1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh- Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình

112 905 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN *** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN TẠI XÃ NAM THỊNH, HUYỆN TIỀN HẢI

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

***

ĐINH THỊ CÚC

SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN TẠI XÃ NAM THỊNH, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

***

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN TẠI XÃ NAM THỊNH, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Tên sinh viên: Đinh Thị Cúc Ngành: Kinh tế

Lớp: K56 KTA Niên khoá: 2011 – 2015Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Văn Đức

HÀ NỘI – 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu của tôi, các số liệu vàkết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận này

đã được cảm ơn, các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõnguồn gốc

Hà Nội 2015

Tác giả

Đinh Thị Cúc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành

khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên nghành kinh tế với đề tài: “So sánh

hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình ” Để hoàn thành khóa luận này tôi đã

Thịnh-nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức, cánhân Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Pháttriển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo tôi, giúp

đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Trần VănĐức đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vàhoàn thành khoán luận tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã NamThịnh và các hộ gia đình NTTS tại đây đã tạo điều kiên và giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình nghiên cứu và thực tập đề tài

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè

và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trìnhthực hiện khóa luận tốt nghiệp

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Đinh Thị Cúc

Trang 5

TÓM TẮT

Đã có rất nhiều hộ nông dân giàu lên nhờ nuôi trồng thủy sản, NamThịnh là một xã ven biển của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có được điềukiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp cho sản xuất đặc biệt là NTTS Vì thế, nơiđây có rất nhiều mô hình NTTS: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh,quảng canh cải tiến… Với mức độ đầu tư khác nhau, yêu cầu kĩ thuật khácnhau và cần điều kiên tự nhiên cũng khác nhau NTTS theo các hình thức trênđang được bà con nơi đây áp dụng ở Nam Thịnh nên việc so sánh hiệu quả,đặc biệt là đi sâu vào việc hiệu quả kinh tế giữa các mô hình nuôi với nhaunhằm giúp người nông dân chọn hướng đi phù hợp với tùng điều kiện từ đó

áp dụng mô hình để đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất Đề tài tôi hướng đến sẽ tậptrung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm sú, tôm thẻ, và cávược, cá song theo các mô hình thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cảitiến Nhằm tìm ra mô hình nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất? Nhữngyếu tố nào ảnh hưởng đến NTTS? Nên áp dụng mô hình nào cho từng đốitượng nuôi cho phù hợp? Những giải pháp phù hợp cho các mô hình được lựachọn? Nhằm góp phần trả lời những câu hỏi trên và đưa ra giải pháp phù hợpcho việc lựa chọn mô hình nuôi hiệu quả cho người dân tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài “ So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại

xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”

Khóa luận được thực hiện trên cơ sở trực điều tra số liệu tai xã NamThịnh, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ NTTS tại 3 thôn: Đồng Lạc, Hợp Châu,Quang Thịnh

Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích so sánh hiệu quả kinh tế thu đượccủa từng hộ nuôi Với quy mô, diện tích và mức độ đầu tư khác nhau thì năngsuất thu được cũng như lợi nhuận đạt được cũng khác nhau Bên cạnh đó đề

Trang 6

tài còn chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như thunhập để bà con tham khảo, những yếu tố có tác động làm tăng năng suất thì cầnđược phát huy thêm, còn các yếu tố làm giảm năng suất cần được khắc phục.

Để việc phân tích từng mô hình nuôi được cụ thể cần sử dụng phươngpháp trong quá trình nghiên cứu như: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu,Phương pháp thu thập số liệu; Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu ,phương pháp so sánh… nhằm nêu bật sựu chênh lệch trong năng suất cũngnhư HQKT đạt được của các hộ nuôi để áp dụng mô hình nuôi khác nhau

Qua nghiên cứu thực tế nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh đã phântích được kết quả và đánh giá được hiệu quả kinh tế của các mô hình NTTSnhư sau: Hầu hết cùng loại con giống, khi được nuôi theo mô hình thâm canhđều mang lại giá trị sản xuất cao nhất ,tuy nhiên mô hình này cũng có mức chiphí cao hơn so với 2 mô hình còn lại, kỹ thuật chăm sóc cũng yêu cầu cao hơn

vì thế mô hình này phù hợp vói những người có lượng vốn đầu tư cao và trình

độ hiểu biết kỹ thuật NTTS sâu Nuôi trồng theo mô hình bán thâm canh tuygiá trị sản xuất không cao như mô hinh thâm canh nhưng hầu như nó lại là môhình đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, với tỷ lệ vốn đầu tư thấp hơn mô hìnhthâm canh và phương thức chăm sóc không đòi hỏi sâu về chuyên môn nhưthâm canh cho nên mô hình này được bà con nơi đây sử dụng cũng khá rộngrãi Về mô hình quảng canh cải tiến, đây là mô hình luôn có giá trị sản xuấtthấp nhất trong 3 mô hình, tuy nhiên đây lại là mô hình có lượng vốn đầu tưthấp nhất, không yêu cao về kỹ thuật nuôi, cho nên mô hình này vẫn được ápdụng tại đây, tuy nhiên 2 năm gần đây người dân có xu hướng chuyển sangnuôi thâm canh và bán thâm canh nhằm tăng giá trị sản xuất và HQKT

Qua điều tra thực tế và thông qua xử lý các số liệu có thể thấy một số yếu

tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế NTTS đó là: Môi trường tự nhiên; Lượngvốn đầu tư; Chất lượng và trình độ lao động; quy mô sản xuất; Các công táckhuyến ngư tuyên truyền; Nguồn gốc và chất lượng con giống, Chính sách

Trang 7

của nhà nước.

Nhằm nâng cao hiệu quả- hiệu quả kinh tế NTTS của xã Nam Thịnh ,trên

cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao HQKT của các mô hình NTTS như sau: Xây dựng và phụchồi các trại giống cũ của xã nhằm cung cấp đầy đủ và đảm bảo chất lượng congiống, thúc đẩy mối quan hệ giữa các nông dân với các tổ chức tín dụng nhằmtạo điều kiện tốt nhất để bà con vay vốn phát triển NTTS, Cải thiện môitrường thông qua việc hoàn thiện hệ thống đê bao, cống thoát nước Đào tạochuyên sâu cho cán bộ thủy sản, nâng cao hiểu biết của bà con thông quatuyên truyền, tăng cường tập huấn về NTTS cho người dân

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HỘP xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xii

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế 4

2.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy hải sản 6

2.1.3 Đặc điểm kinh- tế kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản 9

2.1.4 Các mô hình NTTS và nội dung nghiên cứu 12

2.1.5 Một số mô hình NTTS và nội dung nghiên cứu hiệu quả của một số mô hình 13

2.1.6 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng nuôi trồng thủy hải sản 16

2.2 Cơ sở thực tiễn 18

2.2.1 Tình hình về nuôi trồng thủy hải sản trên thế giới và Việt Nam 18

Trang 9

2.2.2 Tổng quan về các nghiên cứu về nuôi trồng thủy hải sản trên thế giới và

Việt Nam 28

Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 33

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu 40

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 40

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 41

3.2.3 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu 42

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43

Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

4.1 Thực trạng nuôi trồng thủy hải sản của xã Nam Thịnh trong những qua 45

4.1.1 Tình hình chung 45

4.1.2 Kết quả đạt được trong những năm qua 46

4.2 Khái quát tình hình nuôi trồng thủy sản ở các hộ điều tra 48

4.2.1 Khái quát chung về các hộ điều tra 48

4.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở các hộ điều tra 50

4.3 Đánh giá hiệu quả từ các mô hình nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra 52

