Tổng quan về các nghiên cứu về nuôi trồng thủy hải sản trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh- Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình (Trang 43)

và Việt Nam

2.2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản và kỹ thuật nuôi cá cũng như các công trình nghiên cứu về tình hình phát triển chăn nuôi cá ở trên thế giới và khu vực. Tác giả Murin (Liên – Xô) đã nghiên cứu và tập hợp nhiều ý kiến của nhà khoa học Liên – Xô trong lĩnh vực thâm canh nuôi cá ao hồ. Ngay từ năm 1993, các nhà khoa học Liên – Xô và Trerphai và Budnhicov đã có các công trình nghiên cứu về kỹ thuật nuôi cá thâm canh ở các ao hồ, nhất là về cơ cấu, kích cỡ cá giống và mật độ thả ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng nuôi cá. Vấn đề quan hệ tỷ lệ giữa việc tăng mật độ thả cá giống với tổng sản lượng, năng suất và trọng lượng cá thể của cá nuôi cũng có những quan điểm khác hẳn nhau giữa nhóm tác giả Martusev, Eleonski, Cudonhetxov với nhóm tác giả Irikhimovit và Tagiroovoi. Ý kiến về khả năng sử dụng phân khoáng như mọi phương tiện để nâng cao năng suất cá của ao hồ đã có từ lâu. Trong các tác phẩm của Bogodin, Spitracov, Eleonski, Arnold, Stodolski và các nhà nghiên cứu khác đã nói về điều này và đặt cơ sở cho khoa học nuôi cá ao hồ của nước ta. Về vấn đề này, các tác giả Gaevskaia và Eruian (một trong những chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực này) cũng đã có những nhận định và đánh giá qua các công trình nghiên cứu của mình, đặc biệt là sau khi tổng kết các kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu khoa học. Vấn đề liên quan giữa nhiệt độ, môi trường với tốc độ lớn và các biện pháp thâm canh tương ứng được tác giả Proxianui, Xolovei, Spet và Martusev nêu rõ trong các cuốn sách mà các ông đã viết để hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cá ở ao hồ.

Cuối những năm 60, các viện nghiên cứu khoa học về nuôi cá ở Liên- Xô đã chú trọng tới vấn đề nâng cao hiệu quả cho ăn trong chăn nuôi cá ao

hồ. Một trong những phương hướng cơ bản của công trình nghiên cứu là chế biến thức ăn hỗn hợp có giá tri kimh tế trong đó dạng thức ăn tối ưu nhất của nó là phải kết hợp được đầy đủ giá trị sinh học của chúng với giảm giá thành. Các tác giả Proxian, Geltov và Phedorenco còn chỉ rõ rằng: khi thành phần của khẩu phần thức ăn khác nhau thì chi phí thức ăn cho một đơn vị tăng trọng có thể biến động trong một giới hạn lớn.

Cũng trong những năm 60, các chuyên gia nổi tiếng về nuôi cá của tiệp khắc như Phoma Duditr, Stondonski và Borodin lại tập trung nghiên cứu về luân canh nuôi cá trong nông nghiệp nhất là nuôi cá trong hệ thống tưới tiêu của trồng trọt ở các nông trang và nông trường.

Trong những năm gần đây , tổ chức FAO cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản ở Việt Nam và đã khởi sướng chiến lược “NTTS bền vững để xóa đói giảm nghèo (Sustainable Aquaculture for povery Alleviation-SAPA). Mạng lưới các trung tâm NTTS Châu Á Thái Bình Dương (NACA) cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các khu vực và ở Việt Nam, từ đó một chiến lược quốc gia đã được đưa ra nhằm tăng cường đóng góp của NTTS và cùng với UNDP, NACA giúp đỡ chính phủ Việt Nam hình thành chiến lược quốc gia về chứng nhận sức khỏe và chất lượng động vật thủy sinh, đồng thời giúp Việt Nam xây dựng Luật Thủy sản Việt Nam. (Nguyễn Kiên Cường, 2006)

