Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã đông minh, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 38 - 41)

Trong nghiên cứu “Hiện trạng nghề nuôi ngao ở một số tỉnh ven biển

miền bắc và bắc trung bộ, Việt Nam” (Tạp trí khoa học và phát triển, tập 11,

số 7: 972-980, năm 2013) của Bùi Đắc Thuyết, Trần Văn Dũng đã nêu nên thực trạng sản xuất nghể nuôi ngao của miền bắc và bắc trung bộ, kết quả nghiên cứu cho thấy Thái Bình có diện tích và sản lượng ngao nuôi lớn nhất miền bắc và bắc trung bộ tiếp theo là các tỉnh Nam định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hà Tĩnh. Diện tích nuôi ngao trung bình của các hộ là 3,5ha các địa phương có hộ nuôi ngao nhiều như Nam Định, Thái Bình diện tích nuôi ngao trung bình của các hộ đều rất bé và có sự biến động nhiều nhất về diện tích nuôi ngao. Phần lớn các nông hộ chỉ nuôi ngao thương phẩm(54,5%). Có 41,4% số hộ điều tra có kết hợp cả nuôi ngao thương phẩm và ươm ngao giống và 4,5% số hộ chỉ nuôi ngao giống. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ đánh giá được về mặt kết quả của nuôi ngao của các tỉnh ven biển miền bắc và bắc trung bộ, Việt Nam mà chưa xét tới phần hiệu quả, chỉ ra được các khó khăn chung cho nghề nuôi ngao mà chưa đi sâu vào tìm hiểu khó khăn của từng vùng miền, địa phương.

Trong luận văn “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi ngao ở huyện Tiền

Hải, tỉnh Thái Bình” (Luận văn thạc sĩ kinh tế trường đại học Nông Nghiệp

Hà Nội, 2013) tác giả Bùi Văn Tình có chỉ ra nhóm hộ khá có năng suất cao hơn với gần 32 tấn/ha còn nhóm hộ trung bình chỉ khoảng 28 tấn/ha, do giá bán rơi vào khoảng 20.000 đồng/kg điều này dẫn đến giá trị sản xuất của 2 nhóm hộ là khác nhau, vì vậy năng suất là yếu tố quyết định chính tới giá trị sản xuất của hộ nuôi ngao. HQKT sử dụng lao động gia đình của các hộ kinh tế khá giả cung cao hơn các hộ kinh tế trung bình, nên việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian và 1 công lao động của hộ có điều kiện kinh tế khá mang lại hiệu quả cao hơn nhóm hộ kinh tế trung bình. Về quy mô của vây nuôi, người nuôi ngao muốn có hiệu quả kinh tê tốt nhất thì cần phải quy hoạch lại vùng nuôi ngao, xây dựng các bãi nuôi ngao có diện tích vưa phải nằm trong

khoảng từ 1 tới 3 ha tránh để các bãi nuôi ngao manh mún nhỏ lẻ như hiện nay hay các bãi nuôi ngao quá lớn rất khó khăn cho công tác bảo vệ chăm sóc và đầu tư giống cho bãi nuôi ngao.

Như vậy trong nghiên cứu này mới chỉ tính tới hiệu quả kinh tế nuôi ngao của toàn huyện theo các tiêu chí về quy mô sản xuất, chi phí trung gian và lao động bỏ ra mà chưa tính tới hiệu quả của các hình thức nuôi ngao, nghiên cứu này mới chỉ phản ánh chung cho nghề nuôi ngao thịt của toàn huyện mà chưa đi sâu vào địa phương cụ thể trong khi đó người dân nuôi ngao không chỉ có nuôi ngao thịt mà còn đan xen giữa nuôi ngao thịt và ngao giống.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã đông minh, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w