Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP ĐT An Phát (Trang 29)

b. Các chính sách kế toán áp dụng của doanh nghiệp.

2.2.2Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Bảng 1.2 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị : triệu đồng.%

( Nguồn: báo cáo tài chính của công ty cổ phần ĐT An Phát)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Nguồn vốn được chia thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó:

- Vốn CSH năm 2011 là 8.051 tr/đ giảm 70 tr/đ tương ứng với tỷ lệ giảm 0,85% so với năm 2010. Năm 2012 vốn CSH là 8.116 tr/đ tăng 65 tr/đ tương ứng với tỷ lệ tăng 0.8% so với năm 2011.Xét về cơ cấu vốn CSH trung bình 3 năm chiếm khoảng trên 45% trên tổng nguồn vốn. Cho thấy, khả năng tự chủ về tài chính của Công ty là tương đối cao, giảm thiểu rủi ro tài chính.

-Vốn vay chiếm tỷ trọng lớn , khoảng 50% so với tổng nguồn vốn hiện có của công ty. Năm 2011 vốn vay là 11.245 tr/đ tăng 3.978 tr/đ tương ứng tăng 54,73% so với năm 2010. Năm 2012 vốn vay là 11.655 tr/đ tăng 410 tr/đ tương ứng tăng 3,65% so với năm 2011. Trong đó:

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (2011/2010) Chênh lệch (2012/2011) A. Nợ phải trả 7.267 47,23 11.245 58,27 11.655 58,95 3.978 54,73 410 3,65 1. Nợ NH 6.368 87,63 9.145 81,33 9.779 83,9 2.777 43,6 634 6,93 2. Nợ DH 899 12,37 2.100 18,67 1.876 16,1 1.201 133,55 (224) (10,66) B.Nguồn vốn CSH 8.122 52,77 8.051 41,73 8.115 41,05 (69) (0,85) 64 0,8 Tổng nguồn vốn 15.389 100 19.296 100 19.770 100 3.907 25,4 474 2,46

+Nợ NH của công ty tăng dần, năm 2011 tăng 43,6% so với năm 2010, năm 2012 tăng 6,93% so với năm 2011. Đây là khoản nợ của Công ty khi mua vật tư chưa đến hạn thanh toán , Công ty được hưởng tín dụng thương mại từ nhà cung cấp.Điều này làm tăng các khoản phải trả. Có thể thấy uy tín của công ty với đối tác là rất tốt.

+Về nợ DH cũng tăng mạnh vào năm 2011 là 1201 tr/đ tương ứng với tỷ lệ tăng 133,55%. Tuy nhiên đến năm 2012 nợ DH giảm 224 tr/đ so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ giảm 10,66%, vì Công ty chưa có nhu cầu phát triển mở rộng thiết bị, dây chuyền phục vụ cho sản xuất nên không có nhu cầu về vốn DH.

Để nhận thức, đánh giá được một cách đúng đắn thực trạng tài chính của Công ty, ta có thể sử dụng một số hệ số tài chính như sau:

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

• Hệ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Bảng 3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty CPĐT An Phát

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/ 2010 So sánh 2012/ 2011 1.Tổng nguồn vốn 15.389 19.296 19.770 3.907 474 2. Nợ phải trả 7.267 11.245 11.655 3.978 410 3. Nguồn vốn CSH 8.122 8.051 8.115 (69) 64 4. Hệ số nợ 0,47 0,58 0,59 0,11 0,01 5. hệ số tự tài trợ 0,53 0,42 0,41 (0,11) (0,01)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CP ĐT An Phát)

Qua bảng trên ta thấy:

Hệ số nợ của Công ty là lớn và tăng dần qua 3 năm. Năm 2011 hệ số nợ là 0.58 tăng 0,11 so với năm 2010. Năm 2012 hệ số nợ là 0,59 tăng 0,01 so với năm 2011. Điều này cho thấy tình trạng nợ nần của Công ty cao.

hơn vốn vay. Mặt khác lợi nhuận của Công ty so với doanh thu giảm và Công ty đang mở rộng kinh doanh nên cần nhiều vốn huy động từ bên ngoài. Chính vì vậy Công ty chưa có sự chủ động về tài chính, Công ty sử dụng đòn bảy tài chính ở mức độ cao dễ xuất hiện rủi ro tài chính. Và điều này cũng giải thích vì sao hệ số tự tài trợ của Công ty giảm dần qua 3 năm. Năm 2010 là 0,53; năm 2011 là 0,42; năm 2012 là 0,41. Mặc dù hệ số tự tài trợ năm 2012 và năm 2011 có giảm nhưng hệ số này vẫn ở mức an toàn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP ĐT An Phát (Trang 29)