1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường mối liên kết giữa “ba nhà”. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 2) Đánh giá thực trạng liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 3) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Hồng Hạnh, là tác giả của bài nghiên cứu này
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này do chính bản thân tôi thực hiện, không sao chép hay góp nhặt của các công trình nghiên cứu của một tổ chức hay
cá nhân nào khác Các số liệu thu thập đều là khách quan và trung thực
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sự tranh chấp hay bị phát hiện có hành vi không trung thực liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu này
Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Hồng Hạnh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới cô Phạm Thanh Lan
Bộ môn Kinh tế Tài nguyên- Môi trường, khoa KT&PTNT, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong quá trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này Đồng thời tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dìu dắt chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị em cán bộ thuộc các phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Thống kê huyện Kim Bảng, Công ty
TNHH Yên Cường và các hộ sản xuất dưa chuột xuất khẩu trên địa bàn huyện
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa bàn
Tôi cũng xin cảm ơn cha mẹ, anh chị em tôi đã tạo điều kiện thuận lợi chotôi hoàn thành bản luận văn này Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè tôi
đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn trong suốt quá trình học tập
Do năng lực có hạn, bài báo cáo của tôi khó tránh khỏi những sai sót vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến dạy bảo của các thầy cô giáo và các bạn để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn
Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Hồng Hạnh
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp, nông dân vànông thôn, ngành nông nghiệp của huyện Kim Bảng cũng như các ngành kinh tếkhác đã có những thành tựu quan trọng góp phần ổn định và phát triển kinh tế-
xã hội của huyện Để đạt được những thành tựu trên, một trong những giải pháp
đó là thực hiện có hiệu quả mối liên kết giữa: nhà nông, nhà kinh doanh và nhàkhoa học với sự tham gia của nhà nước Như vậy, thực tế sự liên kết “ba nhà” ởđây đã có những tác động đến sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu như thếnào? Cần phải có những giải pháp gì để phát triển mối liên kết đó? Từ đó có đượcnhững đề xuất nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình về mối liên kết giữa nhànông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuấtkhẩu trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nói riêng và sản xuất nông nghiệp
trong toàn huyện nói chung, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường mối liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”.
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập thông tin thông qua phong vấnbằng bảng hỏi đối với các đối tượng nghiên cứu,… Bên cạnh đó là dùng phântích ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và tháchthức của mối liên kết “ba nhà” trong sản xuất tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu trênđịa bàn huyện Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các hệ thống các chỉ tiêu đánh giáthực trạng sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu (Số hộ sản xuất dưa chuộtxuất khẩu, diện tích dưa chuột xuất khẩu, năng suất các loại dưa chuột xuấtkhẩu, Sản lượng dưa chuột xuất khẩu), chỉ tiêu phân tích liên kết sản xuất và tiêuthụ dưa chuột xuất khẩu (số lượng các tác nhân tham gia liên kết, hình thức liên
Trang 4kết trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu, số lượng hợp đồng liên kếtsản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu)
Trên cơ sở phân tích thực trạng liên kết “ba nhà” trong sản xuất và tiêuthụ dưa chuột xuất khẩu trên địa bàn huyện tôi rút ra được một số nhận xét sau:
Với sự quyết tâm chỉ đạo, sự cố gắng nỗ lực của các xã trong huyện vàquá trình hợp tác thông qua hợp đồng với các công ty thu mua sản phẩm dưachuột xuất khẩu trên địa bàn huyện Kim Bảng đã đạt được những kết quả tốt vềphát triền mở rộng diện tích, chất lượng, thị trường tiêu thụ sản phẩm Đến nay,diện tích đã đạt gần 300 ha, tạo được vùng sản xuất tập trung, bao tiêu sản phẩm
và cơ sở chế biến Chất lượng sản phẩm dưa xuất khẩu được quan tâm chútrọng, sản phẩm chế biến từ dưa chuột đã trở thành hàng hoá có giá trị xuấtkhẩu
Từng bước nâng cao nhận thức của người dân về liên kết trong sản xuất
và áp dụng theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp với CNH- HĐH nông nghiệpnông thôn
Để hoàn thiện và nhân rộng mô hình liên kết giữa các nhà (nhà nông, nhàkhoa hoc, nhà doanh nghiệp) cũng như khắc phục những mặt còn tồn tại thì cácbên tham gia liên kết cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Cần thực hiệntốt các giải pháp như: Giải pháp đối với phía chính quyền địa phương, tăngcường cán bộ chuyển giao kỹ thuật và khoa học công nghệ, giải pháp về phíacông ty và giải pháp về phía hộ nông dân
Trang 51.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Huyện Kim Bảng nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Nam, phía Bắc giáp huyệnỨng Hòa (TP Hà Nội), phía Tây giáp huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội), phía Nam
Trang 6giáp huyện Thanh Liêm, phía Đông giáp TP Phủ Lý và huyện Duy Tiên Tổngdiện tích đất tự nhiên 18.543,23 ha, với dân số 194.378 người.
Nằm trong vùng bán sơn địa, Kim Bảng có địa hình đa dạng bao gồmvùng đồi núi, nửa đồi núi và vùng đồng chiêm trũng Đi lên từ kinh tế thuầnnông, lợi thế sẵn có của Kim Bảng là bề giày kinh nghiệm và tư duy sáng tạotrong sản xuất nông nghiệp Bởi vậy đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp lànhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế của huyện Thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 21- 05- 2001 của tỉnh ủy Hà Nam và kế hoạch 365/KH- UB ngày12- 06- 2001 của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, pháttriển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, trong 10 chương trình kinh tế- xã hộitrọng tâm của huyện có 3 chương trình tập trung về công nghiệp hóa hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn, theo tinh thần “Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng đa canh, tích cực đưa các giống cây trồng vật nuôi cónăng suất cao và sản xuất, nhằm tăng năng suất và sản lượng cây hàng hóa”
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp, nông dân vànông thôn, ngành nông nghiệp của huyện Kim Bảng cũng như các ngành kinh tếkhác đã có những thành tựu quan trọng góp phần ổn định và phát triển kinh tế-
xã hội của huyện Để đạt được những thành tựu trên, một trong những giải pháp
đó là thực hiện có hiệu quả mối liên kết giữa: nhà nông, nhà kinh doanh và nhàkhoa học với sự tham gia của nhà nước (nhà quản lý)
Mục đích liên kết là để có được những sản phẩm nông nghiệp chất lượngcao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, tạo ramôi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh, an toàn trong giai đoạn đầu hội nhậpkinh tế quốc tế Muốn vậy phải có sự trợ giúp của các nhà khoa học về mặt kỹthuật, chuyên môn, kể cả việc dự báo thị trường, thời tiết Nhà doanh nghiệp sẽ tổ
Trang 7chức thu gom, xử lý, chọn lựa theo tiêu chuẩn để phân phối cho thị trường Nhànông phải bảo đảm cung cấp đầy đủ hàng hóa đạt chất lượng
Là một huyện nghèo của tỉnh, Kim Bảng đã có những bước đi đúng hướngtrong chuyển đổi cơ cấu cây trồng Cùng với những cây trồng chính như lúa, đậutương trong những năm qua cây dưa chuột xuất khẩu đã giúp người dân KimBảng xoá đói giảm nghèo, nó đã góp phẩn làm tăng thu nhập của người dân.Thành công của mô hình này được đánh giá là có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của
