4.3.2.1 Giải pháp cho sản xuất a. Giải pháp về nguồn vốn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi ngao. Theo thông kê của UBND xã Đông Minh thì nguồn vốn đầu tư để phát triển nuôi ngao năm 2013 của xã là 165,22 tỷ đồng. Như vậy, để đáp ứng đủ nguồn vốn cho hoạt động nuôi ngao của toàn huyện thì phải huy động tổng hợp mọi nguồn vốn đầu tư bên cạnh nguồn vốn ngân sách hỗ trợ.
Nguốn vốn phục vụ cho sản xuất chủ yếu huy động từ nguốn vốn tín dụng, nên phải tạo điều kiện cho người nuôi ngao có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của nhà nước với lãi suất thấp, thuận tiện. Bên cạnh đó thì nguồn vốm tự có của người dân là rất quan trọng, huy động những cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã cùng tham gia góp vốn để phát riển nuôi ngao, mang lại nguồn thu nhập và việc làm cho người dân ven biển.
b. Giải pháp về con giống
Cũng giống như nuôi trồng các loài thủy hải sản khác thì con giống ngao là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến hoạt động nuôi ngao có mang lại hiệu quả kinh tế cao hay không? Qua tìm hiểu thì chúng tôi thấy con giống tốt khỏe mạnh và phù hợp thì tỷ lệ sống cao hơn, tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng lớn và cho năng suất cao hơn.
Phải tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sinh sản nhân tạo giống ngao trong tỉnh theo quy hoạch phát triển giống thủy sản để chủ động cung cấp ngao giống cho các hộ nuôi ngao.
Lựa chọn những vùng có điều kiện thuận lợi về nguồn nước, có chất đáy phù hợp để mở rộng diện tích ương ngao giống trong đầm nước lợ, ngoài đê quốc gia và một số vùng chuyển đổi hình thức nuôi trồng gắn với các cơ sở sản xuất giống và vùng nuôi ngao thương phẩm.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nguồn ngao giống nhập về, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng phục vụ người sản xuất. Triển khai và thực hiện tốt việc bảo vệ vùng ngao giống tự nhiên được quy hoạch tại vùng cồn Thủ xã Đông Minh.
Với mật độ thả 400 con/m2 kích cỡ ngao cúc là 800 con/kg, khối lượng thả nuôi là 5 tấn/ha, với tổng diện tích ước đạt tới năm 2015 là 1.700ha nuôi ngao thị thì cần khoảng 6.800 triệu con xấp xỉ 8.500 tấn. Đây là khối lương ngao giống rất lớn, ngoài các địa phương đang cung cấp thường xuyên nguồn ngao giống cho huyện Tiền Hải và tỉnh Thái Bình như Bến Tre, Tiền Giang, Nam Định, hay Thanh Hóa thì huyện cần phải xây dựng các trung tâm sản xuất ngao giống để chủ động phục vụ nhu cầu ngao giống của huyện và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân ven biển, mang lại nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.
4.3.2.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thị trường vừa là điểm đầu vừa là điểm kết thúc của quá trình sản xuất. Thị trường có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế và mở rộng sản xuất kinh doanh. Cũng như các con vật nuôi khác trong nuôi trồng thủy sản thì đối với nuôi ngao thị trường là nhân tố quyết định quá trình nuôi và quá trình tiêu thụ sản phẩm, thị trường cung ứng ngao giống, nhân tố quyết định đến quá hiệu quả kinh tế nuôi ngao. Thị trường yêu cầu sản phẩm như thế nào thì người nuôi ngao phải đưa ra sản phẩm ngao nuôi như thế , thị trường cũng rất biến đổi thất thường, người nuôi ngao phải chủ động tìm hiểu thông tin, năm bắt giá cả, nhứng năm tới huyện Tiền Hải đang có hướng phát triển mạnh về cả diện tích và sản lượng ngao thịt khi đó thị trường đặt ra sẽ rất cấp bách và cần thiết. Vì vậy, để giải quyết tốt vấn đề thị trường cho các sản phẩm nuôi trồng tôi đưa ra một số giải pháp sau:
Trước khi tiến hành quy hoạch, xây dựng các đề án, xác lập mục tiêu, bước đi của hoạt động nuôi ngao cần phải lấy thị trường làm căn cứ đánh giá và xác định. Trong quá trình hoạt động cần phải theo dõi sự biến động của thị trường, phải có những dự báo, dự tính nhu cầu thị trường trong thời gian dài để có sự điều chỉnh kịp thời. Có như vậy, kế hoạch và thị trường không đối lập nhau và luôn gắn liền với nhau.
