Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã đông minh, huyện tiền hải, tỉnh thái bình

108 2K 11
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã đông minh, huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Lương Thị Thuyến i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt ngiệp của mình, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS. Hồ Ngọc Ninh và CN. Nguyễn Anh Đức đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo UBND xã Đông Minh, các hộ nuôi ngao, cán bộ, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tiêu thụ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp này Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Lương Thị Thuyến ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” Việt Nam có khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản điều đó góp phần làm cho ngành thủy sản của Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trở thành 1 trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng giá trị xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân vùng nông thôn ven biển. Thái Bình là một trong những tỉnh có diện tích nuôi ngao lớn nhất khu vực phía bắc và bắc trung bộ của Việt Nam. Việc nuôi ngao tập trung ở hai huyện giáp biển là Thái Thụy và Tiền Hải. Đông Minh là xã ven biển thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đây là xã có diện tích nuôi ngao lớn trong huyện với tổng diện tích bãi đầm cho nuôi ngao là 317 ha (2013). Nuôi ngao là một nghề cho thu nhập cao giúp cho người nuôi cải thiện được đời sống chính vì vậy mà trong những năm gần đây cùng với việc mở rộng diện tích nuôi thì số hộ nuôi ngao trong xã không ngừng tăng lên. Nhưng việc mở rộng và tham gia nuôi trồng này của người dân đều mang tình tự phát, nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch, người dân thiếu kiến thức và kỹ thuật trong nuôi ngao dẫn tới hiệu quả đạt được không cao. Xuất phát từ thực trạng đó tôi tiền hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”. Nhằm tìm ra các phương hướng, giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi ngao cho các hộ nông dân. Trên cơ sở mục tiêu chung là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình từ đó đưa ra một số giải pháp nhắm phát triển nghề nuôi ngao đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, đề tài tiến hành iii nghiên cứu một số mục tiêu cụ thể là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi ngao; Đánh giá thực trạng nuôi ngao và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trên địa bán xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; Trong đề tài nghiên cứu tôi có sử dụng các phương pháp: thu thập số liệu, xử lý số liệu (phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp hạch toán kinh tế) trong đó phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế được sử dụng chủ yếu dể tổng hợp kết quả điều tra, từ đó tính toán được các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế đồng thời qua số liệu đã được xử lý phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi ngao. Qua việc nghiên cứu, phân tích số liệu ta thấy rằng việc nuôi ngao của người dân trong xã được bắt đầu từ năm 1994 vời giống ngao dầu (ngao đỏ), nhưng do giống ngao này có năng suất thấp khả năng chịu bệnh kém nên năm 2002 người dân bắt đầu chuyển sang nuôi giống ngao trắng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích nuôi ngao tăng lên theo từng năm nhưng sản lượng và giá trị sản xuất lại có sự biến động thất thường năm 2012 giảm đi so với năm 2011 và sang năm 2013 lại có sự tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của sản lượng lại cao hơn so với tốc độ tăng của giá trị sản xuất. Sở dĩ có việc này là do năm 2012 có một số diện tích ngao bị thất thu do môi trường bị ô nhiễm ngao chết hàng loạt, sang năm 2013 tuy sản lượng ngao tăng đột biến nhưng ngao lại bị rớt giá. Năm 2013 sản lượng ngao đạt được là 7900 tấn, giá trị sản xuất đạt 88,56 tỷ đồng chiếm 79,7% tổng già trị nuôi trồng thủy sản. Giải quyết việc làm cho khoảng 1.135 lao động thường xuyên và khoảng 2000 lao động thời vụ, góp phần làm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống của người dân tại đây. iv Qua nghiên cứu thực tế nuôi ngao tại xã Đông Minh ta có thể thấy được việc đầu tư ban đầu của các hộ nông dân là rất lớn mỗi 1 ha người nuôi phải đầu tư từ trên 400- 700 triệu đồng, đây là một khỏan tiền lớn nên ngưởi nuôi thường phải đi vay vốn. Từ nghiên cứu cũng phân tích được kết quả và đánh giá được hiệu quả kinh tế của từng quy mô nuôi. Qua phân tích cho thấy các hộ nuôi ngao với quy mô lớn (trên 7 ha) có giá trị sản xuất thấp nhất nhưng do mức đầu tư (chi phí) cũng thấp nhất nên hiệu quả kinh tế vẫn là cao nhất cao nhất. Đối với các hộ nuôi có quy mô trung bình (từ 3 đến 7 ha) lại có hiệu quả sử dụng chi phí thấp nhất mặc dù giá trị xản xuất cao nhât nhưng do chi phí bỏ ra cũng lớn nhất. Hiệu quả sử dụng lao động đứng thứ 2 là do số lao động của mỗi hộ nuôi là như nhau nên vời các hộ nuôi với quy mô vừa và lớn phải chia nhỏ công lao động cho mỗi diện tích nuôi nên công lao động cho 1ha nuô sẽ nhỏ hơn so với các hộ nuôi có quy mô nhỏ (dưới 3 ha) vì vậy hiệu quả sử dụng lao động của các hộ có