“ba nhà” với sự tham gia của nhà nước Như vậy, thực tế sự liên kết “ba nhà” ởđây đã có những tác động đến sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu như thếnào? Cần phải có những giải pháp gì để phát triển mối liên kết đó? Từ đó có đượcnhững đề xuất nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình về mối liên kết giữa nhànông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuấtkhẩu trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nói riêng và sản xuất nông nghiệp
trong toàn huyện nói chung, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường mối liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanhnghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu trên địa bàn huyện KimBảng, tỉnh Hà Nam Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường mốiliên kết giữa “ba nhà”
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và
Trang 8tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2) Đánh giá thực trạng liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanhnghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu trên địa bàn huyện KimBảng, tỉnh Hà Nam
3) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà nông,nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩutrên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu giải pháp tăng cường mối liên kết giữa nhà nông, nhàkhoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột xuấtkhẩu trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Đối tượng tham gia liên kết gồm :
- Nhà Khoa học: có sự tham gia của cán bộ các Viện, Trường, Trung tâmnghiên cứu
- Nhà Doanh nghiệp: có sự tham gia của các Công ty bao tiêu sản phẩmdưa chuột trên địa bàn huyện
- Nhà nông: gồm tất cả các hộ tham gia trồng dưa chuột xuất khẩu trên địabàn huyện
Đối tượng hướng tới của đề tài là mối liên kết giữa nhà nông với doanhnghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu trên địa bàn huyện KimBảng
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Trang 9Đề tài nghiên cứu giải pháp tăng cường mối liên kết giữa nhà nông, nhàkhoa học, nhà doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột xuấtkhẩu Những phân tích về thực trạng, về lợi ích và tồn tại khi tham gia liên kếtsản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột xuất khẩu.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
1.4.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 11/01/2010 đến ngày 21/05/2010
- Số liệu phục vụ nghiên cứu tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiệnkinh tế xã hội, kết quả đầu tư sản xuất kinh doanh toàn huyện được thu thậptrong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009
- Số liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụdưa chuột xuất khẩu được lấy là kết quả năm 2009
Trang 10Theo quy luật phát triển của xã hội, đoàn kết tạo nên sức mạnh và theo tácđộng của quy luật kinh tế cơ bản, việc tích luỹ, tập trung hoá trong sản xuất để
sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vốn xã hội đồng thời đẩy nhanh quá trình
xã hội hoá sản xuất Các hoạt động này diễn ra theo hai phương pháp: Cưỡngbức (thôn tính nhau qua cạnh tranh đi tới hợp nhất, sát nhập) và tự nguyện liênhiệp liên kết với nhau Đó là xu hướng phát triển của bất kỳ nền kinh tế nào Sựliên kết phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, không gò ép, cùng cólợi, quản lý dân chủ và hoạt động từ thấp lên cao Sau đây là một số quan điểm
về liên kết kinh tế
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri
thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”.
Theo điều 1 Quyết định số 38 HĐBT ngày 10/04/1989 của Hội đồng Bộtrưởng về liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ: “Liên kết kinh tế lànhững hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành
để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến côngviệc sản xuất, kinh doanh của mình, thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng cólợi nhất”
Liên kết kinh tế diễn ra khi một trong các bên tham gia liên kết không thể
tự mình hoạt động, hoặc nếu có hoạt động thì hiệu quả hoạt động không cao nêncần phải có sự tham gia hành động của nhiều bên
2.1.1.2 Mục tiêu và nguyên tắc khi tham gia liên kết kinh tế
Trang 11* Mục tiêu của liên kết kinh tế: Tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông
qua các hợp đồng kinh tế hoặc quy chế hoạt động để tiến hành phân công sảnxuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từngđơn vị tham gia liên kết, hoặc để cùng nhau tạo thành thị trường chung, phânđịnh hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sảnphẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau, cũng như tăng thu ngân sách nhà nước.(Quyết định số 38 HĐBT, 1989)
* Các nguyên tắc khi tham gia liên kết kinh tế: theo Quyết định số 38
HĐBT ngày 10/04/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về liên kết kinh tế trong sảnxuất, lưu thông, dịch vụ:
Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia liênkết phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng
Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nhiệm giữacác bên tham gia liên kết
Ba là, phải đảm bảo sự thông nhất hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bêntham gia liên kết
Bốn là, phải được thực hiện trên cơ sở những rằng buộc pháp lý giữa cácbên tham gia liên kết
2.1.1.3 Nội dung của liên kết
* Chủ thể tham gia liên kết
Chủ thể tham gia liên kết có thể là các đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc cácthành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình và cánhân tự nguyện cùng tham gia một hoạt động nào đó để đạt được lợi ích chung
và lợi ích riên cho mình
Về số lượng: có thể là hai hoặc nhiều chủ thể cùng tham gia liên kết kinh tế
* Các loại hình liên kết
Trang 12Mỗi liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các chủthể là những pháp nhân độc lập rất đa dạng và bao gồm cả liên kết dọc và liênkết ngang đan xen lẫn nhau
Nếu dựa theo vai trò, quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất đếntiêu dùng, người ta phân thành liên kết ngang và liên kết dọc
- Liên kết dọc: (là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một ngành hàng
mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc mốt số công đoạn nàođó) là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinhdoanh (theo dòng vận động của sản phẩm) Kiểu liên kết theo chiều dọc toàndiện nhất bao gồm: các khâu sản xuất đến thu gom và tiêu thụ sản phẩm Trongliên kết này mỗi tác nhân vừa là khách hàng của tác nhân kế trước, vừa bán hàngcho tác nhân kế sau trong chuỗi ngành hàng Kết quả của liên kết dọc là hìnhthành chuỗi ngành hàng làm giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí trung gian
- Liên kết ngang: (liên kết giữa các tác nhân trong cùng ngành hàng) là
hình tức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm chủ thị trường sản phẩm.Hình thức liên kết này có nhiều dạng: hội nghề nghiệpcác cơ sở liên kết vớinhau là những cơ sở độc lập nhưng có quan hệ với nhau và thông qua bộ máykiểm soát chung
Như vậy, liên kết kinh tế có thể diễn ra ở mọi ngành sản xuất kinh doanh,thu hút được sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhau cầu của mọithành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý
* Nội dung liên kết bao gồm:
- Sự thỏa thuận hay cam kết giữa các bên trong quá trình sản xuất - tiêuthụ sản phẩm Các cam kết này phải được công nhận là sự hợp tác giữa các bêntham gia chứ không phải là quan hệ cạnh tranh hay bóc lột giữa bên này với bênkia
Trang 13- Cam kết phải có điều kiện ưu đãi: Ưu đãi này phải được xây dựng trênquan hệ cung cầu thị trường, hay nói cách khác các bên đều được hưởng lợi từcam kết.
- Trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện cam kết: các bên có trách nhiệmthực hiện đúng, đủ và nghiêm túc theo cam kết
Đánh giá mức độ liên kết hay độ sâu của liên kết - mức độ quan hệ chặtchẽ giữa các tác nhân trong việc tiếp cận thị trường như cung ứng nguồn lực đầuvào, đầu ra và đặc biết là công tác quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.Các mối quan hệ liên kết này được thể hiện thông qua các hình thức với các nộidung cơ bản sau:
- Mua bán tự do trên thị trường: Mua bán trên thị trường tự do là hình
thức giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán Người mua thấy được sốlượng, chất lượng hàng hóa mình cần, người bán sau khi thỏa thuận được giá cả
sẽ bán và thu được tiền mặt đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống Việcmua bán được thực hiện trên thị trường theo quan hệ cung cầu Bất kỳ bên muahoặc bên bán hàng hóa nào, nếu thoả thuận được với nhau thì hoạt động giaodịch được diễn ra Thị trường có vai trò là người định giá
Đặc điểm của hình thức giao dịch này, mỗi tác nhân độc lập và tự do traođổi hàng hóa của mình với các tác nhân khác; Giá cả được định đoạt tại mỗi thờiđiểm giao dịch Thị trường tự do phản ánh cung cầu của thị trường, do đó trongmột số trường hợp thương mại thị trường tự do không cho hiệu quả khi nó gâycác khó khăn trong điều hành hoạt động của thị trường và giữa các tác nhân.Một ví dụ đơn giản khi thị trường khủng hoảng thiếu nguyên liệu, giá cả tănglên có thể gây đình trệ sản xuất của xí nghiệp Trong trường hợp này, hiệu quảcủa thị trường tự do bị nghi ngờ và các mối liên kết chủ động có thể giúp giảiquyết các hạn chế của thị trường tự do
Trang 14Những nhu cầu về sự khác biệt sản phẩm từ cấp độ sản xuất đã được áplực lên các mối quan hệ thị trường tự do và có thể dẫn tới hình thức liên kếtdạng hợp đồng giữa các giai đoạn chủ chốt trong hề thống thị trường hoặc hìnhthức hợp nhất dọc.
- Hợp đồng miệng (thỏa thuận miệng): Hợp đồng miệng là các thỏa thuận
không được hợp đồng bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thựchiện một số hoạt động, công việc nào đó Hợp đồng miệng cũng được hai bênthống nhất về số lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng Cơ sở củahợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữacác tác nhân tham gia hợp đồng Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữacác tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt bạn bè ), hoặcgiữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau
mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính khả năng
tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác
Tuy nhiên hợp đồng miệng thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc
về số lương, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa Hợp đồng miệng cũng có thể
có hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư cũng như các hỗ trợ vàgiám sát kỹ thuật So với hợp đồng bằng văn bản thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và
có tính chất pháp lý thấp hơn
- Hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng): Liên kết theo hợp đồng là quan hệ
mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệuhoặc bán sản phẩm Liên kết dạng hợp đồng là hình thức một công ty cam kếtmua hàng hóa từ nhà sản xuất với một mức giá được xác định trước khi mua.Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ sự điều chỉnh củanhững văn bản thỏa thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch này cóthể về giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào, các
Trang 15dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính, được thỏa thuận trước khi bán Liên kếtdạng hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ rủi ro và quyền kiểm soátgiữa các chủ thể tham gia hợp đồng.
2.1.2.4 Vai trò liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế là một hình thức đảm bảo đem lại lợi ích chắc chắn chocác bên liên quan Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng loại bỏ vai trò của cáctầng lớp mua bán trung gian nên trực tiếp bảo vệ được người sản xuất Liên kếtkinh tế giữa doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân cho phép xóa bỏ độc quyềnđối với các doanh nghiệp trong việc ép cân, ép giá khi mua sản phẩm của ngườinông dân Mặt khác thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp chế biến có nguồncung cấp nguyên liệu ổn định tăng chất lượng sản phẩm của mình trên thị trườngtrong nước và quốc tế
Thực hiện liên kết về kinh tế thông qua hợp đồng giúp cho các cơ sở chếbiến xuất khẩu có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động do có sự đảm bảo ổnđịnh về số lượng, chất lượng và tiến độ của nguyên liệu nống sản cung cấp chosản xuất (Ngô Thu Thủy, 2004)
2.1.2.5 Ý nghĩa của liên kết kinh tế
Tạo mối ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hoạt động kinh tếhoặc quy chế hoạt động của từng tổ chức để tiến hành phân công chuyên mônhóa và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiền năng của từng đơn vị tham gia liênkết để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, thu nhập chocác bên liên kết, tăng thu ngân sách Nhà nước
Tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vịthanh viên, giá cả cho từng loại sản phẩm, bảo vệ lợi ích kinh tế của nhau, nhằmđạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
Trang 16Giúp nhau về kinh nghiệm san xuất, kinh doanh và quản lý, đào tạo, bồidưỡng cán bộ kinh tế và cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, cung ứng vật tư,tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin… thể hiện quahợp đồng kinh tế (Ngô Thu Thủy, 2004)
2.1.2 Liên kết “ba nhà” trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩu
Để hiểu rõ hơn liên kết “ba nhà” trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuấtkhẩu chúng ta phải hiểu các đối tượng tham gia liên kết
2.1.2.1 Nhà khoa học
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thứcmới, học thuyết mới, về tự nhiên và xã hội Những kiến thức hay học thuyết mớinày, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp Thí dụ: Quanniệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thựcvật có cảm nhận (Lê Hoa, 2003)
Nhà khoa học là những người đã nghiên cứu và khám phá ra những kiếnthức mới và mong muốn những nghiên cứu đó sẽ được áp dụng trong thực tiễnthay cho những nghiên cứu cũ không còn phù hợp Nhà khoa học đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong việc chuyển tải tiến bộ kỹ thuật (TBKT) của mình rathực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
Kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp là những kỹ thuật được khẳng định làphù hợp và khả thi về sinh thái, kinh tế và xã hội trên đồng ruộng của nông dân,góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp, tạo điềukiện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho nông nghiệp vànông thôn Chuyển giao KTTB trong nông nghiệp là quá trình giúp nông dân ápdụng các KTTB để giải quyết được các khó khăn trong nông nghiệp và nâng caođời sống, lợi ích của nông dân
Trang 17Công tác chuyển giao KTTB nhằm giúp nông dân có khả năng tự giảiquyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng caođời sống và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua ápdụng thành công KTTB bao gồm cả những kiến thức và kỹ năng về quản lý,thông tin và thị trường, các chủ trương chính sách về nông nghiệp và nông thôn.Chuyển giao KTTB còn phải giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng vàchống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến thương mại,giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý điều hành và tổ chức các hoạt động
xã hội nông thôn ngày càng tốt hơn (Đỗ Kim Chung, 2005)
2.1.2.2 Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, thực hiệncác hoạt động sản xuất, cung ứng trao đổi hàng hoá trên thị trường, theo nguyêntắc tối đa hoá lợi ích kinh tế của người chủ sở hữu về tài sản của doanh nghiệp,thông qua đó tối đa hoá lợi ích của đối tượng người tiêu dùng và kết hợp mộtcách hợp lý với những mục tiêu kinh tế xã hội (Nguyễn Tất Bình, 2000)
Như vậy, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, cótrụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luậtnhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lời Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có tốt haykhông còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Trong đó có những nhân tố chủ quan
và nhân tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Nhà quản lý cần phải phân tích cụ thể riêng biệt giữa hai nhân tố tác động này
để có nhứng điều chỉnh cho phù hợp nhất và hiệu quả nhất
2.1.2.3 Nhà nông
Trang 18Nhà nông là các hộ nông dân có phượng tiện kiếm sống từ ruộng đất sửdụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất luôn nằm trong một hệ thống kinh
tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thịtrường với mức độ hoàn hảo không cao
Chủ thể chính trong sản xuất nông nghiệp nước ta chính là kinh tế hộnông dân Kinh tế nông hộ là thực thể tồn tại bền vững trong xã hội việc sảnxuất của nó khác hẳn với các đơn vị kinh tế trong các ngành kinh tế khác, pháttriển và gia tăng thành phần kinh tế này chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế xãhội nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng
Nghiên cứu về sự phát triển của kinh tế hộ nông dân trong sản xuất lâm- ngư nghiệp trong những năm vừa qua ở nước ta có thể rút ra một số nét cơbản về loại chủ thể này như sau:
nông-Kinh tế hộ là một thực thể tổ chức kinh tế khách quan, tồn tại lâu dàitrong sản xuất nông nghiệp và trong các hoạt động kinh tế khác ở nông thôn,nhưng không thể phát triển đơn độc, giữ nguyên quy mô nhỏ mà đòi hỏi ngàycàng tăng về quy mô chất lượng và mẫu mã sản phẩm
2.1.2.4 Ý nghĩa của liên kết “ba nhà” trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuấtkhẩu
Qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tác giữa các bên, giúp cho quan hệcung cầu phù hợp và hiệu quả hơn
* Đối với nhà khoa học
Với sự có mặt của nhà khoa học, kỹ thuật tiến bộ sẽ được cập nhật và ápdụng thường xuyên trong sản xuất thay thế cho những kỹ thuật lạc hậu khônghiệu quả, giống cây - giống con cho năng suất và hiệu quả thấp
* Đối với người sản xuất nguyên liệu, đặc biệt là hộ nông dân
Trang 19- Đảm bảo ổn định được thị trường tiêu thụ và giảm rủi ro về giá cả đốivới nông sản sản xuất ra.