4.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế 52

4.3.2 Đánh giá hiệu quả môi trường 71

4.3.3 Đánh giá hiệu quả xã hội 72

4.4 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mô hình nuôi trồng thủy hải sản tại xã Nam Thịnh 72

4.4.1 Chất lượng giống nuôi 72

4.4.2 Kĩ thuật NTTS 73

Trang 10

4.4.3 Vốn 75

4.4.4 Nguồn nhân lực 77

4.4.5 Thị trường 78

4.4.6 Công tác khuyến ngư 79

4.4.7 Hệ thống chính sách 80

4.5 Những khuyến cáo hộ nông dân lựa chọn mô hình NTTS và giải pháp 80

4.5.1 Khuyến cáo hộ nông dân lựa chọn mô hình NTTS 80

4.5.2 Các giải pháp 81

Phần V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

5.1 Kết luận 87

5.2 Kiến nghị 89

5.2.1 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 89

5.2.2 Kiến nghị đối với hộ nuôi trồng thủy sản 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 92

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 : Hiện trạng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc giai đoạn 2001

-2010 24Bảng 2.2 : Hiện trạng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn quốc giai đoạn 2001

- 2010 25Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Nam Thịnh GĐ 2012-

2014 36Bảng 3.2 : Tình hình dân số và lao động xã Nam Thịnh giai đoạn 2012 – 2014

38Bảng 3.3 : Cơ cấu kinh tế của xã Nam Thịnh qua 3 năm 2012- 2014 40Bảng 4.1: Diện tích nuôi thủy sản theo đối tượng nuôi xã Nam Thịnh 2012-

2014 46Bảng 4.2: Năng suất, Sản lượng của các đối tượng thủy sản nuôi trồng tiêu

biểu trong xã qua giai đoạn 2012- 2014 47Bảng 4.3: Một số thông tin về các mô hình NTTS ở các hộ điều tra 49Bảng 4.4 : Giá trị tài sản , trang thiết bị cơ bản cho các mô hình NTTS ở các

hộ điều tra 50Bảng 4.5: Tình hình vay vốn của các hộ NTTS 52Bảng 4.6 : Chi phí sản xuất của 1 ha các loại thủy sản nuôi theo MH thâm

canh 53Bảng 4.7: Doanh thu của các loài thủy sản tiêu biểu nuôi trồng theo mô hình

thâm canh 55Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha NTTS theo mô hình thâm canh 56Bảng 4.9: Chi phí sản xuất của 1 ha các loại thủy sản nuôi theo MH bán

thâm canh 58

Trang 12

Bảng 4.10: Doanh thu của các loài thủy sản tiêu biểu nuôi trồng theo mô

hình bán thâm canh 59

Bảng 4.11 Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha các loài thủy sản nuôi theo mô hình bán thâm canh 60

Bảng 4.12 Chi phí sản xuất cho 1ha NTTS theo mô hình quảng canh cải tiến 62

Bảng 4.13: Doanh thu của 1 ha từ mô hình nuôi quảng canh cải tiến 62

Bảng 4.14 : Kết quả, hiệu quả của 1 ha NTTS theo mô hình quảng canh cải tiến 63

Bảng 4.15 : So sánh HQKT của 1 ha nuôi tôm sú giữa các mô hình 65

Bảng 4.16 : So sánh HQKT của 1 ha nuôi tôm thẻ giữa các mô hình 67

Bảng 4.17 : So sánh HQKT của 1 ha nuôi cá vược giữa các mô hình 68

Bảng 4.18 : So sánh HQKT của 1 ha nuôi cá song giữa các mô hình 70

Bảng 4.19: Ảnh hưởng của hiểu biết kỹ thuật đến HQKT của các mô NTTS 75

Bảng 4.20: Ảnh hưởng của lượng vốn đầu tư đến HQKT trên 1 ha nuôi tôm thẻ theo mô hình thâm canh 76

Bảng 4.21: Trình độ học vấn của nuôi trồng thủy sản 78

Trang 13

DANH MỤC HỘP

Hộp 1: Ảnh hưởng chất lượng nguồn giống đến HQKT: Nguồn giống mua

không tốt cho năng suất thấp 73Hộp 2 : Ảnh hưởng của kĩ thuật nuôi đến HQKT: Suy nghĩ chủ quan của

người nuôi 73Hộp 3: Ảnh hưởng của thị trường đầu ra Giá không ổn định làm bà con lo

lắng 79

Trang 14

HQKT : Hiệu quả kinh tế

IC : Chi phí trung gian

TMXD : Thương mại xây dựng

TNTN : Tài nguyên thiên nhiên

Tr.đ : Triệu đồng

UBND : Ủy ban nhân dân

VA : Giá trị gia tăng

Trang 15

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có điều kiện tự nhiên vàkhí hậu thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản Với bờ biểndài khoảng 3260km kéo dài từ Móng Cái đến Hà tiên và có khoảng 1,7 triệu

ha diện tích có khả năng nuôi trồng thủy hải sản Với nhiều loại hình thủy sảnkhác nhau, như nước ngọt, nước nợ, nước mặn Nhìn lại ,ta thấy năm 2000tổng sản lượng thủy sản đạt có 2,25 triệu tấn ,trong đó nuôi trồng chiếmkhoảng 0,59 triệu tấn thì cho đến năm 2012 tổng sản lượng thủy sản đã đạtđược 6,019 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 3,215 triệu tấn Sự phát triểncủa thủy sản đã giúp phần đưa kinh tế xã hội thoát khỏi khủng hoảng, gópphần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chính

vì thế mà rất nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản đã được áp dụng nhằmmục tiêu tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuấtkhẩu ra thế giới Đây là xu hướng tích cực, phản ánh sự chuyển biến về chấtcủa lĩnh vực thủy sản nước ta Có thể nói sự phát triển của thủy sản đã đónggóp to lớn vào phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng

Với điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi giáp biển, Nam Thịnh là mộttrong những xã chiếm ưu thế trong nuôi trồng thủy hải sản của huyện TiềnHải- tỉnh Thái Bình Nhận thấy thủy sản là ngành kinh tế “mũi nhọn” của xã.Góp mục tiêu tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nơi đây và

mở ra hướng làm ăn đầy triển vọng góp phần nâng cao chất lượng cuộcsống ,nên số lượng người dân tham gia nuôi trồng thủy hải sản ngày mộttăng Tuy nhiên sự nuôi trồng thủy hải sản của người dân nơi đây chưa cómột quy hoạch cụ thể nên có rất nhiều mô hình khác nhau được áp dụng,đem lại lợi ích khác nhau Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quảkinh tế NTTS Vậy những mô hình nào mang lại hiểu quả kinh tế cao nhất?

Trang 16

Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả của mô hình nuôi trồng mang lại? Thíchhợp với loài hải sản nào?

