4.1.2.1 Thông tin cơ bản về hộ điều tra
Để biết được thực trạng nuôi trồng và tiêu thụ ngao của xã Đông Minh thời gian qua ngoài việc khảo sát tình hình nuôi ngao chung của xã chúng tôi còn tiến hành làm phiếu điều tra với 60 hộ nuôi ngao. Thông tin chung của các hộ điều tra được thể hiện trong bảng 4.2
Trong 60 hộ điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có 44 hộ nuôi với quy mô nhỏ (dưới 3ha), 10 gia đình nuôi với quy mô trung bình (từ 3 đến 7ha) và có 6 hộ nuôi với quy mô lớn (trên 7ha).
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô Nhỏ TB Lớn Tổng số hộ diều tra Hộ 44 10 6 1. Giới tính chủ hộ - Nam 41 10 6 - Nữ 3 0 0
2. Độ tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 46,2 44 40
3. Số nhân khẩu bình quân Người 4,9 4,4 4
4. Số lao động nuôi ngao BQ/ hộ Người
- Nam 1,6 1,3 1,2
- Nữ 1,3 1,1 1
5. Kinh nghiệm nuôi ngao BQ/ hộ Năm 8,7 8,2 7,8
6. Tham gia tập huấn kỹ thuật Hộ
- Có tham gia 25 4 5
- Không tham gia 19 6 1
7. Trình độ học vấn của chủ hộ Hộ
- Tiểu học 4 0 0
- Trung học cơ sở 27 8 4
- Trung học phổ thông 13 2 3
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Từ bảng 4.2 ta có thể thấy độ tuổi trung bình của người nuôi ngao nằm trong khoảng từ 40 đến 46 tuổi đây là độ tuổi có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm để ra các quyết định đầu tư sản xuất.Trong đó hộ nuôi với quy mô nhỏ độ tuổi trung bình là 46,2, hộ nuôi quy mô trung bình là 44 tuổi, hộ nuôi với quy mô lớn là 40 tuổi, sở dĩ có việc quy mô nuôi càng lớn thì độ tuổi người nuôi càng trẻ là do yêu cầu lao động của quy mô này cần nhiều công hơn, tính nguy cơ bị thua lỗ trong mô hình này lớn hơn cần những người có đủ sức lao động, bản lĩnh và tính mạo hiểm cao. Bình quân nhân khẩu trên hộ ở đây là khoảng từ 4 người trở lên, lao động bình quân tham gia vào nuôi ngao của hộ ở quy mô nhỏ là lớn nhất và giảm dần theo sự tăng của quy mô.
Kinh nghiệm nuôi ngao là yếu tố quan trọng trong nuôi ngao, vì sau thời gian nuôi ngao người nuôi có thể rút được những kinh nghiệm cho riêng mình, chủ động khi gặp khó khăn trong sản xuất. Các hộ nuôi có quy mô nhỏ có số năm kinh nghiệm lớn nhất là 8,7 năm còn số năm kinh nghiệm của các
hộ nuôi lớn hơn thì giảm dần, ở quy mô trung bình là 8,2 năm quy mô lớn là 7,8 năm vì độ tuổi của các hộ này còn trẻ mới tham gia vào nuôi ngao nên số năm kinh nghiệm sẽ ít hơn.Tỷ lệ số hộ tham gia vào tập huấn nuôi ngao tương đối cao 34 hộ tên tổng số hộ điều tra là 60 nhưng bên cạnh đó thì có một số hộ khi hỏi tới việc tập huấn nuôi ngao thì họ không hề biết đến mà chỉ sản xuất theo kinh nghiệm mà mình tích lũy được trong quá trình nuôi ngao.
Từ bảng 4.4 ta cũng có thể thấy trình độ học vấn của người nuôi ngao trong xã chủ yếu là trình độ cấp trung học cơ sở cho thấy họ chỉ học xong được những kiến thức cơ bản nên nó sẽ ảnh hưởng tới nhận thức, khả năng tiếp thu nhạy bén trong việc nắm bắt những thay đổi của thị trường không cao.
