2.1.4.1 Yếu tố tự nhiên
a. Khí hậu
Bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, là những yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của ngao và có ảnh hưởng lớn đến quá thình phát triển của ngao.
b. Thủy văn
Nguồn nước là một trong những điều kiện thiết yếu cho nuôi ngao, nguồn nước đủ và không có biến động lớn là điều kiện lý tưởng cho nuôi ngao.
c. Thổ nhưỡng, môi trường
Điều kiện về thổ nhưỡng và môi trường là những điều kiện cơ bản cho nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi ngao nói riêng. Bao gồm các chỉ số về thành phần cơ học, thành phần hóa học các thủy vực, thủy sinh vật.
d. Giống
Ngày nay do sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo, thuần hóa giống nên nguồn thủy sản tự nhiên đã giảm đi phần nào vai trò của nó. Nuôi ngao cũng không nằm ngoài sự phát triển của khoa học kỹ thuật về tạo giống.
2.1.4.2 Yếu tố kinh tế - xã hội
Vốn là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Ngày nay vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất.Vốn không chỉ là cơ sở để tăng năng lực sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi chủ hộ mở rộng quy mô sản xuất. Năng suất, chất lượng của ngao phụ thuộc rất nhiều vàm chất lượng của bãi nuôi, điều này chỉ có thể thực hiện được khi người nuôi ngao đủ vốn để thực hiện cải tạo bãi nuôi sao cho phù hợp với đặc điểm sinh sống của ngao. Vì vậy để duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao được hiệu quả kinh tế trong các ngành sản xuất nói chung và ngành nuôi ngao nói riêng thì yếu tố vốn không thể thiếu được trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
b. Thị trường
Là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, cho cả yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của sản xuất, tuy nhiên đối với nuôi ngao thì thị trường tiêu thụ đóng vai trò quyết định.thị trường tiêu thụ sản phẩm quyết đinh quy mô cơ cấu thủy sản nuôi trồng. Người sản xuất nuôi trồng thủy sản luôn căn cứ vào giá cải cà nhu cầu của thị trường để điều chỉnh hành vi sản xuất kinh doanh và nuôi trồng thủy sản cho phù hợp nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm, tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại cho ản phẩm thủy sản luôn là đòi hỏi mà những nhà kinh doanh nuôi trồng thủy sản phải quan tâm.
c. Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến
Bao gồm các khâu từ chuẩn bị sản xuất tới bảo quản và chế biến, vận chyển và tiêu thụ sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lương và giá thành cũng như giá bán sản phẩm mới.
d. Chính sách
Đây là yếu tố tác động không nhỏ tới quy mô cũng như chất lượng của ngành nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào nhiều chính sách khác nhau nhưng quan trọng nhất là chính sách đất đai, đồng thời để phát triển nuôi trồng thì phải kết hợp với cách chính sách tìn dụng đấu tư, chính sách vảo hiểm… Vì vậy đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách luôn là vấn đề mà người nuôi trồng thủy sản đòi hỏi đối với các cấp các ngànhvà địa phương.
e. Lao động
Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản. Lao động trong nuôi trồng thủy sản đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi trồng hoặc đã có kinh nghiệm trong vệc nuôi trồng loại thủy sản mà mình đang nuôi. Do đặc điểm của nuôi trồng thủy sản mà trong đề tài là nuôi ngao chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ nên lao động chủ yếu là nông dân. Vì vậy công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao động cho nuôi trồng ngao là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.