Các giải pháp

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh- Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình (Trang 96)

4.5.2.1 Giải pháp về giống

Giống thủy sản là một trong những yếu tố then chốt quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như tính ổn định của quá trình nuôi. Đối

với vùng tập tập trung nuôi trồng ta cần nuôi chủ đạo nuôi những giống cho năng suất cao như: Tôm sú, cá vược…

Cần tìm nguồn cung ứng giống ổn định uy tín, cung cấp đủ và đảm bảo yêu cầu về chất lượng nguồn giống. Cần có một ban kiểm tra chất lượng con giống mà người dân mua từ nơi cung ứng để đảm bảo chất lượng đàn giống.

Đẩy mạng việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật phục vụ mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với sản xuất và thị trường trên mọi lĩnh vực, đặc biệt ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống và NTTS. Xây dựng và phục hổi các trại giống của xã cung cấp nguồn giống đầy đủ đảm bảo chất lượng.

4.5.2.2 Giải pháp về kĩ thuật

Nuôi trồng theo hướng thâm canh và bán thâm canh, phải cải tạo toàn bộ hệ thống sông tiêu, song dẫn, khơi sâu dòng chảy, đổ các trục đường cầu qua song dẫn qua các dong của từng khu vực đầm, chạy dài theo tuyến ngoài, đầu của đầm. Quy hoạch mỗi dong đầm là một song tiêu và một song cấp nước 2 bên để tránh lây lan bệnh từ khu vực nuôi thả này đến khu vực nuôi thả khác ,tránh việc nước thải của đầm này lại là nước cấp của đầm kia gây khó khan cho việc quản lí và sử dụng môi trường nước.

4.5.2.3 Giải pháp về vốn.

Vốn là điều kiện cần thiết cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của vụ, vốn còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và HQKT trong NTTS. Do đó giải pháp về vốn nhằm nâng cáo HQKT trong NTTS bao gồm cả giải pháp huy động và sử dụng vốn là cần thiết. Để đạt được điều này cần có sự tham gia của nhà nước và hộ nông dân NTTS.

Về phía nhà nước cần mở rộng hơn nữa các chương trình cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hơn tới tận tay người nông dân thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng, các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Các phương pháp thanh toán phải phù hợp với đặc điểm và chu kì của sản

xuất nông nghiệp, tức là ngân hàng hay các tổ chức tín dụng chỉ thu hồi vốn vào các thời điểm mà các hộ đã thu hoạch xong. Đồng thời giảm bớt các thủ tục rườm rà để người dân không thấy quá khó khăn phức tạp khi vay vốn nhằm khuyến khích người dân tích cực đầu tư vào NTTS.

Về phía hộ NTTS cần huy động nguồn vốn tự có của gia đình, vốn vay từ bạn bè, người thân…. Quan trọng hơn là xây dựng đc kế hoạch sử dụng và phân bổ vốn cho tưng khâu sản xuất sao cho hợp lý vào hiệu quả đồng vốn cao nhất.

4.5.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTTS. Tại xã Nam Thịnh lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực NTTS ngày một tăng nhưng chưa phải ai cũng được thông qua đào tạo nên cần có kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn lao động bắng cách:

- Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kĩ thuật và kĩ năng quản lý thủy sản cho các cán bộ quản lý hiện thời chưa được đào tạo về ngành thủy sản. Công tác đào tạo cần được thực hiện thường xuyên hàng năm đặc biệt là các lớp tập huấn về kĩ thuật mới.

- Tập huấn cho nông dân: Các bộ phận quản lý thủy sản nên phối hợp với các bộ phận khuyến nông và khuyến ngư để mở các lớp tập huấn cho nông dân hàng vụ hàng năm. Đặc biệt là các lớp tập huấn đầu bờ, xây dựng các mô hình điểm để giúp người dân tiếp cận trực tiếp nhanh với tiến bộ kĩ thuật trong ngành thủy sản. Cần mở rộng và tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn về kĩ thuật nuôi trồng cũng như phát hiện bệnh dịch để phòng và chống các dịch bệnh đối với các đối tượng nuôi trồng được áp dụng tại địa bàn.