- Được hỗ trợ về giống, vốn kỹ thuật về các thông tin về thị trường, nênkhắc phục được nhiều hạn chế của hộ nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho hộtiếp cận được với công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến
- Ổn định và phát triển được sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèocho hộ nôn dân ở địa phương
* Đối với các doanh nghiệp
- Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, với chất lượng cao, đồngđều, đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật của sản xuất nên có thể mở rộng đuợc quy
mô hoạt động, tăng được chất lượng sản phẩm đầu ra
- Do có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, nên các đơn vị giảm đượcchi phí thu mua nguyên liệu, tạo ra nhiều khả năng nâng coa hiệu quả sản xuấtkinh doanh
- Giảm thiểu được các rui ro nên các doanh nghiệp có thể lập được kếhoạch sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định và phát triển sản xuất bền vững
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết “ba nhà” trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột xuất khẩu
2.1.3.1 Các yếu tố từ nhà khoa học
Tổ chức khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình liên kết Họchính là người giúp nông dân ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đểnâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sứccạnh tranh của hàng hoá Tuy nhiên, cho đến nay, số đông các cơ quan khoa họcvẫn lúng túng khi thực hiện liên kết giữa các nhà
Vẫn còn thiếu vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạn, chủđộng đưa định hướng liên kết thành một ưu tiên trong việc triển khai các chương
Trang 20trình, dự án nghiên cứu Ngay cả những hợp đồng được ký kết thông qua hoạtđộng liên kết thì quyền lợi vật chất của các cơ quan khoa học hay các nhà khoahọc cũng chưa được xác định rõ ràng
Nhà nông và nhà khoa học còn có tâm lý coi công việc của nhà khoa họcnhư một hoạt động cao cấp mà chưa có sự đền bù thoả đáng
Đồng thời, cũng nảy sinh những trường hợp do thiếu quy chế chặt chẽ dẫnđến tình trạng lấy mảnh ruộng của người nông dân làm ruộng thí nghiệm của cácnhà khoa học, hay nói cách khác là ''làm thí nghiệm trên lưng người nông dân''.(Nguyễn Phượng Vĩ, 2009)
2.1.3.2 Các yếu tố từ doanh nghiệp
Đối với DN, nhất là DN tư nhân, họ không chỉ thiếu sự quan tâm, hỗ trợcủa các ''nhà'' khác mà còn phải chịu rủi ro cao khi ứng vốn cho nông dân Khigặp rủi ro do thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng khác, nông dân khôngtrả được nợ cho DN, các DN kéo dài thời gian nợ ngân hàng làm tăng lãi suấtvốn vay, giá thành sản phẩm chế biến tăng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạtđộng tài chính của DN Do vậy, các DN khi ký hợp đồng còn ngần ngại đầu tưcho sản xuất, kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp (Nguyễn Phượng Vĩ, 2009)
Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nông sản ổn định nhưng vẫn còntình trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báo chonông dân, trong khi mua còn gây khó dễ với nông dân nhất là vào thời điểmchính vụ nông sản
Chế tài mà công ty đưa ra để sử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệu lựcchưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn xảy ranhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm mà giá hơn giá thị trường
Trang 21Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùngnguyên liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương, với hộ nôngdân chưa cao (Nguyễn Phượng Vĩ, 2009)
2.1.3.3 Các yếu tố từ hộ sản xuất
Đối với người sản xuất do trình độ hiểu biết còn hạn chế về liên kết, vềhợp đồng, trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi trước mắt màkhông nhìn lâu dài Họ sợ sự rằng buộc về mặt pháp luật khi kí kết hợp đồng
Mặt khác, có những hộ sản xuất mặc dù đã kí hợp đồng tiêu thụ với công
ty nhưng nơi nào mua với giá cao hơn họ vẫn bán, thậm chí một số hộ nhiềunông dân trên cùng một diện tích và sản lượng lại kí hợp đồng tiêu thụ dẫn đếntình trạng phá vỡ hợp đồng, làm các công ty không chủ động được nguyên liệu
Một yếu tố ảnh hưởng nữa là mặc dù công ty tạo điều kiện cho người dânsản xuất bằng cách ứng vốn, mua phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thumua với giá đảm bảo ổn định, vậy mà vẫn có những trường hợp nông dân không
“chung thuỷ” với công ty sẵn sàng bán cho công ty khác khi họ trả giá cao hơn
Một thực tế khó khăn ảnh hưởng đến sự liên kết giữa công ty và hộ sảnxuất đó là hộ sản xuất luôn muốn chất lượng hàng hoá của mình là cao trong khi
đó thực tế lại không đạt như vậy Vì vậy, dẫn đến tình trạng xảy ra các mâuthuẫn trong thu mua giữa công ty và hộ sản xuất không bán theo hợp đồng vớicông ty mặc dù công ty đã đầu tư ban đầu
Sản xuất của hộ vẫn tự phát, không tập trung, quy mô kinh tế của hộ rấtnhỏ, diện tích manh mún, không mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa Đã thế
tư tưởng thay đổi phương thức sản xuất của hộ rất ít, hầu như hộ không giámmạnh dạn đầu tư trong sản xuất của mình, sợ ảnh hưởng mà quyền lợi mà họđang có, sợ rủi ro trách nhiệm khi tham gia liên kết
Trang 22Như vậy, nhận thức của liên kết sản xuất của hộ rất kém, các lý do chínhtrên là làm cho việc liên kết còn hạn chế và để liên kết trong sản xuất của hộđược hiệu quả hơn cần giải quyết tốt các lý do ảnh hưởng trên (Nguyễn Phượng
Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng cơ bản của các bên khi tham gia liênkết và chính các yếu tố này đã ảnh hưởng đến quá trình liên kết bền vững trongsản xuất nông sản nói chung và trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột xuất khẩunói riêng Muốn có một quá trình liên kết bền vững thì cần giải quyết tốt các yếu
tố ảnh hưởng trên (Nguyễn Phượng Vĩ, 2009)
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Khái quát về cây dưa chuột xuất khẩu
Dưa chuột là giống cây trồng họ bầu bí, loại cây dễ trồng, có thể trồngđược 2 vụ trong năm Đây là loại cây cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.Cây dưa chuột xuất khẩu là cây rau thương mại quan trọng, nó được trồng ở
Trang 23nhiều nước trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều quốc gia.Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là Trung Quốc, Nga,
Hà Lan… Dưa chuột được trồng từ Châu Á, Châu Phi đến 630 vĩ Bắc TheoFAO (1993) Diện tích trồng dưa chuột trên thế giới là 1.178.000 ha, năng suấtđạt 15,56 tấn/ha và sản lượng đạt 1.832.968 tấn Ở nước ta, những năm gần đâycây dưa chuột nói chung và cây dưa chuột xuất khẩu nói riêng đã trở thành câyrau quan trọng trong sản xuất
Sản phẩm của cây dưa chuột xuất khẩu gồm có 3 loại:
- Thời gian thu hoạch sau khi trồng 30 ngày
- Thời gian thu hoạch sau khi trồng 35- 40 ngày
- Thời gian thu hoạch sau khi trồng 35- 40 ngày
2.2.2 Giá trị kinh tế của cây dưa chuột xuất khẩu
Dưa chuột xuất khẩu ngoài ăn tươi, còn chủ yếu dùng để chế biến đồ hộpnhư: dưa chuột muối, dưa chuột xuất khẩu dầm dấm, xuất khẩu được nhiều thịtrường nước ngoài ưa chuộng
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Qua tham khảo tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy:Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột đangtăng mạnh kể từ cuối năm 2008 đến nay Theo số liệu thống kê của Tổng cụcHải quan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột 5tháng đầu năm 2009 đạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6% so với cùng kỳ 2008.Ước tính tháng 6 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt gần 1,9 triệu USD,
Trang 24nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1 triệuUSD.
