2.2.1.1 Tình hình chung về nuôi trồng thủy hải sản trên thế giới
Trong những năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy hải sản thế giới tăng trưởng với tốc độ vừa phải. Theo báo cáo mới nhất của FAO, năm 2102, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt mức cao kỉ lục, 90,4 triệu tấn, tương đương 144,4 tỷ USD; trong đó có 66,6 triệu tấn thủy sản các loại(137,7 tỷ USD) và 23,8 tỷ tấn thực vật thủy sinh nuôi (chủ yếu là tảo biển), tương đương 6,4 triệu USD. Các đối tượng nuôi bao gồm cá có vẩy, động vật giáp xác, động vật thân mềm, ếch, bò sát (không tính cá sấu) và các loại thủy sản khác phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Năm 2013, sản lượng nuôi thủy sản đạt 70,5 triệu tấn, tăng 5,8%; trong đó, sản lượng các loài thực vật thủy sinh là 26,1 triệu tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu (158 triệu tấn), từ 20,9% năm 1995 lên 32,4% năm 2005 và 40,3% năm 2010 và ở mức cao kỉ
lục là 42,2% trong năm 2012.
Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi toàn cầu 54% Châu Âu chiếm 18%
Các châu lục còn lại <15%
Do nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thủy sản nên sản lượng thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng trưởng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, sản lượng thủy sản tại các nước sản xuất chính có xu hướng giảm như Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Hàn Quốc. Sản lượng các có vẩy có xu hướng giảm ở hầu hết các nước này trong khi sản lượng nhuyễn thể chỉ giảm ở một số nước. Nguyên nhân cho sự giảm sản lượng này là do cá được nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất thấp hơn, giá thành rẻ hơn.
Trong giai đoạn 2000-2012, sản lượng nuôi toàn cầu có mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,2%, giảm so với mức tăng trưởng trong giai đoạn 1980-1990 và giai đoạn 1990-200 tương ứng là 10,8% và 9,5%. Giai đoạn 1980-2013, sản lượng nuôi toàn cầu tăng trưởng ở mức 8,6%/ năm. Sản lượng nuôi toàn cầu tăng gấp đôi, từ 32,4 triệu tấn trong năm 2000 lên mức 66,6 triệu tấn năm 2012, châu Phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (11,7%). Tiếp theo là Mỹ La Tinh và vùng caribe, 10%. Nếu không tính Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của châu Á tăng 8,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1980-1990(6,8%) và 1990-2000 (4,8%). Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc giảm còn 5,5%, giảm mạnh so với giai đoạn 1980-1990 (17,3%) và 1990-2000 (12,7%). Châu Âu và châu Đại Dương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, tương ứng là 2,9 và 3,5%. Trái với xu hướng tăng trưởng tại các châu lục khác, kể từ năm 2005, sản lượng nuôi tại Bắc Mỹ giảm đều do sản lượng nuôi tại mỹ giảm.
(Nguồn http://www.tongcucthuysan.gov.vn)
Sản lượng trong các môi trường nuôi
Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản thế giới được chia thành hai môi trường nuôi: Nuôi nội địa và nuôi biển. Nuôi nội địa chủ yếu là nuôi trong môi trường nước ngọt. Nuôi biển bao gồm các hoạt động nuôi trên biển và các cơ sở nuôi nước mặn trên bờ.
Trong năm 2012, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 41.946 triệu tấn, chủ yếu là do sự đóng góp của cá có vảy chiểm 92%, tương đương 38.599 triệu tấn. Động vật giáp xác chiếm 6% và các loài khác chỉ đóng góp 2%.
Sản lượng nuôi trồng thủy nước mặn đạt 24.687 triệu tấn; trong đó, động vật thân mềm chiếm 60%, tương đương 14.884 triệu tấn, cá có vẩy 1,5%, tương đương 5.552 triệu tấn, động vật giáp xác chiếm 15,8%, tương đương 3.917 triệu tấn và các loài khác chiếm 10,7%.
Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu (66,6 triệu tấn năm 2012), sản lượng cá có vảy chiếm 2/3 (tương đương 44,2 triệu tấn); trong đó, sản lượng nuôi nước ngọt là 38,6 triệu tấn, nuôi nước mặn là 5,6 triệu tấn. Xét về mặt số lượng, sản lượng cá có vảy (nuôi trong môi trường nước mặn) chỉ chiếm 12,6%, song về mặt giá trị, chúng chiếm 26,9%, tương đương 23,5 tỷ
song) chiếm sản lượng lớn trong tỷ trọng cá nước mặn và những loài này có giá trị kinh tế cao hơn cá nuôi nước ngọt.
Năm 2012, sản lượng giáp xác chiếm 9,7% về khối lượng ( tương đương 6,4 triệu tấn) và 22,4%về giá trị (tương đương 30,9 USD ).Xét về mặt số lượng, sản lượng của động vật thân mềm đạt 15,2 triệu tấn, gấp đôi sản lượng loài giáp xác; tuy nhiên giá trị chỉ bằng một nửa so với loài giáp xác. Thực tế một phần lớn sản lượng của động vật thân mềm là sản phẩm phụ của nuôi ngọc trai nước ngọt ở châu Á. Một số loài thủy sản khác chỉ chiếm sản lượng rất nhỏ, khoảng 0,9 tỷ tấn, được nuôi ở vài nước tại vùng Đông Á và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương.
Sự phát triển nhanh chóng của sản lượng nuôi nước ngọt phản ánh một thực tế là nuôi trồng thủy sản nước ngọt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nuôi biển. Sản lượng từ nuôi nước ngọt hiện chiếm 57,9% trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đóng góp to lớn trong việc cung cấp nguồn protein thực vật cho con người, đặc biệt là người dân ở các nước đang phát triển như Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ latin. Qua các hoạt động thúc đẩy sự phát triển bền vững, nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt được trông đợi sẽ đóng vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao do dân số tăng nhanh tại các nước đang phát triển trong thời gian tới.
2.2.1.2 NTTS của một số nước và khu vực trên thế giới
NTTS ở Trung Quốc
Trung Quốc luôn là nước sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh đáng kinh ngạc của nhu cầu tiêu thụ nội địa khiến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nhật. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc 19,6 tỷ USD, nhập khẩu 8 tỷ USD. FAO ước tính, Trung Quốc có 8.000 - 10.000 nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất hơn 24 triệu tấn/năm.
Năm 2012, Indonesia sản xuất 15,2 triệu tấn thủy sản; trong đó, sản lượng đánh bắt 5,8 triệu tấn, nuôi 9,4 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2013 đạt 5,7 tỷ USD. Indonesia cũng là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm và cá ngừ. Theo Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các trại nuôi tôm tại Indonesia giai đoạn 2012 - 2015 đạt 10,7%. Theo Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia, ngành thủy sản góp 5,2% cho GDP.
NTTS ở Ấn Độ
Ngành thủy sản Ấn Độ tăng trưởng vượt bậc khi sản lượng tăng 11 lần suốt 6 thập kỷ qua, từ 0,75 triệu tấn/năm 1950 - 1951 lên 9,06 triệu tấn/năm 2012 - 2013 (theo FAO). Thủy sản nuôi chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng, đạt 4,43 triệu tấn, tương đương 3,5 tỷ USD; trong đó cá chép 4,1 triệu tấn, cá nước ngọt chủ yếu tiêu thụ nội địa, tôm dành để xuất khẩu. Ấn Độ là nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới, cung cấp cho thị trường thế giới gần 271.000 tấn thủy sản (2012 - 2013). Quốc gia này là một trong những nguồn thủy sản cốt lõi ở Đông Nam Á, với thị phần 23,1% về giá trị. EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Ấn Độ, chiếm 22,1%; tiếp đến là Mỹ (21,2%), Nhật Bản (10,6%), Trung Quốc (7,6%), Trung Đông (5,9%).
