phê Việt nam, Công ty
cổ phần sữa Việt Nam, Công ty bông Việt Nam, các công ty mía đường…Nghiên cứu cũng nên lên bốn tồn tại của tiêu thụ nông sản theo hợp đồng Đó
là, thứ nhất, sản lượng nông sản hàng hóa tiêu thụ theo hợp đồng còn quá ít so