Trong 5 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu mặt hàng dưa chuột đến các thịtrường đều tăng Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường là Nga, NhậtBản và Rumani chiếm ưu thế vượt trội (chiếm 77,5% tổng kim ngạch)
Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam trong đó Liên Bang Nga đạtkim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ Đây cũng làthị trường đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm 2008 đến nay Sản phẩm dưachuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột được người tiêu dùng Nga khá ưachuộng Trong đó phải kể đến mặt hàng dưa chuột xuất khẩu dầm dấm Đây làmặt hàng luôn đạt kim ngạch cao nhất và có mức tăng trưởng xuất khẩu ổn định
Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu dưa chuột xuất khẩu dầm dấm 5tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 9 triệu USD,tăng 95% so với cùng kỳ Tiếp đến là mặt hàng Dưa chuột trung tử dầm dấm vớikim ngạch đạt 2 triệu USD; Dưa chuột muối và dưa chuột ngâm với hành, ớt,tỏi, cà chua đạt 1,2 triệu USD
Thị trường xuất khẩu dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột đãđược mở rộng thêm 10 nước, trong đó chủ yếu là các nước trong khối EU như
Hà Lan, Bồ Đào Nha và khối Asian là Campuchia, Singapore và Malaysia
2.2.3 Thực tiễn liên kết ở một số quốc gia trên thế giới
Mô hình liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhànông có thề diễn ra trong nhiều ngành hàng nông nghiệp Thực tế của các nướctrên thế giới cho thấy đây là mô hình đem lại lợi ích cho các bên tham gia, đặcbiệt là hộ nông dân và mô hình này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước đangphát triển điển hình như là ở Trung Quốc, Kenya
2.2.3.1 Ở Trung Quốc
Trang 25Hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc phát triển nhanh khoảng
10 năm lại đây Theo kết quả khảo sát của Trung Quốc thì hầu hết nông dânđược phỏng vấn đồng tình với hình thức sản xuất theo hợp đồng và hưởng ứngcách làm này Tuy nhiên, sản xuất theo hợp đồng có xu hướng bỏ qua nhữngngười sản xuất nhỏ Nông dân xác định được giá cả ổn định và được tiếp cận thịtrường như là những ưu điểm chính của phương thức này để ký hợp đồng vớidoanh nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp coi việc cải tiến chất lượng sản phẩm
là mấu chốt để đảm bảo cho hợp đồng được thực hiên Kết quả là sản xuất theophương thức này là chất lượng sản phẩm cao hơn, chi phí sản xuất và tiếp thịthấp hơn Trong chương trình công nghiệp hóa nông nghiệp, Chính phủ TrungQuốc có chủ trương hỗ trợ và thúc đảy phương thức hợp đồng sản xuất nôngnghiệp nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cho sản xuất nôngnghiệp Hợp đồng sản xuất nông nghiệp như phương tiện để gắn nông dân sảnxuất nhỏ với các doanh nghiệp chế biến lớn Chính quyền địa phương đã nhậnthức tiềm năng của sản xuất theo hợp đồng trong việc cơ cấu lại sản xuất và tăngthu nhập cho nông dân
Bốn đặc điểm chính có được từ phương thức sản xuất theo hợp đồng là:
- Số hàng hóa nông nghiệp sản xuất theo phương thức này tăng một cáchvững chắc
- Địa bàn áp dụng phương thức sản xuất này cũng mở rộng, ngay cả đếnnhững vùng kém phát triển như miền Trung và Tây Trung quốc
- Quy mô của phương thức sản xuất này cũng mở rộng và số lượng hợpđồng cũng tăng nhanh
Kết quả phân tích từ điều tra 1036 hộ nông dân, trong đó có 220 hộ(chiếm 21%) thực hiện hợp đồng đã chỉ ra những lý do vì sao việc thực hiện hợpđồng còn khó khăn và có liên quan đến cả hai phía nông dân và doanh nghiệp
Trang 262.2.3.2 Ở Kenya
Kenya là nước sản xuất chè đứng thứ tư trên thế giới vào năm 2006 Ởđây, chè là nguồn đổi ngoại tề mà Kenya kiếm được Vào năm 2002, chè chiếmkhoảng 20% GDP nông nghiệp của Kenya Sản xuất chè của Kenya được mởrộng với tốc độ nhanh Năm 1963, Kenya đã sản xuất được 18 tấn và đến năm
2000 đã sản xuất được 260.000 tấn và đạt được 350.000 tấn vào nằm 2005 Cóđược năng suất và sản lượng cao như vậy là do nhà nước Kenya tạo mặt bằngcho các doanh nghiêp sản xuất và đóng gói sản phẩm, tăng diện tích trồng chècho nông dân, quy hoạch đồn điền đổi thửa, định hướng chuyển dịch phù hợp,giới thiệu cho nông dân các mô hình sản xuất mới hiệu quả cao Cùng vớinhững chính sách khuyến khích giúp đỡ doanh nghiệp yên tâm đầu tư, nông dânyên tâm sản xuất Ví dụ: Chính sách khi doanh nghiệp đọng vốn do nông dânmất mùa chưa trả được nợ, chính sách khấu trừ thuế VAT, đầu vào cho sảnphẩm, chính sách liên kết sản xuất bao tiêu với nông dân
Để doanh nghiệp gắn bó lâu dài với nông dân nhà nước tạo điều kiện chodoanh nghiệp áp dụng cơ chế lãi với nông dân (việc này có thể thực hiện trướckhi đánh thuế thu nhập), đồng thời cho phép doanh nghiệp thành lập quỹ hỗ trởrủi ro do thiên tai và rớt giá Doanh nghiệp ngoài việc sử dụng thành tựu khoahọc và công nghệ chung của xã hội, họ còn mua các nghiên cứu khoa học củacác tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, nhằm đạt hiệu quả cao trongsản xuất và kinh doanh của mình
2.2.4 Thực tiễn về vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam
Sau khi có Quyết định của thủ tướng chính phủ số 80/2002/QĐ- TTg banhành ngày 24/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóathông qua hợp đồng thì nhiều mô hình liên kết giữa các nhà đã xuất hiện
Trang 27Mục đích là để có được những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đủsức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàntrong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế thì việc liên kết là vô cùng quantrọng Điển hình một số nơi đã thực hiện thành công mô hình này như: BìnhThuận, Nam Định
2.2.4.1 Tại Bình Thuận