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ So sánh

hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy hải sản tại xã Nam huyện Tiền Hải- tỉnh Thái Bình “

Thịnh-1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thủy hải sản,

tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và từ đó khuyến cáo hộnông dân định hướng lựa chọn mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao,phù hợp với từng loại hộ và điều kiện sản xuất

xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các mô hìnhtrồng thủy hải sản tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Các mô hình nuôi trồng thủy hải sản ở xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình

Trang 17

Về thời gian : - Số liệu thứ cấp : từ năm 2012-2014

- Số liệu sơ cấp : Được điều tra trực tiếp tại các hộnuôi trồng thủy hải sản từ tháng 1/2015- 3/2015

- Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2015- 4/2015

Trang 18

Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế

2.1.1.1 Các khái niệm về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạtđộng kinh tế, là thước đo trình độ sản xuất và năng lực quản lý kinh doanhcủa các doanh nghiệp Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế -xã hội làđáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất tinh thần của toàn xã hội ,khinguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệuquả kinh tế trở thành việc làm tất yếu của nên sản xuất xã hội xuất phát từnhững nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng Vấn đề về hiệu quảkinh tế không chỉ là mối quan tâm riêng của các nhà sản xuất mà là mối quantâm chung của toàn xã hội, khi mà nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướcthì việc xác định rõ bản chất và có quan niệm thống nhất về hiệu quả kinh tế

là vấn đề không những có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận mà rất cần thiếttrong hoạt động thực tiễn Nó giúp các cơ sở xác định đúng đắn các mục tiêu

và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Vậy nên khi bàn về hiệu quả kinh tế

có nhiều quan điểm khác nhau nhưng có một số quan điểm chủ yếu sau:

Theo quan điểm của Mác , đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cáchhợp lí thời gian lao động sống và lao động hóa giữa các ngành” và đó cũngchính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay tăng hiệu quả Mác cũng cho rằng “Nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhâncủa người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội “

-Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô- Viết cho rằng

“hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm

Trang 19

xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quyluật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội”

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là PaulA.Samuelson và Wiliam.D.Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quảmột doanh nghiệp làm an có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trênđương giới hạn khả năng sản xuất của nó “hiệu quả có ý nghĩa là không lãngphí “ Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiêu quả sảnxuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này màkhông cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác Mọi nền kinh tế có hiệuquả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó “

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học các doanh nghiệp tham gia thịtrường đều đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Trong ngắn hạn, nguyên tắcchung lựa chọn sản lượng tối ưu (Q*) để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là :MR=MC (MR doanh thu biên, MC chí phí cận biên ) Như vậy doanh nghiệptăng sản lượng sản xuất đến chừng nào doanh thu biên còn lớn hơn chí phícận biên ( MR>MC) đến khi có MR=MC thì dừng lại Tại đây khối lượng sảnxuất là sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hóa lợi nhuận

2.1.1.2: Phân loại hiệu quả kinh tế

Khi bàn về hiệu quả kinh tế, dựa theo mối quan hệ giữa đầu ra và đầuvào một số tác giả đã thống nhất cần phân biệt rõ ba phạm trù về: Hiệu quả kỹthuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực, Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kĩ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chiphí đầu vào hay nguồn lực sử dụng trong sản xuất với những điều kiện cụ thể

về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất Tỷ số này gọi là sản phẩmbiên, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại baonhiêu đơn vị sản phẩm Hiệu quả kĩ thuật của việc sử dụng các nguồn lựcđược thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu ra, đầu vào và đầuvào với nhau và giữa các sản phẩm nông dân quyết định sản xuất

Trang 20

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm

và giá đầu vào chưa được tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên mộtđơn vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân

bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá đầu ra.Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lí thuyếtbiên để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằnggiá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệuquả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ Điều này có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật vàgiá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nôngnghiệp Nếu đạt một trong hai yếu tố hiệu quả kĩ thuật hay hiệu quả phân bổmới là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế Chỉkhi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai hiệu quả phân bổ và hiệu quả kĩthuật khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.(Nguyễn Kiên Cường 2006)

có thể phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay không,

sự thay đổi về công nghệ kĩ thuật có phù hợp với khả năng tài chính củadoanh nghiệp hay không, sự thay đổi đấy có quá nhanh hay không?

2.1.1.4 Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần thu về được sau khi đã trừ chi phí liên quan đến đầu

tư đó Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ ra Các yếu

tố ngoại cảnh tác động thuận lợi thì khả năng thu lợi nhuận càng cao

2.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy hải sản

2.1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu mô hình NTTS

Trang 21

Nhằm giúp cho người dân định hướng được mô hình nuôi tốt nhất chođối tượng nuôi để mang lại thu nhập cao và khả năng về vốn sao cho phù hợp

để đầu tư một cách hiệu quả

Giúp chúng ta đưa ra chính sách và giải pháp cụ thể cho từng mô hìnhnuôi để giúp người dân nắm bắt được một cách tốt nhất về đặc điểm riêng củatừng mô hình

Thông qua đặc điểm riêng của từng mô hình để từ đó lựa chọn được môhình nuôi phù hợp nhất, từ đó có những chuẩn bị tốt nhất về vốn, lao động, về

kĩ thuật nuôi, và mật độ thả giống….riêng sao cho phù hợp với mô hình đượcchọn

Những mô hình đem lại hiệu quả cao cần được tổ khuyến ngư giúp bàcon nhân rộng mô hình để có được hiệu quả kinh tế cao nhất

Giúp chúng ta khai thác sử dụng nguồn lực một cách tôt nhất, phù hợpnhất mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh tình trạng gây lãng phí nguồn lực làmgiảm hiệu quả kinh tế của mô hình mang lại

Tận dụng được lợi thế của các mô hình để đưa quyết định đúng đắn vềcác mô hình nuôi

2.1.2.2 Vai trò của việc NTTS

Cung cấp lương thực thực phẩm.

Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất và cung cấp sản phẩm cho conngười như tôm, cá, cua, ghẹ….những sản phẩm này cung cấp chất dinhdưỡng cho con người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xãhội Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao,thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến nhữngsản phẩm dinh dưỡng ngày càng cao, bổ dưỡng và thủy sản là một trongnhững thủy sản như thế

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

NTTS đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng chung của

Trang 22

ngành thủy sản và toàn ngành kinh tế nói chung Đối tượng của nuôi trồngthủy sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến có giá trị dinh dưỡng

và giá trị kinh tế cao Việc tiêu thụ những sản phẩm này trong nội địa hoặctiêu thụ sang thế giới đều giúp nhà nước ta thu được lợi nhuận góp phầnkhông nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn ngành kinh tế nói chung Ngành thủysản phát triển mở ra một cơ hội mới cho nền kinh tế của đất nước

Giải quyết việc làm và tăng thu nhập.

Ngành thủy sản với sự phat triển nhanh chóng của mình đã tạo ra hàngloạt việc làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các côngđoạn sản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.Nuôi trồng thủy sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộn phận dân cưgiúp họ tạo thêm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình là tế bào của

xã hội, một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới phát triểnđược Do vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh ở đómọi người đều được bình đẳng nhau Nuôi trồng thủy sản phát triển cũng gópphần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị

Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sốngcủa người dân cũng được nâng cao Điều đó được thể hiện ở chỗ người tachuyển từ nhu cầu hàng hóa cấp thấp sang hàng hóa cấp cao như: thịt ,sữatrứng , thủy sản… và các sản phẩm thủy sản cũng đáp ứng một cách đa dạngnhu cầu của nhân đân từ những sản phẩm bình dân như cá, tôm, đến nhữngmặt hàng xa xỉ như ghẹ, cua biển, tôm hum… nó sẽ làm thỏa mãn nhu cầu đadạng trong tầng lớp dân cư

Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản.

Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân

cư thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà mấy chế biến làm nguyên liệucho công nghiệp chế biến có một đặc điểm dẽ dàng nhận thấy là thông qua hạtđộng chế biến thì giá trị của các sản phẩm thủy sản được nâng tầm giá trị

Trang 23

Việc chế biến các sản phẩm thủy sản dùng công nghệ bao gói chủ yếu nhằmmục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới Để các sản phẩm này thực sựlàm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng sản phẩm phải đặt lênhàng đầu Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo chất lượng thủy sản từ khi nuôi trồngchúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch.