4.1.2.2 Tình hình sản xuất ngao của các hộ điều tra a, Tài sản cố định phục vụ cho nuôi ngao
Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy, thiết bị đầu tư cho các quy mô có phần gần như ngang nhau có phần thì có sự chênh lệch. Nhà tạm chòi canh là một tài sản cần thiết trong nuôi ngao để phục vụ cho quá trình sản xuất trông coi bảo vệ ngao khi nuôi ở các bãi ngoài đê ven biển, thường thì của mỗi vây người nuôi phải xây 1 chòi canh. Giá trị nhà tạm/ chòi canh trông coi của quy mô trung bình là lớn nhất vì những nhà có quy mô trung bình thường chia diện tích nuôi của mình thành nhiều vây nhỏ (dưới 1ha) và ở các vị trí khác nhau nên vẫn cần phải làm chòi canh cho từng vây. Còn giá trị cho chòi canh của quy mô lớn là nhỏ nhất vì họ thường chia diện tích nuôi của mình thành nhiều vây lớn hơn (từ 1 – 2ha/vây) và mỗi vây vẫn chỉ cần 1 chòi canh.
Vây lưới và cọc cũng được coi như không thể thiếu được trong nuôi ngao nó phục vụ cho việc chia vây nuôi tránh ngao bị cuốn đi kho thủy triều lên xuống vây cọc được rào chắn tốt thì sản lượng ngao hao hụt do bị cuốn đi sẽ ít từ đó sẽ làm tăng giá trị sản suất trong nuôi trồng ngao. Đối với vây lưới
đầu tư thì lại có sự chênh lệch giữa quy mô nhỏ, trung bình với quy mô lớn, quy mô lớn có giá trị cọc đầu tư thấp nhất cũng là do việc chia vây của người nuôi khi chia thành vây lớn ta có thể tiết kiệm được số cọc ngăn giữa, hộ có quy mô trung bình có giá trị của cọc là lớn nhất do họ chia thành nhiều vây nhỏ và trong đó có một số nhà còn làm vây lưới thành hai lớp nên số lượng cọc và vây lưới cần dùng sẽ tăng lên.Thuyền được các hộ có quy mô lớn đầu tư nhiều hơn so với quy mô trung bình và nhỏ, do đặc điểm của các hộ nuôi quy mô lớn thường chia thành nhiều vây lớn và các vây thường xa bờ nên cần phải sử dụng thuyền cho việc đi lại chăm sóc bảo bên ngao của người trông coi.
Đối với các tài sản khác và xe máy đồ dùng trong chòi thì sẽ tùy thuộc vào khả năng kinh tế của từng gia đình nuôi mà có sự đầu tư khác nhau. Đối với giá trị các tài sản khác của các hộ nuôi có quy mô lớn là lớn nhất là do quy mô nuôi lớn, sản lượng ngao cần tiêu thụ cũng lớn nên ngoài việc bán cho những nhà thu gom lái buôn thì người nuôi ngao ở quy mô này còn liên kết với nhau để tiêu thụ ngao bằng việc tự vận chuyển ngao tới các thị trường lân cận để bán nên người ta đã đầu tư mua thêm phương tiện là ô tô để phục vụ cho điều đó, chính vì vậy làm cho chi phí khác của các hộ này tăng cao hơn rất nhiều so với các hộ có quy mô trung bình và nhỏ.
Bảng 4.3 Giá trị tài sản cố định cho 1ha nuôi ngao
(Tính bình quân/ 1ha/1 vụ)
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô
Nhỏ TB Lớn SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Chòi, lều trông coi Tr.đ 17,7 21,7 28,2 36,2 15,5 18,9 2. Lưới Tr.đ 15,3 18,8 14,8 19,0 15,0 18,3 3. Cọc Tr.đ 20,6 25,3 21,6 27,7 11,7 14,3 4. Thuyền Tr.đ 2,8 3,4 2,1 2,7 3,2 3,9 5. Xe máy Tr.đ 21,6 26,5 7,6 9,7 5,8 7,1 6. Đồ dùng trong chòi Tr.đ 2,2 2,7 0,7 0,9 1,5 1,8 7. Khác Tr.đ 1,2 1,5 3,04 3,9 29,2 35,7 Tổng giá trị tài sản Tr.đ 81,4 100,0 78,0 100,0 81,9 100,0
Nguồn: số liệu điều tra, 2014 b, Chi phí cho nuôi ngao
Ngoài đầu tư những tài sản thiết yếu phục vụ cho nuôi ngao thì người dân nuôi ngao còn phải bỏ thêm nhiều chi phí khác cho trước, trong và sau khi nuôi.