Điển hình như hợp tác xã Hàm Minh ở tỉnh Bình Thuận chuyên sản xuấtthanh long xuất khẩu Khi đến vụ thu hoạch, mỗi đợt hợp tác xã đã xuất khẩuđược hàng trăm tấn đến các khách hàng khó tính Đó là hiệu quả của liên kếtthành công Nguyên nhân thành công trên do giữa người sản xuất và nhà doanhnghiệp là một mối, vừa sản xuất vừa làm xuất khẩu Để bán được sản phẩm cógiá cao, họ phải cố gắng sản xuất ra được sản phẩm có chất lượng cao tươngứng Đồng hành với họ, các nhà khoa học đã hỗ trợ đắc lực cho hợp tác xã thôngqua công tác chọn giống, kỹ thuật bón phân, phòng trừ sâu bệnh, phương phápsản xuất thanh long theo tiêu chuẩn ViệtGap, rồi GlobalGAP và kể cả kỹ thuậtchiếu sáng, kỹ thuật khử trùng cho thanh long Phía Nhà nước đã có chính sáchphù hợp nên khuyến khích được hợp tác xã làm việc hết mình, tận dụng có hiệuquả đất đai và lao động cho sản xuất thanh long sạch
2.2.4.2 Tại Hải Dương
Nhóm nông dân ở Bùi Xá và Nhữ Thị thuộc huyện Bình Giang, tỉnh HảiDương, do có liên kết chặt chẽ giữa nông dân với Công ty cổ phần Công nghệxanh Yên Bình đã tạo ra mối liên kết khá chặt chẽ Công ty Yên Bình tìm đượcđối tác với I-xra-en cần mua gạo sạch có chất lượng cao Công ty đã ký hợpđồng với nông dân Nhữ Thị và Bùi Xá để sản xuất lúa sạch và bao tiêu sảnphẩm, tổng số diện tích ban đầu là 50ha (kể cả một số địa phương khác) Vềphía nhà khoa học, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng vi sinh Biogro sản xuất
Trang 28phân vi sinh từ nguồn rơm rạ trên chính ruộng lúa sạch của nông dân cũng vàocuộc Liên kết này được tổ chức khá chặt chẽ, Nhà nước bảo đảm chính sách ổnđịnh và cơ quan nông nghiệp, khuyến nông hướng dẫn chọn giống và ứng dụng
kỹ thuật sản xuất lúa sạch Công ty cùng cam kết với nông dân sử dụng giốnglúa Tẻ Đỏ do Công ty đề xuất, đầu tư vật tư cho nông dân, sau 2 - 3 năm quytrình ủ rơm vi sinh vật sẽ được chuyển giao lại cho nông dân để họ tự làm Khithu hoạch, công ty thu mua lúa kèm theo rơm rạ với giá 9.000 đ/kg, trong lúc lúathường trên thị trường cùng thời gian chỉ bán được 3.500 đ/kg Làm theophương thức liên kết trên, sau khi trừ các chi phí, người nông dân đã thu lãiđược 40 - 42 triệu đồng /ha Từ trước đến nay, trên vùng đất này, chưa có cây gìtrồng sau 4 tháng có tiền lãi như vậy Thiết nghĩ đây là một mô hình liên kết kháchặt chẽ và có tính bền vững Tuy các mô hình liên kết tốt như vậy còn ít, nhưng
đó là các hạt nhân rất quan trọng, nếu được Nhà nước “thổi thêm luồng sinh khí”
và các doanh nghiệp có đủ tâm và kỹ năng thì các hạt nhân này sẽ được nhânrộng rất nhanh chóng Thị trường lúa gạo trên thế giới đang mở rộng, nhà nông
an tâm sản xuất
2.3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Tại Việt Nam, quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khíchtiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng đã mở đường cho liên kết trongnông nghiệp bao gồm nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước.Doanh nghiệp và nhà nông thực hiện sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng được ưuđãi hỗ trợ về đất đai, về đầu tư cơ sở hạ tầng, về tín dụng, về chuyển giao kỹthuật công nghệ, về thị trường và xúc tiến thương mại
Trang 29* Ngô Thị Thủy (2004) ‘Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa ngườisản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường Hòa Bình’, Luận văn thạc sĩkinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Luận văn đã làm rõ được thực trạng liên kết thông qua hợp đồng với cácnội dung: Quá trình hình thành hợp đồng, đối tượng tham giá liên kết, nhữngkhoản mục trong liên kết và hiệu quả của hình thức liên kết thông qua hợp đồnggiữa người sản xuất mía và công ty mía đường Hòa Bình
* Nguyễn Lân Hùng (2009) cho rằng, chương trình liên kết “bốn nhà” chonông dân hiện nay mới chỉ dừng lại ở khẩu hiệu Nhà nông và nhà doanh nghiệpcần “bắt tay” chặt hơn Thực tế, những mô hình hoạt động có sự liên kết “bốnnhà” mang lại nhiều lợi ích như mô hình liên kết của Công ty vinamit (BìnhDương) đang rất cần được nhân rộng Ở đây, công ty đã có sự liên kết chặt chẽvới các nhà khoa học, các trung tâm khuyến nông, viện, trường đại học ngay tạiđịa phương; như tổ chức các cuộc thi về giống cây và trái cây ngon để tìm ranhững bộ giống tốt, từ đó phát triển và nhân giống đại trà, cung cấp cho bà connông dân và bảo đảm bằng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhiều năm Nhờvậy, nông dân mới thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn nông sản làm ra không tiêuthụ được trong khi doanh nghiệp lại thiếu nguyên liệu chế biến
* Lê Thu Hương (2009) ‘Vai trò của liên kết “bốn nhà” đến mô hìnhtrồng tre măng Bát bộ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái’, Khóa luận tốt nghiệpđại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Luận văn đã phân tích được vai trò của các tác nhân trong liên kết, hiệuquả của việc liên kết và thấy được sự khác biệt của hai nhóm đối tượng liên kết
và không liên kết Với kết luận là nhóm những hộ tham gia liên kết này sẽ cóhiệu quả hơn nhóm hộ không liên kết
Trang 30Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi nông dân vẫn chưa đủ thông tin về việcnên “trồng cây gì, nuôi con gì” thì vai trò của quy hoạch vùng nguyên liệu, một
sự điều tiết chung có tính chất như lịch nuôi và thu mua… là rất cần thiết; vai tròcủa doanh nghiệp trong việc hợp tác thật sự với hộ nông dân, coi họ như một bộphận cấu thành trong vùng nguyên liệu của mình là rất quan trọng Chính doanhnghiệp sẽ giúp cho nông dân sản xuất ra sản phẩm mang tính kế hoạch theo yêucầu của thị trường Về phía Nhà nước cũng cần có những cơ chế, chính sáchkhuyến khích thúc đẩy nông dân và doanh nghiệp đến gần nhau hơn nữa Liênkết “bốn nhà” là xu thế tất yếu để nông nghiệp phát triển bền vững, vì khi thắtchặt được mối liên kết ấy thì mọi nhà đều cùng hưởng lợi
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 313.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Vị trí địa lý
Kim Bảng là huỵện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam
- Phía Bắc giáp với huyện Ứng Hoà TP Hà Nội
- Phía Tây giáp với huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình
- Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và TP Phủ Lý
- Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm,