NTTS đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, yhọc, công nghiệp, nông nghiệp hay giúp xoá đói, giảm nghèo và phát triểnkinh tế - xã hội nói chung của nhiều quốc gia Tuy nhiên, với sự thâm canhhoá ngày càng cao độ, nghề nuôi đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như

về ô nhiễm môi trường, suy thoái nguồn lợi, dịch bệnh thủy sản, an toàn vệsinh thực phẩm, phân cách và mâu thuẫn xã hội

Nhằm phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản, hiện nay, nhiều tổ chức

đã nổ lực rất lớn trong việc phát triển các phương thức – qui tắc quản lý tổnghợp đối với nghề nuôi thủy sản và đã bước đầu đã được ứng dụng ở nhiều nơinhư: Nuôi sạch (GAP), thực hành quản lý tốt hơn (BMP), và Nuôi có tráchnhiệm (William, 2002; Boyd 2003; World Bank/MOF, 2006; FAO-NACA-UNEP-WB-WWF, 200)…

2.1.3 Đặc điểm kinh- tế kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản

NTTS được tiến hành rộng khắp trên tất cả các vùng địa lý có mặtnước, chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn hoặc ven biển Đối tượng sảnxuất của ngành NTTS là các sinh vật sống trong môi trường nước, là tàinguyên hết sức nhạy cảm, có khả năng tự tái tạo nhưng lại có khả năng dễ bịhủy diệt Mặt nước NTTS bao gồm cả đất và nước, nó vừa là đối tượng laođộng, vừa là tư liệu lao động Do đó nó đóng vai trò quan trọng không thểthay thế được, tuy nhiên

Môi trường nuôi thủy sản khắt khe Mỗi giống loài thủy sản yêu cầumột môi trường sinh thái phù hợp khác nhau về thủy lý, thủy hóa, thủy sinhcủa môi trường đất và nước, về nhiệt độ, dòng chảy… Nếu gặp môi trường

Trang 24

sống phù hợp, các đối tượng thủy sản sẽ phát triển nhanh Ngược lại nếu gặpmôi trường không phù hợp các đối tượng thủy sản sẽ chậm hoặc không pháttriển, phát sinh bệnh tật, nếu điều kiên môi trường thay đổi một cách đột ngộtrất dễ dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt.

Nuôi thủy sản mang tính mùa vụ khác nhau giữa các loài Mặc dù cácloài cùng sống trong môi trường nước nhưng mỗi loài thủy sản có đặc điểmsinh học, sinh sản và sinh trưởng khác nhau, nhất là giữa các bộ khác nhaunhư giáp xác, nhuyễn thể, do đó mùa vụ sinh sản cũng như thời gian sinhtrưởng của mỗi loài thường khác nhau

Các loài thủy sản sống trong môi trường nước có khả năng lan truyềnbênh dịch nhanh Do đối tượng nuôi thủy sản là động vất sống, di chuyểnnhanh, sống trong môi trường nước là môi trường vật chất mang tính dễ lantỏa nên nếu một con bị bệnh sẽ nhanh chóng làm cho cả ao nuôi bị bệnh Mặtkhác do điều kiện của hệ thống cấp và thoát nước không hoàn chỉnh không cóđường cấp và thoát riêng, không có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ramôi trường ,nên khi một ao nuôi bị bệnh cũng sẽ rất dễ dàng dẫn đến cả vùngnuôi sử dụng chung nguồn nước nhiễm bệnh

Sản phẩm thủy sản mau ươn thối Động vật thủy sản sống trong môitrường nước, yêu cầu điều kiện môi trường khắt khe nên khi bị tách ra khỏimôi trường nước hoặc đưa vào môi trường khác không phù hợp sẽ làm chocác động vật thủy sản chết nhanh chóng Mặt khác do cấu trúc tế bào dễ phânthủy và có độ đạm cao nên động vật thủy sản sẽ nhanh chóng bị ươn thối saukhi chết

Các loài thủy sản thường chịu tác động lớn của môi trường Nuôi thủysản mang tính chất của quá trình sản xuất nông nghiệp vì các loài thủy sảncũng có quá trình tự phát triển ngoài tác động của công cụ lao động và conngười, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường Conngười hiện nay bằng các máy móc kỹ thuật tiến bộ có thể điều chỉnh môi

Trang 25

trường nhưng thường chỉ trong phạm vi nhất định và với chi phí rất cao, do đóđến nay kết quả hoạt động nuôi thủy sản vẫn phải chịu tác động lớn của môitrường Những biến động bất ngờ của môi trường về khí hậu đặc biệt là mưa

và nhiệt độ, ô nhiễm nguồn nước do chất thải công nghiêp, thuốc trừ sâu từhoạt động nông nghiệp….đều có ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả nuôi thủysản Ngược lại cũng do đặc tính này, nếu môi trường phù hợp cộng với các tácđộng hữu ích của con người cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triểncủa đối tượng thủy sản nuôi, mang lại hiệu quả cao

Nuôi thủy sản có thể thực hiện thâm canh năng suất sản phẩm Sự pháttriển của đối tượng nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trườngsống và lượng chất dinh dưỡng làm thức ăn nên con người bằng các tác động

đẻ tạo ra môi trường sống phù hợp và điều kiện thức ăn đầy đủ có thể thúcđẩy nhanh quá trình sinh sản và sinh trưởng của đối tượng nuôi nên trong hoạtđộng nuôi thủy sản có thể thực hiện thâm canh tăng năng suất

Sản phẩm thủy sản có giá trị cao Thực phẩm thủy sản ngày càng được

ưa chuộng trong đời sống hàng ngày của mọi người Một mặt do sự phân bốrộng khắp của động vật thủy sản trên thế giới đã dẫn đến thói quen ăn thựcphẩm thủy sản, làm cho thực phẩm thủy sản hợp với khẩu vị nhiều người trênthế giới Mặt khác do đặc điểm cấu trúc tế bào cơ thể động vật thủy sản là dễphân hủy, đạm động vật thủy sản dễ tiêu, không mang nhiều chất cholesterol

có hại cho hoạt dộng tim mạch thường có hàm lượng cao trong các thực phẩmkhác, có nhiều yếu tố vi lượng giúp cơ thể chống lại một số bênh nguy hiểmnhư béo phì, tim mạch…Bên cạnh đó với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật,con người ngày càng chiết suất được rất nhiều chất từ sản phẩm thủy sản, sửdụng sản phẩm thủy sản để làm nguyên liệu cho các ngành công ngiệp chếbiến, dược phẩm thủ công mĩ nghệ…dần đến nhu cầu về sản phẩm thủy sảnngày càng cao trong khi nguồn lợi thủy sản tự nhiên chỉ có hạn Vì vậy sảnphẩm của nuôi thủy sản ngày càng có giá trị kinh tế cao trên thị trường

Trang 26

(Nguyễn Kiên Cường, 2006).