Tạo điều kiện để nông - ngư dân tập trung diện tích mặt nước vào nuôi ngao, hay để những người có điều kiện chuyển đổi ngành nghề sang nuôi ngao và cung ứng dịch vụ cho nuôi ngao, hình thành các vùng nuôi ngao với quy mô lớn để cung cấp sản phẩm với khối lương lớn khi thị trường yêu cầu nhất là khi mặt hàng ngao dùng để xuất khẩu đi Trung Quốc, Nhật Bản,.... rất cần hàng với số lượng lớn.
Tổ chức tốt công tác thị trường mua bán và trao đổi sản phẩm hàng hóa trên phạm vi sản xuất của vùng. Thành lập các trung tâm các tổ chức chuyên đứng ra thu mua ngao, các trung tâm này có trách nhiệm đàm phán đưa sản
phẩm ngao ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó thì cần phải liên kết các công ty, nhà máy, xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm, để đa dạng hóa hình thức sản phẩm.
Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, marketing, tìm kiếm thị trường, đặc biệt là các thị trường nước ngoài, đẩy mạnh thị trường theo hướng chuyên nghiệp.
4.3.2.3 Giải pháp về công tác khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật
Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tời hiệu quả kinh tế trong nuôi ngao nhận thấy rằng công tác khuyến ngư có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh tế. Nhưng theo thực tế được biết thì hiện nay cho thấy cấp xã, huyện của tỉnh Thái Bình thì đều chưa có hệ thống tổ chức khuyến nông, khuyến ngư riêng biệt, hơn nữa tổ chức khuyến nông - khuyến ngư của tỉnh vẫn còn yếu và thiếu, hiện tại chỉ là một bộ phận nằm trong cơ cấu của sở thủy sản tỉnh Thái Bình. Do đó công tác khuyến ngư nhằm đào tạo, chuyển giao và cung cấp các thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường cũng như tổ chức, quản lý sản xuất chưa thực sự được chú trọng, quan tâm và phát triển. Hiện tại và cả trong tương lai khi hoạt động nuôi trồng thủy hải sản nói chung và nuôi ngao nói riêng phát triển mạnh mẽ thì công tác khuyến ngư là không thể không có. Chính vì thế phòng kinh tế biển, Sở thủy sản cần kết hợp với UBND tỉnh, UBND huyện cùng nhau lập kế hoạch tổ chức tốt hệ thống khuyến ngư các cấp để hoàn thiện và làm tốt công tác này. Hoàn thiện trung tâm khuyến ngư cấp tỉnh, trạm khuyến ngư cấp huyện và các câu lạc bộ khuyến ngư cấp làng xã.
Hiện nay nuôi ngao thường dựa vào kinh nghiệm của người nông dân, người nuôi ngao không qua các lớp tập huấn, vì thế khi ngao bị bệnh, chết hàng loạt thì người dân không có biện pháp xử lý gây tổn thất lớn về kinh tế cho các hộ nuôi. Bên cạnh đó thì kỹ thuật chăm sóc, mật độ con/m2 là do người nuôi tự quyết định, không thông qua hướng dẫn hay tập huấn gì, vì thế
cần tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nuôi thông qua giảng dạy, trình diễn mô hình, thăm quan các mô hình sản xuất giỏi để người nuôi trao đổi kinh nghiệm, năm bắt được các kỹ thuật mới áp dụng vào quy trình nuôi ngao của hộ gia đình mình. Các câu lạc bộ khuyến ngư phải kết hợp với UBND xã tổ chức thông tin tuyên truyền bằng các hình thức như sách, báo, băng hình, đài phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tải đến người nuôi ngao các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin kinh tế, thị trường và giá cả một cách thường xuyên và cập nhật.
4.2.3.4 Giải pháp về cơ chế chính sách
a, Chính sách đầu tư
Hoạt động nuôi ngao ở huyện Tiền Hải nói chung và xã Đông Minh nói riêng đang được quan tâm và phát triển, diện tích nuôi được mở rộng, trình độ nuôi đang được nâng cao. Cho nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, trạm kỹ thuật, trung tâm nghiên cứu và trại giống phục vụ cho nuôi ngao. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có chính sách đầu tư rõ ràng, đầu tư trọng điểm và có chiều sâu. Cụ thể là nhà nước, tỉnh huyện nên đầu tư nguồn lực kinh tế xây dựng các trung tâm giống, vì trong những năm tới huyện đang có xu hướng mở rộng diện tích nuôi ngao, cần một lương lớn con giống, mà hiện nay con giống mua từ địa phương khác đôi khi không đảm bảo về chất lượng và số lượng. Tập trung xây dựng một số nhà máy chế biến, bảo quản và xuất khẩu thủy hải sản trong đó có chế biến, bảo quản và xuất khẩu ngao, để tăng khả năng tiêu thụ ngao, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Mặt khác tỉnh huyện cũng cần có chính sách khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư xây dựng các hạng mục công trình liên quan tới nuôi ngao và nuôi trồng thủy hải sản.
b, Chính sách tín dụng
Huyện cần có sự liên kết với các tổ chức ngân hàng trong và ngoài huyện tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được vay vốn một cách thuận lợi, dễ dàng vơi mức vay cao hơn, thời gian vay dài hơn để người nuôi ngao có thời gian để quay vòng vốn, đầu tư cơ bản tốt hơn.
