Một số mô hình NTTS và nội dung nghiên cứu hiệu quả của một số mô hình

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh- Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình (Trang 28)

mô hình

2.1.5.1 Một số mô hình NTTS

a. Nuôi quảnh canh truyền thống

Nuôi quảng canh truyền thống là hình thức nuôi trong đó con giống, thức ăn dựa hoàn toàn vào tự nhiên không đòi hỏi kĩ thuật hay thiết bị. Điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có các loại thủy hải sản khác nhau, thường có các loại thủy sản như: tôm sú, tôm tự nhiên, rau câu, ngao, cua…Diện tích các đầm nuôi thường rất lớn. Việc thay nước thu hoạch sản phẩm nuôi dựa vào chế độ thủy triều.

b. Nuôi quảng canh cải tiến

Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của mô hình nuôi quảng canh truyền thống nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn cho nên mô hình nuôi thường nhỏ hơn so với mô hình nuôi quảng canh truyền thống. Do vậy chi phí sản xuất không nhiều, năng suất của ao đầm nuôi cao hơn so với nuôi quảng canh truyền thống. Tuy nhiên mật độ nuôi thả vẫn còn thấp nên năng suất và lợi nhuận còn khá thấp so với ao đầm sử dụng.

c. Nuôi bán thâm canh

Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi trồng có áp dụng tiến bộ kỹ thuật của khoa học trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn cũng như quản lí và chăm sóc hàng ngày. Ở hình thức này đã hình thành nuôi chuyên canh một loại thủy sản nhất định. Diện tích của từng đầm nuôi thường nhỏ,

khoảng 5-10ha/đầm. Đây là hình thức nuôi được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vì nó phù hợp với khả năng đầu tư cũng như kiến thức nuôi của các hộ dân.

d. Nuôi thâm canh

Nuôi thâm canh hay còn gọi là nuôi công nghiệp là hình thức nuôi trong đó con người hoàn toàn chủ động về số lượng, chất lượng con giống, dung thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống cao. Diện tích đầm nuôi thường nhỏ 2ha/đầm. Máy móc thiết bị đầy đủ, kỹ thuật viên được trang bị đầy đủ các dụng cụ để quản lý. Hình thức này đòi hỏi vốn đầu tư lớn về vốn và kiến thức.

e. Nuôi siêu thâm canh

Nuôi siêu thâm canh là hình thức nuôi hiện đại, sử dụng một tập hợp máy móc thiết bị để tạo ra cho đối tượng nuôi có những điều kiện sống tối ưu. Nuôi siêu thâm canh thường ở diện tích nhỏ, có mật độ giống cao, chu kỳ ngắn. Các hình thức được trang bị trong hình thức nuôi này gồm hệ thống làm sạch nước (thiết bị lọc nước, bể lọc sinh vật, tháp lọc sinh vật..) hệ thống làm tăng dưỡng khí ( máy phun nước và sục khí), hệ thống chế nhiệt độ (các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ tự động) hệ thống cung cấp thức ăn với từng giai đoạn sinh vật nuôi.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của mình thì điều kiện thiết yếu là ngành NTTS phải được tiến hành một cách bền vững lâu dài cả về kinh tế môi trường, xã hội có như vậy ngành mới trở thành phương án thay thế để cải thiện kinh tế cho người dân. ( Đỗ Trọng Dũng , 2012)

2.1.5.2 Nội dung nghiên cứu hiệu quả của một số mô hình * Nội dung 1: Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế bao gồm cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ để hiểu rõ hơn thế nào là để đạt dược hiệu quả kinh tế, trước hết chúng ta cần nắm rõ hiệu quả kỹ thuật, và hiệu quả phân bổ các nguồn lực là gì?

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng đạt được trên 1 chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng trong sản xuất với những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay

công nghiệp áp dụng vào sản xuất. Tỷ số này gọi là sản phẩm biên, nó chỉ ra rằng 1 đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kĩ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân quyết định sản xuất.

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào chưa được tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên một đơn vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có ngĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu chỉ đạt một trong 2 yếu tố hiệu quả kĩ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.

Nội dung 2: Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường đạt được khi trong NTTS không làm suy thoái , ô nhiễm môi trường hay làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, NTTS có thể mang lại những lợi ích cho môi trường như: Góp phần ngăn chặn ô nhiễm khôi phục, cải tạo chất lượng môi trường sao cho tốt hơn so với trước khi thực hiên NTTS ; góp phần bảo tồn TNTN, bảo tồn đa dạng sinh học…..

Nội dung 3: Hiệu quả về xã hội

Hiệu quả xã hội đạt được khi NTTS đạt được tiêu chí về mặt xã hội như: phân phối thu nhập và công bằng; thể hiển qua sự đóng góp của NTTS

đối với việc phát triển các ngành kinh tế kém phát triển, đẩy mạnh công bằng xã hội.

Cải thiện điều kiện vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cho người dân đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Cải thiện sức khỏe cho người dân: giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn và trẻ nhỏ…

Cải thiện môi trường làm việc phát triển giáo dục nâng cao tỷ lệ giáo dục phổ cập tăng tỷ lệ số học sinh đến trường. Tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Góp phần nâng cao gắn kết trong cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh- Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình (Trang 28)