Quá trình NTTS là quá trình tác động nhân tạo xen kẽ với tác động tựnhiên cho nên thời gian sản xuất với thời gian lao động không trùng nhau Từđặc điểm này dẫn đến tính thời vụ trong sản xuất nôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy hải sản đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn, đặc biệt làngành dịch vụ về giống, thức ăn tín dụng, hệ thống khuyến ngư và thị trườngtiêu thụ Trong NTTS tỷ lệ sống của thủy sinh vật cao hay thấp phụ thuộc rấtlớn vào môi trường nước

Sản phẩm của ngành NTTS có tính chất khó bảo quản, dễ hư hại bởichúng có hàm lượng nước lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao , đó là môitrường thuận lợi cho các vi khuẩn dễ xâm nhập và phá hủy sản phẩm Do đó

đi đôi với việc phân bổ và phát triển ngành NTTS thì phải giải quyết tốt khâutiêu thụ, bảo quản, chế biến sản phẩm của ngành ( Đào Văn Diện, 2011)

2.1.4 Các mô hình NTTS và nội dung nghiên cứu

2.1.4.1: Khái niệm nuôi trồng thủy hải sản

Thuật ngữ “Nuôi trồng thủy sản” được sử dụng tương đối rộng rãi đểchỉ tất cả các hệ thống, phương thức, hình thức nuôi động vật và trồng thựcvật ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn Vậy nên nuôi trồng thủy sản có thểhiểu theo nhiều cách như sau:

Nuôi trồng thủy sản là tác động của con người vào ít nhất một giai đoạntrong chu kì sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỉ lệsống, tốc độ sinh trưởng cho chúng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhấttrong thời gian ngắn nhất (Võ Quý Hoan, 2000)

Nuôi trồng thủy sản là mô hình sản xuất có thể hiểu là một mô hình tổchức sản xuất trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩmthủy sản hàng hóa để bán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước- tư liệu sảnxuất nội địa bàn nhất định (Vũ Đình Thắng, 2005)

Nuôi trồng thủy hải sản là quá trình tác động của con người vào môi

Trang 27

trường nuôi cùng với các yếu tố kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất cho thủyvực nuôi, đem lại lợi ích cho người nuôi và nền kinh tế

Nuôi trồng thủy sản gồm 3 quá trình chủ yếu:

- Các công việc nuôi trồng các loại thủy sản

- Quá trình phát triển của các đối tượng này dưới sự can thiệp củacon người

- Được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể (Nguyễn Quốc Pháp 2009)

2.1.5 Một số mô hình NTTS và nội dung nghiên cứu hiệu quả của một số

mô hình

2.1.5.1 Một số mô hình NTTS

a Nuôi quảnh canh truyền thống

Nuôi quảng canh truyền thống là hình thức nuôi trong đó con giống,thức ăn dựa hoàn toàn vào tự nhiên không đòi hỏi kĩ thuật hay thiết bị Điềukiện tự nhiên khác nhau sẽ có các loại thủy hải sản khác nhau, thường có cácloại thủy sản như: tôm sú, tôm tự nhiên, rau câu, ngao, cua…Diện tích cácđầm nuôi thường rất lớn Việc thay nước thu hoạch sản phẩm nuôi dựa vàochế độ thủy triều

b Nuôi quảng canh cải tiến

Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của môhình nuôi quảng canh truyền thống nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăncho nên mô hình nuôi thường nhỏ hơn so với mô hình nuôi quảng canh truyềnthống Do vậy chi phí sản xuất không nhiều, năng suất của ao đầm nuôi caohơn so với nuôi quảng canh truyền thống Tuy nhiên mật độ nuôi thả vẫn cònthấp nên năng suất và lợi nhuận còn khá thấp so với ao đầm sử dụng

c Nuôi bán thâm canh

Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi trồng có áp dụng tiến bộ kỹ thuậtcủa khoa học trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn cũng nhưquản lí và chăm sóc hàng ngày Ở hình thức này đã hình thành nuôi chuyên

Trang 28

canh một loại thủy sản nhất định Diện tích của từng đầm nuôi thường nhỏ,khoảng 5-10ha/đầm Đây là hình thức nuôi được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam

vì nó phù hợp với khả năng đầu tư cũng như kiến thức nuôi của các hộ dân

d Nuôi thâm canh

Nuôi thâm canh hay còn gọi là nuôi công nghiệp là hình thức nuôitrong đó con người hoàn toàn chủ động về số lượng, chất lượng con giống,dung thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống cao Diện tích đầm nuôi thường nhỏ2ha/đầm Máy móc thiết bị đầy đủ, kỹ thuật viên được trang bị đầy đủ cácdụng cụ để quản lý Hình thức này đòi hỏi vốn đầu tư lớn về vốn và kiến thức

e Nuôi siêu thâm canh

Nuôi siêu thâm canh là hình thức nuôi hiện đại, sử dụng một tập hợpmáy móc thiết bị để tạo ra cho đối tượng nuôi có những điều kiện sống tối ưu.Nuôi siêu thâm canh thường ở diện tích nhỏ, có mật độ giống cao, chu kỳngắn Các hình thức được trang bị trong hình thức nuôi này gồm hệ thống làmsạch nước (thiết bị lọc nước, bể lọc sinh vật, tháp lọc sinh vật ) hệ thống làmtăng dưỡng khí ( máy phun nước và sục khí), hệ thống chế nhiệt độ (các thiết

bị điều chỉnh nhiệt độ tự động) hệ thống cung cấp thức ăn với từng giai đoạnsinh vật nuôi

Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của mình thìđiều kiện thiết yếu là ngành NTTS phải được tiến hành một cách bền vững lâudài cả về kinh tế môi trường, xã hội có như vậy ngành mới trở thành phương

án thay thế để cải thiện kinh tế cho người dân ( Đỗ Trọng Dũng , 2012)

2.1.5.2 Nội dung nghiên cứu hiệu quả của một số mô hình

* Nội dung 1: Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế bao gồm cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ đểhiểu rõ hơn thế nào là để đạt dược hiệu quả kinh tế, trước hết chúng ta cầnnắm rõ hiệu quả kỹ thuật, và hiệu quả phân bổ các nguồn lực là gì?

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng đạt được trên 1 chi phí đầu vào hay

Trang 29

nguồn lực sử dụng trong sản xuất với những điều kiện cụ thể về kỹ thuật haycông nghiệp áp dụng vào sản xuất Tỷ số này gọi là sản phẩm biên, nó chỉ rarằng 1 đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sảnphẩm Hiệu quả kĩ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thôngqua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các đầu vào với nhau và giữacác sản phẩm khi nông dân quyết định sản xuất.

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm

và giá đầu vào chưa được tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên mộtđơn vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân

bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá đầu ra.Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lý thuyếtbiên để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằnggiá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệuquả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều này có ngĩa là cả hai yếu tố hiện vật

và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nôngnghiệp Nếu chỉ đạt một trong 2 yếu tố hiệu quả kĩ thuật hay hiệu quả phân

bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh

tế Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kĩ thuật vàhiệu quả phân bổ khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế

Nội dung 2: Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường đạt được khi trong NTTS không làm suy thoái , ônhiễm môi trường hay làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Ngoài ra, NTTS

có thể mang lại những lợi ích cho môi trường như: Góp phần ngăn chặn ônhiễm khôi phục, cải tạo chất lượng môi trường sao cho tốt hơn so với trướckhi thực hiên NTTS ; góp phần bảo tồn TNTN, bảo tồn đa dạng sinh học…

Nội dung 3: Hiệu quả về xã hội

Hiệu quả xã hội đạt được khi NTTS đạt được tiêu chí về mặt xã hội

Trang 30

như: phân phối thu nhập và công bằng; thể hiển qua sự đóng góp của NTTSđối với việc phát triển các ngành kinh tế kém phát triển, đẩy mạnh công bằng

xã hội

Cải thiện điều kiện vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho ngườidân cho người dân đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Cải thiện sức khỏe cho người dân: giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

em, giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn và trẻ nhỏ…

Cải thiện môi trường làm việc phát triển giáo dục nâng cao tỷ lệ giáo dụcphổ cập tăng tỷ lệ số học sinh đến trường Tạo ra công ăn việc làm cho ngườidân địa phương

Góp phần nâng cao gắn kết trong cộng đồng địa phương

2.1.6 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng nuôi trồng thủy hải sản

2.1.6.1 : Các yếu tố về môi trường tự nhiên.

Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố thủysản Mỗi loài thủy sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong một môitrường tự nhiên nhất định Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu làđất, nước, khí hậu Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng thủy sản trêntừng lãnh thổ, khả năng áp dụng quy trình sản xuất, đồng thời có ảnhhưởng lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy hái sản Và các yếu

tố đó bao gồm:

Yếu tố khí hậu : Bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa: lànhững yếu tố quan trọng ,có ảnh hưởng lớn quá trình phát triển nuôi trồngthủy sản, ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể các đối tượng thủy sản nuôi

Yếu tố thủy văn: Nguồn nước là một trong những điều kiện thiết yếuđầu tiên cho nuôi trồng thủy sản Nguồn nước đủ và không có biến động lớn,quá cao hay quá thấp là điều kiện lý tưởng cho nuôi trồng thủy hải sản

Yếu tố thổ nhưỡng, môi trường Điều kiện về thổ nhưỡng và môitrường nước là những điều kiện cơ bản cho phát triển nuôi trồng Bao gồm

Trang 31

các chỉ số chính về thành phần cơ học, thành phần hóa học của các thủy vực,thủy sinh vật như: Nhiệt độ , độ mặn , độ pH… Các yếu tố này rất dễ thayđổi Khi có sự thay đổi sẽ làm giảm khả năng kháng bệnh của con nuôi, là nơi

mà đối tượng nuôi phát sinh và lan truyền mầm bệnh Khi sự thay đổi lớnlàm ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả nuôi trồng

Yếu tố về nguồn lợi các giống loài thủy sản : Ngày nay do sự phát triểncủa tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sinh sản nhân tạo, di giống và thuần hóagiống thủy sản nuôi nên nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã giảm đi phần nào vaitrò quan trọng của nó Tuy nhiên đến nay nó vẫn rất có ý nghĩa trong việc duytrì sản xuất các đối tượng nuôi chưa sản xuất được giống nhân tạo, các loàinuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao của đối tượng, trong việc cần ghép gen đểtăng khả năng phù hợp với điều kiện sống của mỗi địa phương

2.1.6.2 : Các yếu tố về kinh tế -kĩ thuật.

Yếu tố vốn đầu tư : là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sảnxuất kinh doanh của mọi ngành kinh tế nói chung của nuôi trồng thủy sản nóiriêng Trong công tác về vốn đầu tư thì việc bố trí cơ cấu sử dụng vốn đầu tưhợp lý là hết sức cần thiết

Yếu tố giá thị trường: Là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trìnhsản xuất kinh doanh, cho cả các yếu tố sản xuất đầu vào và sản phẩm đầu racủa sản xuất Chọn đối tượng nuôi, thời điểm bán được giá cao là việc làmcần thiết của người nuôi thủy sản

Yếu tố áp dụng công nghệ và kĩ thuật tiên tiến: Bao gồm các khâu, từchuẩn bị sản xuất , sản xuất , đến bảo quản và chế biến, vận chuyển và tiêuthụ sản phẩm Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất , nóảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và giá thành cũng như giá bánsản phẩm

Yếu tố tổ chức sản xuất và quản lý: Là yếu tố quan trọng , mặc dù

nó cũng chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hiệu quả nuôi thủy sảnnhưng nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của nuôi thủy sản trên

Trang 32

một vùng cụ thể.

2.1.6.3 : Các yếu tố về kinh tế xã hội

Yếu tố chính sách: Là yếu tố cực kì quan trọng , mặc dù nó cũng chỉ cóảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hiệu quả sản xuất nhưng các chính sách sẽtạo ra môi trường kinh tế , kinh tế -xã hội thuận lợi, tạo những “cú hích” chophát triển nuôi thủy sản

Yếu tố nhu cầu thị trường : Là yếu tố cực kì quan trọng Việc điều tranắm bắt được nhu cầu thị trường là việc làm hết sức cần thiết khi muốn phấttriển một ngành sản xuất hàng hóa lớn

Yếu tố về trình độ của nguồn nhân lực: Có ảnh hưởng nhiều đến việctiếp thu các thông tin kinh tế , thị trường và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩthuật ,công nghệ tiên tiến…trong quá trình phát triển nuôi thủy sản

Yếu tố về mức sống và tích lũy: Có ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩmnuôi thủy sản và mức độ đầu tư cho nuôi thủy sản là yếu tố cần được nghiêncứu khi xây dựng các kế hoạch phát triển

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình về nuôi trồng thủy hải sản trên thế giới và Việt Nam

2.2.1.1 Tình hình chung về nuôi trồng thủy hải sản trên thế giới

Trong những năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy hải sản thế giới tăngtrưởng với tốc độ vừa phải Theo báo cáo mới nhất của FAO, năm 2102, sảnlượng nuôi trồng thủy sản đạt mức cao kỉ lục, 90,4 triệu tấn, tương đương144,4 tỷ USD; trong đó có 66,6 triệu tấn thủy sản các loại(137,7 tỷ USD) và23,8 tỷ tấn thực vật thủy sinh nuôi (chủ yếu là tảo biển), tương đương 6,4triệu USD Các đối tượng nuôi bao gồm cá có vẩy, động vật giáp xác, độngvật thân mềm, ếch, bò sát (không tính cá sấu) và các loại thủy sản khácphục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người Năm 2013, sản lượng nuôithủy sản đạt 70,5 triệu tấn, tăng 5,8%; trong đó, sản lượng các loài thực vậtthủy sinh là 26,1 triệu tấn Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng

Trang 33

ngày càng tăng trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu (158 triệu tấn), từ20,9% năm 1995 lên 32,4% năm 2005 và 40,3% năm 2010 và ở mức cao kỉlục là 42,2% trong năm 2012.

Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi toàn cầu 54%Châu Âu chiếm 18%

Các châu lục còn lại <15%

Do nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thủy sản nên sản lượng thủysản từ nuôi trồng ngày càng tăng trưởng Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây,sản lượng thủy sản tại các nước sản xuất chính có xu hướng giảm như Mỹ,Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Hàn Quốc Sản lượng các có vẩy có xu hướng giảm ởhầu hết các nước này trong khi sản lượng nhuyễn thể chỉ giảm ở một số nước.Nguyên nhân cho sự giảm sản lượng này là do cá được nhập khẩu từ các nước

có chi phí sản xuất thấp hơn, giá thành rẻ hơn

Trong giai đoạn 2000-2012, sản lượng nuôi toàn cầu có mức tăng trưởngtrung bình hàng năm là 6,2%, giảm so với mức tăng trưởng trong giai đoạn1980-1990 và giai đoạn 1990-200 tương ứng là 10,8% và 9,5% Giai đoạn1980-2013, sản lượng nuôi toàn cầu tăng trưởng ở mức 8,6%/ năm Sản lượngnuôi toàn cầu tăng gấp đôi, từ 32,4 triệu tấn trong năm 2000 lên mức 66,6triệu tấn năm 2012, châu Phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (11,7%) Tiếptheo là Mỹ La Tinh và vùng caribe, 10% Nếu không tính Trung Quốc, tốc độtăng trưởng nuôi trồng thủy sản của châu Á tăng 8,2%, cao hơn tốc độ tăngtrưởng trong giai đoạn 1980-1990(6,8%) và 1990-2000 (4,8%) Tốc độ tăngtrưởng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc giảm còn 5,5%, giảm mạnh so vớigiai đoạn 1980-1990 (17,3%) và 1990-2000 (12,7%) Châu Âu và châu ĐạiDương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, tương ứng là 2,9 và 3,5% Trái với xuhướng tăng trưởng tại các châu lục khác, kể từ năm 2005, sản lượng nuôi tạiBắc Mỹ giảm đều do sản lượng nuôi tại mỹ giảm