Huyện Kim Bảng có 17 xã và 2 thị trấn Kim Bảng cách hà Nội 60 Km,gần trục Quốc lộ 1 ở phía Đông và vùng du lịch “tâm linh” của Hà Nội ở phíaTây và nối liền phía Tây bắc xuống Đông Nam bởi sông Đáy và các trục quốc lộ21A, 21B và 38B, từ phía Bắc xuống phía Nam được nối bởi sông Nhuệ và cácđường tỉnh lộ Biên Hoà và hệ thống đường huyện, đường liên xã
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi , dễ dàng cho giao lưu kinh tếvăn hoá, khoa học và liên kết kinh tế trên các lĩnh vực, có thị trường tiêu thụrộng rãi có khả năng trao đổi các sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng và là nơi
du lịch sinh thái có nhiều tiềm năng
3.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện
3.1.2.1 Địa hình
Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sôngHồng và dải đá trầm tích ở phía Tây, nên có một địa hình đa dạng, vừa có vùngbán sơn địa vừa có vùng chiêm trũng Phía Bắc sông Đáy là đồng bằng thấp vớicác dạng địa hình ô trũng, Nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tậptrung nhều đá vôi, sét để sản xuất vật liêu xây dựng, có nhiều đất để trồng cây ănquả Địa hình đa dạng là điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng với hướngkết hợp kinh tế của vùng đồng bằng với kinh tế của vùng đồi
3.1.2.2 Khí hậu, thời tiết
Trang 32Bảng 3.1 Tình hình khí tượng trung bình nhiều năm huyện Kim Bảng
Nhiệt độ ( 0C) Luợng mưa (mm) Bốc hơi (mm)
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Kim Bảng)
Kim Bảng có khí hậu mang những đặc trưng của khí hậu Đồng bằng sôngHồng: Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa hạ thì nóng ẩm, nhiều mưa,
Nhiệt độ trung bình năm là 23,4 0C, tháng Giêng là tháng có nhiệt độtrung bình thấp nhất là 16,4 0C, tháng cao nhất là tháng 7 nhiệt độ trung bình là29,10C Với điều kiện nhiệt độ trên Kim Bảng có thể phát triển sản xuất trồngtrọt với 3 vụ/ năm bằng hai cây trồng nhiệt đới và một cây trồng ôn đới trong vụĐông Phát triển sản xuất chăn nuôi đa dạng như bò, lợn, gia cầm các loại vànuôi trồng thuỷ sản
Độ ẩm: Ẩm độ không khí trung bình năm 84%, sự chênh lệch giữa cáctháng không quá lớn (3- 8%), ẩm độ tương đối có cực đại vào tháng 3; 4 và cựctiểu vào tháng 12
Lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình của năm là 1.910,7 mm, mặc dù
có lượng mưa khá cao nhưng lại phân bố không đều, cường độ mưa giao độnglớn Mùa mưa, lượng mưa tới 1,626 mm (Chiếm trên 80% tổng lượng mưa cànăm), tháng 9 là tháng có mưa lớn nhất (338,5mm)
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1,685 giờ Số ngày nắngtrung bình trong một tháng là 20 ngày
Trang 33Gió: Mùa Đông có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc , mùa hè có hướnggió thịnh hành là Đông Nam (Tần suất của 2 hướng gió trong mùa là > 70%).
Nói chung khí hậu thuỷ văn là điều kiện thuận lợi cho trồng trọt, nuôitrồng thuỷ sản, nhiều loại động vật có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lýkhác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới Trên cơ sở đó có thể phát triển nền nôngnghiệp đa dạng Mùa đông khí hậu khô hanh và lạnh, vụ đông trở thành vụchính, trồng được nhiều cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu
3.1.2.3 Đặc điểm thuỷ văn
Kim Bảng có hai con sông chính chảy qua là sông Đáy và sông Nhuệ,Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Kim Bảng với chiều dài 19 km, chia cắt địahình của huyện thành hai vùng hữu Đáy gồm 6 xã, vùng tả Đáy gồn 11 xã và 2thị trấn Ngoài hệ thống sông, ngòi, kênh, mương, phải tính đến hiện tượng nướcnúi tràn vào mùa mưa gây ngập úng diện tích các khu vực trũng ven núi, ảnhhưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Với đặc điểm khí hậu thời tiết, thuỷ văn đã nêu trên cho thấy ở Kim Bảng
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các hệ thống sản xuất khác nhau, tậptrung cho sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bó trí các loại vật nuôi hợp lý manglại hiệu quả kinh tế cao
3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Kim Bảng
Đất đai với vai trò vừa đối tượng của sản xuất nông nghiệp (ngành trồngtrọt) nhưng vừa là tư liệu sản xuất đặc biệ quan trọng Kim Bảng là huyện có đadạng về lạo hình thổ nhưỡng nhất tỉnh Hà Nam với 7 nhóm đất chính, 15 đơn vịđất, 22 đơn vị đất phụ và 35 đơn vị đất dưới vị đất phụ
Vùng đất núi gồm các nhóm đất chính là đất đỏ, đất xám và đất tầngmỏng Trong đó vùng đồi, đất xám có diện tích lớn nhất với 331,07 ha, chiếm
Trang 341,78% diện tich tự nhiên của huyện, tiếp đó là đất đỏ 226,05 ha, chiếm 1,22%diện tích đât tự nhiên, đất tầng mỏng có diện tích không đáng kể, chỉ chiếm0,13% diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.2 Hi n tr ng s d ng ện trạng sử dụng đất của huyện năm 2009 ạng sử dụng đất của huyện năm 2009 ử dụng đất của huyện năm 2009 ụng đất của huyện năm 2009 đất của huyện năm 2009 ủa huyện năm 2009t c a huy n n m 2009ện trạng sử dụng đất của huyện năm 2009 ăm 2009
Diện tích(ha)
CC( %)
Diện tích(ha)
CC(%)
Diện tích(ha)
CC(%)Tổng diện tích đất tự nhiên 18543,23 100 18543,23 100 18543,23 100
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Kim Bảng)
Qua bảng 3.2 cho ta thấy tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện là18487,2 ha, thì diện tích đất nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng dưới 50% Năm
2007 diện tích đất nông nghiệp là 7660,39 ha chiếm 41,31% tổng diện tích đất
tự nhiên Trong đất nông nghiệp thì đất canh tác trồng cây hàng năm chiếm diệntích chủ yếu, tiếp đến là đất mặt nước, đất vườn tạp và cuối cùng là diện tíchtrồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp có diện tích 5930,7 ha chiếm 32,0%, cây lâm nghiệp đượctrồng chủ yếu trên diện tích đồi núi để bảo vệ đất , chống xói mòn, bảo vệ môitrường sinh thái, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân Diện tích đấtchuyên dùng và đất ở (thổ cư) lại có biến động tăng, giải quyết các vấn đề nhândân trong huyện Năm 2007, diện tích đất ở chiếm 602,48 ha chiếm 3,25%, diệntích đất chuyên dùng là 2307,2 ha chiếm 12,9% Đến năm 2009 diện tích đất ở là
Trang 35605,86 ha chiếm 3,27%, diện tích đất chuyện dùng là 2148,72 ha chiếm 13,04%diện tích đất tự nhiện của toàn huyện.
