1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VIỆC làm, THU NHẬP của LAO ĐỘNG nữ TRÊN địa bàn xã ĐÔNG HOÀNG, HUYỀN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH

108 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu: “Thực trạng việc làm, thu nhập của lao động nữ trên địa bàn xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” được nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu: 1 Đánh g

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG HOÀNG,

HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành đào tạo : PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Giảng viên hướng dẫn : CN NGUYỄN ANH ĐỨC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được sử dụng

để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng năm 2014

Tác giả khóa luận

Nguyễn Xuân Luận

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến CN Nguyễn Anh Đức , người

đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.

Xin cảm ơn tập thể UBND và người dân các xóm trong xã Đông Hoàng , huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã cùng chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu để hoàn thành khóa luận Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người thân và bạn bè đã dành cho tôi!

Hà Nội, tháng 12, năm 2014

Tác giả khóa luận

Nguyễn Xuân Luận

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng việc làm, thu nhập của lao động nữ

trên địa bàn xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” được nghiên

cứu nhằm thực hiện các mục tiêu: (1) Đánh giá thực trạng việc làm và thunhập của lao động nữ trên địa bàn xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh TháiBình; (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của laođộng nữ trên địa bàn xã; (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện điềukiện làm việc và nâng cao thu nhập của lao động nữ trên địa bàn xã ĐôngHoàng trong thời gian tới Bằng cách sử dụng bộ công cụ PRA để tiếp cận vớinhóm cán bộ địa phương, thảo luận nhóm lao động nữ và phỏng vấn trực tiếp

40 hộ bằng bảng câu hỏi đã soạn sẵn theo cách chọn ngẫu nhiên Xử lý số liệubằng phần mềm Microsofl Excel 2007 với các phương pháp thống kê mô tả,phân tổ thống kê, so sánh và hoạch toán kinh tế để xác định các yếu tố ảnhhưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nữ trên địa bàn xã

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Hoạt động sản xuất của xã nghiêncứu rất đa dạng thuộc cả hai lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, chấtlượng lao động khá cao, tuy nhiên hoạt động nông nghiệp vẫn là chủ đạo,.Lĩnh vực phi nông nghiệp vẫn còn ít lao động nữ tham gia Lao động nữ hoạtđộng nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng có nhiều lao động nữ tham giavào nhóm kiêm nông nghiệp và phi nông nghiệp Lao động nữ tương đối vất

vả trong công viêc khi sự đảm nhận công việc lớn, thời gian lao động nhiềutrong khi thu nhập thấp; (2) Các yếu tố cơ cấu ngành nghề, quan niệm xã hội,

độ tuổi, các nguồn lực nông hộ, trình độ văn hóa và chính sách của Nhà nước

là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của lao động nữ;(3) Để cải thiện điều kiện việc làm và nâng cao thu nhập các cấp chính quyền

và lao động nữ cần quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngànhnghề dịch vụ, mở rộng thị trường, thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất, tiếnhành kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng lao động

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 13

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 14

1.2.1 Mục tiêu chung 14

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 14

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 15

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 15

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 15

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản4

2.1.2 Vai trò và đặc điểm của lao động nữ khu vực nông thôn. 8

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của lao động nữ

Trang 6

2.2.2 Khái quát về việc làm, thu nhập của lao động nữ tại Việt Nam

16

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 19

Trang 7

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 25

3.2 Phương pháp nghiên cứu 36

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 36

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 37

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 37

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 38

3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh việc làm của lao động nữ 38

3.3.2 Hệ thống chỉ tiêu về việc làm theo giới và theo ngành nghề 38

3.3.3 Hệ thống chỉ tiêu về thu nhập của lao động nữ 39

3.3.4 Hệ thống chỉ tiêu về bình đẳng trong việc làm và thu nhập 40

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

4.1 Khái quát tình hình nông hộ 41

4.1.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra41

4.1.2 Cơ cấu lao động của các hộ điều tra trên địa bàn xã Đông Hoàng

Trang 8

4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ xã Đông Hoàng.69

4.4.1 Các quan điểm và định hướng giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn 69

4.4.2 Các giải pháp cụ thể nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ trong xã Đông Hoàng 71

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Chỉ số Phát triển con người Khu Vực Đông Nam Á 18

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của xã Đông Hoàng giai đoạn 2011-2013

Bảng 4.1 Phân loại theo thu nhập của hộ 41

Bảng 4.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại xã Đông Hoàng 43 Bảng 4.3 Cơ cấu lao động nông hộ phân theo lĩnh vực tham gia 45

Bảng 4.4 Mức độ đảm nhận công việc của lao động nữ trong hoạt động

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của yếu tố ngành nghề đến thời gian làm việc trong

ngày của lao động nữ. 61

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của sự bất bình đẳng giới đến sự phân công công

việc đối với lao động.63

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của bất bình đẳng giới đến thời gian và thu nhập

của lao động nữ 64

Bảng 4.11 Kết quả thảo luận nhóm về thời gian lao động ước tính trong

ngày ứng với nhóm tuổi 65

Trang 10

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề đến thu nhập của lao động

67Bảng 5.1 Nguyện vọng của lao động nữ trong xã 77

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi 47

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu lao động phân theo trình độ văn hóa chuyên môn 49

Trang 12

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CEDAW : Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức

phân biệt đối xử chống lại phụ nữ

KHHGD : Kế hoạch hóa gia đình

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

UNDP : Chương trình phát triển Liên hợp quốc

Trang 13

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Lao động là một nguồn lực quan trọng của sự phát triển, đó là yếu tốđầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất Mặt khác lao động làmột bộ phận của dân số, đối tượng chính được thừa hưởng lợi ích của chính

sự phát triển ấy Phát triển kinh tế là quá trình gia tăng về quy mô, sản lượng

từ đó thúc đẩy sự tiến bộ xã hội mà mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần cho con người Lao động với tư cách là một trong bốn yếu

tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất , bởi vì tất

cả của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đólao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó Chính vì thế Đảng vàNhà nước ta luôn quan niệm trong bối cảnh kinh tế thị trường chiến lượcnguồn nhân lực là hết sức quan trọng

Là một bộ phận không thể thiếu của lực lượng lao động, lao động nữngày càng chiếm một vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa -Hiện đại hóa của đất nước Tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế như: dệtmay, cơ khí, xây dựng, điện tử, thủy sản… hàng năm lực lượng lao động nữtạo ra hàng ngàn tỷ đồng đóng góp vào ngân sách Nhà nước và cũng có rấtnhiều phụ nữ giữ những chức vụ cao trong bộ máy chính quyền

Đông Hoàng là một xã ven biển thuộc khu đông của huyện Tiền Hải,phía bắc giáp xã Đông Xuyên, phía nam giáp xã Đông Minh, phía đông giápbiển, phía tây giáp xã Đông Trung Với điều kiện đất đai màu mỡ, sông ngòinhiều, lại giáp biển nên có điều kiện hết sức thuận lợi trong sản xuất nôngnghiệp và nuôi trồng thủy hải sản Trong một vài năm trở lại đây ngành côngnghiệp và dịch vụ được chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng nên đã tạocho địa phương sự đa dạng về thành phần kinh tế và tạo thêm hàng trăm công