Trong sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất. Nghĩa là với lượng đầu vào nhất định, người sản xuất mong muốn làm ra số lượng sản phẩm cao nhất hoặc tối thiểu hóa chi phí cho một đơn vị đầu ra. Do đó chi phí sản xuất và giá trị sản xuất được coi là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất.
Bảng 4.4 Chi phí sản xuất cho 1ha nuôi ngao của các hộ điều tra theo quy mô
(Tính bình quân/1ha/1 vụ)
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô
Nhỏ TB Lớn
SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%)
I. Lao động gia đình Công 181 - 78,0 - 44,0 -
II. Chi phí trung gian Tr.đ 517,8 84,4 596,2 92,8 416,2 93,1
1. Con giống Tr.đ 380,4 62,0 469,2 73,0 287,5 64,3 2. Cải tạo bãi nuôi Tr.đ 63,8 10,4 66,7 10,4 38,0 8,5 3. Chi phí thuê lao động Tr.đ 44,7 7,3 43,0 6,7 58,0 13,0 - Chuẩn bị bãi nuôi Tr.đ 2,9 0,5 3,1 0,5 2,1 0,5 - Rào lưới chắn Tr.đ 1,4 0,2 1,7 0,3 1,4 0,3 - Xây dựng nều trông coi Tr.đ 1,4 0,2 1,9 0,3 0,8 0,2 - Công thả giống Tr.đ 1,1 0,2 0,7 0,1 1,0 0,2 - Công trông coi bảo vệ Tr.đ 9,9 1,6 10,4 1,6 14,6 3,3 - Công thu hoạch Tr.đ 28,0 4,6 25,2 3,9 38,1 8,5 4. Lãi tiền vay Tr.đ 8,3 1,4 8,0 1,2 16,0 3,6
5. Khác Tr.đ 20,6 3,4 9,3 1,4 16,7 3,7
III. Khấu hao tài sản Tr.đ 21,5 3,5 13,9 2,2 12,0 2,7
IV. Giá thuê đất Tr.đ 1,8 0,3 1,0 0,2 1,3 0,3
Tổng chi phí Tr.đ 613,5 100,0 642,3 100,0 447,1 100,0
Từ bảng 4.3 ta thấy, tổng chi phí nuôi ngao của của hộ quy mô trung bình là lớn nhất, tổng bình quân chi phí cho hộ nuôi theo quy mô trung bình là 611,1 triệu đồng cho 1ha nuôi ngao, lao động gia đình là 78 công, Chi phí trung gian chiếm 97,6% với tổng giá trị là 59,62 triệu đồng trong chi phí trung gian có,chi phí thuê lao động ngoài là 43,0 triệu đồng chiếm 7% phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí về giống với 469,2 triệu đồng chiếm 76,8% trên tổng chi phí cho 1ha nuôi ngao, sở dĩ chi phí con giống lớn như vậy là do người dân trong xã vẫn chưa thể sản xuất được giống ngao mà phải đi mua giống từ bên ngoài. Hộ nuôi quy mô lớn có mức đầu tư bình quân trên 1ha nuôi là thấp nhất với tổng chi phí bình quân là 429,5 triệu đồng. Công lao động gia đình là thấp nhất trong 3 quy mô nuôi là 44 công nguyên nhân là do diện tích nuôi lớn (trên 7ha) mà mỗi gia đình thì có số ngượng người lao động nhất định nên lao động phải chia ra cho từng diện tích nuôi, cũng chính vì thế mà giá trị lao động đi thuê của quy mô này lại lớn nhất với tổng giá trị là 58 triệu đồng. Chi phí cho con giống cũng là thấp nhất trong 3 quy mô với tổng giá trị là 287,5 triệu. Hộ nuôi quy mô nhỏ có mức công lao động gia đình là lớn nhất với 181 công ,do tất cả lao động nuôi ngao trong gia đình chỉ tập trung vào sản xuất với quy mô nhỏ, chi phí thuê lao động cũng tương đối lớn (44,7 triệu) chiếm tỷ trọng 7,3% tổng chi phí nhưng vẫn thấp hơn so với chi phí thuê lao động của quy mô lớn. Chi phí con giống là 380,4 triệu đồng chiếm 70,3%.