Bên cạnh việc học hỏi thông qua tập huấn, người lao động cũng cần phải chủ động tham khảo tài liệu sách báo, xem tivi đặc biệt là học hỏi trực tiếp các mô hình thành công của địa phương cũng như các vùng lân cận để tăng thêm kinh nghiệm nuôi trồng.

4.5.2.5 Giải pháp về thị trường

Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất đối với tất các ngành kinh doanh. Đối với việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản thì nó lại càng quan trọng hơn bời vì các sản phẩm thủy sản là những hàng hóa có tính đặc trưng mau ươn dễ thối. Vậy nên trong quá trình tiêu thụ sản phẩm việc mở rộng và tiếp cận thị trường là vấn đề mang tính quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.

Đối với thị trường các yêu tố đầu vào: Để phục vụ cho nhu cầu các yếu tố đầu vào khi phát triển khi thành vùng sản xuất hàng hóa mới, thị trường các yếu tố đầu vào của xã cần hoàn thiện và đồng bộ. Đối với các yếu tố đầu vào quan trọng yêu cầu chất lượng cao như: con giống, thức ăn, dịch vụ kĩ thuật, thuốc và hóa chất phòng trừ dịch bệnh và cải tạo môi trường cho nuôi trồng thủy sản cần tiến tới hình thành một thị trường có sự quản lí, giám sát thống nhất của cơ quan có trách nhiệm.

Đối với thị trường đầu ra, tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng do tính chất đặc trưng của thủy sản. Hiện nay tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thủy sản là tự do trên thị trường, chưa có sự xuất hiện của những tổ chức thu mua, vì vậy trong thời gian tới cần

-Cần xây dựng một số cơ sở chế biến để tiêu thụ sản phẩm thủy sản thu hoạch trong lúc thời vụ để tránh tình trạng giá cả xuống thấp quá, làm giảm hiệu quả sản xuất của hộ. Giúp cho khâu bảo quản trong quá trình vận chuyển đến những nơi khác diễn ra thuận lợi hơn.

-Khi đã có cơ sở chế biến cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thủy sản nâng cao năng lực tiếp thị, xây dựng , quảng bá thương hiệu, thực hiện đăng kí nhẫn hiệu hàng hóa.

-Đẩy mạnh công tác tiếp thị mở rộng thị trường đặc biệt chú ý đên các thành phố lớn và thị trường nước ngoài.

-Hình thành các bộ phận nghiên cứu thị trường cho các sản phẩm thủy sản, để nắm bắt được sự biến động của nhu cầu thị trường , hướng dẫn đầu tư

cho nhà sản xuất kịp thòi đón bắt được các cơ hội cung cấp sản phẩm cũng như kịp thời đưa vào nuôi trồng những sản phẩm được thị trường ưa chuộng.

-Thông tin thị trường sản phẩm thủy sản là nhu cầu rất thiết thực và thường xuyên của các chủ hộ nuôi trồng thủy sản. Vì vậy cần tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường giá cả rên cơ sở giao nhiệm vụ chính thức và cung cấp nhanh thường xuyên.

4.5.2.6 Giải pháp về khuyến ngư

Hoạt động khuyến ngư là một trong những giải pháp quan trọng trong việc phát triển NTTS. Nó giống như công việc truyền bá tư tưởng, thay đổi suy ngĩ của người dân cũng như cán bộ về NTTS. Hay nói cách khác hoạt động khuyến ngư cần làm tốt công tác nâng cao nhận thức của tất cả những người tham gia NTTS bằng cách:

-Tiếp tục công tác tuyên truyền cho người dân tích cực tham gia vào NTTS, tránh tình trạng đầm ao để hoang, lãng phí đất canh tác, thường xuyên mở các đợt tập huấn cho ngươi dân về kỹ thuật NTTS.

