Bất cứ một ngành, một nghề sản xuất kinh doanh nào muốn phát triển thì cũng cần phải tìm được một thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm của mình. Do diện tích nuôi ngao rộng có sản lượng lớn nên không thể tiêu thụ hết tại địa phương, việc bán lẻ ngao cho các nhà hàng và người tiêu dùng trực tiếp trong xã và các xã bên cạnh chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể mà cần phải có một thị trường tiêu thụ lớn chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Việc thu mua ngao ở xã Đông Minh thực hiện chưa đồng bộ chưa có sự tham gia của các cấp chính quyền xã mà chủ yếu là do thương lái từ nơi khác tự tìm đến thu mua nhỏ lẻ. Người dân nuôi ngao ở đây đa phần bán ngao cho nhứng người thu gom lớn để mang đi tiêu thụ,một ngày lượng ngao mà một nhà thu gom lớn thu mua nằm trong khoảng từ 50-70 tấn nhưng việc thu mua không thường xuyên, cách mấy ngày người thu gom mới tới thu gom một lần số lượng người thu gom cũng không nhiều. Bên cạnh các nhà thu gom lớn thì cũng có những nhà thu mua, bán buôn nhỏ trong xã thu mua ngao để chuyển đi bán tại các thị trường lân cận, nhưng khối lượng mua của đối tượng này thấp hơn nhiều so với các nhà thu gom trên một ngày một người thu mua chỉ tứ 5-10 tấn ngao.
Bảng 4.6 Biến động giá ngao theo các năm (Tính trung bình/đồng/kg) Năm ĐVT 2011 2012 2013 Ngao thịt Đồng/k g 30.000 25.000 12.00 0 Ngao giống (cỡ 800- 1000 con/ kg) Đồng/k
g
85.000 75.000 30.00 0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014
Đông minh là một xã có diện tích cũng như sản lượng ngao sản xuất ra lớn, người nuôi ngao ở đây chủ yếu nuôi ngao thịt và ngao giống. Ngao giống được người dân mua ở các địa phương khác về nuôi từ ngao cám thành ngao cúc (cỡ 800 đến 1000 con/ kg)sau đó lại được bán đi cho các hộ nuôi ngao thịt trong và ngoài xã. Từ viêc điều tra thực tế cho thấy, ngao được sản xuất chủ yếu được bán sang thị thường Trung Quốc nhưng trong thời gian gần đây việc thu mua của thị trường này đang giảm nên ngao được sản xuất ra không bán được, bán ra với giá rẻ điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi ngao. Từ bảng 4.6 ta có thể thấy giá ngao của năm 2013 rất thấp chỉ còn chưa tời một nửa so với năm 2012 vì Sau cơn bão số 8 xảy ra cuối năm 2012, hầu hết các chòi, lều đổ nát, tàu bè, phương tiện đánh bắt, nuôi ngao bị hư hỏng. Để có tiền khắc phục hậu quả do bão gây ra, người dân ồ ạt nạo ngao bán. Lúc đó, các thương lái Trung Quốc bắt đầu chuyển việc mua bán tiểu ngạch sang chính ngạch. Toàn bộ ngao từ Việt Nam muốn xuất sang Trung Quốc bắt buộc phải chấp hành những quy định khắt khe về chứng nhận xuất xứ, chất lượng… Thay vì nhập ngao thành phẩm, thương lái Trung Quốc chuyển sang mua ngao giống giá 25.000 đến 30.000 đồng mỗi kg, mỗi kg ngao giống trung bình 1.000 ngao con. Trong khi đó, thị trường trong nước cũng đang trải qua giai đoạn giá cả thất thường. Lượng ngao bán cho các thương lái, các cơ sở chế biến tại TP HCM cũng giảm mạnh. Trước đó, hoạt động mua bán đều có hợp đồng ràng buộc nhau, nhưng hiện không còn. Càng ngày giá ngao
càng giảm. Có thời điểm, giá thay đổi 5 lần mỗi ngày.Vì vậy UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho con ngao tại thị trường Châu Âu, Châu Á và trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước. Có cơ chế thu hút các doanh nghiệp chế biến ngao về đầu tư tại tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp về mặt thủ tục, hồ sơ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, tạo sự ổn định, từng bước nâng cao giá trị sản lượng ngao.