Trang 14

ăn việc làm mỗi năm đưa địa phương từ một xã khó khăn trở thành xã có nềnkinh tế vững mạnh Góp phần vào thành công đó không thể thiếu sự đóng góprất lớn của lao động nữ Tuy nhiên khi tham gia vào các hoạt động sản xuấtkinh doanh lao động nữ lại phải chịu rất thiệt thòi Lao động nữ phải làm việctrong điều kiện không đảm bảo, thời gian lao động nhiều, công việc hết sứcvất vả và nặng nhọc mà thường không hề có một trang thiết bị bảo hộ nào.Không những thế lao động nữ lại không được đưa ra những quyết định củamình trong hoạt động sản xuất Họ bị coi là không biết gì, chỉ được tham giavào việc chân tay và buộc phải nghe theo quyết định của phái mạnh Đây làmột vấn đề đáng báo động và cần giải quyết kịp thời Nhận thấy tầm quan

trọng của vấn đề này, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực

trạng việc làm, thu nhập của lao động nữ trên địa bàn xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nữ,

từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thunhập của lao động nữ trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nữ trên địa bàn

xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động

nữ trên địa bàn xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc và nâng caothu nhập của lao động nữ trên địa bàn xã Đông Hoàng trong thời gian tới

Trang 15

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quanđến việc làm và thu nhập của lao động nữ

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

1 Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nữ trên địa bàn xã ĐôngHoàng diễn ra như thế nào?

2 Người lao động nữ gặp phải những vấn đề gì trong tham gia các hoạtđộng kinh tế?

3 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nữtrên địa bàn xã Đông Hoàng?

4 Những giải pháp nào cần đề xuất để nhằm cải thiện điều kiện làm việc vànâng cao thu nhập của lao động nữ trên địa bàn xã Đông Hoàng trong thời gian tới?

Trang 16

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm về viêc làm

Bản thân cá nhân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếmnhững vị trí nhất định, mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thốngsản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quátrình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm

Theo Điều 9 Bộ luật Lao động năm 2012 đã định nghĩa: “Việc làm làhoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”, tức danh từ

“việc làm” bao gồm một phạm vi rất rộng: từ những công việc được thực hiệntrong các nhà máy, công sở đến các hoạt động hợp pháp tại khu vực phi chínhquy (vốn trước đây không được coi là việc làm), các công việc nội trợ vàchăm sóc con cái trong gia đình đều được coi là việc làm

Còn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì việc làm (tiếng Anh làjob, career) hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực hiện đểđổi lấy việc thanh toán, thường là nghề nghiệp của một người Một ngườithường bắt đầu một công việc bằng cách trở thành một nhân viên, người tìnhnguyện, hoặc bắt đầu việc buôn bán Thời hạn cho một công việc có thể nằmtrong khoảng từ một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc cả đời(trong trường hợp của các thẩm phán) Nếu một người được đào tạo cho mộtloại công việc nhất định, họ có thể có một nghề nghiệp Tập hợp hàng loạt cáccông việc của một người trong cả cuộc đời là sự nghiệp của họ Một côngviệc phải có điểm đầu và điểm kết thúc, phải có mục tiêu, kết quả, có nguồnlực

Trang 17

Với quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Người có việc làm

là người làm trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bịpháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồngthời đóng góp một phần cho xã hội

Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sảnxuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất Một ngườilao động có việc làm khi người ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệthống sản xuất của xã hội Thông qua việc làm để người ấy thực hiện quátrình lao động tạo ra sản phẩm và thu nhập của người ấy

Tạo việc làm theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề liên quan đến việcphát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động Quá trình đó diễn ra từ giáodục đào tạo và phổ cập nghề nghiệp, chuẩn bị cho người lao động bước vàocuộc đời lao động, đến tự do lao động và hưởng thụ xứng đáng với những giátrị lao động mà mình tạo ra

Tạo ra việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu hướng vào đối tượng thấtnghiệp, chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm việc làm chongười lao động và duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp

- Đã có công việc trước đó song tại thời điểm điều tra tạm thời khônglàm việc và sẽ trở lại làm việc ngay sau thời gian nghỉ việc

Trang 18

Người thất nghiệp:

Là những người trong độ tuổi lao động, có sức lao động nhưng chưa cóviệc làm, đang có nhu cầu việc làm nhưng chưa tìm được việc làm (theo địnhnghĩa Nghiên cứu chính sách xã hội nông thôn Việt Nam)

Đối lập với việc làm, thật nghiệp là một tình trong có tính tự nhiên củanền kinh tế thị trường Có nhiều khái niệm khác nhau về thất nghiệp

Theo quan niệm của tổ chức lao động thế giới (ILO): Thất nghiệp làtình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn tìm việclàm, nhưng không tìm được việc ở mức thịnh hành Giả quyết việc làm đang

là một vấn đề bức xúc trong chính sách việc làm của mỗi quốc gia

Ở nước ta trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường thậtnghiệp sẽ là điều khó tranh phải Giải quyết tình trạng thất nghiệp và tránhcho người lao động khỏi thất nghiệp, tạo chỗ làm việc mới đang là những vấn

đề cần giải quyết

2.1.1.2 Khái niệm thu nhập

Theo Kho dữ liệu mức sống hộ gia đình của Tổng cục thống kê cậpnhật năm 2012 thì:

Thu nhập của hộ: là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiềnsau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận đượctrong một thời gian nhất định, thường là 1 năm

Thu nhập của hộ bao gồm:

- Thu nhập từ tiền công, tiền lương;

- Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chiphí và thuế sản xuất);

- Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp như ngành côngnghiệp, ngành thương mại và dịch vụ (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất);

- Thu khác được tính vào thu nhập như thu từ cho biếu, mừng, lãitiết kiệm,…

Trang 19

- Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ,bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được doliên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh.

2.1.1.3 Các khái niệm liên quan đến lao động

Lao động: được Ph.Ăngghen định nghĩa: “Lao động là điều kiện cơ bảnđầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩanào đó chúng ta phải nói rằng: Lao động đã tạo ra chính bản thân con người(Chu Thanh Hưởng & ctv, 2004)

Theo Bộ luật Lao động năm 1994, lao động là hoạt động quan trọngnhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sựphát triển của đất nước

Lực lượng lao động: là một bộ phận của nguồn lao động bao gồmnhững người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm và những người chưa

có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc (Wattpad, 2012)

Lao động nông thôn: Theo Đồng Văn Tuấn (2004), lao động nông thôn

là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong lĩnh vực kinh tếnông thôn Lao động nông thôn có những đặc điểm sau:

- Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp.Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và trình độ phát triển kinh tế

- Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp cận thịtrường thấp Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm củalao động

- Lao động nông thôn nước ta còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểunông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động

Trang 20

2.1.2 Vai trò và đặc điểm của lao động nữ khu vực nông thôn.

2.1.2.1 Vai trò của lao động nữ

Phụ nữ nông thôn là những người sinh sống và làm việc ở khu vựcnông thôn Trong cơ cấu dân số, trên 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn.Phụ nữ nông thôn là một cộng đồng người phong phú, đa dạng gồm nhữngdân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ học vấn khác nhau và sinh sống ở nhữngvùng nông thôn khác nhau Họ hoạt động ở mọi ngành nghề - kể cả nhữngngành nghề nặng nhọc và độc hại Theo số liệu từ Báo cáo điều tra lao độngviệc làm của Tổng cục thống kê năm 2013, trong tổng lực lượng lao động nữ

có 68% là hoạt động trong nông nghiệp và được đánh giá làm ra 60% sảnphẩm nông nghiệp Phụ nữ nông thôn là một trong hai chủ thể kinh tế quantrọng nhất mang lại thu nhập cho các hộ gia đình

Hiện nay, có rất nhiều gánh nặng đang chồng chất lên vai người phụ

nữ Phụ nữ nông thôn thường phải lao động quá sức, không có thời gian nghỉngơi để phục hồi sức lao động làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe Phụ

nữ ít có điều kiện học tập, giao lưu, thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần,trình độ văn hóa vốn đã thấp lại không có điều kiện bổ sung, nâng cao Khisức khỏe người phụ nữ nông thôn bị suy kiệt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việcthực hiện chức năng sinh sản và nuôi con của chính họ,…

Phụ nữ hầu như phải đảm nhiệm toàn bộ công việc nội trợ gia đình,nuôi con cái và chăn sóc người già, ốm ở gia đình; là lực lượng chủ yếu trongcác lĩnh vực hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, tuyên truyền, lãnh đạo và quản

lý cộng đồng; phụ nữ nông thôn vừa đóng vai trò xây dựng, đào tạo nguồnnhân lực mới vừa là nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi

cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu kinh tế - xãhội nông thôn

Phụ nữ nông thôn nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng đang cóvai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn

Trang 21

Biến đổi của lao động nữ nông thôn đang diễn ra theo 3 xu hướng cơ bảnlà: thứ nhất, nâng cao chất lượng lao động nữ nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầulao động của thời kỳ mới; thứ hai, từng bước chuyển dần từ lao động nôngnghiệp sang lao động công nghiệp, thương mại và dịch vụ; thứ ba, chủ động, tíchcực tham gia vào thị trường lao đông quốc tế (cả trong và ngoài nước).

2.1.2.2 Đặc điểm lao động của phụ nữ nông thôn

Các nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ nông thôn nước ta có một sốđặc điểm sau: là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân cư, cơ cấu laođộng ở nông thôn; là nạn nhân của những hủ tục, tập quán truyền thống lạchậu, của tệ phân biệt đối xử trọng nam – khinh nữ; là người gánh chịu nặng

nề nhất những mất mát, tai họa do hậu quả của các cuộc chiến tranh mấy chụcnăm qua; vừa là người sản xuất nuôi sống gia đình, vừa là người nội rợ tronggia đình, vừa là người tham gia các hoạt động quản lý, hoạt động cộng đồng;

là người sinh đẻ chăm sóc con cái, người già, người ốm trong gia đình; trình

độ học vấn thấp, sự hiểu biết về kinh tế - xã hội hạn chế, ít có điều kiện tiếpcận và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa học và công nghệ; ít cóđiều kiện thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần; bất bình đẳng với nam giớitrong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển kinh tế gia đình,cũng không phải là người quyết định các vấn đề quan trong trong gia đình

Lao động nữ nông thôn là dạng lao động đa năng (có thể đồng thời làmtốt ở nhiều lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, nội trợ, nuôi dạy con, chăm sócngười già, người ốm, tham gia quản lý, lãnh đạo xã hội và cộng đồng,…); cómặt ở mọi loại hình lao động trong đời sống xã hội nông thôn; lao động nữvượt trội về sự dẻo dai, bền bỉ, chăm chỉ, cần cù, kiên nhẫn; nhiều sáng tạo,năng động, khéo léo và luôn tuân thủ, phục tùng các nguyên tắc, các quy địnhcủa người sử dụng lao động và của đặc trưng ngành nghề; phù hợp với nhữngviệc làm ổn định, có thu nhập chắc chắn, đều đặn,

Trang 22

Lao động nữ nông thôn có nhiều bất lợi không chỉ so với lao động namgiới mà cả lao động nữ ở các khu đô thị, các vùng công nghiệp Mặc dù đốivới lao động nữ thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động cao, môitrường lao động ô nhiễm, môi trường văn hóa thấp kém, nhưng nhìn chungthu nhập của họ thường thấp, không ổn định, bị phân biệt đối xử, chịu nhiều

áp lực và thường không được bảo hiểm Hơn thế trong điều kiện mở của vàhội nhập, do tính chất thường phải gắn liền với gia đình của lao động nữ nôngthôn nên hộ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thời điểm tìm kiếm việc làm có thu nhậpcao hơn ở các đô thị hay các thị trường lao động quốc tế

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của lao động nữ

2.1.3.1 Dân số

Dân số là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội, khảnăng tìm kiếm việc làm của lao động nữ Trong một nền kinh tế thị trường biếnđổi liên tục và phức tạp luôn cần một lực lượng lao động để vận hành và điềukhiển các hoạt động sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, nhu cầu về lao độngtrong thị trường lại có giới hạn chính vì thế sự biến đổi về quy mô, cơ cấu dân

số sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng có việc làm của lao động, đặc biệt

là lao động nữ Khi quy mô, cơ cấu dân số tăng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiềungười đi tìm kiếm việc làm hơn khiến sự cạnh tranh trong vấn đề tìm kiếm việclàm trở lên gay gắt và khắc nghiệt Ngược lại, vì một lý do nào đó khiến choquy mô dân số giảm trong khi nhu cầu về lao động hoạt động trong các ngànhkinh tế không giảm thì cơ hội tìm kiếm và có việc làm sẽ tăng lên

2.1.3.2 Nhu cầu lao động của thị trường

Để cho nền kinh tế khổng lồ có thể hoạt động thì lao động là yếu tốkhông thể thiếu Khi mà nền kinh tế phát triển, nhu cầu về các loại mặt hàngcủa thị trường tăng lên và người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền ra mua chúng thìcác nhà đầu tư sẽ chi ra nguồn vốn của mình để mở rộng sản xuất, xây dựngnhà xưởng, công ty, lúc này sẽ làm cho nhu cầu về lao động của thị trường

Trang 23

tăng lên Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm của lao động sẽtăng lên và ngược lại Khi thị trường bị trì trệ, hàng hóa không được tiêu thụ

sẽ khiến cho các công ty rơi vào cảnh nợ nần và phá sản Để khắc phục tìnhtrạng này các công ty, các nhà đầu tư buộc phải cắt giảm sản xuất đồng nghĩavới việc nhu cầu về lao động sẽ giảm và người tìm kiếm việc làm sẽ khó cókhả năng tìm kiếm được một công việc cho bản thân

2.1.3.3 Định kiến của xã hội

Những quan niệm bất bình đẳng giới hay những định kiến xã hội về giớiđang là những cản trở đối với sự phát triển cân bằng giới, quan hệ bình đẳngnam nữ Đó là những quan niệm phong kiến từ hàng ngàn năm trước đây vềđịa vị, giá trị của phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội

Theo quan niệm phong kiến, nam giới có quyền tham gia việc ngoài xãhội, thực hiện chức năng sản xuất, gánh vác trách nhiệm và quản lý xã hội,còn phụ nữ trông nom việc nhà, con cái Nam giới có toàn quyền chỉ huy địnhđoạt mọi việc lớn trong gia đình, nữ giới thừa hành, phục vụ chồng con.Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới, không có bất kỳ quyền địnhđoạt gì kể cả đối với bản thân Đặc biệt đối với các nước Châu Á, có quanniệm trọng nam khinh nữ: nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, điều đó thể hiện

sự đề cao tuyệt đối giá trị của nam giới đồng thời phủ nhận hoàn toàn giá trị

nữ giới Chính vì thế phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tìm chomình công việc phù hợp với bản thân

2.1.3.4 Các yếu tố về con người

Các yếu tố về con người bao gồm: sức khỏe, trình độ học vấn, độ tuổi vàgiới tính Hiển nhiên các yếu tố về con người sẽ đóng vai trò quan trọng trongkhả năng có việc làm của lao động Đối với mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vựckinh tế đều yêu cầu người lao động đáp ứng được các chỉ tiêu đề ra để cónăng suất lao động lớn nhất Khi mà một người xin việc có sức khỏe tốt, trình

độ học vấn, trình độ chuyên môn cao, ở trong độ tuổi phù hợp lại có trách

Trang 24

nhiệm trong công việc thì họ sẽ có rất nhiều khả năng tìm kiếm được việc làmcho bản thân Tuy nhiên nếu không thể đáp ứng được các yêu cầu về conngười thì người tím kiếm việc làm sẽ rất khó tìm được công việc.

2.1.3.5 Kênh thông tin về việc làm

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm đó là kênhthông tin về việc làm Hiện nay để tìm kiến hay tạo cho mình cơ hội để cóviệc làm thì sự hiểu biết, sự nhạy bén về công việc, các mối quan hệ sẽ tạocho người tìm kiếm việc làm một lợi thế trong quá trình đi xin việc Khi càng

có nhiều kênh thông tin về việc làm đồng nghĩa người xin việc sẽ nắm bắtđược yêu cầu của nơi tuyển dụng, tính chất công việc, từ đó sẽ có nhiều kinhnhiệm hơn khi xin việc

2.1.3.6 Các chính sách về lao động và việc làm của nhà nước

Đối với mỗi quốc gia không thể tránh khỏi được vấn đề thất nghiệp, đặcbiệt là với những nước đang phát triển Khi mà quy mô dân số quá lớn sẽ làmcho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, các vấn đề về xã hội, y tế, giáo dục cũng sẽ rấtphức tạp Lúc này Nhà nước sẽ đưa ra những văn bản, chính sách nhằm tạocông ăn việc làm cho người thất nghiệp và người tìm kiếm việc làm chính vìthế mà cơ hội có việc làm của lao động sẽ tăng lên

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động nữ

2.1.4.1 Nghề nghiệp và việc làm

Nghề nghiệp và việc làm có ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của người laođộng Với mỗi nghề, mỗi công việc mà lại có những tính chất, những đặc thừcông việc và mức độ ảnh hưởng là khác nhau Ứng với nó mà mức đãi ngộ chohay tiền lương dành cho mỗi nghê, mỗi công việc là không giống nhau Đối vớinhững công việc, nghề bán thời gian, không yêu cầu quá cao về trình độ hoặcmức độ độc hại trong công việc là không lớn thì mức tiền lương và sự đãi ngộ sẽthấp hơn so với những công việc, những nghề đòi hỏi sự chuyên sâu, trình độcao hay môi trường làm việc độc hại tốn nhiều sức lực và trí tuệ

Trang 25

2.1.4.2 Vấn đề về giới

Vấn đề về giới luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng hiện nay Khi mà tưtưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn lại thì đi cùng với nó là một loạt các hệlụy, một trong số đó là bất bình đẳng trong thu nhập Trong cùng một ngànhnghề, cùng một công việc mức lương hay thu nhập của phụ nữ luôn thấp hơn

so với nam giới Mặc dù nữ giới cũng có thời gian làm việc và thành qủa laođộng tương đương với nam giới

2.1.3.3 Trình độ

Trình độ ở đây có thể kể đến trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn

Trình độ văn hoá: là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự

nhiên và xã hội.Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao.Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cáchnhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trongquá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt vàsáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất

Trình độ chuyên môn: là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên

môn nào đó ,có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyênmôn nhất định Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảonghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng đượcrút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động

Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn có ảnh hưởng lớn đối vớinăng suất lao động của con người Trình độ văn hoá tạo khả năng tiếp thu vàvận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất Còn sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghềcàng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rútngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất Trình độ văn hoá và chuyên môncủa người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việcnhanh mà góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc Điều này sẽkhiến năng cao vai trò của người lao động trong công việc được nâng lên vàứng với nó sẽ là mức đã ngộ cao hơn hay mức thu nhập lớn hơn và ngược lại

Trang 26

2.1.3.4 Độ tuổi

Độ tuổi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập củalao động nữ Tùy vào tính chất, đặc thù công việc mà lại yêu cầu một độ tuổinhất định và có mức đãi ngộ nhất định Nói cách khác độ tuổi sẽ quyết địnhđến khả năng có việc làm và mức lương được hưởng từ công việc đó Theo bộluật lao động thì tuổi lao động là từ 15 – đến 55 tuổi đố với nữ và từ 15 đến

60 tuổi đối với nam dĩ nhiên điều này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhậpcủa người lao động

2.1.3.5 Các chính sách của Nhà nước

Thu nhập của lao động, nhất là lao động nữ chịu nhiều ảnh hưởng từchính sách của Nhà nước Dựa vào những biến động và phát triển của nềnkinh tế mà nhà nước sẽ có những điều chỉnh nhất định về mức lương tối thiểudành cho công việc của người lao động

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: Lương tối thiểu là một mứclương thấp nhất theo quy định của Luật lao động do Quốc hội Việt Nam banhành Đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xãhội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa quađào tạo nghề Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động,đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con Mức lương tối thiểu này được dùng làm cơ sở

để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấplương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật Từ ngày 1tháng 7 năm 2013, mức lương tối thiểu là 1.150.000 đồng/tháng

Từ những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập đến lao động nữ cóthể thấy việc làm và thu nhập có mối liên quan chặt chẽ đến nhau Việc làm sẽquyết định đến thu nhập và thu nhập sẽ có tác động ngược lại đến sự ra quyếtđịnh trong việc lựa chọn công việc Thiếu đi việc làm hoặc thu nhập sẽ ảnhhưởng rất lớn đến đơi sống của người lao động và nhất là với lao động nữ

Trang 27

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Khái quát về việc làm, thu nhập của lao động nữ trên thế giới

Theo CEDAW, hiện nay chưa có một nước nào thực hiện tất cả các điềukhoản của Công ước một cách hoàn hảo Bằng chứng phổ biến nhất là ở tất cảcác nước dù đang phát triển hay phát triển, phụ nữ phải làm nhiều giờ hơn namgiới Gánh nặng mà phụ nữ phải chịu trung bình từ các nước đang phát triển là53% và các nước công nghiệp phát triển là 51%, song chỉ có một nửa tổng sốthời gian lao động của nam giới và nữ giới là thuộc về kinh tế Nửa kia là laođộng trong gia đình hoặc các hoạt động cộng đồng mà trong đó hoạt động nội trợthường phụ nữ phải đảm nhiệm Theo tính toán của các nước công nghiệp pháttriển có khoảng 2/3 lao động phát triển được trả công, còn khoảng 1/3 lao độngnam giới không được trả công Đối với phụ nữ thì ngược lại, 2/3 lao động khôngđược trả công Trong các nước phát triển hơn 3/4 nam giới là lao động trong thịtrường vì thế họ có thu nhập cao và có những đóng góp đáng kể Trong khi đóphần lớn phụ nữ là lao động không được trả công không được nhìn nhận hoặcđược coi là ít giá trị Hơn nữa, lao động nam giới mang tính hợp tác cao hơn, laođộng phụ nữ được coi là độc diễn với những công việc nội trợ hay chăm sóc concái Thu nhập của phụ nữ tính theo lương cũng chi đạt được khoảng 3/4 của namgiới Số lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo cũng rất thấp so với nam giới Họ chỉchiếm khoảng 10% số ghế tại nghị viện và 6% trong chính phủ Ở các nước đangphát triển, phụ nữ chỉ chiếm dưới 7% trong số các nhà quản lí Ở các nước khágiàu như Hàn Quốc, Singapore, Hy lạp và rất giàu như Kuwait, phụ nữ chỉchiếm dưới 5% số ghế trong Nghị viện Theo nhận định của LHQ trong thập kỉPhụ nữ 1975-1985 thì Phụ nữ chiếm hơn 1/2 dân số thế giới; lao động 2/3 thờigian lao động của thế giới; sản xuất hơn 1/2 sản lượng nông nghiệp của thế giới;chiếm 2/3 lực lượng mù chữ của thế giới; làm chủ 1/10 tài sản của thế giới Laođộng hằng năm của Phụ nữ bị bỏ quên không được tính công là 11 tỷ USD

Trang 28

2.2.2 Khái quát về việc làm, thu nhập của lao động nữ tại Việt Nam

Qua số liệu của Tổng cục Thống kê về việc làm và thu nhập năm 2013cho thấy, thu nhập giữa lao động nam và nữ chênh lệch rất lớn Trong tất cảcác ngành nghề và lĩnh vực, thu nhập của nữ chỉ bằng 74,5% so với nam.Trong một số ngành cụ thể, như nhóm nghề có chuyên môn kỹ thuật bậctrung, phụ nữ có thu nhập bằng 81,5% so với nam giới có cùng trình độ, hoặcngay cả một số nghề, tỷ lệ tham gia của lao động nữ đã tăng (như công nghiệpchế biến), nhưng so về thu nhập vẫn ít hơn lao động nam; ở trong các khu vựckinh tế Nhà nước, tư nhân, kinh doanh cá thể, tập thể, vốn đầu tư nước ngoàithì vấn đề này vẫn là tình trạng chung Nguyên nhân có thể đề cập trước hết là

do sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật, bậc học càng lớn, cách biệtcàng cao, dẫn đến tính cạnh tranh của lao động nữ không cao Xuất phát từnhiều góc độ khác nhau nhưng cuối cùng lao động nữ luôn gặp thiệt thòi hơn,

họ khó tránh khỏi những rủi ro dễ vấp phải trong nền kinh tế thị trường và hộinhập kinh tế quốc tế hiện nay Phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳngthể hiện qua mức lương thấp hơn, ít nắm giữ các vị trí lãnh đạo hơn so vớinam giới Những kết quả nghiên cứu về vấn đề giới trong quảng cáo việc làmtrên báo in do Viện Nghiên cứu kinh tế-xã hội và môi trường (ISEE) tổ chứcmới đây đã chỉ ra điều đó TS Nguyễn Hữu Minh - Viện trưởng Viện Gia đình

và giới - cho biết, sự bất bình đẳng giới về lao động việc làm thể hiện ở một

số khía cạnh như phân bổ lao động nữ nhiều hơn ở các ngành nông nghiệp,buôn bán dịch vụ hoặc nhân viên đều là những ngành có thu nhập thấp Trongkhi đó, lao động nam giới tập trung nhiều hơn ở các ngành kỹ thuật, dịch vụhoặc ở vị trí lãnh đạo Mức lương của phụ nữ chỉ bằng 85% so với nam giới,đặc biệt trong các ngành như nông- lâm- ngư nghiệp thì mức lương của phụ

nữ chỉ bằng 67% của nam giới Theo TS Minh, nguyên nhân căn bản là nềntảng giáo dục của phụ nữ nói chung thấp hơn nam giới, khiến khả năng cạnhtranh của phụ nữ trên thị trường lao động thấp hơn Thạc sĩ Phạm Hương Trà

Trang 29

- giảng viên khoa Xã hội học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) - đã đi tìm

sự bất bình đẳng giới trong các quảng cáo tuyển dụng hiện nay Kết quảnghiên cứu trên 5 tờ báo in (Thanh Niên, Lao Động, Tiền Phong, Tuổi Trẻ,Vietnam News) cho thấy, phần lớn các quảng cáo tuyển dụng không phân biệtđối xử một cách trực tiếp dựa trên yêu cầu về giới tính, với chỉ khoảng 20,6%

số quảng cáo nêu cụ thể công việc đòi hỏi ứng viên nam (12,4%) hoặc nữ(8,2%) Kết quả thứ hai là vẫn còn định kiến trong thông báo tuyển dụng củacác doanh nghiệp đem lại lợi thế cho nam giới Ví dụ các công việc đòi hỏi kỹthuật cao thì có đến 50% số quảng cáo yêu cầu ứng viên phải là nam giới, chỉ

có 17% yêu cầu ứng viên là nữ Một phát hiện nữa là sự phân biệt đối xử giớitrực tiếp lại không nhiều, nhưng sự bất bình đẳng giới lại được ẩn đi, thôngqua các yêu cầu về đào tạo, trình độ học vấn, lứa tuổi hoặc hình thức Nhữngyêu cầu này nhiều khi không thực sự cần thiết cho công việc Theo bà JonnaNaumanen - Tổ chức lao động quốc tế tại Hà Nội ILO - thách thức lớn nhấtđối với phụ nữ là các công việc mà họ làm thường không được đánh giá hoặcđánh giá thấp Thu nhập của lao động nữ bằng 87% so với nam giới Hơn50% phụ nữ Việt Nam hiện đang làm công việc nội trợ nên không có thu nhậptrực tiếp - thông tin trên được công bố trong Báo cáo phát triển con người khuvực Châu Á

Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo với tư tưởngtrọng nam khinh nữ nên dễ thấy sự bất bình đẳng giới trong thu nhập cónguyên nhân lớn ở tư tưởng bất bình đẳng giới Nhưng bên cạnh đó, các quyđịnh luật pháp về lao động theo hướng bảo vệ người phụ nữ và đi sâu vào vấn

đề giới tại Việt Nam còn có nhiều vấn đề chưa phù hợp Trên thực tế, nhànước ta đã có chính sách nhằm bảo vệ và đảm bảo công bằng giữa lao độngnam và nữ về cơ hội nghề nghiệp cũng như hưởng chế độ lao động Tuynhiên, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành các chính sáchnày đối với lao động nữ Các cuộc điều tra các doanh nghiệp sử dụng lao

Trang 30

động nữ cho thấy quan điểm chung của người sử dụng lao động đều muốngiảm chi phí thuê lao động nữ (Oaxaca, 1973).Trong thời gian qua, Việt Nam

đã trải qua những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống chính trị, kinh tế

và xã hội Chúng ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng thời phải đối mặt trướcnhững khó khăn và thách thức to lớn trong quá trình hội nhập Từ những cuộccải cách quan trọng thông qua công cuộc Đổi mới từ năm 1986, đất nước đã đạtđược những tiến bộ đáng kể thông qua việc thực hiện một loạt các biện phápphát triển kinh tế xã hội Quá trình cải cách cũng đã cải thiện hơn nữa nhữngchỉ báo xã hội Trong năm 2011, Việt Nam đứng thứ 128 trên tổng số 187 nước

về Chỉ số Phát triển con người (HDI) Chỉ số Phát triển Giới của Việt Nam(GDI) xếp thứ 79 trên tổng số 135 nước (UNDP 2011)

Bảng 2.1 Chỉ số Phát triển con người Khu Vực Đông Nam Á

Trang 31

trong các ngành nghề có kỹ năng như khai thác mỏ, cơ khí và chế tạo Nhữnglĩnh vực có ít đại diện của phụ nữ là quản lý hành chính và các lĩnh vực khoahọc Thậm chí cả ở những nghề nơi mà phụ nữ chiếm số đông, như côngnghiệp dệt may hay giảng dạy tiểu học, nam giới vẫn chiếm một tỷ lệ lớntrong các vị trí lãnh đạo cao hơn

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan

“Sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ trong thị trường lao độngthành thị”, Oaxaca, Reynold L., (1973) Nghiên cứu này đưa ra phương pháptiếp cận, đánh giá sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ đồng thời phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch này

Vấn đề giới trong chính sách cải cách cơ cấu và vĩ mô toàn diện – LêAnh Tú - Báo cáo của UNRISD – Viện nghiên cứu phát triển xã hội Liên hợpquốc – (2005) nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của chính sách vĩ

mô tới phụ nữ bằng việc phân tích mối liên hệ giữa cải cách, bình đẳng giới,phát triển kinh tế và phúc lợi dành cho nữ giới trong những năm 90 ở ViêtNam, thời gian diễn ra công cuộc cải cách toàn diện và có ảnh hưởng sâu rộngcủa chính phủ Nghiên cứu này dựa trên phương pháp mô tả, tổng hợp vàphân tích thống kê nhằm giải thích ảnh hưởng của chính sách tự do hóa thịtrường và vĩ mô đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ

Ngô Quang An, 2012 Đề tài: “Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng

có việc làm của người lao động Việt Nam” sử dụng mô hình hồi qui đa biến

để phân tích ảnh hưởng riêng của một yếu tố cần nghiên cứu tới khả năng cóđược việc làm được trả lương cho toàn bộ dân số từ 10 tuổi trở lên trong khicác yếu tố khác được giữ nguyên Kết quả nghiên cứu cho biết trình độ phảiđạt tới mức trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và dạy nghề trở lênmới tăng khả năng có được việc làm trên thị trường của người lao động, yêucầu về trình độ này làm tăng khả năng có việc làm của nữ cao hơn so vớinam Thành viên các gia đình nghèo trong nghiên cứu này lại có khả năng có

Trang 32

được việc làm cao hơn ở những hộ gia đình không nghèo Điều này có thể là

do gia đình nghèo thì động lực thúc đẩy các thành viên đi làm lớn hơn, mặtkhác cũng phản ánh cơ cấu việc làm hiện nay cũng phù hợp đốivới ngườinghèo, phổ biến nhiều công việc lao động chân tay và việc làm trong khu vựcphi kết cấu Đối với nữ trong các gia đình nghèo, xác suất có việc làm caohơn một chút so với nam giới

Tống Văn Đường và Nguyễn Nam Phương, 2007 Giáo trình Dân số vàPhát triển Kết quả nghiên cứu cho biết chất lượng lao động ảnh hưởng đếnviệc làm Chất lượng nguồn nhân lực thấp thì việc làm được tạo ra chủ yếuchỉ mang tính chất thủ công, yêu cầu về kỹ thuật không nhiều, điều đó làmcho nền kinh tế trở nên chậm phát triển Ngược lại, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của người lao động cao, có chất lượng, thì mức độ việc làm tạo ra

có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao hơn

Đoàn Thị Cẩm Vân, Lê Long Hậu và Vương Quốc Duy, 2010 Đề tài:

“Vai trò của các hoạt động phi nông nghiệp đối với việc xóa đói giảm nghèo

ở Trà Vinh” sử dụng phương pháp phân tích hồi quy với mô hình Probit vàOLS (Ordinary Least Squared) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp của nông hộ, đánh giá mức độđóng góp của các hoạt động phi nông nghiệp đối với tổng thu nhập của nông

hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 10 các hoạt động phi nông nghiệp thực

sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng thu nhập của nông hộ, thôngqua đó cải thiện điều kiện về kinh tế và chất lượng cuộc sống của nông hộ.Ngoài ra, sinh con đông có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm cảđiều kiện kinh tế và chất lượng cuộc sống cũng như việc làm của người nôngdân nơi đây

Văn Thanh Hòa An, 2010 Đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp đàotạo nghề cho lao động nông thôn vùng ven thành phố Cần Thơ Trường hợpnghiên cứu tại huyện Cờ Đỏ” sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phươngpháp phân tích bảng chéo (Cross - Tabulation) và phương pháp phân tích

Trang 33

SWOT để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao độngnông thôn tại huyện Cờ đỏ, thành phố Cần Thơ Kết quả nghiên cứu cho biếttrình độ học vấn và tuổi là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến học nghề và việclàm của lao động.

Lê Hoàng Phúc, 2012 Đề tài: “Thực trạng lao động nông thôn và ảnhhưởng của đào tạo nghề đến việc làm và thu nhập của người dân Vĩnh Long”

sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích bảng chéo(Cross - Tabulation), phương pháp hồi quy tương quan và phương pháp phântích SWOT để đánh giá thực trạng lao động nông thôn hiện nay và những ảnhhưởng của đào tạo nghề nông thôn đến việc làm và thu nhập của người dânVĩnh Long Kết quả nghiên cứu cho biết Tam Bình và Long Hồ có lực lượnglao động nông thôn dồi dào, có trình độ học vấn tương đối, tỷ lệ mù chữ thấp.Nhận thức của lao động về học nghề nông thôn tốt, có nhu cầu học nghề ngàycàng cao, chủ yếu là các nghề về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tuynhiên khả năng gắn kết giữa cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và người học vẫncòn một số thiếu sót, khả năng tiếp cận thông tin việc làm còn hạn chế

Nguyễn Quốc Nghi, 2010 Đề tài: “Thực trạng lao động tại các khu côngnghiệp ở Tiền Giang” sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương phápphân tích bảng chéo (Cross - Tabulation) để đánh giá thực trạng lao động tạicác khu công nghiệp ở Tiền Giang Kết quả nghiên cứu cho biết trình độ họcvấn và tay nghề của người lao động tại các khu công nghiệp ở Tiền Giang làkhá thấp, nguyên nhân chính đưa họ đến với các khu công nghiệp là tính chất

ổn định của công việc và thu nhập ở mức tạm chấp nhận được

Hoàng Tú Anh, 2012 Đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động nôngthôn trên địa bàn Hòa Vang” được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp sử dụngcác phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, so sánh thống kê

để nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa

Trang 34

bàn Hòa Vang Kết quả nghiên cứu của đề tài cho biết người lao động cần ýthức được trách nhiệm tự nâng cao bản thân, giao tiếp và khả năng hòa nhậpvào môi trường mới Cần tự cập nhật thông tin, trao dồi kiến thức về việc làm

và về tốc độ phát triển kinh tế một cách tối đa để từ đó nâng cao vai trò nhậnthức về việc tự tạo việc làm cho cá nhân

Dương Ngọc Thành và ctv, 2010 Đề tài “Đánh giá nhu cầu lao động vàđào tạo nghề nông thôn tại các quận huyện thành phố Cần Thơ” Kết quảnghiên cứu cho biết lao động của thành phố Cần Thơ phần lớn là lao động trẻnhưng chưa đáp ứng chất lượng cho thị trường lao động Các yếu tố như tuổi,học vấn, số nhân khẩu, số lao động có việc làm, thu nhập bình quân và nhómchính sách có tác động trực tiếp đến học nghề của lao động

Nhìn chung các nghiên cứu này không đánh giá được được các yếu tố tácđộng đến sự bất bình đẳng giới về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hội nhập và

tự do hóa thương mại Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phikinh tế đến bất bình đẳng còn yếu Hơn nữa các nghiên cứu chưa đưa ra đượcđánh giá so sánh theo các vùng, qui mô, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ýgiải pháp trọng điểm Chính vì thế việc tiến hành nghiên cứu về vấn đề:

“Thực trạng việc làm, thu nhập của lao động nữ trên địa bàn xã Đông

Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” là rất cần thiết từ đó có thể đánh giá

được những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm và thu nhập của lao động

nữ cũng như đề xuất các giải pháp để có thể nâng cao hơn nữa thu nhập, đờisống của lao động nữ trên địa bàn

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 35

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Đông Hoàng cách trung tâm huyện Tiền Hải 13km nằm về phíaĐông của huyện lỵ với tổng diện tích đất tự nhiên 721 ha, dân số 6872 người,

có mật độ dân số trung bình khoảng 953 người/ km2, phần lớn là người Kinh

Xã Đông Hoàng giáp ranh với các xã:

+ Phía Bắc giáp với xã Đông Xuyên, xã Đông Long

+ Phía Nam giáp với xã Đông Minh

+ Phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ

+ Phía Tây giáp với xã Đông Phong, xã Đông Trung

Địa hình của xã nằm dọc theo chiều dài của dải đất dài 12,04 km cũng

là đường đê biển Cách trung tâm huyện Tiền Hải 13km về phía Đông nằmtrên trục đường 39B thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, giao lưu kinh tếbằng đường bộ, đường thủy với tỉnh bạn và nước ngoài Đông Hoàng có bờbiển dài rất thuận lợi cho nghề sản khai thác- nuôi trồng thủy sản đồng thời

xã cũng sở hữu một diện tích đất phù sa lớn do được các con sông bồi đắp nênsản suất nông nghiệp nhất là trồng lúa rất thuận lợi

b, Đặc điểm địa hình

Xã Đông Hoàng nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địahình tương đối bằng phẳng với độ dốc < 10 Độ cao so với mặt nước biểnkhoảng từ 0,75m- 1,95m

- Khí hậu, thời tiết

Đông Hoàng là một xã ven biển mang tính chất của khí hậu nhiệt đới giómùa Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều thường có bão, mùa đông lạnh khô hanhnhưng không kéo dài liên tục mà xen kẽ những ngày nắng ẩm hoặc mưa ẩm

Trang 36

+ Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình hằng năm là 23- 24oC, nhiệt độ nóngnhất 37- 38oC vào tháng 6 và tháng 8, nhiệt độ lạnh nhất 9- 11oC vào tháng 1

+ Độ ẩm không khí khá ẩm ướt, chỉ số dao động từ 82- 94%, lượng nướcbốc hơi trung bình là 700mm

+ Chế độ gió bão: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió: gió Đông Bắc thổivào mùa lạnh, gió Đông Nam thổi vào mùa nóng, tốc độ trung bình 2- 3m/s Vào các tháng 6,7 có xuất hiện vài đợt gió Tây khô nóng Mùa đông từ tháng

12 đến tháng 2 năm sau có những đợt rét đậm kéo dài, ngoài ra hằng năm cònchịu ảnh hưởng trực tiếp của 2- 3 cơn bão với sức gió và lượng mưa ảnhhưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nông dân

- Thủy văn

Trên địa bàn xã Đông Hoàng có sông Vàng, sông Cả chảy qua Hai hệthống sông này là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho xã, chất lượng nước tốt,hàm lượng phù sa nhiều thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng

- Tài nguyên đất

Đất đai trong xã được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa hằng năm.Đất có thành phần cơ giới trung bình, khả năng giữ nước tốt, hàm lượng dinhdưỡng khá, độ phì lớn rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp Hàmlượng, chất lượng và sự phân bố các vật liệu phù sa, thảm thực vật, xác độngvật bị chôn vùi cùng với các hoạt động kiến tạo dẫn đến sự hình thành các loạiđất khác nhau Theo kết quả điều tra nông hóa, thổ nhưỡng trên diện tích đấtnông nghiệp xã Đông Hoàng có 3 loại đất chính: đất cát, đất phù sa nhiễmmặn, đất phù sa Về tài nguyên:

Trang 37

- Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: xã Đông Hoàng có đường bờ biển dài 12,04 km có 2sông Vàng và sông Cả, các hồ ao nằm rải rác ở hầu hết các hộ gia đình trên địabàn toàn xã Hàng năm tổng lưu lượng dòng chảy lên tới hàng trăm ngàn m3nước kết hợp với lượng mưa hằng năm khá lớn Nhìn chung, nguồn nước mặt cơbản đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp

+ Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy

đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ củamột số hộ gia đình hiện đang khai thác, sử dụng thông qua hình thức giếngkhơi có thể thấy trữ lượng nước ngầm của xã tương đối lớn và có chất lượngkhông tốt, mực nước ngầm nông

- Môi trường

Môi trường sinh thái ở một số khu vực dân cư, hệ sinh thái đồng ruộng ítnhiều bị ô nhiễm do hoạt động của con người: việc xử lý rác, chất thải ở cáckhu dân cư chưa được thu gom kịp thời do thói quen sử dụng phân bón hóahọc, phun thuốc trừ sâu không theo quy định do việc phát triển giao thông,các máy móc trong sản xuất

3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội

Đông Hoàng là xã có vị trí thuận lợi hàng năm được bồi đắp lượng phù

sa lớn, bởi nằm giữa lưu vực 02 cửa sông sông Hồng và sông Trà Lý nên ĐôngHoàng có diện tích đất canh tác phì nhiêu mầu mỡ, ngoài ra còn có vùng bãitriều được bồi đắp quanh năm Tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2013 là721,9 ha; trong đó đất nông nghiệp là 424,3 ha với diện tích đất sản xuất nôngnghiệp là 371,6 ha , đất lâm nghiệp 6,4 ha Đất nuôi trồng thủy sản là 46,7 ha,đất phi nông nghiệp là 183,7 ha với diện tích đất chuyên dùng 100,1 ha, đất ở là66,2 ha, đất chưa sử dụng 7,6 ha đất mặt nước ven biển là 104,0 ha (Bảng 3.1)

Trang 38

Số liệu bảng 3.1 cũng cho thấy, nhìn chung các diện tích đất nôngnhiệp, phi nông nghiệp, chưa sử dụng, đất có mặt nước ven biển của toàn xãkhông có nhiều biến đông qua 3 năm, tổng diện tích đất nông nghiệp và diện tíchđất phi nông nghiệp có sự biến động nhỏ do một số diện tích đất sản xuất nôngnghiệp chỉ chuyển thành đất nhà ở, nhưng sự biến động này là rất nhỏ nên khônglàm ảnh hưởng tới cơ cấu diện tích đất Nhìn chung Đông Hoàng vẫn là một xãnông nghiệp với diện tích nông nghiệp và diện tích đất mặt nước ven biển chiếmphần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã Diện tích đất nôngnghiệp của toàn xã có xu hướng tương đối ổn định qua 3 năm và chiếm khoảng58,7% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã, tuy nhiên thì các diện tíchđất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có biến động nhỏ đó là diện tíchđất sản xuất nông nghiệp giảm xuống còn diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăngnên do việc chuyển đổi một số diện tích sản xuất nông nghiệp không hiệu quảsang nhưng chỉ là diện tích nhỏ không đáng kể Khu vực đất chưa sử dụng của

xã là 7,6 ha, đây chủ yếu là khu vực đất bãi bồi ven biển, những diện tích đấthoang hóa chưa được cải tạo và quy hoạch, những vùng ruộng bỏ hoang do cách

hộ không trồng cấy Trong những năm tới nếu tập trung khai thác, cải tạo biếnnhững khu vực này thành vùng nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn hayxen canh một loại cây trồng vật nuôi nào đó nó sẽ mang lại cho Đông Hoàngmột quỹ đất, một nguồn thu lớn và tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyếtthất nghiệp của địa phương

Nhìn chung địa hình của Xã Đông Hoàng tương đối bằng phẳng, thềmbiển rộng tốc độ sa lắng nhanh, ổn định, có điều kiện thuận lợi để đưa pháttriển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản Chất đáy vùng ven biển chủ yếu

là bùn nhuyễn, bùn pha cát rất thuận tiện cho sinh vật đáy và các loại hải sảnsống ở đáy như ngao, sò, cua…

Trang 39

Qua các chỉ tiêu trong bảng 3.1 ta thấy diện tích đất bình quân trên hộ

và trên nhân khẩu qua ba năm vẫn giữ nguyên do diện tích đất thì hầu nhưkhông thay đổi và dân số thì tăng lên không đáng kể

Trang 40

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của xã Đông Hoàng giai đoạn 2011-2013

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%)

I Diện tích đất tự nhiên 721,6 100,0 721,9 100,0 721,9 100,0

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 371,6 51,5 371,4 51,5 371,2 51,5 1.2 Đất lâm nghiệp 6,4 0,9 6,4 0,9 6,4 0,9 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 46,2 6,4 46,8 6,4 46,7 6,4

2.2 Đất chuyên dùng 100,0 13,9 100,1 13,9 100,1 13,9 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 1,6 0,2 1,6 0,2 1,6 0,2 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,8 0,5 3,8 0,5 3,8 0,5 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 12,1 1,7 12,1 1,7 12,1 1,7

3 Đất chưa sử dụng 7,8 1,1 7,6 1,1 7,6 1,1

4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản 26,5 3,7 27,3 3,7 26,9 3,7 4.2 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác 79,5 11,0 78,7 11,0 79,1 11,0

II Một số chỉ tiêu bình quân

-Nguồn: Thống kê phòng địa chính xã Đông Hoàng, 2013

Ngày đăng: 27/01/2015, 00:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trần Thu Hồng Ngọc (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của lao động nam nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Luận văn Đại học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của lao động nam nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Trần Thu Hồng Ngọc
Năm: 2013
4. Mai Thanh Cúc và ctv (2005). Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc và ctv
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2005
5. Nguyễn Thị Duyên (2013). Tình hình việc làm và thu nhập của lao động nữ xã Phú Xuân huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế , Luận văn Đại học, Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình việc làm và thu nhập của lao động nữ xã Phú Xuân huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Thị Duyên
Năm: 2013
6. Ngô Quang An (2012). Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của người lao động Việt Nam, Tạp chí Dân số và Phát triển, Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của người lao động Việt Nam
Tác giả: Ngô Quang An
Năm: 2012
7. Dương Ngọc Thành và ctv (2010). “Đánh giá nhu cầu lao động và đào tạo nghề nông thôn tại các quận huyện thành phố Cần Thơ”, Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nhu cầu lao động và đào tạo nghề nông thôn tại các quận huyện thành phố Cần Thơ”
Tác giả: Dương Ngọc Thành và ctv
Năm: 2010
8. Hoàng Tú Anh (2012). “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” , Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”
Tác giả: Hoàng Tú Anh
Năm: 2012
9. Nguyễn Quốc Nghi (2010). “Thực trạng lao động tại các khu công nghiệp ở Tiền Giang” , Tạp chí Con số và Sự Kiện, Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng lao động tại các khu công nghiệp ở Tiền Giang”
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi
Năm: 2010
10. Lê Hoàng Phúc (2012). “Thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề đến việc làm và thu nhập của người dân Vĩnh Long” , Luận văn Đại học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề đến việc làm và thu nhập của người dân Vĩnh Long”
Tác giả: Lê Hoàng Phúc
Năm: 2012
11. Văn Thanh Hòa An (2010). “Đánh giá thực trạng và giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ven thành phố Cần Thơ. Trường hợp nghiên cứu tại huyện Cờ Đỏ”, Luận văn Đại học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá thực trạng và giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ven thành phố Cần Thơ. Trường hợp nghiên cứu tại huyện Cờ Đỏ”
Tác giả: Văn Thanh Hòa An
Năm: 2010
12. Tống Văn Đường và Nguyễn Nam Phương (2007). Giáo trình Dân số và Phát triển. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Dân số và Phát triển
Tác giả: Tống Văn Đường và Nguyễn Nam Phương
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
13. Ngô Quang An (2012). “Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của người lao động Việt Nam”, Tạp chí Dân số và Phát triển, Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của người lao động Việt Nam”
Tác giả: Ngô Quang An
Năm: 2012
17. UBND xã Đông Hoàng (2013). Số liệu thống kê lao động xã Đông Hoàng.INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê lao động xã Đông Hoàng
Tác giả: UBND xã Đông Hoàng
Năm: 2013
18. Dân Kinh Tế (2014). Thực trạng lao động Việt Nam hiện nay. Truy cập ngày 24/09/2014 tại http://www.dankinhte.vn/thuc-trang-lao-dong-viet-nam-hien-nay/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng lao động Việt Nam hiện nay
Tác giả: Dân Kinh Tế
Năm: 2014
19. Tạp chí cộng sản điện tử số 20 (2009). Lao động nữ trong khu vực kinh tế chính thức ở nước ta. Truy cập ngày 22/09/2014 tạihttp://www.tuvanluat.com.vn/index.php/tin-du-an/dau-tu/phap-luat/ho-tro-phap-luat/mua-ban-doanh-nghiep/lao-dong-nu-trong-khu-vuc-kinh-te-chinh-thuc-o-nuoc-ta Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lao động nữ trong khu vực kinh tế chính thức ở nước ta
Tác giả: Tạp chí cộng sản điện tử số 20
Năm: 2009
20. Luật Minh Khuê (2004). Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách,Truy cập ngày 07/08/2014 tại http://luatminhkhue.vn/lao-dong_1/bat-binh-dang-gioi-ve-thu-nhap-cua-nguoi-lao-dong-o-viet-nam-va-mot-so-goi-y-giai-phap-chinh-sach.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
Tác giả: Luật Minh Khuê
Năm: 2004
21. Thanh Huê (2012). Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Truy cập ngày 09/08/2014 tại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Tác giả: Thanh Huê
Năm: 2012
14. Tổng cục thống kê (2013). Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w