Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã đông minh, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 87 - 89)

4.2.3.1 Ảnh hưởng của công tác khuyến ngư

Việc tổ chức các lớp tập huấn khuyến ngư được xã tổ chức thường xuyên do các cán bộ của huyện về tập huấn. Để biết được việc này có làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi ngao hay không ta xét bảng sau.

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của công tác khuyến ngư tới HQKT nuôi ngao của các hộ điều tra

(Tính bình quân/ 1ha/1 vụ)

Chỉ tiêu ĐVT Tập huấn kỹ thuật

Không

I. Các chỉ tiêu kết quả

1. Giá trị sản xuât (GO) Tr.đ/ha 761,9 664,5

2. Chi phí trung gian (IC) Tr.đ/ha 517,8 471,7

3. Giá trị gia tăng (VA) Tr.đ/ha 244,1 192,8

4. Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ/ha 226,5 157,6

5. Lao động Công/ ha 87,0 133,0 II. Các chỉ tiêu HQKT 1. HQKT sử dụng IC GO/IC Lần 1,5 1,4 VA/IC Lần 0,5 0,4 MI/IC Lần 0,4 0,3 2. HQKT sử dụng LĐ GO/LĐ Tr.đ/công 8,8 5,0 VA/LĐ Tr.đ/công 2,8 1,4 MI/LĐ Tr.đ/công 2,6 1,2

Nguồn:Số liệu điều tra, 2014

Từ bảng 4.15 ta có thể thấy giá trị sản xuất của các hộ có tham gia tập huấn cao hơn so với các hộ không tham gia tập huấn, các chỉ tiêu về sử dụng chi phí và lao động cũng cao hơn so vời các hộ không tham gia tập huấn vì vậy ta có thể khẳng định là việc tập huấn kỹ thuật- khuyến ngư cho các hộ nông dân nuôi ngao có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi ngaoà sản xuất. Tuy nhiên công tác khuyến ngư tại địa phương còn yếu, chư thực sự phát huy đượ hiệu quả và cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất. Hoạt động huyến ngư chủ yếu hiện nay là tổ chức một số lớp tập huần kỹ thuật về chon giống, thả giống và quy các vây nuôi, nhưng việc tập huấn ít được người dân để ý tới biểu hiện là khi hỏi tới việc tập huấn kỹ thuật thì một số người nuôi không hề biết là có hoạt động này, một số khác thì biết tới nhưng không tham gia vì cho là họ đã biết và không cần phải học nữa. Còn số khác có tham gia tập huấn

dụng theo. Qua điều tra cũng cho thấy đội ngũ cán bộ kỹ thuật, càn bộ khuyến ngư của xã còn thiếu và chuyên môn chưa cao.

4.2.3.2 Chính sách của nhà nước

Ngày 5 tháng 8 năm 2011 UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định số 1519 QĐ- UBND về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nuôi ngao vùng ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn tới năm 2020. Có định hướng cho nuôi ngao là đối với bãi triều quy hoạch chủ yếu diện tích nuôi ngao thịt, những vùng bãi cao tiến hành cải tạo để chuyên ươm ngao giống; dành một phần diện tích xây dựng khu bảo tồn giống ngao. Đầu tư xây dựng vùng sản xuất ngao giống, liên kết thành trung tâm sản xuất ngao giống khu vực đồng bằng sông Hồng; hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống ngao chất lượng cao đáp ừng nhu cầu sản xuất...

Áp dụng theo quyết định này Xã Đông Minh đã có những chính sách, tác động tích cực và khuyến khích tạo điều kiện cho người dân nuôi ngao trong xã như cho người dân vay vốn ưu đãi với mức lãi suất thấp nhưng việc thực hiện chưa được hiệu quả cho tới nay có rất ít hộ tiếp cận được vời nguồn vốn này vì thủ tục vay vốn rất phức tạp và còn nhiều bất cập.

Trong quá trình quản lý, sử dụng diện tích bãi triều nuôi ngao còn tồn tại nhiều hạn chế như: chưa làm tốt công tác quy hoạch, công tác quản lý thiếu chặt chẽ và chưa thống nhất nên vẫn cón để xảy ra những tranh chấp về bãi nuôi; chưa đảm bảo môi thường sinh thái làm cho nhiều diện tích nuôi ngao bị thất thu do môi trường ô nhiếm ngao chết hàng loạt,...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi ngao của các hộ nông dân xã đông minh, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w