Trang 34

(Nguồn http://www.tongcucthuysan.gov.vn)

Sản lượng trong các môi trường nuôi

Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản thế giới được chia thành hai môitrường nuôi: Nuôi nội địa và nuôi biển Nuôi nội địa chủ yếu là nuôi trongmôi trường nước ngọt Nuôi biển bao gồm các hoạt động nuôi trên biển và các

cơ sở nuôi nước mặn trên bờ

Trong năm 2012, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 41.946 triệu tấn, chủyếu là do sự đóng góp của cá có vảy chiểm 92%, tương đương 38.599 triệutấn Động vật giáp xác chiếm 6% và các loài khác chỉ đóng góp 2%

Sản lượng nuôi trồng thủy nước mặn đạt 24.687 triệu tấn; trong đó,động vật thân mềm chiếm 60%, tương đương 14.884 triệu tấn, cá có vẩy1,5%, tương đương 5.552 triệu tấn, động vật giáp xác chiếm 15,8%, tươngđương 3.917 triệu tấn và các loài khác chiếm 10,7%

Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu (66,6 triệu tấn năm 2012),sản lượng cá có vảy chiếm 2/3 (tương đương 44,2 triệu tấn); trong đó, sảnlượng nuôi nước ngọt là 38,6 triệu tấn, nuôi nước mặn là 5,6 triệu tấn Xét vềmặt số lượng, sản lượng cá có vảy (nuôi trong môi trường nước mặn) chỉchiếm 12,6%, song về mặt giá trị, chúng chiếm 26,9%, tương đương 23,5 tỷ

Trang 35

USD Nguyên nhân là do các loài cá ăn thịt (như cá hồi Đại Tây Dương, cásong) chiếm sản lượng lớn trong tỷ trọng cá nước mặn và những loài này cógiá trị kinh tế cao hơn cá nuôi nước ngọt.

Năm 2012, sản lượng giáp xác chiếm 9,7% về khối lượng ( tươngđương 6,4 triệu tấn) và 22,4%về giá trị (tương đương 30,9 USD ).Xét về mặt

số lượng, sản lượng của động vật thân mềm đạt 15,2 triệu tấn, gấp đôi sảnlượng loài giáp xác; tuy nhiên giá trị chỉ bằng một nửa so với loài giáp xác.Thực tế một phần lớn sản lượng của động vật thân mềm là sản phẩm phụ củanuôi ngọc trai nước ngọt ở châu Á Một số loài thủy sản khác chỉ chiếm sảnlượng rất nhỏ, khoảng 0,9 tỷ tấn, được nuôi ở vài nước tại vùng Đông Á vàphục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương

Sự phát triển nhanh chóng của sản lượng nuôi nước ngọt phản ánh mộtthực tế là nuôi trồng thủy sản nước ngọt có nhiều điều kiện thuận lợi để pháttriển hơn nuôi biển Sản lượng từ nuôi nước ngọt hiện chiếm 57,9% trongtổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu Nuôi trồng thủy sản nước ngọtđóng góp to lớn trong việc cung cấp nguồn protein thực vật cho con người,đặc biệt là người dân ở các nước đang phát triển như Châu Á, Châu Phi vàChâu Mỹ latin Qua các hoạt động thúc đẩy sự phát triển bền vững, nuôi trồngthủy hải sản nước ngọt được trông đợi sẽ đóng vai trò hàng đầu trong việcđảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càngcao do dân số tăng nhanh tại các nước đang phát triển trong thời gian tới

2.2.1.2 NTTS của một số nước và khu vực trên thế giới

NTTS ở Trung Quốc

Trung Quốc luôn là nước sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản hàng đầuthế giới Bên cạnh đó, sự lớn mạnh đáng kinh ngạc của nhu cầu tiêu thụ nộiđịa khiến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới,sau Mỹ và Nhật Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc 19,6 tỷUSD, nhập khẩu 8 tỷ USD FAO ước tính, Trung Quốc có 8.000 - 10.000 nhà

Trang 36

máy chế biến thủy sản, tổng công suất hơn 24 triệu tấn/năm.

NTTS ở Nhật Bản

Nhật Bản là siêu cường thủy sản theo góc độ khả năng xuất khẩu Sảnphẩm thủy sản đánh bắt và nuôi tại Nhật chủ yếu phục vụ nội địa Nhật Bảnxếp vị trí thứ 6 trong lĩnh vực khai thác thủy sản Năm 2012, nước này thuhoạch 3,6 triệu tấn (theo FAO) Năm 2013, sản lượng thủy sản đánh bắt vànuôi trồng 4,73 triệu tấn Nhật Bản có ngành thủy sản phát triển từ lâu đời,với nhiều nghề truyền thống; có chợ cá Tsukiji lớn nhất thế giới Do đó, NhậtBản có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới thủy sản toàn cầu; vị thế top đầu của

Trang 37

Nhật trong làng thủy sản thế giới không chỉ đơn thuần được đánh giá qua con

số sản lượng, năng suất

NTTS ở Mỹ

Năm 2012, ngư dân Mỹ khai thác 4,48 triệu tấn cá và giáp xác, đạt giá trị5,5 tỷ USD Sản xuất cá tuyết Alaska, cá hồi, cá mòi dầu Pacific luôn đứngđầu Năm 2013, sản lượng khai thác đạt 1,36 triệu tấn cá tuyết; 484.972 triệutấn cá hồi; chủ yếu xuất khẩu sang châu Á, châu Phi Sản lượng cá mòi dầuAtlantic đứng thứ 2 sau cá minh thái Alaska Năm 2013, sản lượng khai thác

cá mòi dầu 655.423 tấn, chủ yếu làm thực phẩm cho người dưới dạng tinh dầu

cá, omega 3, một phần nhỏ để chế biến thức ăn gia súc, thủy sản ( Nguồn:Thuysanvietnam.com.vn)

2.2.1.3 Tình hình chung về nuôi trồng thủy hải sản ở Việt Nam

Ở Việt Nam nghề NTTS cũng phát triển rất nhanh, góp phần tích cựctrong công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nhân dân, giảiquyết lao động việc làm giúp cho quá trình CNH-HĐH đất nước Theo kếtquả thống kê ở các tỉnh/thành phố, năm 2010, cả nước có trên 1 triệu ha mặtnước nuôi trồng thủy sản, bình quân giai đoạn 2001 – 2010, tăng 4,2%/năm.Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm nhiều nhất với 70,19% tổngdiện tích, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng 11,64% Năm 2012, tổngdiện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt 1.200.000 ha với tốc độ tăngbình quân 4,3%/năm giai đoạn 2001 - 2012

Trang 38

Bảng 2.1 : Hiện trạng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc giai đoạn

núi phía Bắc 20.900 31.100 36.200 37.900 40.000 44.640Bắc trung Bộ và

duyên hải miền

Trung

54.800 73.600 78.900 77.900 79.600 80.529

Đông nam Bộ 41.500 51.800 53.400 52.700 51.500 54.680Đồng bằng sông

Cửu Long 546.800 679.900 723.800 752.206 737.600 769.048

Tổng cộng 755.300 952.500 1.018.800 1.052.66 1.044.700 1.095.618

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sở NN&PTNT các tỉnh năm 2010)