NTTS ở Nhật Bản
Nhật Bản là siêu cường thủy sản theo góc độ khả năng xuất khẩu. Sản phẩm thủy sản đánh bắt và nuôi tại Nhật chủ yếu phục vụ nội địa. Nhật Bản xếp vị trí thứ 6 trong lĩnh vực khai thác thủy sản. Năm 2012, nước này thu hoạch 3,6 triệu tấn (theo FAO). Năm 2013, sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng 4,73 triệu tấn. Nhật Bản có ngành thủy sản phát triển từ lâu đời, với nhiều nghề truyền thống; có chợ cá Tsukiji lớn nhất thế giới. Do đó, Nhật Bản có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới thủy sản toàn cầu; vị thế top đầu của Nhật trong làng thủy sản thế giới không chỉ đơn thuần được đánh giá qua con số sản lượng, năng suất.
NTTS ở Mỹ
Năm 2012, ngư dân Mỹ khai thác 4,48 triệu tấn cá và giáp xác, đạt giá trị 5,5 tỷ USD. Sản xuất cá tuyết Alaska, cá hồi, cá mòi dầu Pacific luôn đứng đầu. Năm 2013, sản lượng khai thác đạt 1,36 triệu tấn cá tuyết; 484.972 triệu tấn cá hồi; chủ yếu xuất khẩu sang châu Á, châu Phi. Sản lượng cá mòi dầu Atlantic đứng thứ 2 sau cá minh thái Alaska. Năm 2013, sản lượng khai thác cá mòi dầu 655.423 tấn, chủ yếu làm thực phẩm cho người dưới dạng tinh dầu cá, omega 3, một phần nhỏ để chế biến thức ăn gia súc, thủy sản ( Nguồn: Thuysanvietnam.com.vn).
2.2.1.3 Tình hình chung về nuôi trồng thủy hải sản ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghề NTTS cũng phát triển rất nhanh, góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nhân dân, giải quyết lao động việc làm giúp cho quá trình CNH-HĐH đất nước. Theo kết quả thống kê ở các tỉnh/thành phố, năm 2010, cả nước có trên 1 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, bình quân giai đoạn 2001 – 2010, tăng 4,2%/năm. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm nhiều nhất với 70,19% tổng diện tích, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng 11,64%. Năm 2012, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt 1.200.000 ha với tốc độ tăng bình quân 4,3%/năm giai đoạn 2001 - 2012.
Bảng 2.1 : Hiện trạng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc giai đoạn 2001 - 2010 ĐVT: Ha Vùng 2001 2005 2007 2008 2009 2010 Đồng bằng sông Hồng 85.600 107.800 117.200 121.200 124.900 127.571 Trung du miền núi phía Bắc 20.900 31.100 36.200 37.900 40.000 44.640 Bắc trung Bộ và
duyên hải miền Trung 54.800 73.600 78.900 77.900 79.600 80.529 Tây Nguyên 5.700 8.300 9.300 10.700 11.100 19.150 Đông nam Bộ 41.500 51.800 53.400 52.700 51.500 54.680 Đồng bằng sông Cửu Long 546.800 679.900 723.800 752.206 737.600 769.048 Tổng cộng 755.300 952.500 1.018.800 1.052.66 1.044.700 1.095.618
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sở NN&PTNT các tỉnh năm 2010)
Tính đến năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt 2,74 triệu tấn thủy sản các loại. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long đóng góp cao nhất với 70,94% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn quốc. Về tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản đạt 16,2%/năm (2001 – 2010), trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long có mức tăng trưởng về sản lượng cao nhất đạt 17,8%/năm. Đến năm 2012, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt 3.200.000 tấn với tốc độ tăng bình quân 14,7%/năm.