2.2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Ngành NTTS đang trên đà phát triển một cách nhanh chóng và luôn thu hút sự đầu tư , quan tâm của từ tất cả các tổ chức, nhà nước. Với sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau, viện nghiên cứu NTTS đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về NTTS theo các góc độ về cả kĩ thuật và KT-XH. Trong những năm gần đây, các lĩnh vực nghiên cứu mang tính chiến lược của Viện như: hoàn thiện quy trình sản xuất giống, sản xuất giống nhân tạo cá biển, nghiên cứu bệnh trên cá biển nuôi và quản lý môi trường đã giải quyết nhiều vấn đề

thực tiễn cấp thiết.Gần đây chương trình do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật nuôi tôm nước lợ theo VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của viện: Nghiên cứu chuyển giao công nghệ sinh sản và nuôi thương phẩm cá rô đồng (Anabas testudineus) đơn tính cái tại Lệ Thủy, Quảng Bình (Ngô Anh Tuấn, 2011), Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô đồng (Anabas testudineus) toàn cái tại Khánh Hòa (Bùi Thanh Tuấn, 2010), Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng để sản xuất thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh( Lại Văn Hùng, 2010), Nuôi thuần dưỡng cá tra dầu (Phùng Thế Trung, 2013). Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về tình hình NTTS tại các địa bàn như:

So sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình nuôi tôm sú thâm canh và quảng canh cải tiến của tỉnh Bạc Liêu( Nguyễn Quốc Pháp, 2009), Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của một số mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản nước ngọt tỉnh Thanh Hóa (Trương thị Hà, 2011 )… Các đề tài nghiên cứu trên đã giải quyết một số vấn đề về HQKT tại các địa bàn nghiên cứu nói chung, đưa ra được các giải pháp phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cho từng địa phương.

2.2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra

Vấn đề lớn nhất đối với sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay là sự mất cân đối về nhận thức cũng như hành động của các thành phần khác nhau trong chuỗi giá trị. Nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản về cơ bản vẫn được đặt trong chế độ “tiếp cận tự do”, việc quản lý chỉ là hành vi mang tính đối phó từng vụ việc. Nuôi trồng tự phát đã đe dọa đến môi trường và sự phát triển bền vững, thông tin thị trường không thông suốt, thiếu mối liên kết giữa các thành phần trong chuỗi hệ thống, gây nên nhiều trở ngại trong xuất khẩu như: nhiễm bẩn sản phẩm, dư lượng kháng sinh...

Trong hệ thống bán lẻ thủy sản hiện nay chủ yếu thông qua các chợ thông thường. Ở đó, thủy sản được bán chung với rất nhiều loại thực phẩm khác. Cho đến nay chưa có một chợ bán buôn hay trung tâm đấu giá chuyên thủy sản, kể cả sản phẩm làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu để tiêu dùng trong nước. Chính những lý do trên nên ngành thủy sản đã không ít lần gặp phải những trở ngại trên những thị trường nhập khẩu.Chưa kể, hệ thống tổ chức quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản còn tồn tại nhiều vướng mắc như trong vấn đề chậm trễ cập nhật các văn bản pháp quy để phù hợp với các thị trường xuất khẩu, hệ thống cán bộ phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu, quản lý hàng thủy sản chưa được thực hiện bài bản... cũng tạo nhiều khó khăn, thách thức trong xuất khẩu thủy sản. Mới đây, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp FAO cùng xây dựng dự án “Hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành thủy sản sau khi gia nhập WTO giai đoạn 2010-2012” với sự tham gia của các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước

Tại hội thảo, các ý kiến cho rằng, để phát triển bền vững cho ngành thủy sản cần tập trung vào 3 nhóm chính: rà soát, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật, khả thi phù hợp với trình độ phát triển và vị trí của Việt Nam trong cộng đồng nghề cá thế giới, bảo đảm hài hòa với hệ thống hiệp định và cam kết quốc tế về phát triển nghề cá. Kế đến là tăng cường năng lực hệ thống quản lý, xây dựng chính sách và bảo đảm thi hành luật. Cuối cùng, đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác, liên kết các thành viên trong chuỗi giá trị bởi các mối liên kết này là cơ sở để thực hiện luật và các giải pháp quản lý...

