Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã đông minh, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 72 - 75)

Nuôi ngao hiện nay ở Xã Đông Minh được coi như một ngành kinh tế chủ đạo của xã nó đem lại nguồn thu nhập lớn, cải thiện đời sống của người dân cũng như làm cho nền kinh tế của xã phát triển. Nghề nuôi ngao đã được nhười dân trong xã đưa vào sản xuất cách đây hơn 15 năm nhưng trong những năm gần đây với điều kiện thời tiết thích hợp, diện tích ngày càng mở rộng, thu được năng suất cao tuy nhiên trong những năm gần đâygiá bán và thị trường bán của con ngao không được ổn định làm hiệu quả kinh tế giảm nhưng nuôi ngao vẫn là nghề mang lại thu nhập cao nhất so với việc nuôi trồng các loài thủy sản khác trong xã.

Bảng4.7 Hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ điều tra

(Tình bình quân/1ha/1 vụ ngao)

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô BQ

Nhỏ TB Lớn

I. Năng suất bình quân Tấn/ha 37,57 42,70 30,51 36,93

II. Các chỉ tiêu kết quả

1. Giá trị sản xuât (GO) Tr.đ/ha 751,70 851,70 610,60 738,00 2. Chi phí trung gian (IC) Tr.đ/ha 517,80 596,20 416,50 510,17 3. Giá trị gia tăng (VA) Tr.đ/ha 233,90 255,50 194,10 227,83 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ/ha 210,60 240,30 181,00 210,63 5. Lao động gia đình Công/ ha 181,00 78,00 44,00 101,00

III.Các chỉ tiêu HQKT GO/IC Lần 1,45 1,43 1,47 1,45 VA/IC Lần 0,45 0,43 0,47 0,45 MI/IC Lần 0,41 0,40 0,43 0,41 GO/ LĐ Tr.đ/công 4,15 10,92 13,88 9,65 VA/ LĐ Tr.đ/công 1,29 3,28 4,41 2,99 MI/ LĐ Tr.đ/công 1,16 3,08 4,11 2,79

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Theo số liệu bảng 4.7 ta thấy bình quân giá trị sản xuất chung cho cả 3 quy mô là 738 triệu đồng/ha, trong đó hộ nuôi quy mô trung bình có giá trị sản xuất cao nhất với 851,7 triệu đồng/ha sau đó là hộ nuôi có quy mô nhỏ với 751,7 triệu đồng/ha và thấp nhất là hộ nuôi quy mô lớn với 610,6 triệu đồng /ha. Điều này có thể lí giải là do hộ nuôi có quy mô trung bình có năng suất ngao cao nhất với 42,7 tấn /ha còn nhóm hộ quy mô nhỏ có năng suất thấp hơn với 37,75 tấn/ha và nhóm hộ quy mô lớn có năng suất thấp nhất chỉ với 30,51 tấn/ha, giá cả ngao thì không có sự khác biệt giữa ba quy mô nên

Chi phí trung gian của các nhóm hộ cũng tương tự như giá trị sản xuất vẫn cao nhất là những hộ có quy mô trung bình với tổng chi phí trung gian là 596,2 triệu đồng/ha và thấp nhất là những hộ có quy mô lớnvới 416,5 triệu đồng/ha, nhưng không đủ lớn để làm thay đổi vị trí của thu nhập hỗn hợp của các quy mô nuôi. Thu nhập hồn hợp của quy mô trung bình là 240,3 triệu đồng/ha,sau đó là của hộ quy mô nhỏ là 210,6 triệu đồng/ha và thấp nhất là quy mô lớn 181,1 triệu đồng/ha.

Xét hiệu quả kinh tế trên 1 đồng chi phí trung gian ta thấy giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian bình quân cho cả 3 quy mô là 1,45 lần có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu được 1,45 đồng giá trị sản xuất. Nhìn bảng 4.6 ta có thể thấy hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng chi phí của hộ nuôi theo quy mô lớn là cao nhất với một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,47 đồng giá trị sản xuất, 0,47 đồng giá trị tăng thêm, 0,45 đồng thu nhập hỗn hợp. Sau đó là quy mô nhỏ với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được1,45 đồng Giá tri sản xuất,0,43 đồng giá trị tăng thêm, 0,41 đồng thu nhập hỗn hợp và thấp nhất là quy mô trung bình với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,43 đồng giá trị sản xuất, 0,43 đồng giá trị tăng thêm, 0,4 đồng thu nhập hỗn hợp.

Xét hiệu quả sử dụng lao động trong các quy mô. Từ bảng trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động của quy mô lớn là cao nhất với giá trị sản xuất/ công lao động đạt 13,88 triệu đồng/công ,giá trị gia tăng /công đạt 4,41 triệu đồng/công, thu nhập hỗn hợp đạt 4,11 triệu đồng/công. Có nghĩa là 1 công lao động của người lao động trong quy mô lớn có thể tạo ra được 4,11 triệu đồng thu nhập hỗn hợp trong khi đó với lao động trong quy mô nhỏ đạt mức 3,08 triêu đồng /công còn lao động ở quy mô nhỏ chỉ đạt 1,16 triêu

đồng /công .

Như vậy theo bảng 4.7 thì các hộ có diện tích nuôi quy mô lớn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với quy mô trung bình và nhỏ trong khi giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp của các hộ quy mô lớn đều nhỏ hơn so với quy mô trung

bình và nhỏ. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do khi nuôi trồng với quy mô lớn thì người ta không thể có đủ tài chình để đầu tư nhiều như các quy mô khác, số lượng lao động trung bình của các quy mô giao động từ 2 đến 3 người trong khi đó diện tích nuôi ngao trong các quy mô thì lớn, mặt khác do điều kiện tự nhiên của bãi triều nuôi ngao thuận lợi cho việc phát tiển của con ngao nên chỉ cần đầu tư ở mức độ vừa phải cũng có thể cho được một năng suất nhất định. Vì thế quy mô càng lớn thì lượng đầu tư vào sản xuất sẽ ít đi,số lượng công lao động tham gia vào sản xuất trong 1ha càng nhỏ từ đó làm cho hiệu quả sử dụng chi phí và lao động sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã đông minh, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w