Bảng 2.2 : Hiện trạng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn quốc giai đoạn 2001 - 2010 Đvt: Tấn Vùng 2001 2003 2005 2007 2009 2010 Đồng bằng sông Hồng 131.95 0 180.666 234.267 304.200 363.384 392.277 Trung du miền núi phía Bắc 20.953 29.487 37.005 48.849 55.374 78.913 Bắc trung Bộ và duyên hải miền Trung 59.323 84.810 114.422 141.245 174.238 201.961 Tây Nguyên 8.012 10.958 11.344 13.017 16.122 18.864 Đông nam Bộ 45.259 62.376 78.138 89.412 91.308 104.943 Đồng bằng
sông Cửu Long444.394 634.798 1.002.805 1.526.557 1.869.484 1.945.930
Tổng cộng 709.891 1.003.095 1.477.981 2.123.280 2.569.910 2.742.888
( Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sở NN&PTNT các tỉnh 2010)
Tính đến năm 2010, nuôi trồng thủy sản tăng mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 triệu tấn, tăng gấp 5,42 lần so với năm 2000, bình quân tăng 15,13%/năm; giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 82,80 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 5,42 lần so với năm 2000, bình quân tăng 15,12%/năm. Năm 2012, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm đạt 6,2 tỷ USD, tăng gấp 4,2 lần so năm 2000, bình quân tăng 12,69%/năm góp phần đưa ngành thủy sản vào tốp 10 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Cơ cấu ngành kinh tế thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, và hiệu quả giảm dần tỷ trọng sản lượng và giá trị từ khai thác thủy sản và tăng mạnh tỷ trọng sản lượng và giá trị từ nuôi trồng thủy sản; tỷ trọng giá trị sản
lượng nuôi trồng thủy sản từ chiếm 36,23% năm 2000 tăng lên, chiếm 66,90% năm 2012. Sự chuyển đổi này chủ yếu do thị trường tác động, nguồn cung từ khai thác thủy sản không đáp ứng đủ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng vẫn ngày một tăng lên, để bù vào sự thiếu hụt đó đã kích thích lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển, nhằm chủ động sản xuất và đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam chiếm 3,7% thị phần trên thế giới và 0,3% tổng kim ngạch của toàn thế giới. Theo qui ước, nhóm sản phẩm nào có thị phần cao hơn chỉ số này được coi là “vượt mức” tức là có đủ năng lực cạnh tranh. Ba khối thị trường chính của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và EU với khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới phát triển như: Đông Âu, TrungĐông, châuMỹ...
Nhận định về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, ông Andun Lem, cán bộ Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng: “Việt Nam hiện nay không chỉ là một nước đi đầu trong xuất khẩu nông sản với các mặt hàng như cà phê, điều... mà đã trở thành 1 trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tôi đánh giá cao về điều này và mong muốn hợp tác với Việt Nam trong việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như kinh phí để phát triển nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam, cũng như chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cho những nước khác”
( Nguồn http://tinkinhte.com) 2.2.1.4 Các chủ trương chính sách của Đảng , Nhà nước liên quan đến phát triển NTTS ở Việt Nam
Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về sử dụng đất và mặt nước, thuế, khuyến khích phát triển nuôi trống thủy sản, mở rộng thị trường sản phẩm thủy sản, bao gồm các chính sách sau:
Chính Phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản. + Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 về điều kiện kinh tế các ngành nghề thủy sản.
+ Quyết định 184/2000/QĐ-TTG ngày 22/10/2004 về sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng NTTS và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2006-2010.
+ Quyết định 150/2005/QĐ-TTG ngày 20/06/2005 phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
+ Chỉ thị 10/2006/CT-TTG ngày 11/01/2006 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
+ Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
+ Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 3 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển Nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
+ Thông tư 37/2012/TT-BNNPTNT và 09/2013/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm xử lí, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy hải sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
+ Nghị định 67/2014/NĐ-CP ban hành ngày 7/7/2014 về chính sách đầu tư, thuế hỗ trợ ngư dân, chính sách bảo hiểm, chính sách tín dụng.
+ Thông tư số 11/2014/TT-BNNPTNT ban hành ngày 01/04/2014 của bộ NNPTNT sửa đổi phụ lục 4 thông tư 26/2013/TT_BNNPTNT về quản lý