Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã đông minh, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 41 - 46)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tiền Hải là huyện ven biển, nằm phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có tọa

độ địa lý từ 20 17’ đến 20°28’ độ vĩ Bắc, từ 106°27’ đến 106°35’ độ kinh Đông. Có vị trí giới hạn như sau:

Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy, ranh giới là sông Trà Lý.

Phía Nam giáp huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, ranh giới là Sông Hồng. Phía Tây giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

Phía Đông giáp Biển Đông, chiều dài bờ biển là 23km, từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt.

Đông Minh là xã mới ven biển thuộc khu Đông huyện Tiền Hải, được thành lập từ khoảng sau năm 1955 - 1956.

Xã có vị trí nằm khoảng 20.23.39 vĩ độ bắc, 106.35.09 kinh độ đông, cách thành phố Thái Bình về hướng Đông 29 km; cách Thị trấn Tiền Hải về hướng Đông 9 km; phía Đông giáp biển Đông; phía Bắc giáp xã Đông Hoàng; phía Tây giáp các xã Đông Phong, Đông Cơ, Đông Lâm; phía Nam giáp xã Nam Thịnh.

Vùng nuôi ngao bãi triều ven biển giáp xã Đông Minh, có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc: Giáp vùng nuôi ngao xã Đông Hoàng Phía Nam: Giáp vùng nuôi ngao xã Đông Minh Phía Đông: Giáp Biển Đông

Phía Tây: Giáp địa giới hành chính xã Đông Minh.

của hệ thống sông ngòi như sông Trà Lý, Sông Hồng và dòng hải lưu của biển, phía bên ngoài có các cồn cát nổi lên,tạo bức tường chắn sóng. Vì vậy đây là một vùng đất màu mỡ, có nhiều thủy sinh vật sống nên khá phù hợp với việc nuôi trồng thủy hải sản đặc biệt là nuôi ngao.

3.1.1.2 Thời tiết,khí hậu, môi trường

a. Đặc điểm về khí hậu

Vùng biển Tiền Hải nói chung và tiểu vùng 3.3 nói riêng thuộc rìa đông Đồng bằng Bắc Bộ trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa là đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển,chịu ảnh hưởng đồng thời của khí hậu khu vực đồng bằng Bắc Bộ và khí hậu biển Đông.

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình năm 23-24°C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7: 29,2°C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1: 16,1°C. Nhiệt độ cao nhất là 39,2°C, thấp nhất 4,4°C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình mùa hè và mùa đông là 12-13°C. Đây là nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của con ngao.

Nhiệt độ nước

Trung bình 24°C, trung bình cao 32,6°C. trung bình thấp 18,4°C. Con ngao có thể phát triển tốt ở nhiệt độ này.

Mưa

Hàng năm mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm 1.700-1.800 mm, số ngày mưa trung bình trong năm là 150 ngày. Mùa mưa chiếm 85% tổng lượng mưa năm, các tháng 7,8,9 mưa nhiều nhất. Lượng mưa mùa khô thường rất ít (chiếm 15%), các tháng 12,1,2 mưa ít nhất.

Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình năm 86% cao nhất vào các tháng 2,3,6; thấp nhất là vào tháng 10,11,12. Độ ẩm cao nhất 100%, thấp nhất 66%.

Bốc hơi

Lượng nước bốc hơi trung bình năm 750mm, lớn nhất vào các tháng 6,7 (100-110mm/tháng); nhỏ nhất vào các tháng 2,3 (35-40mm/tháng)

Nắng và bức xạ

Tổng số giờ nắng trung bình 1.500-1.800 giờ, các tháng 7,8,9 và tháng 10 có số giờ nắng cao nhất 180-190 giờ/tháng.

Gió

Tốc độ gió trung bình năm 3,8m/s. có 2 mùa gió chính trong năm: gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình 3,5-5m/s, lớn nhất 14m/s.

Bão

Hàng năm có từ 3 đến 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào vùng này, tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 10, sức gió mạnh nhất tới cấp 11- 12, tốc độ gió cao nhất lên tới 45m/s. Tần suất xuất hiện bão cao nhất là vào tháng 8 (43,5%). Bão đổ bộ vào thường gây mưa lớn (300 – 400mm) kết hợp với triều cường có thể gây ra những thiệt hại lớn cho nuôi trồng thủy sản. b. Đặc điểm về thủy văn, thủy triều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thủy văn sông ngòi

Vùng bãi triều ven biển giáp xã Đông Minh được bao bọc bởi hệ thống song, biển khép kín, nằm kẹp giữa sông Lân và đê quốc gia. Các sông chảy qua địa phận đều chịu ảnh hưởng của thủy triều nhưng hướng ra biển, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, đồng thời hàng năm chuyển ra biển khoảng 60 – 80 triệu tấn bùn cát bồi tích hàng năm.

Thủy triều

Vùng bãi ven biển giáp xã Đông Minh thuộc vùng có chế độ nhật triều thuần nhất. Một tháng có 2 chu kỳ triều, một chu kỳ có 14 con triều, biên độ lớn nhất vào các tháng 6,7,12,1 và đạt tới 3,6 - 3,7m.