VD: Vùng ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về diện tích nuôi tôm, cá tra, ba sa nên việc tìm ra các giải pháp cho sự phát triển bền vững là một vấn đề cấp bách. Chỉ tính riêng trên địa bàn TP Cần Thơ, diện tích nuôi thủy sản hơn 1.300 ha, với khoảng 980 ha diện tích mặt nước với 3 loại hình nuôi là thâm canh, nuôi cá địa phương và nuôi cá trên ruộng. Đặc biệt, diện tích nuôi cá tra có

tốc độ phát triển nhanh nhưng người dân chủ yếu là nuôi tự phát, vùng nuôi chưa có qui hoạch tổng thể, nên người dân luôn phải chạy theo giá, tình trạng thua lỗ ngày càng nhiều, chưa kể môi trường cũng bị ô nhiễm.

Để tìm giải pháp cho sự phát triển ngành thủy sản bền vững, Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: “Để hướng đến sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, hiện nay ngành đang thí điểm và hướng người dân nuôi theo qui trình sạch (GAP, SQF), với chủ trương là sẽ xây dựng sản phẩm theo khung chất lượng, sản phẩm an toàn, giá thành thấp, chi phí sản xuất thấp sẽ đối phó được các loại giá thu mua mà khó có thể lỗ và an toàn môi trường nước”.

Với điều kiện tự nhiên và hạ tầng cơ sở chế biến, có thể khẳng định rằng Việt Nam có khả năng và tiềm lực rất lớn để xuất khẩu thủy, hải sản. Tuy nhiên, cần phải tạo ra một mặt bằng tốt, hệ thống giá trị đồng đều cùng với hỗ trợ của khung pháp luật để phù hợp với pháp luật của các nước nhập khẩu thì mới mở đường cho xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam ra thế giới một cách bền vững.

Trong Hội nghị chuyên đề “Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020” vừa tổ chức vào tháng 5-2009, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng: giải pháp phát triển chung cho ngành thủy sản là phải chú trọng chất lượng và giá trị, mở rộng hơn về diện tích và tổng sản lượng. Phát triển một số sản phẩm chủ lực như: các sản phẩm đặc sản bản địa; đồng thời rà soát lại các chương trình dự án, từ đó đưa ra các chương trình dự án mới. Bên cạnh việc mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi sinh thái; điều chỉnh quy mô sản xuất cá tra, tôm các loại theo nhu cầu thị trường, các địa phương cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống chất lượng và sạch bệnh, bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất.

Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Nam thịnh là một trong những xã ven biển phía Đông Nam huyện Tiền Hải, với hàng ngàn Ha đất bãi bồi tự nhiên, phù hợp với việc nuôi trồng thủy sản.

Nam thịnh là trong 8 xã ven biển của huyện Tiền Hải: - Phía đông giáp biển

- Phía nam giáp xã Nam Hưng

- Phía tây giáp xã Nam Thắng và Nam Thanh - Phía Bắc giáp song Lân

Địa bàn của xã nằm dọc theo dải đất dài 7km đường ven biển cách trung tâm huyện Tiền Hải 15km. Bãi biển rộng và thoải với những bãi bồi lớn có chỗ rộng tới 5km, rất thuận lợi cho việc phat triển nghề nuôi trồng thủy hải sản. Vị trí địa lý của xã vừa giáp với biển lại vừa giáp với cửa song nên có nhiều tiềm năng đa dạng và phong phú. Kinh tế biển chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế địa phương, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế biển chung của tỉnh Thái Bình. Trong chương trình phát triển kinh tế biển bằng nhiều ngành nghề khác nhau như: Khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và vận tải du lịch.

3.1.1.2. Khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng lại nằm ở ven biển nên khí hậu xã Nam Thịnh ngoài khí hậu lục địa, còn mang đặc trưng của khí hậu vùng duyên hải rất rõ rệt; mùa Đông ấm hơn, mùa hè mát hơn so với khí hậu khu vực ở sâu trong nội địa. Vào mùa cạn, mùa khô kéo dài 7 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau lượng mưa ít, dòng chảy nhỏ, lượng phù sa

thấp, là khoảng thời gian thích hợp gieo trồng vụ lúa chiêm. Vào mùa mưa hay mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10 nhiệt độ cao, nhiều nắng, nước sông dâng cao, dòng chảy xiết, lượng phù sa lớn .

* Nhiệt độ: Nhiệt trung bình trong năm là 20 - 23oC, cao nhất là 39oC, thấp nhất là 4,1o C. Biên độ nhiệt độ ngày và đêm khoảng 8 - 10oC. Nhiệt độ trung bình tối đa là 33,1oC (tháng 7), trung bình tối thấp là 15,9oC (tháng 1).

*Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500- 2.000mm. Lượng mưa không đều giữa hai mùa: mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tổng lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi, tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt. Mùa mưa diễn ra trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm tới 80% lượng mưa cả năm, có ngày cường độ lên trên 350mm/ngày. Mùa mưa thường có lũ. Mực nước lũ diễn ra như sau:

- Mực nước lũ khi có bão lớn: 3,2m. - Mực nước lũ cao nhất hàng năm: 2,55m. - Mực nước lũ trung bình hàng năm: + 0,58m. - Mực nước lũ thấp nhất hàng năm; - 0,6m.

(Theo tài liệu liên quan trắc của Trạm thuỷ văn Ba Lạt và Sở Thuỷ lợi Thái Bình ).

* Độ ẩm không khí: Vào cuối mùa Đông khá ẩm ứơt, nồm, mưa phùn, độ ẩm khá cao (86 - 87%), thấp nhất 82%, cao nhất 94%, mùa Hè biển làm dịu nắng, đồng thời cũng tăng độ ẩm, trung bình từ 82 - 90%.

* Bức xạ mặt trời: Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm. * Chế độ gió: Ở Nam Thịnh, gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm, tốc độ gió trung bình 2-5m/giây. Mùa Hè hay có bão xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10; nhiều nhất là tháng 8 (32,5%), tháng 9 (25%) và tháng 7 (22,5%). Mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, có năm có tới 6 cơn bão. Cấp gió trung bình từ cấp 8 đến cấp 11 gây thiệt hại lớn cho sản xuất và

đời sống nhân dân. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, ẩm thấp, ẩm ướt.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1. 2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Từ bảng ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 839,45 ha và không thay đổi qua 3 năm. Trong đó diện tích đất đất nông nghiệp là nhiều nhất, năm 2012 chiếm 58,17% và tăng 0,1% đều qua các năm. Sau đó là diện tích đất chưa sử dụng, năm 2012 chiếm 23,03% (193,29 ha) trong tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng đến năm 2014 diện tích này giảm 0.99% (189,58 ha). Tiếp đến là phần diện tích đất nông nghiệp chiếm cơ cấu thấp nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, và có xu hướng giảm nhẹ khoảng 0,99% qua các năm, như năm 2012 là 157,8 ha đến năm 2014 giảm 0,99% còn 156,59 ha.

Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Nam Thịnh GĐ 2012-2014

Tổng DT đất tự nhiên Chỉ tiêu (ha)DT Cơ cấu(%) DT (ha) Cơ cấu(%) DT (ha) Cơ cấu(%) 13-Thg12 14/13

Trong đó: 1. Đất 488,36 58,17 491,45 55,01 493,28 58,76 100,63 100,37 110,45 + Đất sản xuất NN 197,38 199,2 182,75 + Đất lâm nghiệp 48,5 45,22 44,6 + Đất NTTS 242,48 247,03 265,93 2. Đất phi NN 157,8 18,8 157,41 17,62 156,59 18,65 99,75 99,47 99,61 3. Đất chưa sử dụng 193,29 23,03 190,59 27,37 189,58 22,59 98,73 99,47 99,1

1.1.2.2 Dân số và lao động

Nam thịnh là một xã có dân số khá đông : 7058 người (2014). Nhờ đó xã

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh- Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w