-Đẩy mạnh công tác chuyển giao kĩ thuật , công nghệ tiên tiến trong sản xuất thủy sản.

-Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư nhân rộng các mô hình tốt trong các lĩnh vực sản xuất thủy sản. Áp dụng them nhiều đối tượng thủy sản phù hợp vào mô hình nuôi để tăng hiệu quả sản xuất

-Nêu rõ tâm quan trọng về dinh dưỡng của sản phẩm thủy sản, giá trị ưu việt đê thúc đẩy thị trường tiêu thụ nội địa, từ đó có ý thức bảo vệ nguồn lợi và phát triển NTTS.

4.5.2.7 Giải pháp về chính sách

Chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng phát triển NTTS của cả vùng. Vì vậy trong thời gian tới UBND xã đã có những phương hướng khuyến khích phát triển NTTS như sau:

-Quy hoạch diện tích NTTS đảm bảo tính hợp lí, tập trung và đồng bộ. Ao nuôiphải phù hợp với quy hoạch chung, thuận lợi cho việc cấp và thoát nước. Căn cứ vào điều kiện thực tế để thiết kế ao nuôi phải đảm bảo phù hợp

với yêu cầu kỹ thuật. Bờ ao phải được xây dựng kiên cố vững chắc không rò rỉ và phải có cống lấy nước và tiêu nước hợp lí

-Tăng cường khai thác tiềm năng thế mạnh của ngành kinh tế biển cả trên lĩnh vực khai thác nuôi trồng , lấy nuôi trồng làm trọng tâm. Tăng cường đầu tư hợp tác mở rộng sản xuất phát triển thương mại , nghề chế biến

-Tiếp tục quy hoạch và sử dụng bãi triều , nhà nước các cấp có quy chế cụ thể đối với quyền lợi nghĩa vụ người sử dụng khai thác bãi triều để nuôi trồng khai thác thủy sản.

Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển NTTS trong việc cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, góp phần làm tăng trưởng kinnh tế quốc gia. Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” đề tài đã giải quyết được một số vấn đề như sau:

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả và NTTS thông qua các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nội dung và các mô hình NTTS. Đồng thời làm rõ các phương pháp tính toán HQKT, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả. Cơ sở lý luận được bổ sung qua các nghiên cứu thực tiễn và tình hình NTTS của Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm khi nghiên cứu hiệu quả, đặc biệt là HQKT của các mô hình NTTS.

(2) Nghiên cứu đánh giá được thực trạng NTTS của xã:

- Nghề NTTS trong những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ về diện tích cũng như sản lượng của đối tượng nuôi. Với tổng diện tích NTTS năm 2013 là 247,03 thì đến năm 2014 diện tích nuôi là 265,93 ha giúp cho18,9ha đất trước đó bị người dân bỏ hoang vì trồng lúa không đạt hiệu quả được đem vào sử dụng, góp phần cải tạo môi trường, không làm lãng phí TNNT. Không những thế NTTS đã góp phần vào vấn đề giải quyết việc làm cho hơn 2000 lao động tham gia vào NTTS làm giảm tình trạng lao động thất nghiệp đem về thu nhập cho gia đình. Năm 2014 ngành kinh tế biển đạt 311 tỷ đồng trong đó NTTS đạt trên 40 tỷ đồng góp phần lớn vào thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây. Rộng ra là giúp cho nền kinh tế của xã phát triển , không những thế sự phát triển của ngành NTTS còn kéo theo ngành khác phát triển như: công nghiệp và thương mại dịch

vụ...góp phần đẩy mạnh công bằng xã hội.