Hàng năm có tới 176 ngày có đỉnh triều cao từ 3,0m trở lên. Biên độ triều trung bình 2,5m, mực nước triều dâng cao nhất tới +3,8m (trên số 0 hải đồ).

c. Một số yếu tố về môi trường của khu vực

Thủy lý, thủy hóa

Độ trong: ven biển Thái Thụy, Tiền Hải có nhiều cửa sông đổ ra biển, nước chảy ở đây thường khá đục, độ trong chỉ đạt 0,2 – 0,3m.

PH thủy vực nước lợ trung bình từ 7,9 – 8.3, độ PH này nằm trong khoảng thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.

Độ mặn: Độ mặn thường biến động khá lớn và thể hiện theo mùa rõ rệt. Về mùa mưa nước bị ngọt hóa, độ mặn giảm nhiều vào thời điểm nước ròng ở cửa Lân đo được độ mặn chỉ còn 0,1‰. Về mùa khô độ mặn tăng và đạt từ 9,5 đến 25‰, có thời điểm độ mặn trên 30‰

Oxy hòa tan (DO): Hàm lượng Oxy hòa tan nằm trong khoảng cho phép, đạt giá trị 4-7 mg/l.

Tiêu hao Oxy: Hàm lượng tiêu hao Oxy trung bình của thủy vực nước lợ dao động từ 3,6 đến 5,27 mg/l, hàm lượng này thích hợp cho nuôi trồng các đối tượng thủy sản.

Cacbonic (CO2): Trong thủy vực nước lợ hầu như bằng 0 vì pH của thủy vực này khá cao nên nồng độ bằng 2,46mg/l, không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của đông vật thủy sản.

Sắt tổng số (Fe3+): Sắt tổng số thủy vực nước nợ có giá trị trung bình gần bằng nhau , thấp nhất là 0,27 mg/l và cao nhất là 0,4 mg/l, không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của đông vật thủy sản.

Đạm tổng số (NH4+) và lân ( PO43-): Trong môi trường nước lợ rất thấy chứng tỏ nước rất sạch.

Đặc điểm chất đáy

Vùng bãi triều phía bắc tỉnh Thái Bình được hình thành chủ yếu do sự lắng đọng, bù đắp của phù sa hệ thống sông Thái Bình. Đất phù sa sông Thái

Bình có màu nâu nhạt, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đát thường thấp hơn so với phù sa sông Hồng.

Vùng bãi triều ven biển phía Nam của tỉnh Thái Bình được bù đắp bởi phù sa của hệ thong sông Hồng, trầm tích phù sa mịn có hàm lượng lưu huỳnh, sunfua thấp,màu nâu nhạt, nâu xám, thô dần từ tầng mặt xuống tầng sâu.

Độ pH: Đất nền đáy vùng bãi triều ven biển của tỉnh Thái Bình tương đối đồng nhất ít hoặc không chua, độ pH tù 6,0 – 6,5 có xu hứng vào mùa khô độ pH thấp hơn.

3.1.1.3 Đặc điểm địa hình

Theo số liệu đo đạc khảo sát hiện trạng, nhìn chung địa hình bãi triều ven biển huyện Tiền Hải nói chung và bãi triều ven biển giáp xã Đông Minh khá phức tạp, có nhiều luồng lạch, tuy nhiên phía bên ngoài có các cồn cát nổi lên, tạo nên bức tường chắn song là điều kiện thuận lợi để nuôi ngao

3.1.1.4 Chế độ sinh vật Động vật đáy

Động vật đáy ở đầm nuôi và vùng bãi triều khá phong phú, có khoảng 49 loài, phần lớn thuộc bộ 10 chân (Decapoda) như cua, còng, cáy,…và lớp nhuyễn thể hai vỏ (Bivalvia) như: vọp, don, dắt, ngao, día,…Trong các đầm nước lợ các nhóm giáp các đáy có quần thể số lượng cao: tôm rảo, tôm nương, cua bể, tôm gai,….

Động thực vật phù du

Thực vật phù du: Có khoảng 165 loài thực vật phù du, thuộc 5 ngành khác nhau là: tảo silic, tảo giáp, tảo lam, tảo lục và tảo mắt. Trong đó tảo mắt chiếm ưu thế với 109 loài chiếm 60%, là thành phần chủ yếu được ngao sử dụng làm thức ăn. Mật độ thực vật phù du tương đối thấp, mật độ thấp nhất là 27.600 tế bào/lít, cao nhất là 3.272.500 tế bào/lít. Do sự biến động thực vật phù du rất lớn có thể làm ảnh hưởng tới nguồn dinh dưỡng chủ yếu của ngao.

Động vật phù du: Có khoảng 92 loài động vật phù du, không kể các loài sứa con, ấu trùng của giáp xác, da gai, thân mềm khác. Trong đó, giáp xác thân chèo (Copepoda) chiếm ưu thế về số lượng loài với 46 loài (chiếm 50%), nhóm Tunicata với 10 loài (chiếm 10,9%), Amphipoda với 9 loài (chiếm 9,8%) các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp, mỗi nhóm chiếm 1-6%.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã đông minh, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 41 - 46)