Các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể như hợp tác xã, hội phụ nữ, cựu chiến binh,... cần đứng ra bảo lãnh cho người nuôi ngao được vay vốn sản xuất. Các ngân hàng, các tổ chức cho vay nên sử dụng giấy chứng nhận quyến sử dụng đất, tài sản của hộ để làm thế chấp cho vay. Bên canh đó, ngân hàng và các tổ chức cho vay cần thành lập các bộ phận liên kết với phòng kinh tế biển, hợp tác xã và các tổ chức đoàn thể giám sát, theo dõi việc sử dụng vốn đúng mục đích, tăng khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro nuôi trồng.
Hình thành các tổ chức tín dụng như hợp tác xã tín dụng để thông qua đó những người dư vốn có thể giúp đỡ gián tiếp những người thiếu vốn và giải quyết cơ chế thủ tục một cách thông thoáng, nhanh gọn thuận lợi cho cả người vay và người cho vay.
c, Chính sách giao đất
Đây là một trong những chính sách quan trọng nhất, cần thiết nhất và không thể thiếu được trong nâng cao hiệu quả từ nuôi ngao. Vì nó tác động trực tiếp đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư mở rộng phát triển diện tích nuôi ngao. Vì vậy, công tác này cần ngày một hoàn thiện và dễ thống nhất quản lý theo luật định. Hiện này diện tích vùng bãi triều ven biển giữa khảo sát và thưc tế thì còn chênh lệch rất nhiều, vì thế người dân tự phát nuôi trên vùng diện tích này còn rất lớn, gây thất thu nguồn thuế đất, không trong quy hoạch nên xảy ra hiện tượng xâm chiếm rừng ngập mặn, gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi và xảy ra các tranh chấp gây mất an ninh trật tự cho khu vực nuoi tròng thủy sản. Nên nhà nước cần rà sát, thông kê, quy hoạch, tạo điều kiện
cho những hộ đã có công khai hóa vùng bãi triều bồi tụ, từ đó tránh được những tác động đến tự nhiên và ổn định cho người nuôi trồng.
d, Chính sách bảo hiểm
Đây là chính sách của Nhà nước để bảo hiểm kết quả sản xuất kinh doanh khi người nông dân gặp rủi ro do điều kiện khách quan gây nên. Xã Đông Minh là xã ven biển nên thường gặp nhiều thiên tai như bão lụt, lốc xoáy, sấm sét, dịch bệnh,... Đặc biệt là hoạt động nuôi ngao gắn chặt với biển, như vừa qua năm 2012 Thái Bình dã bị thiệt hại lớn. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách bảo hiểm cho loại hàng hóa này và cho chính người nuôi ngao để giúp đỡ người nuôi ngao giảm bớt khó khăn khi gặp rủi ro.
4.3.2.5 Giải pháp khắc phục tác động của môi trường
Đánh giá tác động môi trường là hoạt động khoa học, bằng phương pháp điều tra, nghiên cứu, phân tích và dự báo để cảnh báo đề xuất các giải pháp công nghệ, quản lý,... nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối với môi trường của các vùng nuôi và môi trường xung quanh khu vực nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý chặt chẽ nguồn nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp cụm công nghiệp khu dân cư khi đổ ra hệ thống sông tiêu của huyện, của tỉnh. Thực hiện định kỳ quan sát và cảnh báo môi trường ven biển, thông báo kịp thời cho nguời nuôi ngao về diễn biến môi trường để có phương án thu hoạch, bảo vệ ngao cho phù hợp. Khi ngao bị chết thực hiện thu gom, vận chuyển khỏi vùng nuôi đưa vào đất liền chôn lấp hoặc tiêu hủy, đồng thời tiến hành vệ sinh vây, bãi đảm bảo môi trường vùng nuôi ngao.
Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bão gió và áp thấp nhiệt đới. Thông báo kịp thời diễn biến của bão để nhân dân gia cố vây, lưới bảo vệ ngao và kịp thơi di chuyển người vào đất liền trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ. Đăc biệt chú ý đến vấn đề phòng chống sấm sét, nên làm cột thu lôi vì đã có nhiều vây nuôi ngao bị sét đánh trúng gây thiệt hại về người và tài sản
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