Diện tích đất chưa sử dụng vẫn giữ đều qua các năm từ năm 2007 đếnnăm 2009 là 1935,54 ha chiếm 10,44% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện
Tóm lại: Với những đặc điểm về điều kiện của huyện Kim Bảng cho thấy
huyện có nhiềm tiềm năng lớn để phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh
tế nông nghiệp nói riêng
3.1.3.2 Tình hình dân số và lao động
Nguồn lao động trong độ tuổi của bất cứ quốc gia nào đều có ảnh hưởng rấtlớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó đặc biệt là ở nhữngnứơc đang phát triển như Việt Nam hiện nay Bên cạnh đất đai thì lao động cũng
là một yếu tố vô cùng quan trọng đối quá trình sản xuất nói chung và sản xuấtnông nghiệp nói riêng
Qua bảng 3.3 cho thấy dân số Kim Bảng tăng lên mỗi năm Năm 2007 nhânkhẩu toàn huyện là 191493 người, đến năm 2009 thì tổng nhân khẩu toàn huyện
là 194378 người
Tổng số lao động của huyện cũng tăng đều qua các năm, năm 2007 tổng
số lao động có 103200, trong đó có 72.343 lao động trong sản xuất nông nghiệp,chiếm 70,1%, đến năm 2009 có tổng số lao đông là 107.738 người, trong đó laođộng trong sản xuất nông nghiệp là 75416,6 chiếm 70% Như vậy lao độngtrong sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, song rất thấp, lý do là chuyểnsang lĩnh vực phi nông nghiệp
Bình quân đất canh tác trên hộ thấp và trên lao động là có giảm Năm
2007 mỗi hộ có 2,079 m2 đất canh tác, đến năm 2008 có 2,04 m2 giảm 38 m2/hộ,Đất canh tác/ lao động nông nghiệp năm 2007 có 1338m2, đến năm 2009 có
13256 m2 giảm 6,24m2/ lao động
Trang 36Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động huyện
Số lượng
CC (%)
Số lượng
CC (%)
Số lượng
CC (%)
1 Tổng số nhân khẩu người 191493 100 193410 100 194378 100
- LĐ phi nông nghiệp LĐ 30857 29,9 31643 29,9 32321 30
B Chia theo độ tuổi
- Trong độ tuổi LĐ người 55614,5 53,8
Trang 37- BQ đất canh tác/ hộ m 2 2,079 2,06 2,04
- BQ đầu người/ m 2 m 2 1388 1353,6 1325,6
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Kim Bảng)
Tuy nhiên trong sản xuất lao động lại mang tính thời vụ cao, thời gian sảnxuất cho hai vụ chính chiếm khoảng trên 4 tháng nêu không phát triển sản xuất
vụ xuân và mở mang chăn nuôi, dịch vụ ngành nghề thủ công trong nông thôn,thì lao động nhàn rỗi rất lớn Mặt khác nếu sản xuất nông nghiệp không đạt năngsuất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao chắc chắn sẽ không tăng thu nhập chonông dân, đời sống nhân dân sẽ kém được cải thiện
3.1.3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn
Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện có một số thuận lợi và khó khăncho phát triển kinh tế huyện là:
Bảng 3.4 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn năm 2009
1 Giao thông
- Đường liên xã, liên thôn Km 1010,29
- xã có đường ôtô đến trung tâm xã % 100
2 Thuỷ lợi
- Trạm bơm tưới tiêu Cái 63
- Trạm bơm di động Cái 15
- Trạm bơm cố định HTX Ha 7,064,58
-Diện tích được tưới tiêu do HT thuỷ lợi Km 67,5
3 Hệ thống điện
Trang 38- Trường tiểu học trường 25
- Trường trung học cớ sở trường 19
- Mẫu giáo, mầm non trường 1
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Kim Bảng)
Về giao thông: huyện đã cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông nôngthôn, phục vụ tố cho nhu cầu đi lại của người dân, Đến năm 2009 huyện có1085,29 km đường bộ, trong đó có 155 Km đường được rài nhựa, 567km đườngđược bê tông hoá, 343km rải đá cấp phối, 41km đường quốc lộ (quốc lộ 21A,quốc lộ 21B), 34km đường tỉnh lộ, 22km đưởng liên huyện, 101km đường liên
xã, liên thôn, 563,3km đường làng, ngõ xóm trong khu dân cư cvà 273,8kmđường ra đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Mạng lưới điện: hiện nay toàn bộ 17 xã 2 thị trấn của huyện Kim Bảngđang sử dụng điện lưới quốc gia cho sản xuất và sinh hoạt, Phần lớn hệ thôngcột và đường dây điện đã được thay thế trong năm 2008 và 2009, công suất thiết
kế được nâng lên hoặc lắp đặt thêm các trạm biến áp góp phần tác động tích cựcđến sản xuất và sử dụng điện sinh hoạtcủa nhân dân Tuy nhiên hiện tượng cắtđiện cục bộ do không tải hợăc sự cố đường dây vẫn xảy ra ảnh hưởng đến sảnxuất và sinh hoạt của nhân dân,
Trang 39Hệ thông thuỷ lợi, thuỷ nông: Do đặc điểm là huyện vùng chiêm trũng,cốt đất thấp, Do vậy hệ thống thuỷ nông của huyện được quy hoạch và xây dựngđáp ứng yêu cầu cho sản xuất.
Hệ thống tiêu: tiêu qua các tram bơm Giáp Ba, trạm bơm quế, trạm HoàngTây, Kim Bình, Trân Châu, Đanh Xuyên, Hàm Long để tiêu úng cho các xãvùng tả Đáy
Huyện có 9 kênh tiêu cấp I chiều dài 51,72 km, kênh tiêu cấp II (95 kênh)với tổng chiều dài 103,68 km, kênh tiêu cấp III (138 kênh) với tổng chiều dài82,72 km và 456 km kênh tiêu nhỏ
Hệ thống các trạm bơm: Có 1 trạm bơm lớn là trạm bơm Quế với 9 máy
x 8000 m3/h, có 4 trạm bơm vừa với 22 máy x 4000 m3/h, có 8 trạm bơm trungbình với 24 máy x 2500 m3/h, có 4 trạm bơm nhỏ với 48 máy x 1000 m3/h
Ngoài ra còn có 116 trạm bơm điện của các HTX với công suất từ 540 m3/
h đến 2500 m3/h Tổng số công suất của các trạm bơm trong địa bàn huyện vàokhoảng 406100 m3/h
Do sự quan tâm đầu tư rất lớn của nhà nước các cấp, đặc biệt là sự đónggóp của nhân dân trong những năm gần đây, hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông củaKim Bảng đã và đang tiếp tục được cải tạo, nâng cấp Diện tích được phục vụnước tưới tiêu được nâng lên từ 5640 ha năm 1999 đến năm 2009 lên tới7064,58 ha
Nét nổi bật nhất là sự huy động đóng góp của người dân để làm bê tônghóa kênh mương, cải tạo đường nội đồng bước đầu đã đem lại kết quả rất tốt
Tóm lại với những hệ thống giao thông thuỷ lợi, điện lưới và những cơ sở
hạ tầng như nêu trên đã góp phần tích cực thúc đẩy các hệ thống sản xuất trongvùng phát triển Hệ thồng thuỷ lợi thuỷ nông phát triển sẽ giúp ch việc điều tiết
Trang 40nước trong vùng sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản được chủ động, nângcao hiệu quả sản xuất của các ngành này một cách rõ rệt.
3.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện
3.1.4.1 Cơ cấu và tình hình kinh tế của huyện trong 3 năm qua (2007- 2009)
Cơ cấu và tình hình kinh tế của huyện Kim Bảng từ năm 2007 đến năm
2009 được trình bày ở bảng 3.5