quy mô nhỏ là thấp nhất. Từ việc tính toán phân tích các số liệu điều tra ta có thể thấy được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Các hộ có mức đầu tư chi phí sản xuất dưới 300 triệu đồng có hiệu quả kinh tế cao nhất, các hộ không vay vốn có hiệu quả sử dụng lao động tốt hơn cá hộ có vay vốn nhưng hiệu quả sử dụng chi phí lại thấp hơn so với những hộ có vay vốn. Trình độ học vấn của người nuôi không ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tề mà hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của số năm kinh nghiệm nuôi ngao. Hoạt động nuôi ngao cuả các hộ nông dân ở xã Đông Minh được thực hiện với 3 hình thức nuôi đó là nuôi thịt, nuôi giồng, nuôi kết hợp cả thịt và giống. Từ nghiên cứu cho ta thấy hình thức nuôi kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc tập huấn kỹ thuật cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nuôi ngao nó được thể hiện là các hộ được tập huấn (có tham gia tập huấn) thì có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ không tập huấn. Ngoài các yếu tố dã phân tích trên thì hiệu quả kinh tế nuôi v ngao còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên, thị trường và các yếu tố chính sách của nhà nước. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi ngao của xã Đông Minh, trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp sau: quy hoạch lại các diện tích nuôi; cải thiện môi trường nuôi ngao bằng việc thắt chặt công tác quản lý chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp; đào tạo chuyên sâu cho các bộ khuyến ngư, tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi ngao cho các hộ nuôi; thúc đẩy mối quan hệ giữa nông dân với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn; đầu tư xây dựng các trại giống cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống đảm bảo chất lượng ở tại địa phương; liên hệ và tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho con ngao. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số kiến nghị cho nhà nước, chính quyến địa phương và cho chính các hộ dân nuôi ngao nhắm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii MỤC LỤC vii DANH MỤC BẢNG x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi PHẦN I 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3 PHẤN II 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh tế 4 2.1.2 Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi ngao 9 2.1.3 Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trong nuôi ngao 12 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao 20 2.1.5 Vai trò của nuôi ngao trong phát triển kinh tế 22 2.2 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi ngao 23 2.2.1 Hiệu quả kinh tế nuôi ngao và bài học kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới 23 2.2.2 Tình hình nuôi ngao và và một số bài học kinh nghiệm ở Việt Nam 25 2.3 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao 27 vii PHẦN III 30 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 35 3.1.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng 41 3.2 Phương pháp nghiên cứu 44 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 44 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 44 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 45 3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 46 3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả 46 3.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả 47 PHẦN IV 48 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48 4.1 Thực trạng nuôi ngao và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 48 4.1.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ngao trên địa bàn xã Đông Minh 48 4.1.2 Thực trạng sản xuất ngao của các hộ điều tra 50 4.1.3 Tình hình tiêu thụ ngao của các hộ điều tra 59 4.1.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ điều tra 61 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ điều tra 64 4.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất 64 4.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố thị trường 75 4.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách 76 4.2.4 Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên 78 4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi ngao trên địa bàn xã Đông Minh 79 4.3.1 Căn cứ để đề xuất giải pháp 79 4.3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi ngao của hộ nông dân 80 viii PHẦN V 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 5.1 Kết luận 87 5.2 Kiến nghị 89 5.2.1 Đối với nhà nước 89 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 89 5.2.3 Đối với người nuôi ngao 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 92 ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình đất đai của xã Đông Minh giai đoạn 2011-2013 38 Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của xã Đông Minh giai đoạn 2011-2013. .40 Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Đông Minh giai đoạn 2011 -2013 43 Bảng 4.1 Kết quả nuôi ngao của xã Đông Minh giai đoạn 2010 – 2013 49 Bảng4.2 Thông tin chung của các hộ nuôi ngao điều tra 50 Bảng 4.3 Giá trị tài sản cố định cho 1ha nuôi ngao 54 Bảng 4.4 Chi phí sản xuất cho 1ha nuôi ngao của các