Tình hình chung

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh- Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình (Trang 59)

Là một xã nằm ven biển của huyện Tiền Hải, Nam Thịnh có lợi thế trong nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Nơi đây ngành kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế xã, tiềm năng là rất lớn, nhưng thật chất để khai thác hết tiềm năng đó thì vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ. Năm 1990 xã đã bắt đầu có kế hoạch cho nhân dân đấu đất bãi ven biển đắp quai làm đầm vùng. Một số hộ giám nghĩ giám làm đã mạnh giạn vay vốn và hợp đồng thuê bãi triều để quai vùng NTTS . Từ đó nghề nuôi trồng đầm vùng bắt đầu phát triển. Hầu hết diện tích

bãi biển có khả năng quy vùng đều đã được khai thác và sử dụng. Phương thức chủ yếu là thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến.. với các sản phẩm tự nhiên kết hợp với nuôi thả như tôm, cua, cá các loại, rong câu....

Tổng diện tích vùng đầm cho đấu là 196ha kết quả nuôi trồng qua các năm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng con giống, kinh nghiệm nuôi trồng, kĩ thuật chăm sóc, môi trường, thời tiết khí hậu thuận hòa, không gặp bão gió lớn, sản lượng thu được của các năm không ổn định năm cao năm thấp. Rút ra điều kiện kinh nghiệm vói điều kiện thực tại và điều kiện môi trường tự nhiên của nam Thịnh thì nên nuôi trồng theo xu thướng thâm canh và bán thâm canh thì hiệu quả phù hợp hơn, còn nuôi quảng canh sẽ lãng phí nguồn lực hiệu quả không cao.

Diện tích vùng đầm mỗi ngày cãng được mở rộng, từ kinh tế đầm vùng nhiều hộ đã giàu lên nhanh chóng với chất lượng thủy sản tốt .Hàng năm Nam Thịnh đều được trung tâm khuyến ngư của huyện và sở thủy sản Thái Bình tổ chức tập huấn và chuyển giao công nghệ nuôi tôm sú, tôm thẻ và các loại cua ,cá thủy sản khác. Tuy năng suất sản lượng có giá trị chưa cao so với yêu cầu đặt ra nhưng cơ bản đã chứng minh phương thức sản xuất nuôi trồng đưa lại hiệu quả mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Từ những mục tiêu lợi ích trên, cấp ủy chính quyền địa phương đã xây dựng quy hoạch được tỉnh và huyện chấp nhận cho chuyển đổi 50ha đất trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản , với dự án đầu tư trên 10tr/ha theo nghị quyết tỉnh đẩng bộ lần thứ 16 cụ thể hóa nghị quyết 04 của tỉnh Thái Bình đầu tư cho cải tạo hệ thống song cấp dẫn và tiêu nước, nhằm đảm bảo tốt môi trường nước và thuận tiện cho việc điều hành lấy nước ra vào phục vụ nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh- Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w