Bên cạnh chi phí phí về giống thì chi phí cho cải tạo bãi nuôi cũng là một trong những khoản chi phí tương đối cao. Chi phí cải tạo bãi nuôi ở đây bao gồm các chi phí thuê máy móc san phẳng, cày bừa thu gom vỏ ngao chết từ các vụ trước, chi phí này ở quy mô nhỏ và quy mô trung bình có tổng giá trị trên 60 triệu đồng lần lượt chiếm 11,8% và 10,9 % tổng chi phí nhưng ở quy mô lớn thì thấp hơn chỉ có 38,1 triệu đồng chiếm 8,8 % trên tổng chi phí
Nhìn chung chi phí đầu tư cho 1ha nuôi ngao là tương đối lớn trong đó chi phí đầu tư về con giống chiếm tỷ trọng cao nhất vì vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì nó phụ thuộc rất nhiều vào con giống, người nuôi cần lựa chọn một mức đầu tư hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
c, Tình hình vay vốn cho nuôi ngao
Trong những năm gần đây nuôi ngao tại xã Đông Minh có sự phát triển mạnh mẽ đó là do sự nhạy bén trong chuyển đổi ngành nghề của người dân từ những ngành nghể xản xuất kém hiệu quả sang nuôi ngao.
Vì nuôi ngao cần một lượng đầu tư không nhỏ cho các chi phí trung gian bắt đầu từ công việc chuẩn bị bãi nuôi đến thu hoạch đều cần đến vốn để thuê lao động máy móc chuẩn bị bãi nuôi, thả giống, trông coi... Bình quân 1 ha nuôi ngao người nuôi phải đầu tư từ 300-700 triệu đồng vì thế họ không thể có sẵn trong gia đình nên hầu như người dân đều phải vay vốn ban đầu và cho đến nay thì một số hộ đã trả hết số vốn vay ban đầu có thể tự có vốn đầu tư vào sản xuất. Thực trạng vay vốn của người dân hiện tại được thể hiện trong bảng sau.
Bảng4.5 Thực trạng vay vốn đầu tư cho 1ha nuôi ngao của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô
Nhỏ TB Lớn Tổng số SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 44 100 10 100 6 100 60 100 - Số hộ có vay vốn 32 72,7 9 90,0 4 66,7 45 75 - Số hộ không vay vốn 12 27,3 1 10,0 2 33,3 15 25 2. Tổng số vốn vay Tr.đ 6640,0 - 5130,0 - 12300,0 - 8023,3 - 3. Số vốn vay/1ha Tr.đ/ha 102,0 - 118,8 - 195,2 - 138,7 - 4. Số vốn vay/ hộ Tr.đ/ hộ 207,5 - 570,0 - 3075,0 - 535,0 -
Từ bảng 4.5 ta có thể thấy, lượng vốn vay trong 3 quy mô bình quân trên 1 hộ thể hiện sự khác biệt theo hướng, các hộ có quy mô lớn thì vay vốn nhiều hơn, hộ quy mô lớn có lượng vốn vay trung bình là 3075 triệu đồng /hộ gấp 15 lần so vời hộ có quy mô nhỏ và gấp 4,1 lần so với hộ nuôi có quy mô trung bình mặc dù bình quân vay vốn trên hộ có sự chênh lêch lớn nhưng mức đầu tư vào diện tích nuôi lại chênh lệch nhỏ, số nốn vay /ha của hộ quy mô lớn bằng 195,2 triệu đồng/ha trong khi hộ có quy mô trung bình vac nhỏ lần lượt là 118,8 triệu đồng và 102,0 triệu đồng từ đây có thể thấy được sự chênh lệch về diện tích của các hộ thong 3 quy mô nuôi là rất lớn.