hộ điều tra theo quy mô.55 Bảng4.5 Thực trạng vay vốn đầu tư cho 1ha nuôi ngao của các hộ điều tra 58 Bảng 4.6 Biến động giá ngao theo các năm 60 Bảng4.7 Hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ điều tra 62 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của mức đầu tư chi phí tới HQKT nuôi ngao của các hộ điều tra 65 Bảng 4.9 Ảnh hưởng của vay vốn tới HQKT nuôi ngao của các hộ điều tra 66 Bảng 4.10 Ảnh hưởng của trình độ học vấn của chủ hộ tới HQKT nuôi ngao của các hộ điều tra 68 Bảng 4.11 Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi ngao của hộ tới HQKT nuôi ngao của các hộ điều tra 69 Bảng 4.12 Ảnh hưởng hình thức nuôi tới HQKT nuôi ngao của các hộ điều tra.71 Bảng 4.13 Tổng hợp ý kiến của người dân về những khó khăn và kiến nghị trong nuôi ngao 73 Bảng 4.14 Ảnh hưởng của nguồn giống tới hiệu quả kinh tế nuôi ngao 74 Việc tổ chức các lớp tập huấn khuyến ngư được xã tổ chức thường xuyên do các cán bộ của huyện về tập huấn. Để biết được việc này có làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi ngao hay không ta xét bảng sau 76 Bảng 4.15 Ảnh hưởng của công tác khuyến ngư tới HQKT nuôi ngao của các hộ điều tra 77 x [...]... về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ngao;  Đánh giá thực trạng nuôi ngao và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;  Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân ở xã Đông Minh, huyện. .. đánh giá hiệu quả kinh tế? 2 Tình hình nuôi ngao của hộ nông dân ở xã Đông Minh diễn ra như thế nào? Hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân như thế nào? 3 Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất ngao ở xã Đông Minh là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao các hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Minh? 4 Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các. .. đề tài nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân tại xã Đông Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi ngao đạt hiệu quả kinh tế cao trong thời gian... huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi ngao Đối tượng khảo sát là các hộ nuôi ngao ở xã Đông Minh và các đối tượng có liên quan tới hoạt động nuôi ngao 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất ngao của các hộ nuôi ngao tại xã Đông Minh,. .. tình trạng ngao chết hàng loạt, không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vùng bãi triều ven biển Trước tình hình đó việc tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã Đông Minh là cần thiết để thấy được lợi ích và những khó khăn nghề nuôi ngao gặp phải để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nuôi ngao trong xã trong thời... với những lợi ích kinh 6 tế đem lại HQMT được đánh giá bằng các chỉ tiêu định tính như: Sự đa dạng sinh học, sự cân bằng sinh thái, độ xói mòn đất, độ che phủ đất… 2.1.1.2 Phân loại Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế xét trên toàn bộ nền kinh tế đất nước, về chỉ tiêu đánh giá về tình hình sản xuất của các ngành sản xuất tác động đến nền kinh tế quốc dân Một nền kinh tế quốc dân phát triển... giá kết quả sản xuất , không ngừng đánh giá về mặt lượng sản phẩm sản xuất ra đã thỏa mãn được nhu cầu của xã hội hay không, mà còn đánh giá hiệu quả kinh tế và xem xét đến mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó Như vậy, hiệu quả kinh tế không chỉ phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế mà còn là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội Thực chất của HQKT là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn... kinh tế quốc dân, đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất một số ngành như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,… phát triển tiềm năng hiệu quả cho phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế quốc dân 2.1.1.3 Bản chất của hiệu quả kinh tế Trong xã hội hiện nay bản chất của hiệu quả kinh tế là thỏa mãn ngày càng tăng về nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội Đánh giá. .. nuôi ngao cho giá trị kinh tế hàng trăm tỷ đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho ngư dân vùng biển Thái Bình có 2 huyện giáp biển và 12 xã giáp biển có bãi triều có khả năng nuôi ngao, trong đó có xã Đông Minh thuộc huyện Tiền Hải Đông Minh là xã mới ven biển thuộc khu Đông huyện Tiền Hải, được thành lập từ khoảng sau năm 1955 – 1956, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ngao. .. động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và năng lực quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả kinh tế đòi hỏi khách quan của mọi nền xản xuất xã hội Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các . hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân ở xã Đông Minh, huyện. đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;  Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân ở xã Đông Minh,. tiễn về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ngao;  Đánh giá thực trạng nuôi ngao và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;  Phân tích các yếu

Ngày đăng: 18/10/2014, 15:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.2.4 Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan