Đông Minh có mạng lưới giao thông tương đối hoàn thiện bao gồm đường tỉnh lộ 39B theo hướng Đông – Tây chạy dài tới giáp biển, tỉnh lộ Đồng Châu, đường Đê số 6theo hướng Bâc - Nam, cùng hệ thống, đường xã ,đường thôn xóm đan xen đi lại khá thuận tiện. Hệ thống giao thông đã được củng cố và phát triển, hầu hết các tuyến mới xây dựng đẩm bảo về mặt kỹ thuật. Như vậy, cho đến nay hầu hết các tuyến đường trong xã đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Phương tiện giao thông đi lại rất thuận lợi, có bến xe buýt từ trung tâm xã đi TP. Thái Bình, Hà Nội, đóng vai trò khá quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa hỗ trợ đường bộ, thuận lợi cho việc vận chuyển ngao tới các địa phương khác bằng đường bộ để tiêu thụ.
3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã
Xã Đông Minh là vùng ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con ngao.
Từ năm 1989 khi nhà nước có chí sách giao quyền sử dụng bãi bồi, mặt nước cho người lao động và chính sánh khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nhiệp nông thôn, các hộ ngư dân có vốn và kinh nghiệm sản xuất đã kết hợp với nhau đấu thầu khoanh đắp vùng đầm nuôi trồng thủy sản.
Việc khoanh đắp đầm nuôi, chuyển đổi diện tích cây lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã phát triển rất nhanh. Đến năm 2013, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở xã Đông Minh là 505,3 ha trong đó diện tích nuôi nước lợ là 495,6 ha, diện tích nuôi nước ngọt là 10 ha.Tổng giá trị nuôi trồng thủy sản vào khoảng 8.000 tấn, giá trị tổng sản lượng nuôi trồng đạt 111,2 tỷ, đồng riêng sản lượng ngao thương phẩm đạt 7.900 tấn, giá tri đạt 88,650 tỷ đồng (tính theo giá thực tế 12 triệu đồng/tấn) chiếm 79,7% tổng giá trị nuôi trồng thủy sản và 43,4% tổng giá trị sản xuất. Giải quyết việc làm cho khoảng 1.135 lao động thường xuyên và khoảng 2.000 lao động thời vụ. Như vậy
việc nuôi ngao ở bãi triều ven biển đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế địa phương cũng như tăng thu nhập và nâng cao đời sồng cho người dân.
Kết quả sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm gần đây tăng trưởng không ổn định. Năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 2,1 tỷ đồng nhưng sang năm 2013 thì lại giảm xuống 0,7 tỷ đồng so với năm 2012 do giá trị sản xuất của nuôi trồng thủy sản (các loại thủy sản khác) giảm do người dân bỏ không nuôi hoặc hạn chế nuôi chuyển sang nuôi ngao.
Giá trị sản xuất của ngao trong ba năm gần đây cũng có nhiều biến động và không ổn định. Năm 2011 GTXS của nuôi ngao đạt 112.000 triệu đồng nhưng sang năm 2012 lại giảm mạnh xuống chỉ cò 86.400 triệu đồng, tổng GTSX giảm xuống là 5.600 triệu đồng là tương đối lớn. Sang năm 2013 đã có dấu hệu tăng lại nhưng mức độ tăng cũng không cao, tổng GTSX ngao tăng lên là 2.250 triệu đồng. Tuy sản lượng ngao tăng nhưng do giá thành của ngao giảm mạnh nên tổng giá trị sản xuất ngao của xã cũng không được cao.
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Đông Minh giai đoạn 2011 -2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)
SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 12/11 13/12 BQ I. Tổng GTSX 202.700 100,0 204.800 100,0 204.100 100,0 101,0 99,7 100,3 1. Nông nghiệp 168.300 83,0 160.800 78,5 146.100 71,6 95,5 90,9 93,2 Trồng trọt 23.500 11,6 18.700 9,1 22.800 11,2 79,6 121,9 100,7 Chăn nuôi 14.200 7,0 11.000 5,4 12.100 5,9 77,5 110,0 93,7 Nuôi trồng thủy sản 130.600 64,4 131.100 64,0 111.200 54,5 100,4 84,8 92,6 - Nuôi ngao 112.000 55,3 86.400 42,2 88.650 43,4 77,1 102,6 89,9 - Các loại thủy sản khác 18.600 9,1 44.700 21,8 22.550 11,1 240,3 50,4 145,4 2. Ggành nghề, dịch vụ 34.400 17,0 44.000 21,5 58.000 28,4 127,9 131,8 129,9 II. Một số chỉ tiêu BQ
GTSX nuôi ngao/ hộ nuôi 314,6 - 218,2 - 214,1 - 69,4 98,1 83,7
GTSX nuôi ngao/ LĐ 137,0 - 90,9 - 78,1 - 66,4 86,0 76,2