- So sánh HQKT của các mô hình NTTS: Với tôm sú xét trên kết quả và hiệu quả kinh tế trên mức đầu tư thì nên nuôi trông theo mô hình bán thâm canh vì bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu về được 2,6 tr.đ/ha, còn xét trên giá trị trên 1 công lao động tạo ra thì ta nên nuôi trồng theo mô hình thâm canh vì với 1 công lao động bỏ ra sẽ thu về mức thu nhập hỗn hợp lớn nhất là 260 nghìn đồng/ngày. Với tôm thẻ thì khi xét HQKT trên 1 đồng chi phí, và ngày công lao động bỏ ra thì nuôi theo mô hình bán thâm canh đều cho ta kết quả cao nhất, cụ thể bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ tạo ra 2,84 đồng giá trị sản xuất, 1 ngày công lao động tạo ra 470 nghìn đồng/ ngày. Còn với cá vược và cá song thì nuôi trồng theo mô hình quảng canh cải tiến sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất do các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mô hình này đem lại đều cao hơn 2 mô hình còn lại. Cụ thể với 1 đồng chi phí bỏ ra nuôi cá vược sẽ tạo ra 2,93 đồng giá trị sản xuất, nuôi cá song sẽ tạo ra 2,39 đồng giá trị sản xuất, 1 ngày công lao động nuôi cá vược sẽ tạo ra 250 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, còn nuôi cá song sẽ tạo ra 440 nghìn đồng.

(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản, đó là: Môi trường tự nhiên; Lượng vốn đầu tư; Chất lượng và trình độ lao động; quy mô sản xuất; Các công tác khuyến ngư tuyên truyền; Nguồn gốc và chất lượng con giống, Chính sách của nhà nước.

(4) Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT của các mô hình NTTS:

Xây dựng và phục hồi các trại giống cũ của xã nhằm cung cấp đầy đủ và đảm bảo chất lượng con giống, thúc đẩy mối quan hệ giữa các nông dân với các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bà con vay vốn phát triển NTTS, Cải thiện môi trường thông qua việc hoàn thiện hệ thống đê bao, cống thoát nước..Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ thủy sản, nâng cao hiểu biết của bà con thông qua tuyên truyền, tăng cường tập huấn về NTTS cho người dân.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

Chính quyền cần có sự đầu tư hợp lý về cả lao động và vốn để khai thác thế mạnh về NTTS tại xã, đầu tư trước mắt là các đầu tư về quy hoạch phát triển nuôi thủy sản, quy hoạch chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang đất NTTS soa cho có hiệu quả nhất.

Ngành NTTS càng ngày càng phát triển, những người có điều kiện tiếp xúc với nguồn lợi này càng ngày càng giàu ,có cơ hội sử dụng diện tích đất mà họ đang sử dụng lâu hơn như thế những người khác sẽ mất đi cơ hội tiếp cận với nguồn lợi từ NTTS mang lại, dẫn tới sự mất công bằng trong vấn đề hưởng lợi từ tài sản chung của cộng đồng. Để giảm bớt sự không công bằng này, chính quyền địa phương nên có chính sách thống nhất về các khoản phải nộp của các hộ gia đình kinh doanh snar xuất trên quỹ đất chung, thực hiện phân phối lại thu nhập, để cả cộng đồng đều được hưởng lợi ích từ NTTS.

Quy hoạch hệ thông thủy lợi hợp lí, xây dựng thêm hệ thống cống nước. xậy dựng hệ thống đê bao vững chắc đảm bảo an toàn cho đầm vùng khi mùa bão lũ đến.

Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm thủy sản tại địa phương.

Xây dựng các trại giống đảm bảo chất lượng nhằm cung cấp lượng giống tốt và đáp ứng nhu cầu về giống của bà con.

5.2.2 Kiến nghị đối với hộ nuôi trồng thủy sản.

Người nuôi không ngừng học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết về kĩ thuật NTTS, tích cực tham gia các chương trình khuyến ngư để nâng cao kinh nghiệm.

Thực hiện nghiêm túc việc xử lí nước thải trước khi đổ ra môi trường để hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước ngầm làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi lân cận và kết quả sản xuất lâu dài.

Tích cực tìm hiểu về thị trường và nâng cao trình độ , phương thức quản lí có hiệu quả nhất. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh- Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình (Trang 96)

w