Tính đến năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt 2,74 triệutấn thủy sản các loại Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long đóng góp caonhất với 70,94% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn quốc Về tốc độ tăngtrưởng sản lượng thủy sản đạt 16,2%/năm (2001 – 2010), trong đó, vùngđồng bằng sông Cửu Long có mức tăng trưởng về sản lượng cao nhất đạt17,8%/năm Đến năm 2012, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt3.200.000 tấn với tốc độ tăng bình quân 14,7%/năm

Trang 39

Bảng 2.2 : Hiện trạng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn quốc giai đoạn

núi phía Bắc 20.953 29.487 37.005 48.849 55.374 78.913Bắc trung Bộ

và duyên hải

miền Trung

59.323 84.810 114.422 141.245 174.238 201.961

Tây Nguyên 8.012 10.958 11.344 13.017 16.122 18.864Đông nam Bộ 45.259 62.376 78.138 89.412 91.308 104.943Đồng bằng

sông Cửu Long444.394 634.798 1.002.805 1.526.557 1.869.484 1.945.930

Tổng cộng 709.891 1.003.095 1.477.981 2.123.280 2.569.910 2.742.888

( Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sở NN&PTNT các tỉnh 2010)

Tính đến năm 2010, nuôi trồng thủy sản tăng mạnh cả về sản lượng lẫngiá trị Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 triệu tấn, tăng gấp 5,42 lần sovới năm 2000, bình quân tăng 15,13%/năm; giá trị sản lượng nuôi trồng thủysản đạt 82,80 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 5,42 lần so với năm 2000, bình quântăng 15,12%/năm Năm 2012, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm đạt 6,2 tỷUSD, tăng gấp 4,2 lần so năm 2000, bình quân tăng 12,69%/năm góp phầnđưa ngành thủy sản vào tốp 10 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầuthế giới Cơ cấu ngành kinh tế thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, vàhiệu quả giảm dần tỷ trọng sản lượng và giá trị từ khai thác thủy sản và tăngmạnh tỷ trọng sản lượng và giá trị từ nuôi trồng thủy sản; tỷ trọng giá trị sản

Trang 40

lượng nuôi trồng thủy sản từ chiếm 36,23% năm 2000 tăng lên, chiếm66,90% năm 2012 Sự chuyển đổi này chủ yếu do thị trường tác động, nguồncung từ khai thác thủy sản không đáp ứng đủ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùngvẫn ngày một tăng lên, để bù vào sự thiếu hụt đó đã kích thích lĩnh vực nuôitrồng thủy sản phát triển, nhằm chủ động sản xuất và đáp ứng thị trường trong

và ngoài nước

Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam chiếm 3,7% thị phần trên thế giới và0,3% tổng kim ngạch của toàn thế giới Theo qui ước, nhóm sản phẩm nào cóthị phần cao hơn chỉ số này được coi là “vượt mức” tức là có đủ năng lựccạnh tranh Ba khối thị trường chính của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam làNhật Bản, Mỹ và EU với khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Ngoài

ra, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mớiphát triển như: Đông Âu, TrungĐông, châuMỹ

Nhận định về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, ông Andun Lem, cán bộ

Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng: “Việt Nam hiện nay

không chỉ là một nước đi đầu trong xuất khẩu nông sản với các mặt hàng như

cà phê, điều mà đã trở thành 1 trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới Tôi đánh giá cao về điều này và mong muốn hợp tác với Việt Nam trong việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như kinh phí để phát triển nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam, cũng như chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cho những nước khác”

( Nguồn http://tinkinhte.com) 2.2.1.4 Các chủ trương chính sách của Đảng , Nhà nước liên quan đến phát triển NTTS ở Việt Nam

Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về sử dụng đất vàmặt nước, thuế, khuyến khích phát triển nuôi trống thủy sản, mở rộng thịtrường sản phẩm thủy sản, bao gồm các chính sách sau:

+ Quyết định số 103/2000/NQ-TTg ngày 25/8/2000 của thủ tướng

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kiên Cường (2006), Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi thủy sản huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam- Luận văn thạc sĩ khoa học Kinh Tế Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Kiên Cường (2006), "Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các môhình nuôi thủy sản huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam- "Luận văn thạc sĩkhoa học Kinh Tế Trường Đại học "Nông
Tác giả: Nguyễn Kiên Cường
Năm: 2006
2. Đào Văn Diện (2011), Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương- khóa luận tốt nghiệp đại học, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Văn Diện (2011), "Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hìnhnuôi trồng thủy sản tại xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh HảiDương-
Tác giả: Đào Văn Diện
Năm: 2011
3. Vũ Đình Thắng (2005), Giáo trình kinh tế Nông Nghiệp, NXB Hà Nội . 4. Nguyễn Quốc Pháp (2009), So sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình nuôi tôm sú thâm canh và quảng canh cải tiến của tỉnh Bạc Liêu- Luận văn tôt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Đình Thắng (2005)," Giáo trình kinh tế Nông Nghiệp", NXB Hà Nội ."4." Nguyễn Quốc Pháp (2009), "So sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hìnhnuôi tôm sú thâm canh và quảng canh cải tiến của tỉnh Bạc Liêu-
Tác giả: Vũ Đình Thắng (2005), Giáo trình kinh tế Nông Nghiệp, NXB Hà Nội . 4. Nguyễn Quốc Pháp
Nhà XB: NXB Hà Nội ."4." Nguyễn Quốc Pháp (2009)
Năm: 2009
5. Đỗ Trọng Dũng ( 2012), Đánh giá hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân huyên Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh- Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Trọng Dũng ( 2012), " Đánh giá hiệu quả kinh tế trong nuôi trồngthủy sản ở các hộ nông dân huyên Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh-
6. Phạm Thị Hường (2013), Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Thụy Hải, Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình- khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Hường (2013), "Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số môhình nuôi trồng thủy sản tại xã Thụy Hải, Huyện Thái Thụy, tỉnh TháiBình-
Tác giả: Phạm Thị Hường
Năm: 2013
7. Tổng cục thủy sản, http://www.tongcucthuysan.gov.vn tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục thủy sản
8. Tổng cục thống kê, sở NN&amp; PTNT các tỉnh năm 2010, tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam GĐ 2001-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục thống kê, sở NN& PTNT các tỉnh năm 2010
9. Thủy sản việt nam, http://thuysanvietnam.com.vn NTTS của một số nước khu vực trên thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủy sản việt nam
10. Phòng thống kê xã Nam Thịnh, báo cáo tổng kết KT-XH xã Nam Thịnh năm 2012, 2013,2014, UBND xã Nam Thịnh- huyện Tiền Hải- tỉnh Thái Bình Khác
1. Họ và tên chủ hộ……………………… Tuổi: ……2. Giới tính:Nam Nữ3. Địa chỉ:- Thôn: ……….- Xã : ……… Khác
5. Số nhân khẩu: ………………. NgườiTrong đó: Nam…….từ 16 tuổi trở lên……….Nữ………từ 16 tuổi trở lên…… Khác
6. Số lao động tham gia vào NTTS-Lao động gia đình: …………….. (người) - Lao động đi thuê: ……………… (người) 7. Mô hình nuôi hiện tạiThâm canh Bán thâm canhQuảng canh Quảng canh cải tiếnPhần II: Thông tin về hoạt động NTTS Khác
3. Diện tích NTTS qua các nămNăm sản xuất 2011 2012 2013 2014Diện tích (1000 m 2 ) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w